Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.08 KB, 32 trang )

Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Với nền kinh tế Việt Nam đang phát triển như hiện nay, sự tồn tại và cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp “mạnh”–“yếu” khác nhau đã buộc các doanh nghiệp phải thực sự biết mình là
ai, đứng ở vị trí nào và phải hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình. Vậy, ai sẽ “bắt mạch” các
doanh nghiệp này để đưa ra thông tin trung thực, khách quan, góp phần trợ giúp cho hoạt động
thương mại, hợp tác và đầu tư? Lúc này, sự ra đời của một tổ chức có thể đánh giá được khả
năng hoạt động và độ tin cậy của một doanh nghiệp là rất cần thiết. Và đó cũng chính là nhiệm
vụ trọng tâm của các tổ chức Định mức tín nhiệm (ĐMTN).
Ở Việt Nam từ trước đến nay, ngoài cơ quan Nhà nước, ít có một tổ chức nào “dám”
đánh giá uy tín của một doanh nghiệp. Đó là một thói quen bao cấp làm ảnh hưởng không ít đến
bộ mặt của nền kinh tế đất nước, là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài
chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Tất nhiên, khi luồng vốn chạy vào trong
nước ít, với thị trường vốn nội địa còn non yếu thì hoạt động của các NHTM ở Việt Nam cũng
khó lòng mà phát huy hết năng lực của nó để phát triển mạnh mẽ và ổn định. Như vậy, tổ chức
ĐMTN ra đời sẽ thúc đẩy cho sự lưu thông và phát triển của thị trường vốn, giúp các NHTM
hoạt động tốt hơn, huy động được vốn và cho vay một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, việc cung cấp những thông tin tín dụng, xếp hạng và đánh giá tín nhiệm doanh
nghiệp là một công việc hết sức cần thiết. Nó gắn liền với mọi mặt hoạt động của nền kinh tế,
tài chính và xã hội, giúp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập. Chính vì thế nên khi thực hiện chuyên đề này, em đã chọn đề
tài:“Tiềm năng và vai trò của Định mức tín nhiệm đối với hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam”. Hi vọng qua chuyên đề có thể mang đến cho quí thầy cô và các bạn có được một
cái nhìn chung về ĐMTN. Từ đó để thấy được những tiềm năng và vị trí của ĐMTN trong nền
kinh tế khi đất nước ta chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới: Hội nhập và phát triển.
II/ Mục tiêu nghiên cứu:
Từ việc nhìn thấy được sự cần thiết của ĐMTN trong nền kinh tế, chuyên đề sẽ giới
thiệu một cách khái quát những vấn đề liên quan về ĐMTN và các hoạt động của nó ở Việt
Nam như thế nào khi chỉ vừa mới được hình thành gần đây. Bên cạnh đó, chuyên đề còn cho
chúng ta thấy bức tranh tổng quan về hoạt động của NHTM ỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện


nay, các mối quan hệ giữa NHTM và các tổ chức ĐMTN từ việc phân tích những tiềm năng và
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 1 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
tầm quan trọng của ĐMTN trong nền kinh tế. Đặc biệt là vai trò của nó đối với hoạt động của
hệ thống NHTM Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn đang tồn tại trong việc xây
dựng các tổ chức ĐMTN ở Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cho sự hình thành và phát
triển của loại hình này trong giai đoạn hiện nay.
III/ Phương pháp nghiên cứu:
1/ Phương pháp thu thập số liệu:
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, các tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế và
qua internet...
2/ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Bằng nhận định riêng của bản thân, dựa vào những kiến thức đã học kết hợp với các
phương pháp phân tích số liệu từ thống kê ứng dụng, phương pháp so sánh và các phép toán
thông thường để tổng hợp, giải thích và nhận xét các vấn đề.
IV/ Phạm vi nghiên cứu:
Tác động của ĐMTN đối với nền kinh tế là rất lớn và sâu rộng, trên nhiều mặt khác
nhau. Tuy nhiên, trong chuyên đề này em chỉ tập trung phân tích vào khía cạnh là vai trò của
ĐMTN đối với hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đánh giá và
phân tích hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam cũng chỉ được dựa trên việc tổng hợp các
số liệu của một số ngân hàng tiêu biểu từ nền kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại
đây. Tuy nhiên, qua đó cũng sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn cụ thể hơn về tình hình hoạt
động của NHTM Việt Nam trong thời gian qua cũng như vai trò của ĐMTN đối với nó.
PHẦN NỘI DUNG
I/ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM (ĐMTN)
1/ Một số khái niệm
1.1/ Định mức tín nhiệm
ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó.
ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toán
đúng hạn một nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu,

