Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG BÃ SẮN Ủ CHUA ĐỂ VỖ BÉO BÒ THNT " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 7 trang )

5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG BÃ SẮN Ủ CHUA ĐỂ VỖ BÉO BÒ THNT
Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đức Ngoan
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện tại trại Trường Đại học Nông Lâm Huế trên 20 bò đực
Laisind và được phân thành 5 lô theo nguyên tắc ngẫu nhiên và đồng đều về tuổi, khối lượng,
thể trạng. Khu phần của bò thí nghiệm bao gồm 33% thức ăn xanh và 66% thức ăn tinh (theo
vật chất khô) và rơm lúa cho ăn tự do ban đêm. Thức ăn tinh ở lô thí nghiệm 1 (T1) đến lô 5
(T5) theo thứ tự như sau: bột sắn (85; 64; 42,5; 21 và 0%, theo DM), bã sắn ủ (0; 21; 42,5; 64
và 85%), khô dầu lạc 13% và urea 2% cho tất cả các lô thí nghiệm. Lượng thức ăn tinh được
điều chỉnh hàng tuần theo khối lượng gia súc. Kết quả cho thấy lượng thức ăn tinh thu nhận ở
lô thí nghiệm có sự sai khác nhau một cách đáng kể (P<0,05) và không có ảnh hưởng đáng kể
của các loại thức ăn tinh trong các khu phần đến lượng cỏ, rơm hoặc tổng lượng thức ăn thu
nhận. Khi tăng tỷ lệ bã sắn ủ trong khu phần vỗ béo bò thịt lên 85% trong thức ăn tinh đã có
ảnh hưởng giảm tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ và năng lượng khu phần (P<0,05) và
không ảnh hưởng một cách đáng kể đến lượng chất hữu cơ thu nhận hoặc năng lượng thu nhận
hoặc tăng trọng của bò ở các lô thí nghiệm. Bã sắn ủ chua là nguồn thức ăn tiềm năng để vỗ
béo bò thịt. Trong khu phần vỗ béo bò thịt chỉ nên phối hợp ở mức 25 - 50 % trong hỗn hợp
thức ăn tinh và cần chú ý bổ sung nguồn protein thực.
Từ khóa: Bã sắn, bò thịt, bột sắn, tiêu hóa, vỗ béo.
I. Đặt vấn đề
Bã s
ắn là sản phNm phụ từ công nghệ chế biến tinh bột củ sắn (Manihot
esculenta)
ở nông hộ và nhà máy, là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc nhai lại (Tuan
2005; Ba et al. 2007a).
Ủ chua bã sắn với phụ gia khác nhau (cám, muối, rỉ mật) là biện
pháp


đơn giản để bảo quản và làm giảm độc tố. Bã sắn ủ có thể được sử dụng thay thế
m
ột phần bột sắn và cám gạo trong thức ăn tinh cho bò sinh trưởng (Ba et al. 2007a).
Ch
ăn nuôi trâu bò là động lực quan trọng thúc đNy tăng trưởng, tăng thu nhập cho các
h
ộ nông dân và có ảnh hưởng ngày càng tăng đến đời sống của các cộng đồng địa
ph
ương (Lê Viết Ly, 2003). Tuy vậy, giá thành để sản xuất 1 kg bò thịt trong nông hộ
v
ẫn còn cao, nên lợi nhuận từ chăn nuôi bò thịt chưa nhiều. Khai thác nguồn thức ăn sẵn
có và gi
ảm chi phí trong vỗ béo bò thịt là định hướng giải quyết thức ăn trong chăn nuôi
bò hi
ện nay ở nước ta. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nh
ằm đánh giá khả năng tăng trọng của bò vỗ béo với các khNu phần có chứa bã sắn
ủ ở các mức khác nhau và đánh giá ảnh hưởng của các mức bã sắn ủ trong thức ăn tinh
đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và xơ trung tính ở bò Laisind.
6
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thi
ết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại trại trường Đại học Nông Lâm Huế trên 20 bò
đực Laisind tuổi từ 21 - 24 tháng, có khối lượng bình quân ban đầu là 200 kg (+ 25,4).
Bò thí nghi
ệm được phân thành 5 lô (mỗi lô 4 con) theo nguyên tắc ngẫu nhiên và đồng
đều về tuổi, khối lượng, thể trạng. Gia súc được nuôi cá thể theo từng ô và trong cùng
m
ột chuồng. KhNu phần của bò thí nghiệm bao gồm 33% thức ăn xanh và 66% thức ăn

