Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn tập sinh bài tập and và đột biến gen caccs trương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.62 KB, 3 trang )

BÀI TẬP AND VÀ ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1-NG. Mỗi phân tử Hêmôglôbin là một prôtêin cấu trúc bậc bốn gồm 2 chuỗi pôlipeptit a và 2 chuỗi
pôlipeptit b liên kết với nhau. Nếu đột biến gen dẫn đến axit amin thứ 6 của chuỗi pôlipeptit b là glutamic bị
thay bằng valin thì tế bào hồng cầu sẽ thay đổi áp suất thẩm thấu tạo hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có
các bộ ba mã hố cho các axit amin:
Valin: 5’-GUU-3’; 5’-GUX-3’; 5’-GUA-3’; 5’-GUG-3’;
Glutamic: 5’-GAA-3’; 5’-GAG-3’;
Aspactic: 5’-GAU-3’; 5’-GAX-3’.
Hãy phân tích để xác định cụ thể dạng đột biến xảy ra trong gen mã hố chuỗi pơlipeptit b gây nên tế bào hồng
cầu hình lưỡi liềm.
Câu 2-CG
Một gen cấu trúc dài 5100 A0 và có số nuclêơtit loại A = G . Số lượng liên kết hiđrô của gen và sản phẩm
prôtêin thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau:
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay thế cặp nuclêôtit loại này bằng cặp nuclêôtit loại khác? Biết rằng vị trí đột biến xảy ra ở cặp nuclêôtit
thứ 4 kể từ bộ ba mở đầu của gen?
Câu 3 - KTh:
a.Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hịa R thì có thể dẫn đến
những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc?
b. Gen M qui định tổng hợp enzim M chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố đỏ làm cho hoa có màu đỏ . Gen này
bị đột biến thành gen ( M/ ) khác không tổng hợp được en zim M nên khơng chuyển hóa được sắc tố trắng
thành đỏ làm cho hoa có màu trắng.
b1.Dạng đột biến trên là đột biến trội hay lặn? Giải thích?
b2 .Nguyên nhân nào làm cho gen đột biến( M/) khơng tổng hợp được enzim M
Câu 4-ĐTh
Một gen có chiều dài 3590,4A0 và có 2706 liên kết hiđrơ. Gen trên sau khi bị đột biến rồi thực hiện quá trình
phiên mã tạo một phân tử mARN có mã kết thúc là UAA. Trên phân tử mARN đó có một ribơxơm trượt qua
và cần số lượng từng loại ribônuclêôtit của các bộ ba đối mã ( anticôđon) vào khớp bổ sung với các côđon trên
mARN là : rA = 223; rU = 237; rG = 342 và rX = 251. Xác định dạng đột biến trên?
Câu 5-NBK1.


Người ta đã sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến gen A thành gen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi liên
tiếp 4 lần thì số nuclêơtit mơi trường cung cấp cho gen a ít hơn gen A là 30 nuclêơtit. Dạng đột biến xảy ra với
gen A là gì? Hậu quả của dạng đột biến này có thể gây nên đối với phân tử Prôtêin do gen a tổng hợp như thế
nào? (đột biến không liên quan đến mã mở đầu và mã kết thúc)
Câu 7 ThM1
Ở một tế bào, xét một cặp gen. do đột biến xảy ra ở một cặp nuclêôtit của một trong hai gen đã làm cho
cặp gen đồng hợp trở thành cặp gen dị hợp Bb. Gen B nhiều hơn gen b một liên kết hyđrô và có 17,5% ađênin.
Phân tử prơtêin do gen B điều khiển tổng hợp gồm hai chuỗi pơlypeptit và có 796 axit amin.
a. Xác định dạng đột biến.
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho tế bào khi chưa đột biến nguyên phân 3 lần.
1


Câu 8-THM2
a/ Một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự nuclêơtit như sau:
5/ …..GTAXXAAGATAAGTA….3/
Đoạn mạch đơn trên có chứa một đoạn gen cấu trúc. Hãy xác định trình tự ribơnuclêơtit của đoạn mARN được
tổng hợp từ đoạn gen nói trên?
b/ Một gen có chiều dài 3590,4A0 và có 2706 liên kết hiđrô. Gen trên sau khi bị đột biến rồi thực hiện quá
trình phiên mã tạo một phân tử mARN có mã kết thúc là UAA. Trên phân tử mARN đó có một ribơxơm trượt
qua và cần số lượng từng loại ribônuclêôtit của các bộ ba đối mã ( anticodon) vào khớp bổ sung với các
codon trên mARN là : rA = 223; rU = 237; rG = 342 và rX = 251. Xác định dạng đột biến trên?
Câu 9-GL2
1. Trong trường hợp nào đột biến gen không được truyền lại cho đời sau?
2. Gen B có tổng số 1824 liên kết hiđrô và trên mạch 1 của gen có T = A; X = 2T; G = 3A. Gen bị đột biến
điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô thành alen b. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho
cặp gen Bb nhân đôi 2 lần.
Câu 10-BT
a. Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho axit
amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại cịn

