Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ôn tập sinh hsg 12 bắc giang 2021 đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.14 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 12
Ngày thi: 06/3/2021
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 08 trang)
Mã đề thi 401
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)
Câu 1: Một quần thể hươu lên núi kiếm ăn, chiều tối những con ốm yếu không xuống chân núi được
phải nằm lại trên sườn núi. Đêm đến, lũ quét tràn về, cuốn theo tất cả những con khỏe mạnh dưới
chân núi, chỉ còn những con ốm yếu nằm lại trên sườn núi sống sót. Qua thời gian, từ các cá thể sống
sót này hình thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể
ban đầu. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến.
B. Di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 2: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?
A. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
D. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
Câu 3: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG khơng được chuyển thành AlPG.
B. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
C. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.


D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ H2O trong pha tối.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về q trình phiên mã là khơng đúng?
A. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, cịn ở sinh vật nhân thực có thể
diễn ra trong nhân hoặc trong tế bào chất.
B. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
C. ARN - pôlimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các bệnh di truyền do cha mẹ truyền cho con.
B. Bệnh tật di truyền là bệnh của bộ máy di truyền.
C. Một số bệnh di truyền phân tử có thể phát sinh trong đời sống cá thể và không di truyền cho thế hệ sau.
D. Trên nhiễm sắc thể có số lượng gen càng nhiều thì thể đột biến số lượng về nhiễm sắc thể đó
càng hiếm gặp hoặc khơng gặp.
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về nhân tố tiến hố?
A. Chọn lọc tự nhiên góp phần làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
C. Di - nhập gen là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.
D. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái không đúng?
A. Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.
B. Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
C. Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
D. Con người cũng được xem là môi trường sống của một số lồi sinh vật khác.
Câu 8: Có bao nhiêu bằng chứng dưới đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
I. Hai bên lỗ huyệt của trăn có hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu.
II. Xác voi Mamut được tìm thấy trong các lớp băng.
III. Chuỗi α-hêmôglôbin của gôrila chỉ khác chuỗi α-hêmôglôbin của người ở hai axit amin.
IV. Những đốt xương sống của khủng long được tìm thấy trong các lớp đất đá.
A. 3.
B. 1.

C. 2.
D. 4.
Trang 1/8 - Mã đề thi 401


Câu 9: Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây là sự mềm dẻo kiểu hình?
I. Màu sắc hoa cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylia) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu
pH ≤ 5 thì hoa có màu xanh; nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa; cịn nếu pH > 7,5 thì hoa có màu
hồng, màu hoa cà hoặc màu đỏ.
II. Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis reirgirosa) có các cá thể có màu lục, màu nâu hoặc
màu vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khơ.
III. Lồi cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đơng có lơng màu trắng, cịn mùa
hè thì có lơng màu vàng hoặc màu xám.
IV. Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu
trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 10: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong
giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Từ các chất vơ cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
Câu 11: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể ni cấy các mẩu mô của một cơ thể thực
vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều
phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra nhiều
con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 12: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho lồi.
III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái
về dinh dưỡng.
IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Ở một lồi thực vật, khi giải phẫu một chiếc lá và tìm thấy các tế bào bao quanh bó mạch
chứa đầy các hạt tinh bột. Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây có thể quan sát thấy ở lồi thực vật này?
I. Khí khổng mở vào ban đêm.
II. Có hơ hấp sáng cao vào những ngày mùa hè nóng.
III. Cố định cacbon có thể xảy ra cả trong mô giậu và trong các tế bào bao quanh bó mạch.
IV. Điểm bão hịa ánh sáng đối với quang hợp diễn ra ngay vào đầu buổi sáng trong những ngày hè.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 14: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một lồi chủ yếu sống dưới nước, loài kia
sống trên cạn.
(2) Một số lồi kì nhơng sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con
lai phát triển khơng hồn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đơng giao phối vào cuối đông, chồn

đốm phương Tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ khơng tương
thích nên khơng thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dịng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số lơcut khác nhau, hai dịng vẫn phát triển
bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất
nhỏ và cho hạt lép.
A. (2), (3), (6).
B. (2), (4), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (3), (6).
Trang 2/8 - Mã đề thi 401


Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.
Cho 4 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 có thể là:
(1) 3 đỏ : 1 vàng.
(2) 13 đỏ : 3 vàng.
(3) 11 đỏ : 1 vàng.
(4) 7 đỏ : 1 vàng.
(5) 15 đỏ : 1 vàng.
(6) 100% đỏ.
Tổ hợp đáp án đúng gồm:
A. (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (4), (5), (6).
Câu 16: Có bao nhiêu phát biểu sau đây khơng đúng khi nói về các gen trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli?
I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pơlipeptit khác nhau.
II. Mỗi gen có một vùng điều hịa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
III. Các gen có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.

IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Ở một lồi thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có ba alen là A 1, A2, A3 có quan hệ trội
lặn hồn tồn quy định (A 1 quy định hoa vàng > A2 quy định hoa xanh > A3 quy định hoa trắng). Cho
cây lưỡng bội hoa vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa trắng thuần chủng được F 1. Cho cây F1
lai với cây lưỡng bội hoa xanh thuần chủng được F 2. Gây tứ bội hóa F2 bằng cơnxisin thu được các
cây tứ bội gồm các cây hoa xanh và cây hoa vàng. Cho cây tứ bội hoa vàng và cây tứ bội hoa xanh ở
F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội
giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về kết quả ở đời F3?
A. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là 1/6.
B. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
C. Khơng có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
D. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh.
Câu 18: Có bao nhiêu ví dụ sau đây biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
I. Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.
II. Các cây bạch đàn mọc dày làm nhiều cây bị còi cọc và chết dần.
III. Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.
IV. Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
V. Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng lồi.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 19: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thơng qua
tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau:

Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?

A. Loài 1 và lồi 3 trong khu vực này gần như khơng cạnh tranh nhau về thức ăn.
B. Số lượng cá thể loài 2 khơng ảnh hưởng đến số lượng cá thể lồi 3 và ngược lại.
C. Lồi 1 và lồi 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
D. Các lồi chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.
Trang 3/8 - Mã đề thi 401


Câu 20: Khi nghiên cứu về q trình hơ hấp ở thực vật, các nhà khoa học đã bố trí một thí nghiệm
như hình vẽ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm?
I. Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
khơng khí bên ngồi bình chứng tỏ q trình hơ hấp của hạt
là q trình tỏa nhiệt.
II. Trong q trình hơ hấp, một phần nhỏ năng lượng hóa
học chứa trong các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành
dạng nhiệt.
III. Thí nghiệm sẽ có độ chính xác cao hơn khi bình thủy
tinh có tính cách nhiệt tốt và lớp mùn cưa dày.
IV. Nếu không khí trong bình khơng có oxi thì nhiệt kế
vẫn chỉ mức nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bên ngồi bình.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 21: Một lồi có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4. Ký hiệu A, a là cặp nhiễm sắc thể thứ nhất; B, b là cặp
nhiễm sắc thể thứ hai. Trong các thể đột biến sau, thể bốn là
A. AaaBBb.
B. AaaaBBbb.
C. AaBBbb.
D. AaaBb.
Câu 22: Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hồn tồn so với alen a quy định tóc thẳng (gen nằm trên

nhiễm sắc thể thường); alen H quy định máu đơng bình thường trội hoàn toàn so với alen h quy định máu
khó đơng (gen nằm trên vùng khơng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X). Với 2 gen quy định tính
trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là bao nhiêu?
A. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam.
B. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam.
C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam.
D. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam.
Câu 23: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và khơng
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe × AaBbDdEe, số
cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ
A. 1/16.
B. 17/64.
C. 1/32.
D. 1/128.
Câu 24: Khi nói về sự phát sinh lồi người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài người xuất hiện tại Kỉ thứ 3 của đại Tân sinh.
II. Tiến hóa xã hội là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển của loài người ngày nay.
III. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy lồi xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài H. erectus.
IV. Giả thuyết “ra đi từ châu Phi” cho rằng loài Homo erectus từ châu Phi phát tán sang các châu
lục khác rồi hình thành lồi Homo sapiens.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 25: Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời ở tinh hoàn châu chấu, khi đếm số lượng nhiễm sắc
thể trong từng tế bào khác nhau có học sinh đếm được 23 nhiễm sắc thể, có học sinh đếm được 12
nhiễm sắc thể, có học sinh đếm được 11 nhiễm sắc thể. Theo em, có bao nhiêu nhận định dưới đây
đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên?
I. Bộ nhiễm sắc thể của châu chấu là 2n = 22, con đực thuộc dạng đột biến thể ba.
II. Tế bào đếm được 11 nhiễm sắc thể và 12 nhiễm sắc thể chỉ có thể là tế bào sinh dục.

III. Tế bào đếm được 23 nhiễm sắc thể có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.
IV. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX và của châu chấu đực là XY.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về giới hạn sinh thái?
I. Cá thể cịn non thường có giới hạn sinh thái rộng hơn so với cá thể trưởng thành cùng loài.
II. Sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất ở khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái.
III. Những lồi có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố càng rộng.
VI. Trong giới hạn sinh thái tồn tại một khoảng chống chịu, ở đó sinh vật vẫn tồn tại nhưng sinh
trưởng và phát triển kém.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Trang 4/8 - Mã đề thi 401


Câu 27: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài,
alen b quy định cánh cụt. Biết rằng tính trạng trội là trội hồn tồn. Theo lí thuyết, trong các phép lai
sau đây, phép lai nào cho đời con có 3 loại kiểu hình?
AB
AB
AB
Ab
Ab
AB
AB

AB
A. ♀
×♂
.
B. ♀
x♂
.
C. ♀
×♂
.
D. ♀
x♂
.
ab
ab
ab
Ab
ab
ab
ab
Ab
Câu 28: Hình ảnh dưới đây mơ tả q trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho
biết quần thể được khơi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?

I. Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
II. Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
III. Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
IV. Ln có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
A. 3.
B. 2.

C. 1.
D. 4.
Câu 29: Vùng mã hoá của hai phân tử mARN ở một lồi vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng
nhau. Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:
A%
X%
G%
U%
mARN1
17
28
32
23
mARN2
27
13
27
33
Nếu phân tử mARN1 có 255 nuclêơtit loại A thì số lượng từng loại nuclêơtit của gen mã hóa cho
phân tử mARN2 (ở vùng mã hoá) là
A. A= T = 600; G = X = 900.
B. A= T = 900; G = X = 600.
C. A= T = 300; G = X = 450.
D. A= T = 450; G = X = 300.
Câu 30: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào q trình chuyển hóa
chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ;
alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc
tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prơtêin khơng có hoạt
tính enzim. Biết rằng khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả

2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây
hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đởi con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 31: Dưới đây là trình tự một mạch mã gốc của một đoạn gen mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit
bao gồm 10 axit amin: 3'-TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA ATT-5'. Khi
Trang 5/8 - Mã đề thi 401


chuỗi pơlipeptit do đoạn gen này mã hóa bị thủy phân, người ta thu được các loại axit amin và số
lượng của nó được thể hiện trong bảng dưới (trừ bộ ba đầu tiên mã hóa Methionine):
Loại axit amin
Số lượng
W
1
X
2
Y
3
Z
4
Trong số các nhận xét được cho dưới đây, nhận xét nào chính xác nhất?
A. Bộ ba GAG mã hóa cho axit amin loại T.
B. Bộ ba GGT mã hóa cho axit amin loại Z.
C. Trên mạch mã gốc chỉ có duy nhất một vị trí xảy ra đột biến điểm làm xuất hiện bộ ba kết thúc.

D. Trình tự chính xác của chuỗi pơlipeptit trên Y-X-Z-Y-Z-Y-Z-Z-W-X.
Câu 32: Ở một lồi thực vật, xét 3 gen nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường, mỗi gen có 2 alen, tính
trạng trội hồn toàn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về
3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình 3:3:3:3:1:1:1:1. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
B. 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hốn vị gen.
C. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hốn vị gen.
D. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hồn tồn.
Câu 33: Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định có sừng; alen a
quy định khơng sừng; kiểu gen Aa quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một
quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực : cái = 1:1 và cừu có sừng chiếm tỉ lệ 70%. Theo lí thuyết, tỉ
lệ cừu cái không sừng trong quần thể này là
A. 24,5%.
B. 9%.
C. 25,5%.
D. 34,5%.
Câu 34: Ở người, tính trạng hói đầu do một gen quy định. Alen B quy định hói đầu, alen b quy định
kiểu hình bình thường. Kiểu gen Bb quy định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Trong một quần
thể cân bằng di truyền, trung bình cứ 10000 người thì có 100 người bị hói. Một người đàn ơng bị hói
đầu kết hơn với một người nữ khơng bị hói đầu, xác suất cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái
không bị hói đầu là
A. 37,63%.
B. 0,99%.
C. 25%.
D. 49,75%.
Câu 35: Ở ruồi giấm, giả sử gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1; gen thứ hai
gồm 2 alen B, b và gen thứ ba gồm 2 alen D, d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2, hai gen cách nhau
40cM; gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen quy định một
tính trạng, tính trạng trội là trội hồn tồn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về kết quả của phép
lai giữa cặp bố mẹ (P): Aa


Bd E
bd E e
X Y x aa
X X?
bD
bd

I. Có tối đa là 32 kiểu gen và 24 kiểu hình.
II. Kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chỉ xuất hiện ở giới đực.
III. Đời con khơng có kiểu hình giống bố và mẹ.
IV. Kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là 37,5%.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 36: Xét 3 gen, mỗi gen có hai alen (A, a; B,b; D, d) di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi
gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ
kiểu gen là: 0,4AaBBDd: 0,6aaBBDd. Biết khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm 27%.
II. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F2, kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen chiếm 10%.
III. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F3, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 28,125%.
IV. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F 3, xác
suất thu được cá thể thuần chủng là 31%.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 37: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Theo

lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Luôn cho ra 2 loại giao tử.
Trang 6/8 - Mã đề thi 401


II. Luôn cho ra 4 loại giao tử.
III. Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 38: Phả hệ ở hình dưới mơ tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1
trong 2 alen của một gen quy định. Cả hai gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc
thể giới tính X. Biết rằng khơng xảy ra đột biến và khơng có hốn vị gen. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây đúng?
Quy ước:

A. Người số 1 dị hợp tử về cả hai cặp gen.
B. Xác suất sinh con thứ hai bị ̣bệnh của cặp 9 - 10 là 1/2.
C. Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong phả hệ.
D. Xác suất sinh con thứ hai là con trai bi ̣bệnh của cặp 7 - 8 là 1/8.
AB
Câu 39: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen
, tiến hành giảm phân bình thường.
ab
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hốn vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hốn vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 5:5:3:3.

IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 40: Lưu lượng tim (cardiac output - CO) là thể tích máu được tim bơm đi trong một phút. Lưu
lượng tim được quyết định bởi thể tích tâm thu (lượng máu được tống ra khi tâm thất co gọi là thể
tích tâm thu ) và tần số tim (heart rate - HR). Lưu lượng tim được tính bằng thể tích tâm thu nhân với
tần số nhịp tim. Lưu lượng tim có thể đo được một cách gián tiếp sử dụng phương trình Fick: CO =
Q/(A-V). Trong đó Q là tốc độ tiêu thụ oxi (ml/phút), A-V là hiệu số giữa nồng độ oxi của máu giàu
oxi (A) và nồng độ oxi của máu nghèo oxi (V). Dữ liệu dưới đây được đo từ một người khỏe mạnh
truớc và trong khi tập thể dục.
Thông số
Trước khi tập thể dục
Trong khi tập
Hệ số tiêu thụ oxi (Q)
250 ml/phút
1500 ml/phút
Hiệu số nồng độ oxi (A-V)
50 ml/L máu
150 ml/L máu
Tần số tim (HR)
60 nhịp/phút
120 nhịp/phút
Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng khi phân tích dữ liệu trên?
I. Lưu lượng tim tăng gấp đơi trong khi tập thể dục.
II. Thể tích tâm thu trong khi tập thể dục cao hơn trước khi tập.
III. Tập luyện thể lực đã làm giảm ái lực của hêmôglôbin với oxi dẫn đến việc lượng oxi được giải
phóng vào mô tăng 3 lần.
IV. Số lần tim đập cần thiết để cung cấp cho mô 3000 ml oxi khi tập luyện là 240.

A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
-----------------------------------------------

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Trang 7/8 - Mã đề thi 401


1.1. Giải thích vì sao tương tác bổ sung giữa các gen không alen là một hiện tượng phổ biến trong
tự nhiên?
1.2. Ở một loài thực vật, gây đột biến lên kiểu gen quy định kiểu hình thân cao (kiểu dại) đã tạo ra
hai cây đột biến lặn có kiểu hình thân thấp. Làm thế nào để biết được 2 đột biến này xảy ra ở cùng một
gen hay ở hai gen khác nhau?
Câu 2 (2,0 điểm).
2.1. Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy
định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống mới (giống Q) có
hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Giải thích cách tạo ra giống lúa Q. Biết rằng,
gen quy định khả năng kháng bệnh X và gen quy định khả năng kháng bệnh Y nằm trên hai nhiễm
sắc thể tương đồng khác nhau.
2.2. Để tổng hợp một loại prôtêin đơn giản của người nhờ vi khuẩn qua sử dụng kĩ thuật ADN tái
tổ hợp, người ta có 2 cách:
- Cách thứ nhất: Tách gen mã hóa trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào, rồi cài đoạn gen đó vào
plasmit của vi khuẩn nhờ enzim ligaza;
- Cách thứ hai: Tách mARN trưởng thành của gen mã hóa prơtêin đó, sau đó dùng enzim phiên
mã ngược tổng hợp lại gen (cADN), rồi cài đoạn cADN này vào plasmit nhờ enzim ligaza.
Trong thực tế, người ta thường chọn cách nào? Tại sao?
Câu 3 (2,0 điểm).

Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ khơng khí trong một ngày tại hai địa điểm dưới
tán rừng và ở vùng trống trong rừng:
Nhiệt độ (oC)
Vùng trống

40
35
30
25

Dưới tán rừng
20
6 giờ
sáng

Giữa
6 giờ
trưa
chiều
Thời gian trong ngày

Nửa
đêm

3.1. Quan sát biểu đồ, mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm khơng khí của
một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi địa điểm trên.
3.2. Phân biệt các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật thường phân bố ở hai địa
điểm nêu trên.------------------------------------------ HẾT ---------------------Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ......................................Số báo danh:...............................
Cán bộ coi thi số 1 (Họ tên và ký)...................................................................

Cán bộ coi thi số 2 (Họ tên và
ký)...................................................................-----------------------------------------

Trang 8/8 - Mã đề thi 401



×