Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.8 KB, 8 trang )

Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla
robusta trên một số xuất xứ cây lát.
Nguyễn Văn Độ, Đào Ngọc Quang
Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây bản
địa, phân bố trên nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Gỗ của cây lát hoa (gỗ lát) bền,
có vân gỗ và mầu sắc đẹp, lại không bị mối mọt nên thường được dùng để làm đỗ
gỗ cao cấp như tủ đứng, tủ ly, xa lông và các đồ trang trí nội thất Tuy nhiên, do
giá trị thương phẩm của loài cây này nên đã bị khai thác quá mức. Năm 1985, Bộ
Lâm nghiệp đã ra quyết định cấm khai thác loại gỗ này và đưa vào danh lục thực
vật quý hiếm cần được bảo vệ (Nghị định 18 HĐBT 1992). Trong Chương trình
327 và Chương trình 5 triệu ha rừng trồng, cây lát là một trong những cây bản địa
được chú trọng trong cơ cấu cây trồng để phát triển rừng
Một trong những trở ngại lớn nhất của việc trồng và phát triển cây lát là vấn đề sâu
hại. Có nhiều loài sâu hại đã được quan sát thấy trên cây lát như các loài sâu ăn lá,
mối hại rễ và nhưng đặc biệt phá hại nghiêm trọng là loài sâu đục nõn Hypsipyla
robusta; hầu hết cây lát tại rừng trồng đều bị loài sâu này phá hại. Sâu đục nõn
thường hại các chồi của cây lát, nhất là đỉnh sinh trưởng khi bị sâu hại thường
chết, sau đó một thời gian các chồi bên mới phát triển từ phần dưới của đỉnh sinh
trưởng đã bị chết. Sự phá hại như vậy thường làm cây hạn chế phát triển chiều
cao, thân thường bị dị dạng (không thẳng), do đó làm giảm năng suất và chất
lượng gỗ.
Không như những loài sâu ăn lá khác, việc phòng trừ loài sâu đục nõn bằng thuốc
trừ sâu hoá chất ít có hiệu quả vì sâu non khi phá hại làm thành những đường hầm
trong nõn cây nên thuốc rất khó tiếp xúc. Mặt khác, việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá
chất ít nhiều sẽ gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sinh thái và môi
trường, đòi hỏi phải có những biện pháp khác phù hợp và có hiệu quả.
Một trong những hướng nghiên cứu được nhiều nước tiên tiến trên thế giới tiến
hành là nghiên cứu tuyển chọn những dòng, gia đình, xuất xứ, loài có tính chống


chịu sâu bệnh cao để giảm thiểu sự phá hại của sâu bệnh. Với định hướng trên, dự
án "Phòng trừ sâu đục nõn Hypsipyla robusta hại một số loài cây họ Xoan bằng
biện pháp chọn cây chống chịu sâu hại và biện pháp lâm sinh tại Đông Nam châu
á và úc" do ACIAR (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của úc) tài trợ
đã được tiến hành ở một số nước trong vùng trong đó có Việt Nam với sự hợp tác
nghiên cứu của các nhà khoa học CSIRO Division of Entomology và Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam. Nội dung chính của dự án được tiến hành tại Việt Nam
là điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta trên các khu khảo
nghiệm xuất xứ lát do dự án ACIAR FST 96/05 thiết lập, nhằm phát hiện những
xuất xứ lát có khả năng chống chịu cao đối với sự phá hại của loài sâu đục nõn
này.
I. Phương pháp điều tra và đánh giá
- Việc điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta được tiến hành
trên các khu khảo nghiệm xuất xứ lát tại Hà Tây, Hoà Bình, Gia Lai.
- Các khu thử nghiệm này được bố trí theo sơ đồ khối với 24 xuất xứ, 4 lần lặp lại
theo cách ngẫu nhiên.
- Hạt giống của 24 xuất xứ lát được thu từ các vùng khác nhau của các nước: Việt
Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, ấn Độ, Trung Quốc, úc, Sri Lanka và Malaysia.
- Mỗi xuất xứ gồm 25 cây. Toàn bộ cây trên khu thử nghiệm được trồng cây cách
cây 3m và hàng cách hàng 3m.
Để bảo đảm tính cách biệt giữa các xuất xứ liền kề với nhau, trong 25 cây của một
xuất xứ chỉ có 9 cây ở giữa được điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn, 16
cây ở vòng ngoài liền kề với cây của các xuất xứ khác không được đánh giá (được
gọi là cây vùng đệm). Cây ở vùng đệm không là đối tượng để điều tra đánh giá vì
ở vùng đệm này sự phá hại của sâu đục nõn H. robusta coi như mang tính ngẫu
nhiên, không thể hiện rõ sự mẫn cảm đối với sâu hại của từng xuất xứ.
- Điều tra đánh giá định kỳ 2 tháng một lần.
- Sử dụng phương pháp của CSIRO Division of Entomology để điều tra và đánh
giá mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta từ đó xác định tính mẫn cảm đối với
sâu hại của từng xuất xứ.

