Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu Kỹ thuật gây trồng thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc) tại Lâm Đồng " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.03 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Kỹ thuật gây trồng thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc) tại Lâm Đồng
Lê Xuân Tùng, Trần Văn Tiến,
Hứa Vĩnh Tùng, Nguyễn Hoàng Nghĩa
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Từ đầu thập niên 60 đến nay, Taxol (chiết từ vỏ thông đỏ Taxus brevifolia) được
nói nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư. Năm 1980, P. Poitier
tổng hợp 10 deacetin baccatin III chiết từ lá thông đỏ, đã giải quyết vấn đề nguyên
liệu và môi sinh. Và trong quá trình tuyển chọn thì thông đỏ Hymalaya (Taxus
wallichiana) ngày càng được ưa chuộng.
Cây thông đỏ Lâm Đồng đã sớm được Le Come (1905-1952) tìm thấy ở vùng giáp
ranh Đà Lạt-Nha Trang và theo ông tên của chúng là Taxus baccata, còn Menvyl
Shemluck (1990) xác định thông đỏ Lâm Đồng thuộc thông đỏ Hymalaya (Taxus
wallichian Zucc). Từ kết quả phân tích hoá sinh của hai nhóm nghiên cứu Lê Thị
Xuân, Mai Văn Trì, M.Shemluck (1990) và Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) cho thấy
lá thông đỏ Lâm Đồng có hàm lượng taxoid khá cao, taxol từ 0,01-0,02%,đặc biệt
10 deacatin baccatin III có mẫu cao gấp 4 lần so với T. baccata (0,1% được dùng
trong sản xuất công nghiệp). Do vậy, thông đỏ Lâm Đồng ngoài ý nghĩa khoa học
còn có tiềm năng kinh tế to lớn.

1. Điều tra khảo sát khu phân bố
Thông đỏ Lâm Đồng phân bố ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và
TP Đà Lạt, ở độ cao từ 1.300m đến 1.700m. Khu phân bố là các hẻm núi cây lá
rộng thường xanh chiếm ưu thế, rất ít cây lá kim, bao quanh là thông ba lá đang có
xu hướng tiến dần vào khu phân bố làm cho chúng ngày càng thu hẹp.

2. Đặc điểm lâm học
Thông đỏ thuộc loại đại mộc, cây đơn tính khác gốc, sinh trưởng rất chậm, tầng
tán ngang tầng với các cây gỗ khác mọc cạnh bên. Tổ thành rừng với các loài
Pinus kremfii (thông hai lá dẹt), Podocarpus imbricatus (bạch tùng), Podocarpus
sp. (kim giao), Podocarpus neriifolius (thông tre), Dacrydium sp. (hồng tùng),
Taloma gioi (giổi), Magnolietia fordiana (vàng tâm), Shima sp. (chò xót), các cây


thuốc họ Sim (Myrtaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae). Cây ưa sáng và ưa ẩm,
nhưng cần bóng râm để nảy mầm và phát triển vào những năm đầu.
Mùa hoa từ tháng 8-9 năm này đến 6-7 năm sau xuất hiện quả non và từ tháng 10-
12 quả chín đỏ đồng loạt, đồng thời lúc này hoa cũng nở rộ. Màu đỏ của quả
không phải của vỏ mà là của tử y lúc quả chín. Điểm cần quan tâm nữa là thông đỏ
mang đặc tính bảo lưu cục bộ và hạt cần hai năm sau mới nảy mầm.
Thông đỏ phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đỏ vàng trên granit, nâu đỏ
trên bazan, nâu vàng trên đacit… Độ ẩm cao, đá tảng lộ thiên hay bán lộ thiên, pH
khá chua. Đất khá giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Nhiệt độ bình quân 17,2 - 18
0
C,
lượng mưa 1634-1828mm/năm. Độ ẩm 80-90%.

