Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng bưởi da xanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.09 KB, 4 trang )

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng bưở
i da
xanh
Đó là mô hình trồng bưởi da xanh của anh Lê Văn Căng, ấp Hội Thành, xã Tân
Hội, huyện Mỏ Cày Nam. Hiện, gia đình anh có 5 công đất, trước đây chủ yếu
trồng cam sành nhưng do cam chết khi chưa cho trái nên gia đình anh gặp nhiều
khó khăn. Với bản chất nhà nông cần cù, chịu khó, anh đã tìm tòi học hỏi các mô
hình sản xuất ở nhiều nơi để cải thiện đời sống gia đình nhưng hiệu quả không
cao.


Anh Căng nâng niu những quả bưởi của mình.
Đến năm 2007, khi được Hội Nông dân xã; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Mỏ Cày (nay là Mỏ Cày Nam) thông tin cộng đồng về chương trình
phát triển 4.000 ha bưởi da xanh anh không ngần ngại và đăng ký tham gia thực
hiện cùng dự án. Ban đầu, anh chỉ sử dụng 3 công đất và trồng 120 cây (bưởi da
xanh tháp trên gốc bưởi). Sau 3 năm, giờ đây cây đã đơm hoa kết trái. Đến thăm
vườn bưởi nhà anh cũng là lúc anh vừa thu hoạch vụ đầu tiên. Anh phấn khởi cho
biết: “đúng là cây không phụ lòng người, lứa đầu tôi bán được 300 kg, thu được 9
triệu đồng”. Anh nâng niu những quả bưởi còn non trên tay với vẽ mặt rạng ngời
và nói: Trồng bưởi da xanh không khó, tuy vậy phải chịu khó và cần mẫn. Bên
cạnh đó, phải thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng bưởi da
xanh do Phòng Nông nghiệp tổ chức, đồng thời phải biết ứng dụng kiến thức đó
cùng với sức lao động mới thành công được. Nhìn vườn bưởi đang sai trái của anh,
những quả bưởi còn xanh đang đong đưa; các mô cây được đắp rất tỉ mĩ và công
phu cũng cho thấy anh là người chịu khó làm ăn.

Khi được hỏi về kinh nghiệm trồng bưởi anh vui vẻ cho biết: trước khi trồng phải
đắp mô rộng khoảng 6 tấc, cao 4 tấc so với mặt liếp, bón lót 1 thúng phân bò và ½
kg phân lân/1 mô. Trong năm đầu, mỗi cây bón thêm 150 g phân U-rê, trước khi
bón phải ngâm, sau đó pha nước tưới nhiều lần. Năm thứ 2, bón 1 giạ phân chuồng


và 600 g phân 20-20-15. Phân chuồng và ½ phân 20-20-15 trộn chung vào nhau và
bón cho cây lúc bồi gốc; phần còn lại chia làm nhiều lần bón bằng cách pha nước
để tưới. Sang năm thứ 3, tiếp tục bón 1 giạ phân bò và 1 phần phân hóa học (400 g
20-20-15) cho mỗi cây, phần phân hóa học còn lại chia làm nhiều lần để bón trong
năm. Ngoài ra, anh tận dụng nước thải từ chăn nuôi heo để tưới bổ sung nguồn
phân cho cây. Để đạt được kết quả trên, ngoài việc chọn giống, đắp mô, bón phân
cho cây anh còn bật mí thêm: “Tôi đã học được kỹ thuật tỉa cành, tạo tán chính vì
vậy vườn của tôi tán thấp và có nhiều cành”. Quả thật đúng như vậy, vườn bưởi
nhà anh nhiều cành, tán rộng, sum suê và sai quả dù mới vừa thu hoạch. Thấy vẽ
ngạc nhiên và tiếc nuối của tôi khi thấy anh hái bỏ những quả non, anh giải thích:
bưởi trồng 18-20 tháng bắt đầu cho trái, tuy nhiên phải lải bỏ trái đợt đầu, đợt sau
mới bắt đầu để trái. Ngoài ra, muốn cây cho trái to, bền, đẹp phải lải bớt trái non
không nên để hết sẽ không có hiệu quả.

Nhờ biết áp dụng những kỹ thuật mà dự án chuyển giao, vừa qua anh được Sở
KH&CN Bến tre tặng giấy khen về việc ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất
bưởi da xanh thuộc chương trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh đến năm 2010
của tỉnh.

Theo anh Nguyễn Thanh Hùng-P.Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Mỏ Cày Nam, anh Căng là người chịu khó, mặc dù mới trồng bưởi,
chưa biết nhiều kinh nghiệm nhưng anh đã tham gia các lớp tập huấn và thực hiện
đúng các qui trình kỹ thuật như: đắp mô, tạo tán, bón phân hợp lý…. do cán bộ kỹ
thuật của phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn. Trong thời gian tới, với diện tích
bưởi trên và tiếp tục thực hiện đúng qui trình kỹ thuật đồng thời giá cả ổn định như
hiện nay (từ 25.000-35.000 đồng/kg) chắc chắn vườn bưởi của anh Căng sẽ
cho thu
hoạch được gấp đôi so với vụ đầu tiên.


×