- Các số liệu điều tra được xử lý trên máy tính bằng chương trình Hypsipyla
Database.

II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1. Kết quả nghiên cứu
Sau 12 tháng với 6 lần điều tra đánh giá, các số liệu thu thập được xử lý trên máy
tính đã cho thấy:
- Tỷ lệ cây bị sâu đục nõn H. robusta phá hại trên các khu thử nghiệm xuất xứ lát
là:
· Tại khu thử nghiệm Cẩm Quỳ - Hà Tây: 58,8%.
· Tại khu thử nghiệm Kim Bôi - Hoà Bình: 21,8%.
· Tại khu thử nghiệm Mang Yang - Gia Lai: 1,7%.
- Số vết bị sâu đục nõn hại trên một cây: biến thiên từ 0 đến 5 vết.
- Những cây có chiều cao dưới 0,4 m rất hiếm khi bị sâu đục nõn phá hại.
- Các xuất xứ lát trên khu thử nghiệm đều bị sâu đục nõn tấn công nhưng khác
nhau về tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại.
- Tỷ lệ phần trăm số cây bị hại của từng xuất xứ cho thấy: cao nhất là xuất xứ
Atherton (úc): 62,86% và thấp nhất là xuất xứ Mea Phrik Lampang (Thái Lan): 23,
61%.
- Mức độ bị sâu đục nõn phá hại (số vết bị hại trung bình) của từng xuất xứ cho
thấy: cao nhất là xuất xứ Atherton (Australia): 1,36 và thấp nhất là xuất xứ
Lampang (Thái Lan): 0,29.
5 xuất xứ của Việt Namcó tỷ lệ phần trăm số cây bị hại và số vết bị hại trung bình
là:
· Gia Lai: 50% và 1,1
· Hoà Bình: 49,3% và 1,07
· Tuyên Quang: 41,43% và 0.72
· Thanh Hoá: 40,85% và 0,75
· Sơn La: 33,85% và 0,44.

Những kết quả trên bước đầu cho phép có những nhận xét sau:
- Có sự khác nhau về tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta
trên các xuất xứ lát; hay nói cách khác là có sự mẫn cảm khác nhau của từng xuất
xứ lát đối với sâu đục nõn H. robusta.
- Về mức độ mẫn cảm với sâu đục nõn và khả năng sinh trưởng của cây lát, có thể
chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Mức độ mẫn cảm với sâu đục nõn thấp, có sinh trưởng chiều cao tốt.
+ Nhóm 2: Mức độ mẫn cảm với sâu đục nõn cao, có sinh trưởng chiều cao tốt.
+ Nhóm 3: Mức độ mẫn cảm với sâu đục nõn thấp, có sinh trưởng chiều cao kém.

+ Nhóm 4: Mức độ mẫn cảm với sâu đục nõn cao, có sinh trưởng chiều cao kém.
Mức độ hại của sâu đục nõn H. robusta trên các xuất xứ lát sau một năm điều tra
và theo dõi.