3. Nhân giống
* Nhân giống vô tính (giâm cành)
Thông đỏ thuộc loại cây tương đối dễ ra rễ, hom là đoạn cành mới hay đoạn chồi
vượt còn non và khoẻ. Hom dài từ 15-20cm, rửa sạch, ngâm trong benlat 0,3%/ 5
phút, vớt để ráo, xử lý chất kích ra rễ, cấy sâu 3-4cm, mật độ 5x5cm trên giá thể là
cát. Muốn việc gây trồng đạt kết quả tốt, trước tiên phải có hom tốt để tạo cây
giống tốt. Nếu không phải nhân giống để bảo tồn cá thể thì không nên lấy hom từ
cây đang thoái hoá (hom ốm yếu cũng có tỷ lệ ra rễ tốt (70-80%), nhưng cây phát
triển kém). Cây cho hom còn tơ, khoẻ, mọc ngoài sáng vừa phải là tốt nhất.
Về kích thích ra rễ, các hoạt chất thuộc nhóm auxin đều sử dụng được, nhưng tốt
nhất là IBA; ABT, NAA, IAA cũng cho kết quả tốt. Nồng độ an toàn từ 0,5-2%
(đối với thuốc bột) hay từ 100-150ppm/ 4giờ (đối với dung dịch). Trên ngưỡng
này, hom chóng ra rễ hơn nhưng tỷ lệ chết cao hơn, nhất là khi dùng hom còn khá
non. Nhưng dưới ngưỡng này hom chậm ra rễ và tỷ lệ chết cũng cao hơn do hom
bị thối gốc.
* Gieo hạt
Bước đầu nhận thấy rằng thông đỏ Lâm Đồng có thời gian ngủ sinh lý là hai năm

và thời gian nảy mầm kéo dài từ 2-3 tháng. Trước mắt có thể xử lý hạt theo hướng
sau: Thu hái, loại bỏ tử y bằng cách vò kỹ với cát, rửa thật sạch, ngâm trong benlat
0.3%/ 10phút (hay bằng chất sát trùng nào khác), mang gieo trên giá thể dễ thoát
nước nhưng phải thường xuyên giữ ẩm như dớn, thảm mục trong rừng già hay hạt
cát lớn.

4. Gây trồng
Từ năm 1997 đến năm 2000, đề tài bố trí thí nghiệm gây trồng được 3,5 ha trên 5
lập địa khác nhau nhằm tìm kiếm biện pháp trồng rừng thích hợp.
* Lập địa 1: Thảm thực vật là sim mua, phát thành băng 1,5-2m, chừa 2 hàng hai
bên để che bóng. Độ dốc cao, ít thoáng gió. Đất nâu vàng trên phiến thạch, thành
phần cơ giới: nhẹ và rất giàu mùn. Diện tích 0,2 ha. Cây mang trồng là cây hom,
trồng năm 1997-1998.
* Lập địa 2:Trồng xen trong rừng thưa gồm thông 3 lá và bạch đàn cao 15-20m.
Đất nâu đỏ trên bazan, thành phần cơ giới: trung bình. Độ dốc lớn nhưng vùng đất
trồng tương đối bằng phẳng và khá thoáng gió. Diện tích 1ha, trồng năm 1997 và
1998. Cây mang trồng từ hom giâm.
* Lập địa 3: Rừng cây bụi và cây nhỡ lá rộng, chặt trống, đào hố trồng, nên tàn
che khá cao. Đất nâu vàng trên phiến thạch, khá nhiều sét ở trên cao, nhưng tơi
xốp và giàu mùn ở chân đồi, độ thoáng gió vừa phải, dưới chân đồi có khe suối
cạn, đá lộ thiên. Tóm lại, đây là vùng đất trồng tương đối giống với khu phân bố tự
nhiên. Diện tích 1,5ha, trồng năm 1997 và 1999. Cây mang trồng từ hom giâm.
* Lập địa 4:Đất ven rừng thông 15 tuổi và trồng xen cả trong lô thông 3 lá này,
nhưng trước đây đã được tỉa khá thưa và đã được tận dụng trồng cây thuốc, nên
đất khá tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đất nâu đỏ, độ dốc lớn, nhưng vùng đất trồng
tương đối bằng phẳng, thoáng gió và độ che bóng tốt. Diện tích 0,5 ha. Cây mang
trồng là cây hữu tính (trồng năm 1998) và cây hom (trồng năm 2000).
* Lập địa 5:Đất trồng trước kia đã được ủi thành băng rộng 2m. Đất nặng và cây
không có tàn che, tỷ lệ sống 50% và cây sinh trưởng kém. Diện tích 0,2ha, trồng
năm 1999. Cây mang trồng là cây hom.

