Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng phục hồi rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh sau nương rẫy ở Tây nguyên
Cập nhật mới nhất lúc : 02 : 06 : 37, 24 / 03 / 2009
Võ Đại Hải - Trần Văn Con và các cộng tác
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng với tổng
diện tích 57.373 km
2
và dân số 4.058.512 người (số liệu năm 1999). Đây là vùng
đất có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc
phòng đối với cả nước. Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu
nhiệt đới nắng ấm, mưa nhiều; diện tích che phủ của rừng còn rất lớn với nguồn tài
nguyên sinh học phong phú. Đất đai Tây Nguyên rất phong phú và còn tương đối
màu mỡ, đặc biệt là quĩ đất Bazan thể hiện tiềm năng rất lớn cho phát triển nông
lâm nghiệp. Tuy nhiên, những thế mạnh và tiềm năng to lớn của Tây Nguyên chưa
được khai thác và sử dụng đúng mức, rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá và diện tích
ngày càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân là tình trạng phá rừng làm
nương rẫy của một bộ phận rất lớn đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên còn
phụ thuộc vào cuộc sống du canh du cư.
Quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy chính là yếu tố quan trọng để thực hiện
nông nghiệp du canh quay vòng. Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn
1998-2010, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác trồng rừng, vấn đề phục hồi rừng tự
nhiên cũng rất được quan tâm chú ý. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này còn rất
ít ỏi vì đây là cả một quá trình diễn thế lâu dài, phức tạp. Nhằm góp phần xây
dựng các cơ sở khoa học cho việc phục hồi rừng sau nương rẫy, trong khuôn khổ
dự án nghiên cứu: “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật để thiết lập và
quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên, Việt Nam” do tổ chức khoa học
quốc tế của Thuỵ Điển tài trợ chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng phục hồi
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Chuyên đề này do Tiến sỹ Trần Văn Con và
các cộng tác viên của Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Namthực hiện.
Địa điểm nghiên cứu thuộc địa bàn xã Sơ Pay, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai có độ
cao phổ biến trên 1000m với các đặc trưng chính sau đây:
Về chế độ nhiệt: Điều kiện nhiệt hạn chế (tổng tích ôn dưới 8000
oC
). Nền nhiệt độ
thấp, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) dưới 16
oC
, nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối có khả năng dưới 5
oC
, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối phổ biến trên dưới 30
oC
.
Chế độ ẩm: Nhìn chung lượng mưa bình quân hàng năm trên 2.400 mm (ba tháng
mưa nhiều nhất là tháng 9, 10 và 11). Mùa hạ thừa ẩm, mùa đông đủ ẩm thuộc
kiểu khí hậu núi cao. Độ ẩm bình quân hàng năm trên 90%, phía Namhuyện dưới
90%.
Một trong những yếu tố hết sức quan trọng để thực vật sinh trưởng và phát triển là
chế độ nhiệt ẩm, được thể hiện qua một số chỉ tiêu phản ánh sự đảm bảo nước cho
thực vật. Các chỉ tiêu này phản ánh chế độ nhiệt ẩm của vùng K’Bang là vùng khí
hậu của thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh.
Đây là vùng đất đai còn khá mầu mỡ, các kiểu canh tác trên rẫy du canh của người
dân tộc Bahna chủ yếu gồm các loài cây sau: lúa cạn, ngô, sắn, đậu xanh, đậu cu
ve, ; độ dốc các rẫy trong vùng thuộc diện thấp, trung bình <20
0
. Hình thức canh
tác của người Bahna thường là luân canh, mỗi rẫy mới được phát có thể canh tác
từ 2-4 vụ (phụ thuộc vào độ phì, năng suất rẫy, tình hình cỏ dại), sau đó được bỏ
hoá và quay lại canh tác sau khoảng 15 năm. Ngày nay do nhiều sức ép nên thời
gian bỏ hoá đã rút ngắn xuống còn 7 năm.
I. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn và thu thập số liệu
Do điều kiện về thời gian nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp bố trí hệ
thống các ô tiêu chuẩn tạm thời với quan điểm “lấy không gian thay thế thời gian”.
Chỉ tiêu để chọn ô điều tra: (i) Tuổi của rừng phục hồi (từ khi bỏ hóa); (ii) Lịch sử
canh tác trước đó; và (iii) Điều kiện lập địa. Diện tích ô tiêu chuẩn là 900m
2
được
thiết kế thành 3 phần (xem hình vẽ).