2. Thảo luận.
- Đối với sự khác nhau về tỷ lệ cây lát bị hại và mức độ hại do sâu đục nõn của các
xuất xứ lát trên các khu khảo nghiệm tại Hà Tây, Hoà Bình và Gia Lai; chúng tôi
cho rằng có thể do những nguyên nhân sau:
+ Mức độ sinh trưởng chiều cao của cây lát tại các khu thử nghiệm là khác nhau
(đặc điểm của sâu đục nõn H. robusta là thường hại những cây có chiều cao trên
0,4 mét).
+ Phân bố tự nhiên của cây lát liên quan đến thành phần ký sinh thiên địch (kẻ thù
tự nhiên của sâu đục nõn H. robusta).
- Đối với khái niệm cây chống chịu sâu bệnh nói chung và chống chịu sâu đục nõn
H. robusta nói riêng nên được phân tích thành hai khái niệm cụ thể hơn là:
+ Kháng sâu bệnh (resistance): có nghĩa là bản thân cây có những yếu tố nào đó về
sinh hoá hoặc hình dạng không hoặc ít ưa thích đối với sâu, bệnh tấn công và
phá hại.
+ Chống chịu sâu bệnh (tolerance): có nghĩa là mặc dù bị sâu, bệnh tấn công và
phá hại nhưng cây phục hồi nhanh và vẫn sinh trưởng tốt.

- Dựa vào khả năng sinh trưởng và mẫn cảm đối với sâu đục nõn H. robusta của
các xuất xứ lát trên khu thử nghiệm để chia thành 4 nhóm sẽ là những định hướng
bước đầu trong việc tuyển chọn các xuất xứ lát trên khu thử nghiệm có tính chống
chịu cao đối với loài sâu hại này.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận xét ban đầu, công việc điều tra và đánh giá mức
độ hại của sâu đục nõn H. robusta trên các xuất xứ lát của dự án sẽ tiếp tục trong
những năm tới để khẳng định những nhận xét trên.
Tài liệu tham khảo.
1. Nguyen Van Do, 1996. Hypsipyla Shoot borer of Meliaceae in Vietnam.
Country report at International Workshop on Hypsipyla. 20-23 August 1996
Kandy, Sri Lanka.
2. Edmonds- JM !993 The potential value of Toona species (Meliaceae) as
multipurpose and plantation trees in Southeast Asia. Commonwealth- forestry-
review, 72: 3, 181-186; 38 ref.
3. Hawxwell, C., Mayhew, J.E. and Newton, A. C., in press Silvicultural control of
the shoot borer. Proceedings from the International Workshop on Hypsipyla shoot
borers in the Meliaceae. 20-23 August 1996, Kandy, Sri Lanka.
4. Matsumoto-K; Kotulai-JR; Chan-Hing Hon 1998. Insect pests of mahoganies
with particular attention to shoot borers. proceedings of the seminar on hight value
timber species for plantation establishment- Teak and mahoganies, Tawau, Sabah,
Malaysia, 1-2 December 1998.
5. Newton, A.C. 1993. Prospects of growing mahogany in plantations In: The
proceedings of Second Pan American Furniture Manufactures' Symposium on
Tropical Hardwoods, November 3-5 1992. Centre for Environmental Study, USA.
6. Newton, A.C., Cornelius, J.P., Baker, P., Gilles, A.C.M., Hernandez, M.,
Ramnarine, S., Mesen, J.F. and Watt, A.D. 1996. Mahogany as a genetic resource.
Botanical Journal of the Linnean Society 122: 61-73.

Preliminary results of the survey on level of damage caused by Hypsipyla
robusta shoot borer on some Chukrasia tabularis provenaces


Summary:The ACIAR project No. FST/97/24 on "Insect resistance and
silvicultural control of the shoot borer, Hypsipyla robusta feeding on species of
Meliaceae in Southeast Asiaand Australia" has been undertaken by the
cooperation of Forest Science Institute of Vietnam and CSIRO Entomology
Division. The main task of this project in Vietnamis to survey and assess
Hypsipyla damage on the Chukrasia provenance trials in Ha Tay, Hoa Binh and
Gia Lai provinces in order to find out the Chukrasia provenance having high
insect resistance.
After 1 year conducting the project, some initial remarks on incidence of
Hypsipyla attack and damaged level of Chukrasia provenances by this insect at the
trials is presented and discussed in the paper.

×