tinh (theo DM) và r
ơm lúa cho ăn tự do ban đêm. Cỏ voi (Pennisetum purpureum) được
cho
ăn ở mức 0,63% (theo DM) khối lượng cơ thể (LW) 2 lần trong ngày vào lúc 08.00h
và 15.00h và r
ơm lúa (Oryza sativa) được cho ăn tự do ban đêm lúc 17.00h và thu dư
th
ừa vào lúc 06.00h với lượng cung cấp vượt khoảng 35% lượng ăn vào. Cỏ voi được
tr
ồng trên đất pha cát quanh thành phố Huế, thu hoạch lúc 35 - 40 ngày tái sinh và chặt
ng
ắn 5 - 10 cm trước khi cho ăn. Rơm lúa cũng được chặt ngắn 5 - 20 cm và trộn đều
tr
ước khi cho gia súc ăn.
Th
ức ăn tinh ở lô thí nghiệm 1 (T1) đến lô 5 (T5) theo thứ tự như sau: bột sắn
(85; 64; 42,5; 21 và 0%, theo DM), bã s
ắn ủ (0; 21; 42,5; 64 và 85%), khô dầu lạc 13%
và urea 2% cho t
ất cả các lô thí nghiệm. Hỗn hợp thức ăn tinh được trộn đều và cho vào
máng
ăn riêng biệt của từng gia súc vào lúc 07.30h và thu thức ăn dư thừa lúc 06.00h
ngày hôm sau. L
ượng thức ăn tinh được điều chỉnh hàng tuần theo khối lượng gia súc.
Gia súc thí nghi
ệm được tự do tiếp cận nguồn nước và bánh khoáng. Bánh
khoáng n
ặng 5 kg/bánh chủ yếu chứa muối ăn và khoảng 3% urea, 5% bột hạt bông, 5%
r
ỉ mật và hỗn hợp khoáng. Do lượng bánh liếm tiêu thụ hàng ngày rất ít nên trong tính

toán v
ề lượng thức ăn thu nhận không tính đến bánh khoáng.
Bò thí nghi
ệm được nuôi thích nghi 1 tuần với khNu phần thức ăn xơ thô là cỏ
voi và r
ơm lúa, khNu phần thức ăn bổ sung là 1 kg/con/ngày. Trong thời gian nuôi thích
nghi bò
được tiêm vaccine tụ huyết trùng P15 của hãng NaVetCo, thành phố Hồ Chí
Minh và t
Ny giun sán bằng thuốc Bioxinil (Bio Pharmachemie, thành phố Hồ Chí Minh).

được cân từ 6.30h đến 7.30h trước khi cho ăn vào 2 ngày liên tục trước và kết thúc
thí nghi
ệm và trong thời gian thí nghiệm đuợc cân hàng tuần.
Th
ời gian thực hiện thí nghiệm bắt đầu ngày 25 tháng 7 năm 2006 và kéo dài 45
ngày. L
ượng thức ăn cho ăn, dư thừa được xác định hàng ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và
d
ư thừa được thu hàng ngày và xác định tỷ lệ vật chất khô. Tỷ lệ tiêu hóa khNu phần
được xác định từ ngày 17 đến 23 của thời gian thí nghiệm. Mẫu thức ăn cho ăn và dư
th
ừa được thu hàng ngày được sấy khô và bảo quản cho phân tích hóa học. Phân được
thu ngay sau khi gia súc th
ải ra và cân xác định khối lượng trong ngày. Cuối mỗi ngày
được trộn đều, lấy mẫu phụ khoảng 5% và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -20
0
C.
Cu
ối giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa phân được trộn đều theo từng gia súc và sấy khô ở