có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” đột biến thứ
nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc
được 5’-UGA-3’ như là bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham gia vào quá
trình dịch mã của gen b/thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
b. Loại đột biến điểm nào chỉ ảnh hưởng đến thành phần của một triplet (bộ ba mã hoá)? Nêu những điều kiện
để đảm bảo cho đột biến đó được di truyền qua các thế hệ cơ thể ở những lồi sinh sản hữu tính.
Câu 11 –NS2
1. Trên phân tử mADN có bazơ guanin trở thành dạng hiếm thì qua q trình tự nhân đơi sẽ gây đột biến thay
thế cặp G - X thành cặp A - T. Trên một gen có bazơ nitơ guanin dạng hiếm G *, gen này tiến hành nhân đôi 3
lần liên tiếp 2 lần.
a. Hãy viết sơ đồ mô tả cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng hiếm.
b. Trong các gen được tạo ra có bao nhiêu gen bị đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T.
2. Cho biết các cơđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côđon
5’AAA3’
5’XXX3’
5’GGG3’
5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ hoặc 5’UXU3’
5’UUX3’
5’XUX3’
Axit amin Lizin (Lys) Prôlin (Pro) Glixin (Gly) Phêninalanin
Lơxin (Leu)
Xêrin (Ser)
tương ứng
(Phe)
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thơng tin mã hóa chuỗi pơlipeptit có trình tự axit amin:
Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin
(G). Hãy xác định trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc và mạch bổ sung của gen trước khi bị đột biến.
Câu 12-CG2
Gen H chịu tác động của một phân tử 5-BU nên bị đột biến dạng thay thế một cặp A- T bằng một cặp G- X trở

thành alen h. Tổng số alen h tạo thành tối đa sau 8 lần tự nhân đôi liên tiếp của gen H là bao nhiêu? Biết rằng 5BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt q trình nhân đơi của gen nói trên.
Câu 13-KS1
2


Gen bình thường có G=180, có 1068 liên kết hiđrơ.Gen đột biến ít hơn gen bình thường một liên kết hiđrơ
nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.
1. Đột biến liên quan đến mấy cặp nu? Thuộc dạng đột biến nào?
2. Số nu mỗi loại trên gen bình thường và gen đột biến?
Câu 14-NHCh
a. Vùng mã hóa của gen của trúc ở sinh vật nhân sơ bị đột biến bởi 5BU. Hậu quả gì có thể xảy với phân
tử protein do gen đột biến tổng hợp.
b/ Gen A dài 5100A0 và có 3600 liên kết hiđrơ. Gen A bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 3
lần đã cần môi trường cung cấp 12607 ađenin và 8393 guanin. Hãy xác định:
Số nucleotit mỗi loại của mỗi gen.
Loại đột biến xảy ra với gen A.
Câu 15. Cho 1 đoạn AND chứa gen cấu trúc sau:
5-AXATGTXTGGTGAAAGXAXXX… 3œ
3œ-TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGG … 5œa.Xác định sản phẩm sao mã của gen cấu trúc trong đoạn ADN trên? Giải thích?
b.Hãy xác định hậu quả ở sản phẩm giải mã của các đột biến sau trên AND:
-Thay cặp X-G ở vị trí thứ 7 bằng cặp A-T.
-Thay cặp T-A ở vị trí thứ 4 bằng cặp X-G.
-Mất 2 cặp G-X ở vị trí số 9 và 10.
- Đảo vị trí giữa 2 cặp X-G ở vị trí thứ 17 và 19
(Mã di truyền mã hóa aa nhsau:GAA:glutamic,UXU(AGX):Xêrin,GGU:glixin,AXX:treonin,UAU:
Tiroxin,AUG :Mã mở đầu,UAG:Mã kết thúc).
Câu 16-CL
Gen B có tổng số 1824 liên kết hiđrơ và trên mạch 1 của gen có A:T:X:G lần lượt là 1:1:2:3. Gen bị đột biến
điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô thành alen b. Hãy xác định:
a Số nucleotit mỗi loại của gen B.

b. Số nucleotit mỗi loại của gen b.
c. Số liên kết hiđrơ được hình thành và bị phá hủy cho cặp gen Bb nhân đôi 3 lần.
d. Số liên kết hiđrô được bị phá hủy trong lần nhân đôi thứ 3 của cặp gen Bb.
Câu 17-CL
Một đột biến điểm thay thế nucleôtit trên gen quy định chuỗi polipeptit α-globin của hemoglobin ở người làm
cho chuỗi polipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phiên bản ARN sơ cấp được phiên mã từ gen
này vẫn có chiều dài bình thường. Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này?

3



×