Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.88 KB, 3 trang )
Phát huy tiềm năng và lợi thế của cây
xoài
Xoài là một trong các loại trái cây được ưa chuộng và xuất khẩu lớn
trên thế giới, là cây trồng có tiềm năng và lợi thế tại Việt Nam. Tuy
nhiên, nhiều năm qua, cây xoài không được quan tâm đầu tư dẫn tới
phát triển tự phát và lộn xộn, cạnh tranh kém.
Chưa quan tâm đúng mức
Việt Nam là nước có sản lượng xoài đứng thứ 12 thế giới (570.000
tấn/năm 2010) nhưng chưa được quan tâm đúng mức nên xuất khẩu chủ yếu
qua đường tiểu ngạch. Giống xoài chủ lực của Việt Nam hiện nay là cát Hòa
Lộc nhưng sản lượng quá ít, giá thành cao. Một vài vùng xây dựng mô hình
GlobalGAP, VietGAP, nhưng việc tiêu thụ vẫn gặp khó, nhiều mô hình đang
bế tắc vì chi phí đạt chứng nhận cao, giá bán không tương xứng.
ThS. Nguyễn Phước Tuyên (Sở NN&PTNT Đồng Tháp) cho biết, hiện nhà
nước để nông dân “tự bơi” mà chưa đóng vai trò tích cực trong định hướng,
chiến lược phát triển, xúc tiến thương mại như một số nước đưa trái xoài ra
thế giới. Philippines có chiến lược phát triển xoài ra thị trường thế giới, là
chương trình trọng điểm cấp quốc gia, nông dân toàn quốc áp dụng. Trồng
giống xoài ngon nhất, đạt tiêu chuẩn thu mua giá cao gần gấp đôi so với
không đạt GAP. Hiện xoài trở thành “quốc quả” của Philippines, xuất khẩu
sang nhiều nước. Thái Lan cũng triển khai chương trình GAP trên xoài với
mục tiêu xuất qua Nhật
Theo TS. Hoàng Quốc Tuấn, giám đốc Trung tâm quy hoạch nông
nghiệp, cây xoài trồng chuyên canh một số địa phương, còn lại 95% diện
tích xoài là vườn cây hỗn hợp (trồng chung với cây khác). Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, tuy sản lượng xoài đạt khá hơn
nhưng xoài cùng kích cỡ, màu sắc, trọng lượng rất ít nên chỉ tiêu thụ trong
nước, việc xuất khẩu chỉ vài chục tấn/năm. Ngoài ra còn có thực trạng cây
giống kém, trồng quảng canh nên chất lượng không cao, tiêu thụ khó. Vai
trò nhà nước trong quản lý, định hướng phát triển cây xoài xem ra còn bỏ