nhi
ệt độ 60
0
C cho phân tích thành phần hóa học. Tất cả mẫu phân được nghiền qua lỗ
sàng 1 mm
ở máy nghiền (Retsche, Germany).
7
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Nhi
ệt độ tối đa bình quân trong giai đoạn thí nghiệm là 29,5oC (sd +1,68; biến
động 25,7 đến 33,3oC). Độ Nm tương đối bình quân là 73% (+9,8; biến động 52 đến
96%). K
ết quả tính chỉ số nhiệt Nm (THI) trung bình trong 36 ngày theo dõi khoảng 81,0.
V
ới chỉ số lớn hơn 80 đã chỉ ra rằng gia súc bị strees nhiệt một cách đáng kể.
Phân tích hóa h
ọc
M
ẫu thức ăn, phân được phân tích DM, ni tơ tổng số, EE, khoáng tổng số theo
AOAC (1990). Protein thô
được tính toán bằng công thức N x 6.25. Xơ trung tính được
xác
định theo Van Soest et al. (1991).
N
ăng lượng thô được xác định bằng bomb calorimetry (Bomb Calorimeter 6300,
Parr Instrument Company)
X
ử lý số liệu
T
ăng trọng được xác định bằng phân tích tương quan hồi quy. Tỷ lệ tiêu hóa

bi
ểu kiến vật chất hữu cơ, protein thô, năng lượng thô và tiêu hóa NDF được tính theo
công th
ức tổng lượng dinh dưỡng ăn vào trừ tổng chất dinh dưỡng trong phân và chia
cho t
ổng lượng ăn vào và tính theo phần trăm.
Phân tích th
ống kê
Ảnh hưởng của khNu phần đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh
d
ưỡng thức ăn và tăng trọng của gia súc được phân tích theo phương pháp phân tích
ph
ương sai (ANOVA) bằng Genstat 9. Tương quan tuyến tính bậc nhất giữa tỷ lệ bột
s
ắn trong khNu phần và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng cũng được tính toán.
III. Kết quả và thảo luận
K
ết quả phân tích các thành phần dinh dưỡng bã sắn ủ, bột sắn sử dụng trong thí
nghi
ệm và tỷ lệ các loại thức ăn, giá trị dinh dưỡng khNu phần của gia súc được trình
bày trên b
ảng 1 và bảng 2.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của bột sắn và bã sắn ủ
Chỉ tiêu
Bột sắn Bã sắn ủ

Ba et al.
(2007b)

Ba et al.

(2007a)
Chất hữu cơ (% DM) 97,3 97,1 95,7 97
NDF (% DM) 8,3 8,3 28,3 31,2
Protein thô (% DM) 2,0 1,7 3,3 3,6
Mỡ thô (% DM) 0,6 0,3 0,5 0,4
Năng lượng thô (MJ/kg DM) 16,8 16,8 16,7 17,1
HCN (mg/kg DM) 46 37 33 77

8
Bảng 2: Thành phần thức ăn tinh và giá trị dinh dưỡng khu phần
Thành phần thức ăn trong
khu phần
Lô thí nghiệm
T1 T2 T3 T4 T5
Bột sắn (% DM) 85 64 42,5 21 0
Bã sắn ủ chua (% DM) 0 21 42,5 64 85
Khô dầu lạc (% DM) 13 13 13 13 13
Urea (% DM) 2 2 2 2 2
Thành phần dinh dưỡng
Vật chất khô (%) 87,3 47,1 32,4 24,2 20,15
Vật chất hữu cơ (% DM) 96,7 96,3 96,0 95,6 95,2
Protein thô (% DM) 12,0 12,6 13,2 13,9 14,9
Xơ trung tính (% DM) 8,5 12,7 17,0 21,3 25,5
Mỡ thô (% DM) 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
Năng lượng thô (MJ/kgDM) 16,7 16,2 15,8 15,3 14,7
HCN (mg/kg DM) 39,1 36,4 33,6 30,8 28,1
Kết quả bảng 1 và 2 cho thấy có sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng ở các khNu
ph
ần. Khi tăng tỷ lệ bã sắn trong khNu phần đã làm giảm giá trị năng lượng thô/kg DM
và t