-Phần A là hình vuông lớn (30x30m) để điều tra tất cả các cây gỗ có đường kính
ngang ngực >5 cm và có chiều cao >1,3 m, ghi lại các thông số sau: Loài, chiều
cao vút ngọn, đường kính ngang ngực, đường kính tán, sức sống,
-Phần B: Hình chữ nhật (5x30 m) thống kê ghi lại tất cả các cây gỗ có đường kính
ngang ngực <5 cm và chiều cao >1,3 m, ghi lại các thông số: loài, chiều cao vút
ngọn, đường kính ngang ngực, độ che phủ, sức sống,
-Phần C: 13 ô vuông dạng bản (2x2m) để đếm các cây tái sinh có chiều cao nhỏ
hơn 1,3 m, độ che phủ.
Các ô tiêu chuẩn được chọn theo chuỗi thời gian sau bỏ hóa từ 1 cho đến trên 10
năm và được chia thành 3 cấp bỏ hoá: Cấp 1: từ 1-3 năm; Cấp 2: từ 4-7 năm; Cấp
3: >7 năm. Thông tin về thời gian bỏ hóa và lịch sử sử dụng đất của rừng phục hồi
được thu thập thông qua phỏng vấn dân sở tại (thường là các chủ rẫy bỏ hóa).
1.2. Phương pháp phân tích các thông số cấu trúc
Các thông tin thu thập được qua các ô điều tra ở 3 phần của ô tiêu chuẩn được
dùng để đánh giá các nội dung sau: Độ che phủ của thảm thực vật (tính cả cây thân
thảo), mật độ, tổ thành loài cây, động thái thay đổi tổ thành cây theo thời gian, sự
thay đổi về độ phì của đất (thông qua thảm thực vật phục hồi), các chỉ tiêu sinh
trưởng H, D,
Cấu trúc tổ thành loài là thành phần cá thể của các loài tham gia tạo nên quần xã
thực vật cũng như vai trò và quan hệ tương tác giữa các loài đó. Các chỉ tiêu để
phân tích các thông số cấu trúc gồm:
Tổng số cây của mỗi loài trong ô điều tra (độ nhiều tương đối).
Tổng tiết diện tròn của từng loài (ưu thế tương đối), thể hiện giá trị vai trò của mỗi
loài trong quần xã.
Tỷ lệ hỗn loài = số loài chia cho tổng số cây: Để phân biệt các pha diễn thế (động
thái tổ thành) theo tỷ số hỗn loài, chúng tôi phân biệt hai loại tỷ số hỗn loài như
sau: (i) HL1 = Số loài/tổng số cây; (ii) HL2 = số loài có độ nhiều tương đối >5%/
tổng số cây.
Để đánh giá mức độ phục hồi rừng, dùng độ tàn che của những cây gỗ có H>1,3 m
và D
1,3
>5 cm, tương đương với các cây có chiều cao từ 3-5 m trở lên (Trần Đình
Lý, 1996), ký hiệu là K: Nếu K< 0,3 chưa có rừng; K= 0,3-0,6 rừng thưa; K> 0,6
rừng kín.
II. Kết quả nghiên cứu:
2.1. Kết quả điều tra, đánh giá khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy ở Kon Hà
Nừng:
Số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy tại Kon
Hà Nừng
Pha di
ễn
thế
(năm)
Tổng số
cây có
H<1,3m
(Cây/ha)
Số cây
H>1,3
D
1,3
<5
Số cây
H>1,3
H
1,3
>5
H bình
quân (m)
G bình
quân
(m
2
/ha)
Độ tàn
che K
(%)
HL2
1-3 3000 1300 280
v="63%
4,8
v="21%
1,7
v="21%
1/6
v="69%
4-7 4600 1350 1120
v="45%
11,5
v="20%
10,4
v="68%
0,4
v= 36%
1/29
v="62%
>7 4100 1400 1130
v="23%
12,9
v="15%
15,0
v="31%
0,6
v="42%
1/18
v="44%
Kết quả phân tích số liệu thu được cho thấy ngay từ năm đầu tiên bỏ hoá, độ che
phủ của thảm thực vật đã đạt đến 100%, chủ yếu là những cây thân thảo (thảm cỏ,
dây leo, cây bụi thấp). Trong giai đoạn từ 1-3 năm đầu, các loài cây bụi, cây tiên
phong ưa sáng cạnh tranh mạnh mẽ với thảm cỏ này cho đến khi nó che bóng và
tiêu diệt dần thảm cỏ (từ năm thứ 4). Dùng tỷ số hỗn loài của các nhóm loài có độ
nhiều tương đối >5%, ta thấy: đến tuổi 3 phân biệt giữa HL1 và HL2 chưa rõ ràng,
nghĩa là ở giai đoạn đầu chưa có loài nào chiếm ưu thế rõ rệt. Bắt đầu từ tuổi 4
HL2 giảm đi rõ rệt, cấu tạo lâm phần lúc này cho thấy khá đồng nhất về mặt tổ
hợp loài. Đến tuổi 8 HL2 lại lớn hơn vì số loài có độ nhiều >5% tăng lên, lúc này
số cây/ha đã ổn định hơn.