các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hàng (NH).
Có nhiều loại ĐMTN khác nhau. ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTN của đơn vị
phát hành. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tính tới
độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 2 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Ngoài ra còn có ĐMTN trong nước hay toàn cầu. Các tổ chức ĐMTN trong nước sẽ
ĐMTN các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, các tổ chức ĐMTN quốc tế sẽ định mức
những đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn.
1.2/ Tín nhiệm doanh nghiệp (DN)
Tín nhiệm DN là ý kiến được đưa ra bởi một tổ chức ĐMTN về khả năng của DN trong
việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Ý kiến này tập trung vào việc đánh giá khả năng và mong
muốn của DN trong việc thực hiện cam kết tài chính khi chúng tới hạn. Ý kiến này không nhằm
cung cấp đảm bảo khả năng trả nợ của DN được xếp hạng với bất cứ một nghĩa vụ tài chính cụ
thể nào. Tín nhiệm DN có thể tăng hoặc giảm theo khả năng mà DN có đáp ứng được nghĩa vụ
tài chính của mình hay không.
2/ Công ty ĐMTN (CRA)
2.1/ Khái niệm
Công ty ĐMTN hay một tổ chức ĐMTN (còn được gọi là CRA) là công ty chuyên cung
cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một DN trong nghĩa vụ thanh toán tài chính.
CRA là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập nhằm xem xét, phân tích và đưa ra
mức định hạng tín nhiệm đối với các công ty đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Nó cung cấp ý
kiến về mức độ tin cậy của một thể nhân cũng như khả năng hoàn thành những nghĩa vụ tài
chính của thể nhân đó.
Sản phẩm của CRA là việc cung cấp cho thị trường một hệ thống xếp hạng các công cụ
tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ,… Giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo và so
sánh trước khi đưa ra quyết định nên đầu tư vào những công cụ nào.
Ngoài ra còn có những dịch vụ khác của CRA như đánh giá các tổ chức tài chính, bảo
hiểm, tính toán mức rủi ro tín dụng một khoảng cho vay của NH, đánh giá xếp hạng quản trị
DN, cung cấp thông tin tài chính,...