ăng tỷ lệ protein thô và đặc biệt tăng tỷ lệ NDF đáng kể (từ 8,5 lên 25,5%).
K
ết quả theo dõi lượng thức ăn, các chất dinh dưỡng thu nhận trong suốt giai
đoạn thí nghiệm và trong thời gian thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa được trình bày trên
b
ảng 3.
Bảng 3: Lượng các loại thức ăn thu nhận của bò ở các lô thí nghiệm
Chỉ tiêu Lô thí nghiệm
s.e.d
Lượng thức ăn thu nhận
bình quân trong cả thời gian
thí nghiệm (DM)
T1 T2 T3 T4 T5
Cỏ Voi (kg/ngày) 1,38 1,50 1,44 1,44 1,46 ns 0,174
Rơm lúa (kg/ngày) 1,60 1,40 1,56 1,76 1,87 ns 0,201
Thức ăn tinh (kg/ngày) 1,70 2,00 1,36 1,68 0,91 P<0,05

0,315
Tổng (kg/ngày) 4,67 4,89 4,36 4,88 4,24 ns 0,485
Lượng thức ăn thu nhận
bình quân trong thời gian
thí nghiệm tiêu hóa (DM)

Cỏ Voi (kg/ngày) 1,23 1,41 1,43 1,33 1,39 ns 0,193
Rơm lúa (kg/ngày) 1,24 1,08 1,15 1,39 1,56 ns 0,274
Thức ăn tinh (kg/ngày) 1,74 2,14 1,61 1,83 0,95 P<0,05

0,335
Tổng (kg/ngày) 4,21 4,63 4,20 4,55 3,90 ns 0,544
ns: không sai khác có ý nghĩa thống kê

9

K
ết quả bảng 3 cho thấy lượng thức ăn tinh thu nhận ở các lô thí nghiệm có sự sai
khác
đáng kể (P<0,05). Lượng thức ăn tinh thu nhận ở lô thí nghiệm 5 (chứa 85% bã sắn
ủ) thấp nhất chỉ đạt 0,91 kg/con/ngày, trong khi đó ở lô thí nghiệm 1 và 2 đạt tương ứng là
1,7 và 2,0 kg/con/ngày. L
ượng thức ăn tinh thu nhận ở lô thí nghiệm 3 (T3) không có sự
sai khác
đáng kể với các lô thí nghiệm khác. Lượng thức ăn tinh thu nhận ở các lô thí
nghi
ệm thấp hơn so với dự kiến 1,25% LW, thấp nhất ở lô thí nghiệm 5 (0,45% LW) còn
ở các lô thí nghiệm khác là T1 (0,78 % LW), T2 (0,95% LW), T4 (0,81% LW) và T3
(0,69% LW). Ba et al. (2007a) th
ấy rằng phải mất 2 tuần để bò làm quen và chấp nhận bã
s
ắn như là nguồn thức ăn bổ sung, điều này cho thấy bã sắn ủ chua có tính ngon miệng
không cao
đối với bò. Không có ảnh hưởng đáng kể của các loại thức ăn tinh trong các
kh
Nu phần đến lượng cỏ, rơm hoặc tổng lượng thức ăn thu nhận ở các lô thí nghiệm
(l
ượng cỏ trung bình: 1,44 kg DM/ngày; 0,70 % LW, rơm lúa: 1,64 kg DM/ngày; 0,79 %
LW; t
ổng lượng thức ăn: 4,61 kg DM/ngày; 2,12 % LW) (bảng 3).
Kết quả bảng 4 cho thấy khi tăng tỷ lệ bã sắn ủ trong khNu phần vỗ béo bò thịt lên
85% trong th
ức ăn tinh đã có ảnh hưởng giảm tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ và năng
l