Với tỷ số hỗn loài HL2 có thể phân diễn thế của rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh phục hồi sau nương rẫy tại vùng nghiên cứu ra 3 pha:
Pha 1:(từ 1-3 năm): Cây bụi tiên phong với một tỷ lệ hỗn loài tương đối cao
(HL2="1/6" với hệ số biến động v="69%)." Số cá thể có đường kính ngang ngực
>5 cm và H>1,3 m trung bình là 280 cây/ha (v="63%)," chúng đạt được một tiết
diện ngang khoảng 1,7 m
2
/ha và chiều cao trung bình đạt 4,8 m (v="21%)," các
loài chủ yếu xuất hiện trong pha này là các loài cây tiên phòng ưa sáng: Hu đay,
Ba soi, Ba bét, với một sự tái sinh rất phong phú. Độ tàn che của các cây gỗ có
chiều cao trên 3m <0,3, theo phân loại của Trần Đình Lý xem như chưa có rừng.
Pha 2:(từ 4-7 năm): Rừng thứ sinh non được hình thành và có đặc trưng rõ nét về
sự đồng nhất về quần thể, hệ số hỗn loài nhỏ hơn nhiều so với pha 1 (HL2="1/29"
với v="62%)" do số lượng cá thể của các loài tiên phong dẫn đến. Tổng số cây có
D
1,3
>5 cm và H>1,3m đạt bình quân 1.120 cây/ha (v="45%);" độ tàn che đạt
khoảng K="0,4" (biến động v="36%)." Do tỷ lệ của các loài tiên phong ưa sáng
(Hu đay) tương đối lớn (>48%) nên các loài còn lại khác không có ý nghĩa thực tế.
Trong khi thành phần thực vật (quần thể) trong pha diễn thế này hầu như không
thay đổi thì cấu trúc kích thước của nó biến đổi rất mạnh. Sinh trưởng chiều cao
mạnh của các loài Hu đay, Ba soi, đã hình thành nên hai tầng rừng theo chiều
thẳng đứng của rừng thứ sinh: Tầng cây bụi và tầng cây gỗ phía trên. Thảm thực bì
mặt đất hầu như đã bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các loài ưa bóng phát triển.
Chiều cao bình quân của rừng lúc này đạt 11,5 m (v="20%)" với tiết diện ngang
chừng 10,4 m
2
(v="68%)."
Pha 3: (trên 7 năm): So với 2 pha đầu, rừng có cấu trúc quần thể phức tạp và kích
thước lớn hơn. Hệ số hỗn loài bình quân HL2="1/18" (v="44%)." Vào đầu pha
này, các loài cây tiên phong ưa sáng có dấu hiệu giảm dần về độ nhiều, các cá thể
của những loài ưa bóng (có giá trị kinh tế) tăng dần lên thay vào đó, vì vậy mà
tổng số cây bình quân/ha so với pha 2 không mấy thay đổi, đạt 1.130 cây/ha
(v="23%)," nhưng do tán của nó phát triển mạnh nên độ tàn che đã được nâng lên
(K= 0,6 ; v="42%)." Trong khi các đại diện của nhóm loài cây tiên phong không
thấy xuất hiện cây tái sinh, thì các loài khác có sự tái sinh khá mạnh mẽ (trên
4.000 cây/ha). Nhưng lớp cây tái sinh này không đủ ánh sánh để chúng sinh
trưởng và phát triển. Cây tái sinh có chiều cao trên 1,3 m hầu như không tăng lên
so với pha 2. Chiều cao bình quân của rừng trong pha này đạt 12,9 m. (v="15%)"
và tiết diện ngang là 15 m
2
/ha (v="31%). Tuy nhiên, sự phân chia thời gian các
pha diễn thế trên đây chỉ mang tính chất tương đối mà thôi vì khả năng phục hồi
rừng sau nương rẫy còn phụ thuộc khá nhiều vào các nhân tố khác như cường độ
canh tác, cự ly từ rẫy tới vách rừng tự nhiên (khả năng gieo giống của rừng),
Chính vì vậy mà thời gian của pha 1 có thể kéo dài tới 4-5 năm, pha 2 có thể kéo
dài tới từ năm thứ 5 tới năm thứ 9-10.
Số liệu thống kê các loài có mặt trong các ô tiêu chuẩn là 45 loài, đạt bình quân từ
26-40 loài/ha, so với rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng khoảng 60-70 loài/ha.
c