2.2/ Sự khác biệt giữa một CRA và một số tổ chức khác như tư vấn tài chính, dịch
vụ thông tin, các công ty kiểm toán, ISO,…
Thực chất, chức năng của các loại hình dịch vụ này là như nhau vì chúng đều nhằm
hướng đến việc phân tích, đánh giá để đưa ra các thông tin tư vấn kịp thời cho các DN.
Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá một DN, ngoài việc phân tích theo góc độ tài chính
như các tổ chức khác, CRA còn quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu phi tài
chính đó là năng lực cạnh tranh của DN, triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị
trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ của DN,… Kết quả
đánh giá sẽ là sự kết hợp giữa kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính
khác biệt về nghành và qui mô.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 3 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
2.3/ Các mô hình của CRA
Trên thế giới, hiện có ba loại mô hình CRA:
● Thứ nhất: Mô hình CRA 100% vốn nước ngoài.
Đây là loại hình do các CRA nước ngoài thành lập và hoạt động dưới dạng mở chi
nhánh tại nước sở tại hoặc đăng ký thành lập công ty. Mô hình này thường chỉ có một pháp
nhân đứng ra thành lập hoặc có hai pháp nhân nước ngoài. Để mô hình này có thể đi vào hoạt
động đòi hỏi phải có một thị trường trái phiếu phát triển nhất định và có sự đầu tư lớn từ trong
nước cũng như quốc tế.
● Thứ hai: Mô hình công ty liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.
Mô hình này do các CRA nội địa và CRA nước ngoài cùng thiết lập liên doanh để khai
thác một số dịch vụ của ĐMTN. Để xây dựng mô hình thì đối tác trong nước phải là một tổ
chức tài chính hoặc một DN đã rất am hiểu về hoạt động của CRA mới phát huy được vai trò
của nó và tránh không bị đối tác nước ngoài chi phối.
● Thứ ba: Mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước
ngoài.
Với mô hình loại này thì CRA đóng vai trò là một công ty cổ phần, trong đó ngoài các
cổ đông trong nước còn có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Họ là những
nhà đầu tư lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân

sự và cử người điều hành DN. Trong mô hình này không có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông
trong nước và nước ngoài về tỷ lệ sở hữu. Nguyên tắc phân bổ tỷ lệ sở hữu là tùy thuộc vào vai
trò của từng nhà đầu tư trong việc hình thành sự ra đời và hoạt động của CRA.
3/ Các hình thức của ĐMTN
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hoạt động của
các tổ chức ĐMTN rất đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Về cơ bản, có ba loại
hình dịch vụ chính:
3.1/ Cung cấp thông tin tín nhiệm DN
● Thông tin tín nhiệm DN:
Thông tin tín nhiệm là những thông tin ngắn gọn, chính xác được kiểm chứng bởi một
tổ chức ĐMTN có uy tín. Thông tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín
nhiệm của một cá nhân, một DN, một nghành hoặc một quốc gia. Thông tin tín nhiệm DN giúp
các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh
doanh.
● Cung cấp thông tin tín nhiệm DN:
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 4 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Đây là một dịch vụ mà các CRA có nghĩa vụ sẽ thường xuyên ĐMTN các công ty có
yêu cầu được định mức xếp hạng nhằm phục vụ cho nhà đầu tư của công ty. Trong suốt thời
gian hiệu lực của hợp đồng, CRA sẽ luôn cập nhật thông tin, theo sát các công ty và nghành
những sự kiện có ý nghĩa hoặc những sự phát triển có ảnh hưởng tới kết quả định mức nhằm
đảm bảo quá trình ĐMTN một cách chính xác. Ít nhất một năm một lần, CRA sẽ đánh giá lại
mỗi công ty. Bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giám sát, CRA cũng có thể ban hành hai loại
công bố:
 Cảnh bảo tín nhiệm:
Là lời cảnh báo cho công chúng rằng, đã xảy ra một sự kiện gì đó hoặc là về điều kiện
kinh doanh hoặc là một sự kiện trong công ty mà có thể ảnh hưởng đến ĐMTN. Cảnh báo tín
nhiệm có nghĩa là CRA sẽ đánh giá các sự kiện và các sự kiện này có thể được cho rằng “tích
cực”, “tiêu cực”, hoặc “đang phát triển” phụ thuộc vào các tình huống cụ thể. ĐMTN hiện thời
vẫn còn hiệu lực cho đến khi CRA hoàn thành đánh giá đầy đủ.