ượng khNu phần (P<0,05). Lô thí nghiệm 5 có tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng
th
ấp nhất và có sự sai khác có ý nghĩa với với các lô thí nghiệm khác (bảng 4). Tỷ lệ tiêu
hóa bi
ểu kiến chất hữu cơ (Y
1
) và tỷ lệ tiêu hóa năng lượng (Y
2
) tăng tuyến tính với tỷ lệ
b
ột sắn trong thức ăn tinh khNu phần và được biểu diễn bằng các phương trình:
Y
1
= 59,8 + 0,14 X (P<0,01)
Y
2
= 54,2 + 0,14 X (P<0,01)
Trong
đó: Y
1
và Y
2
: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến chất hữu cơ và năng lượng khNu phần.
X: T
ỷ lệ bột sắn trong thức ăn tinh (%).
Bảng 4: Lượng thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa các thành phần
dinh dưỡng khu phần ở các lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lô thí nghiệm
s.e.d

T1 T2 T3 T4 T5
Vật chất hữu cơ thu nhận
(kg/ngày)
3,94 4,34 3,91 4,23 3,60 ns 0,506

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (%) 59,0 63,6 58,9 57,5 51,7 P<0,01

2,59
NDF thu nhận (kg/ngày) 2,0 2,2 2,2 2,5 2,5 ns 0,26
Tỷ lệ tiêu hóa NDF (%) 38,8 44,8 43,4 43,4 45,3 ns 2,41
Protein thô thu nhận (kg/ngày) 0,36 0,43 0,38 0,43 0,33 ns 0,051

Tỷ lệ tiêu hóa protein thô (%) 48,9 57,2 56,7 55,0 47,0 ns 3,91
Năng lượng thô thu nhận
(MJ/ngày)
72,2 78,4 70,7 75,5 65,5 ns 9,26
Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô (%) 53,3 58,2 53,0 50,9 44,9 P<0,01

2,63
10
Bảng 5: Lượng chất hữu cơ, năng lượng tiêu hóa thu nhận
và khả năng tăng trọng của bò ở các lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lô thí nghiệm
s.e.d
T1 T2 T3 T4 T5
Lượng OM tiêu hóa thu nhận
(kg/ngày)
2,33 2,77 2,30 2,44 1,86 ns 0,351
Năng lượng tiêu hóa thu nhận

