Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiếm tiền từ cây năng ngọt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.51 KB, 4 trang )

Kiếm tiền từ cây năng ngọt
Hiện nay do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh
tác hoa màu nên người tiêu dùng rất ngại các loại rau củ trồng và có
khuynh hướng dùng các loại rau hoang dã. Nhiều loại rau ruộng, rau
rừng rất được ưa chuộng. Có một loại rau thủy sinh ít người biết đến
nhưng khi đã nếm thử thì không bao giờ quên… đó là cây năng ngọt.
Năng là cây một lá mầm, thuộc họ Cyperaceae thuộc địa thủy thực vật
có củ, thân hình trụ cao 40 - 50 cm, đường kính thân khoảng 0,8 - 1 cm, đầu
thuôn nhọn, trong thân có nhiều vách ngăn ngang màu trắng đục, lá teo
thành bẹ ôm lấy gần nửa chiều dài thân từ dưới gốc lên. Đây là một trong
những điều kiện làm cho năng được coi là rau sạch vì phần lá bẹ bao lấy làm
cho giảm tối đa việc ô nhiễm do tiếp xúc. Bên trong lá bẹ còn có một màng
trong suốt, rất mỏng, dai bao lấy thân, trẻ con thường lấy cọng năng vò làm
bong bóng thổi chơi là nhờ màng bao này, khi trổ hoa có một gié ở ngọn
thân, bằng hay rộng hơn thân. Năng sống trong ruộng ngập nước, nhất là
ruộng nước mưa, nước phèn nhưng sẽ chết khi nước nhiễm mặn, nước càng
sâu cây năng càng non.
Trước đây năng thường mọc hoang ở ruộng nước mưa vùng Cầu
Ngang (Trà Vinh), Sóc Trăng, chưa thấy ở các nơi khác. Đến mùa mưa khi
năng mọc nhiều, mỗi sáng người ta chỉ cần đi nhổ lên, cắt bỏ ngọn, bó thành
từng bó đem ra chợ bán. Hiện nay ruộng hoang không còn nữa nông dân
phải nhổ đem về ruộng nhà để trồng. Thu nhập từ cây năng cũng đáng kể,
việc nhổ năng đơn giản, nhanh chóng. Trên diện tích chỉ khoảng 500 m2 mỗi
ngày cũng thu nhập từ 40.000 - 50.000 đ mà không phải tốn công chăm sóc.
Phần ăn được là thân của cây năng, trái với các loại rau khác phần
thân càng gần gốc càng non. Khi ăn người ta dùng tăm nhọn tước một bên
thân, lột bỏ lá bẹ bao ngoài và lấy phần non nhất của thân từ dưới gốc lên,
không cần phải rửa. Có thể nói năng là loại rau sạch nhất trong các loại rau
vì thân được lá bẹ bao bọc (nếu ruộng nước không bị nhiễm hóa chất và
thuốc trừ sâu - điều này ta có thể làm được khi trồng năng ở khu riêng biệt)
và thường không bị sâu bệnh nên trồng không phải sử dụng thuốc bảo vệ


thực vật.
Không giống như các loại rau khác được sử dụng chuyên biệt cho
từng loại thức ăn, năng có thể ăn với bất cứ món ăn nào cũng ngon: ăn sống
với bánh xèo, bánh tráng - tép luộc, mắm kho, cá; tép kho lạt, xào, làm dưa
hoặc ngồi buồn bốc một dốc ăn chơi cũng thấy ngon chứ không phải bắt
buộc phải ăn kèm với bữa ăn mới ăn được, phần gốc năng ăn ngon như đòng
đòng lúa.
Có một điều bất tiện là cây năng không bảo quản được lâu, nhổ lên
phải ăn liền vì chỉ cần khi sáng nhổ, chiều lại là năng đã già đi, phần sử dụng
không được nhiều, có lẽ vì vậy mà cây năng chỉ loanh quanh trong chợ
huyện Cầu Ngang, ít khi thấy xuất hiện ở các huyện khác, nhiều lắm cũng
thi thoảng mới đến chợ tỉnh nên không mấy ai biết đến cây năng. Thật là
một điều đáng tiếc khi món rau ngon không thể vươn xa!
Khi mùa khô đến thân năng rụi đi, nông dân bắt đầu thu hoạch củ,
những củ năng chỉ bằng đầu ngón tay út nhưng khi luộc lên ăn bùi và béo
mà ít có loại củ nào sánh kịp.
Khi sống ở đô thị, có nhiều loại rau củ được coi là ngon bổ nhưng
hàng ngày nhan nhản những thông tin về những vụ ngộ độc rau làm cho tôi
càng nhớ đến cây năng quê nhà. Mỗi khi mùa mưa đến, về quê, mua tép mới
đổ đáy dưới sông lên tươi roi rói, lột vỏ, kho nhiều nước; thêm chút hành ớt,
nêm nếm vừa ăn, vắt chút chanh, nhổ năng ở ruộng sau nhà, bên nồi cơm
gạo lúa sỏi (giống lúa mùa đặc trưng của vùng Cầu Ngang) ăn với năng
chấm tép kho lạt, cảm giác non mềm của năng, vị tươi ngọt của tép sông,
cùng với cơm dẻo mà ăn đến vét nồi cơm vẫn còn chưa muốn thôi.
Hiện nay các hồ nuôi tôm mở rộng cũng là lúc diện tích trồng năng
càng thu hẹp, không mấy người quan tâm đến việc trồng và phát triển loại
rau sạch này, trong một thời gian không xa, có lẽ cây năng chỉ còn trong ký
ức.


×