 Cập nhật tín nhiệm:
Là việc xem xét lại ĐMTN đã ban hành trước đó. Bản mới được công bố sau khi CRA
đánh giá được ảnh hưởng của một sự kiện có ý nghĩa và nó bao gồm những thông tin bổ sung
cho ĐMTN đã công bố trước đó. Cập nhật ĐMTN và công bố ĐMTN sẽ “thăng hạng”, “xuống
hạng” hoặc bị hủy bỏ.
3.2/ Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng DN
Đây là một trong những dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm DN. Đánh giá
tín nhiệm là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Ở hầu hết các nước phát triển và nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là một dịch vụ
hết sức cần thiết đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các NH.
Đánh giá tín nhiệm hay xếp hạng tín nhiệm DN là việc đánh giá khả năng đáp ứng các
nghĩa vụ nợ của một công ty, hay đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác
nhau. Các loại đầu tư này có thể dưới dạng các công cụ cho vay như vay và gửi tiền tại NH, hay
có thể dưới dạng các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu…
Xếp hạng DN là một phần của quá trình cung cấp thông tin tín nhiệm DN thong qua các
khâu thu thập, sàng lọc, chia nhóm, phân tích, đánh giá, so sánh và cho điểm các thong tin tín
nhiệm để xếp hạng các DN theo các cấp độ khác nhau. Mục đích của việc xếp hạng DN là đưa
ra ý kiến về khả năng thực hiện một nghĩa vụ tài chính của DN vì các DN thường sử dụng vốn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 5 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, các NH hay từ nguồn vốn của các nhà
cung cấp. Vì vậy mà nó rất cần thiết cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động của NH.
Khi tham gia đánh giá tín nhiệm, DN sẽ được nhận những thông tin đánh giá độc lập,
khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ. Mặt khác, các DN còn nhận được
dich vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng (PR),…Tuy nhiên, để có thể đánh giá tín
nhiệm của một DN, các CRA phải dựa trên hai chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính. Có hơn 100
chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việc xếp hạng
từ AAA, AA, BB,… cho mức độ tín nhiệm của DN.
Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng vay, khả năng thanh toán, tín dụng,
thua lỗ, các chỉ số tài chính,… Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm những thông tin liên quan tới