(MJ/ngày)
38,8 45,8 37,5 38,5 29,5 ns 5,92
Tăng trọng (kg/ngày) 0,49 0,41 0,23 0,30 0,30 ns 0,141
Khối lượng kết thúc (kg) 228 219 202 214 214 ns 19,5
Mặc dù tỷ lệ bã sắn ủ trong hỗn hợp thức ăn tinh có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa
n
ăng lượng và chất hữu cơ khNu phần song không ảnh hưởng đáng kể đến lượng chất
h
ữu cơ thu nhận, năng lượng thu nhận và tăng trọng của bò ở các lô thí nghiệm (bảng 5).
K
ết quả bảng 5 cũng cho thấy tăng trọng của bò ở các lô thí nghiệm không cao, song có
th
ể sử dụng một phần bã sắn trong thức ăn tinh để nuôi bò thịt.
IV. Kết luận và đề nghị
Bã s
ắn ủ chua là nguồn thức ăn tiềm năng để vỗ béo bò thịt. Do giá trị dinh
d
ưỡng của bã sắn ủ có tỷ lệ chất khô, hàm lượng protein thấp và tính ngon miệng không
cao, vì v
ậy trong khNu phần vỗ béo bò thịt chỉ nên phối hợp ở mức 25 -50 % trong hỗn
h
ợp thức ăn tinh và cần chú ý bổ sung nguồn protein thực. Đây là những kết qủa nghiên
c
ứu bước đầu, trong tương lai nên có các thí nghiệm phối hợp bã sắn với các nguồn thức
ăn khác nhau và thời gian, số lượng gia súc vỗ béo nhiều hơn để có thêm kết luận về
ti
ềm năng nguồn thức ăn này và nên có đánh giá thêm hiệu quả kinh tế và vấn đề xã hội,
môi tr
ường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AOAC (1990). Association of Official Analytical Chemists, Official methods of analysis,
15
th
edition Vol. 1. (AOAC, Washington, DC).
2. Ba, Nguyen Xuan, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan, CM Leddin and PT Doyle (2007a)
Cassava bagasse silage can be used as a supplement for cattle fed rice straw. Asian-
Australasian Journal of Animal Science (Submitted)
3. Ba, Nguyen Xuan, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan, CM Leddin and PT Doyle (2007b)
Amount of cassava powder fed as a supplement affects feed intake and live weight gain
in Laisind cattle in Vietnam. Asian-Australasian Journal of Animal Science (Submitted)
4. Lê Viết Ly (2003). Về chính sách chăn nuôi hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam - các vấn đề
và triển vọng. Hội thảo về hoạt động chăn nuôi tạo thu nhập cho người nghèo ở nông
thôn. Quảng Ngãi 19-20 tháng 2 năm 2003.
11
5. Tuan, B. Q. 2005. Processing cassava bagasse as feed for ruminants. Vietnamese
Journal of Animal Production 7: 13-16.
6. Van Soest PJ, Robertson, JB, Lewis BA (1991). Methods for dietary fibre, neutral
detergent fibre and non-starch polysaccharide in relation to animal nutrition. Journal of
Dairy Science 74, 3583-3597.

THE PRIMARY RESULTS OF USING CASSAVA BAGASSE
FOR FATTENING CATTLE
Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
An experiment was conducted in central Vietnam to compare the weight gain of cattle
offered rations comprising 33% green forage and 66% concentrates on a DM basis, with rice
straw fed ad libitum at night. The concentrate supplement on the 5 dietary treatments (T1 to T5)
contained 13% groundnut cake and 2% urea, with the remainder comprising a mixture of
cassava powder (85, 64, 42.5, 21 and 0%, DM basis) and cassava bagasse silage (0, 21, 42.5,

64 and 85%). The forage on all treatments comprised Elephant grass fed at about 0.63% (DM
basis) of liveweight (LW) during the day and rice straw offered ad libitum at night. Feed intake
was recorded daily for 45 days, LW measured weekly and digestibility measurements made over
7 days. The effects of different proportions of cassava bagasse silage in the supplement on the
intake of the forages, on apparent organic matter (OM) and gross energy digestibility, neutral
detergent fibre (NDF) digestibility and LW change were examined.
The intake of the concentrate supplement was the lowest (0.91 kg DM/day; 0.45% LW)
when it contained 85% cassava bagasse silage, which was lower (P<0.05) than concentrate
intakes on T1 (1.70 kg DM/day; 0.78 % LW), T2 (2.00 kg DM/day; 0.95% LW) and T4 (1.68 kg
DM/day; 0.81% LW). The intake of concentrate on T3 (1.36 kg DM/day; 0.69% LW) was not
significantly different from that of the other treatments. There were no significant effects of type
of concentrate supplement on grass (average 1.44 kg DM/day; 0.70% LW), rice straw (1.64 kg
DM/day; 0.79% LW) or total feed (4.61 kg DM/day; 2.12% LW) intakes. Apparent OM
digestibility and gross energy digestibility declined linearly (P<0.01) as the proportion of
cassava bagasse silage in the concentrate increased, with these being lower (P<0.05) when the
concentrate supplement contained 85% cassava bagasse silage compared with all other
treatments. Despite this, there were no significant differences between dietary treatments in
digestible OM matter or digestible energy intakes or in LW gain. The potential use of cassava
bagasse silage in feeding systems for cattle in central Vietnam is discussed.
Keywords: cassava powder, cassava bagasse silage, intake, growth rate, cattle.

×