giám đốc, ISO, thương hiệu hoặc nhân sự, những tai tiếng, uy tín trên thương trường,…
Những chỉ tiêu tài chính sẽ được lượng hóa, còn những chỉ tiêu phi tài chính sẽ qua sự
đánh giá bởi các chuyên gia trong ngành.
4. Tiêu chuẩn của một tổ chức ĐMTN
Các tiêu chí tối thiểu của một CRA cần phải đạt được gồm: Khách quan, độc lập, minh
bạch, công khai và chuyên nghiệp. Những tiêu chuẩn này do NH Thanh toán quốc tế đề ra và đã
được các nhà đầu tư trên thế giới thừa nhận.
Điều cần lưu ý ở đây là, tuy nhiệm vụ chính của các CRA là đánh giá mức độ tín nhiệm
của các DN, nhưng khách hàng chủ chốt của các CRA là các nhà đầu tư chứ không phải các
DN hay các nhà phát hành mặc dù họ là người trả phí dịch vụ ĐMTN. Vì vậy mà yêu cầu đối
với tổ chức này là khá khắt khe.
Đó phải là một tổ chức hoạt động với tư cách độc lập. Độc lập là mình không chịu sức
ép của bất cứ quyền lực nào, không chịu sự chi phối trong các qui định được đưa ra bởi bất cứ
một cơ quan nào, không xung đột hay có mối quan hệ lợi ích với các tổ chức được ĐMTN. Có
như vậy các đánh giá tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy. Đó cũng là nhu cầu
tồn tại của bản thân các CRA.
Ngoải ra, các CRA phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi cùng với việc xây dựng
một qui trình đánh giá khoa học, khách quan và chính xác, phù hợp với từng điều kiện của mỗi
nền kinh tế. Kết quả xếp hạng phải được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực
tài chính và phi tài chính. Từ việc thu thập thông tin đến việc kiểm tra, thẩm định phải được
tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và được đánh giá theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Tóm lại, điều kiện để một tổ chức ĐMTN hoạt động thành công là được tin cậy, độc
lập, không thiên vị, có năng lực về kỹ thuật - nhân lực, đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 6 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
tiếp cận được với những thông tin đáng tin cậy về tổ chức được định mức và tạo dựng được
hình ảnh của mình trong cộng đồng DN.
5/ Hoạt động của ĐMTN ở Việt Nam
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hầu hết các
nước phát triển và trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên tại VN, khái niệm trên vẫn còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mới chỉ ở
bước khởi đầu.
Từ năm 1996, một nhóm các cán bộ chuyên nghiệp từng công tác trong các cơ quan
thông tin tín dụng, dự án đánh giá tín nhiệm của Nhà nước đã tập hợp nhau lại và hoạt động
thông tin tín nhiệm. 5 năm sau, Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam chính thức thành lập đầu
năm 2001 tại Hà Nội. Công ty tập trung vào ba mảng hoạt động chính là: Thông tin tín nhiệm,
tư vấn luật và dịch vụ đại diện cho các hãng của nước ngoài. Sau 4 năm hoạt động, năm 2004
Công ty C&R (Credit and Ratings) chính thức được tách riêng, đánh dấu một bước phát triển
lớn của Giải Pháp Việt Nam. C&R chỉ tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực Thông tin tín
nhiệm và xếp hạng DN. Công ty được tổ chức dưới hính thức các nhóm hạt nhân làm việc độc
lập, sáng tạo và linh hoạt. Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, công ty còn có một mạng
lưới cộng tác viên, và các đại diện trên khắp đất nước. Sự tích cóp liên tục và bền bỉ những
thông tin nhỏ nhất đã đem đến cho C&R một kho dữ liệu đồ sộ và chính xác về hoạt động của
các DN Việt Nam.
Công ty thường cung cấp thông tin tín nhiệm ở 3 dạng:
 Báo cáo cơ bản.
 Báo cáo chuẩn .
 Báo cáo tổng hợp chi tiết.
Hiện nay, hoạt động của C&R cũng đã được mở rộng thông qua cổng thông tin của
trang web “Doanh nhân Việt Nam” (www.doanhnhanvietnam.com). Khi là thành viên của
website này, các DN có quyền cung cấp thông tin về mình và cũng có quyền tiếp cận các thông
tin tín nhiệm về các DN khác trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới.
Cho đến nay, VN mới có hai DN hoạt động trong lĩnh vực ĐMTN. Một là Công ty
Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng DN (C&R) - được tách ra từ Công ty Giải pháp VN năm
2004. Hai là Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (Credit Ratings Vietnamnet Center -
CRVC) thuộc công ty phần mềm truyền thông VASC, vừa đi vào hoạt động trong gần một
năm qua. (Bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 4/6/2005). Những dịch vụ chủ yếu của C&R
là cung cấp thông tin tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm DN và điều tra thị trường theo ngành kinh
tế.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 7 SVTH: Thiều Bích Ngọc

Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trong khi đó, dù mới ra đời, CRVC cũng đã cung cấp khá nhiều dịch vụ đa dạng liên
quan đến loại hình ĐMTN. CRVC sẽ là tổ chức chuyên cung cấp cho DN các dịch vụ thu thập
thông tin; đánh giá xếp hạng; ĐMTN các tổ chức tài chính; xếp hạng DN. Đồng thời, đơn vị
này cũng nhận tư vấn, hỗ trợ DN trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, xây dựng thương
hiệu có sức cạnh tranh; thẩm định lại các thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN, doanh
nhân, từ đó phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới đầu tư...
Đối tượng phục vụ chính của C&R và CRVC là các nhà đầu tư, các DN hay hệ thống
các NH trong nước và quốc tế. Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu, cả C&R và CRV đều
tham khảo đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Standard &
Poor's, Moody's và Equifax… và xây dựng được hệ thống đánh giá riêng, phù hợp với điều
kiện của VN. Theo đó, hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp
để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB... cho mức độ tín nhiệm của DN.
Sau một thời gian hoạt động, dù số lượng không nhiều nhưng những hợp đồng mà
C&R nhận được cũng cho thấy các DNVN cũng bắt đầu có sự quan tâm tới lĩnh vực này. Tính
đến nay, C&R đã cung cấp rất nhiều báo cáo tín nhiệm cho các DN trong và ngoài nước. Còn
CRV dù chỉ mới thành lập chưa được một năm nhưng cho đến nay cũng đã nhận được rất
nhiều hợp đồng yêu cầu cung cấp thông tin đánh giá tín nhiệm của các khách hàng khắp cả
nước.
II/ TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐMTN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NHTM VIỆT NAM
1/ Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam
Qua gần 15 năm hình thành và chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị
trường, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho sự
phát triển của nền kinh tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng cho đến nay,
thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn có rất nhiều bất cập và hạn
chế, gây khó khăn cho việc phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và của cả nền kinh tế nói
chung.
1.1/ Về khả năng huy động vốn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 8 SVTH: Thiều Bích Ngọc

Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về
vốn của nền kinh tế luôn ở mức cao đã buộc các NHTM phải tăng cường huy động vốn và tăng
khối lượng tín dụng cho các DN. Tuy nhiên, sự có mặt của các NH nước ngoài với khả năng
tài chính dồi dào, loại hình dịch vụ NH đa dạng, hiện đại dựa trên công nghệ cao đã buộc các
NHTM Việt Nam phải quan tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ NH, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
để cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, tiện ích hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tăng
cường nguồn vốn tự có của chính bản thâm NH mới có thể đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và
mở rộng cho vay. Vì vậy, trước khi đề cập đến khả năng huy động vốn, chúng ta cần quan tâm
đến tình hình vốn tự có của các NHTM Việt Nam vì nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động kinh doanh của NH – là loại hình DN kinh doanh tiền tệ nhằm thu hút vốn của các DN và
dân cư.
■ Tình hình vốn tự có trong các NHTM Việt Nam:
Tỷ trọng Vốn tự có/ Tổng tài sản là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của
một NH do Luật TCTD (12/97) điều 81 đã qui định. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này phải
tối thiểu là 8%. Nhưng cho đến nay, các NHTM Việt Nam mới chỉ đạt cao nhất gần 5%.
Bảng 1: Tỷ lệ Vốn tự có/ Tổng tài sản có của 4 NHTM Việt Nam
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
NH Nông nghiệp & PTNT
NH Ngoại thương
NH Đầu tư & PT
NH Công thương
4,7
1,79
2,6
2,33
3,09
1,39
1,74

1,47
4,57
3,08
3,38
3,00
Tổng 2,8 1,92 3,57
Nguồn: Đề án cơ cấu lại NHTM Nhà nước
Nhìn chung, qua bảng số liệu ta có thể thấy được tỷ lệ vốn tự có trong các NHTM Việt
Nam vẫn còn khá nhỏ bé, thậm chí trong các NHTM lớn của Việt Nam và tỷ lệ này lại tăng
giảm không đều qua các năm trong các NH Việt Nam. Cao nhất cũng chỉ có 4,7% ở NH NN &
PTNT. Nhưng tỷ lệ này cũng giảm dần trong năm tiếp đó. Năm 2001 chỉ còn 3,09% và đến
năm 2002 lại tăng trở lại với 4,57%.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 9 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Ở các NH khác cũng diễn ra với tình hình tương tự. Đặc biệt là trong năm 2001, tỷ lệ
vốn tự có của các NH hầu như đều giảm đồng loạt. Đó là nguyên nhân làm cho tỷ lệ chung của
ngành giảm chỉ còn 1,92% so với năm 2000 là 2,8%.
Sang năm 2002, tình hình đã tốt hơn, các NH đều đồng loạt tăng vốn tự có. Thậm chí
là tăng cao hơn cả trong năm cũ 2000. Đây là một dấu hiệu rất tốt. Trong đó, cao nhất là NH
Đầu tư & PT, với tỷ lệ tăng đến 0,64%. Tuy nhiên, chỉ riêng NH NN & PTNT dù có tăng đến
4,57% song vẫn còn thấp hơn so với năm 2000 là 4,7%.
Vốn tự có là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo hoạt động trong các NHTM, là uy
tín của NHTM để tạo lòng tin đối với công chúng. Song tỷ trọng này trong các NHTM Việt
Nam vẫn còn quá thấp. Điều này làm cho rủi ro tiềm ẩn trong các NH ngày càng tăng lên. Làm
mất đi động lực tích cực của các NH trong việc thu hồi các khoảng nợ cũng như việc tham gia
vào các dự án lớn, đòi hỏi nhiều vốn sẽ là điều rất khó khăn đối với các NH.
■ Tình hình huy động vốn:
Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã huy động được nguồn vốn đáng kể
gồm cả nội tệ và ngoại tệ cho nền kinh tế. Song nó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đang ngày
càng tăng lên.

Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động của NHTM Việt Nam
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 T6/2005
Tốc độ tăng (%)
2004/2003 2005/2004
NHTM Nhà nước
NH Cổ phần
NH nước ngoài &
liên doanh
250.238
59.267
19.756
305.841
82.499
22.135
381.445
90.938
32.841
22,22
39,20
12,04
24,72
10,23
48,37
TỔNG CỘNG 329.261 140.475 505.224 24,67 23,08
Nguồn: www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ các NHTM qua 3 năm đều tăng. Trong đó, năm
2005 tổng vốn huy động toàn ngành đạt đến 505.224 tỷ đồng, có tốc độ tăng so với năm 2004
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 10 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam

là 23,08%. Nhưng tốc độ tăng của năm này lại thấp hơn tốc độ tăng của năm 2004 so với năm
2003 là 24,67%, với số vốn huy động tăng đến 46.620 tỷ đồng.
Riêng đối với từng khối NH lại có sự chênh lệch nhau rất lớn. Nhìn về mặt tuyệt đối, ta
có thể thấy rõ số vốn huy động trong các khối NHQD là cao nhất. Trong đó, năm 2003 là
250.238 tỷ đồng và cao nhất là vào năm 2005 đạt đến 381.445 tỷ đồng. Kế đến là khối NHCP
với số vốn huy động được cao nhất trong năm 2005 là 90.938 tỷ, thấp nhất là khối NH nước
ngoài, chỉ có 32.841 tỷ trong năm 2005.
Thực tế số vốn huy động như trên là hoàn toàn hợp lý. Các NHQD vốn là các NH
thuộc Nhà nước nên có được nguồn hỗ trợ mạnh mẽ. Còn các NHCP và NH Nước ngoài chỉ
mới xuất hiện được vài năm. Nhất là các NH Nước ngoài, chỉ mới được Nhà nước ta cho phép
tham gia vào thị trường trong thời gian gần đây. Vì vậy số vốn huy động được từ các khối NH
này còn khá thấp. Nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng, ta sẽ dễ dàng thấy được tiềm năng
mạnh mẽ từ các NH Nước ngoài. Tốc độ tăng của số vốn huy động qua các năm rất cao. Từ
năm 2003 đến 2004 tăng 12,04% và đến năm 2005 là 48,37%, cao nhất trong toàn ngành. Còn
đối với khối các NHQD thì tạm chấp nhận với tốc độ tăng khá ổn định qua các năm là 22,22%
và 22,24%. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất chính là khối NHCP. Với tốc độ tăng 39,28% vào
năm 2004, là tốc độ cao nhất trong toàn ngành thì sang năm 2005 lại giảm đột biến, chỉ còn
10,23%, là tốc độ thấp nhất. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng của toàn khối NH bị
giảm xuống.
Với tốc độ tăng không ổn định của hệ thống NH trong thời gian này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình kinh tế đất nước. Và nhìn chung, dù số vốn huy động trong các khối
NH vẫn không ngừng tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
1.2/ Về hoạt động cho vay
Để có thể cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, hoạt động cho vay trong các NHTM luôn
đóng một vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, thị phần cho vay của các NHTM
không ngừng tăng lên và đang ngày càng được mở rộng. Mục đích là nhằm phục vụ cho nhiều
thành phần kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không tập trung cho vay vào các thành
phần kinh tế nhà nước như trước đây. Đó là một dấu hiệu tốt của nền kinh tế và cũng giúp cho
hoạt động của NHTM có nhiều đổi mới tốt hơn.

Bảng 3: Tình hình dư nợ trong hệ thống NHTM Việt Nam
ĐVT: Tỷ đồng
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 11 SVTH: Thiều Bích Ngọc
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Chỉ tiêu
2003 2004 T5/2005
Cho vay Tỷ lệ
(%)
Cho vay Tỷ lệ
(%)
Cho vay Tỷ lệ
(%)
NHTM VN
NH Cổ phần
NH Nước ngoài
239.071
36.525
56.448
72
11
17
302.989
53.957
58.108
73
13
14
398.712
78.657
65.096

73,5
14,5
12
TỔNG CỘNG 332.044 100 415.054 100 542.465 100
Nguồn: www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, khối NHQD chiếm tỷ lệ dư nợ cao nhất trong toàn
ngành. Còn lại là 2 khối NHCP và NH Nước ngoài có sự đổi chỗ cho nhau qua các năm.
Trong năm 2003, NHQD đứng đầu về số dư nợ với 239.071 tỷ, chiếm 72%. Là NH có
vị trí cao nhất. Kế đến là khối NH Nước ngoài với 56.488 tỷ đồng, đạt 17%. Thấp nhất là khối
NHCP, chỉ cho vay được 36.525 tỷ, chiếm khoảng 11% toàn ngành.
Nhưng đến năm 2004, giữa các khối NHCP và NH Nước ngoài lại có sự thay đổi lớn.
Trong khi tỷ lệ dư nợ trong các NH Nước ngoài bắt đầu giảm xuống chỉ còn chiếm 14% thì
các NHCP lại tăng lên đến 13% với số dư nợ 53.957 tỷ. Như vậy, trong năm 2004 giữa 2 khối
NH này có vị trí gần như tương đương nhau. Cao nhất vẫn là khối NHQD với 302.989 tỷ,
chiếm tỷ lệ là 73%.
Và năm 2005 là một năm có sự thay đổi vị trí thực sự. Các NHCP trong năm này đã
cho vay được đến 78.657 tỷ, chiếm đến 14,5%. Còn các NH Nước ngoài dù số cho vay có tăng
so với năm trước, nhưng nó chỉ chiếm 12% trong toàn ngành.
Như vậy, với gần 75% thị phần cho vay là của hệ thống NHTM Việt Nam đã cho ta
thấy, NHTM Việt Nam đang giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thế
nhưng, trong hoạt động tín dụng của NH nói chung và tình hình cho vay nói riêng, không phải
bao giờ tín dụng cũng mang lại kết quả tốt. Quan trọng nhất là phải cho vay một cách có hiệu
quả các chương trình, dự án với một mức độ rủi ro thấp nhất. Do đó, để đảm bảo NH hoạt
động có hiệu quả thì các NH phải cho vay với doanh số lớn và đặc biệt là phải an toàn. Có như
vậy mới có thể đạt được lợi nhuận cao nhất và tránh không để cho vốn huy động được bị sử
dụng một cách lãng phí.
1.3/ Về khả năng thu hồi nợ
Bảng 4: Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam
ĐVT: %
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 12 SVTH: Thiều Bích Ngọc

×