5. Kết luận và đề nghị
* Kết luận
+ Sinh trưởng và đất trồng (lập địa)
- Mức sinh trưởng về chiều cao là thấp, nhất là các cây trồng từ hom cành ngang.
Do hiện tượng bảo lưu cục bộ, cây có xu hướng tăng số cành hơn là tăng chiều
cao. Do vậy, nếu xét về sinh khối thì cây phát triển không quá kém.
- Nếu cây phát triển chiều cao thì tăng số cành. Có cây có mức sinh trưởng chỉ có
3cm nhưng phát triển đến 15 cành, lại có cây có mức sinh trưởng đến 18cm nhưng
chỉ có 3 cành. Sự phát triển theo tỷ lệ nghịch này là phổ biến, nhất là đối với cây
từ cành giâm.
- Từ năm tuổi 2-3, cây mới phát triển mạnh. Nếu xét về chiều cao thì năm thứ hai
cây phát triển mạnh hơn hẳn về sinh khối nghĩa là cây phát triển mạnh về cành
nhánh.
- Trong các năm đầu, cây trồng trong bóng râm có tỷ lệ sống cao hơn và sinh
trưởng tốt hơn. Do râm hơn nên ở lập địa 3 có mức sinh trưởng 10,5cm, trong khi
ở lập địa 1 và 2 mức sinh trưởng chỉ có 4-5cm.
- Cây mang trồng càng lớn thì mức độ sinh trưởng càng cao về số cành và chiều
cao. Lập địa 4 cho thấy cây mang trồng có chiều cao lúc trồng là 13cm thì sinh
trưởng 4,6cm và mang 7 cành, trong khi đó cây mang trồng cao 48cm thì sinh
trưởng 17,6cm và mang đến 28 cành.
- Cây trồng ở các lập địa mà các thực bì được xử lý bằng cách phát băng (lập địa
1&3) hay rừng đã được tỉa thưa (lập địa 2&4) đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên, ở lập
địa 1 (thực bì toàn là cây bụi) vào mùa khô sẽ rất nóng, ít thoáng gió hơn các lập
địa khác, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây.
- Cây trồng ở các lập địa sét cao, tỷ lệ chết sẽ rất cao, sinh trưởng kém. Lập địa 3,
mặc dù có số đo sinh trưởng tốt, nhưng thực tế, đó là các cây trồng ở chỗ thấp hơn,
đất xốp và ẩm; còn các cây trồng nơi cao hơn, do sét nặng, nên khi gặp hạn thì hầu
như chết hết. Tương tự, ở lập địa 5, cây chết nhiều và sinh trưởng rất kém.
- Kiểm tra cây chết vào mùa khô, cho thấy chúng có bộ rễ ngoằn ngèo, phát triển
kém, không đâm sâu vào đất như những cây còn sống.

Tóm lại, trong gây trồng, thông đỏ phát triển tốt ở lập địa có cây lá rộng che bóng
tầng cao, đất thường xuyên ẩm, tơi xốp và có lớp thảm mục dày như ở lập địa 3.
Tuy nhiên, cần chú ý phát quang dần dần. ở lập địa 4 cũng khá tốt, đất ẩm, tơi xốp,
giàu mùn và thông thoáng. Tuy vậy, thông đỏ lại trồng xen trong rừng thông ba lá
- điều không thấy trong tự nhiên, nên cũng cần tiếp tục theo dõi để có kết luận
chính xác hơn.
+ Che bóng (xử lý thực bì)
Có thể che bóng cho cây con mới trồng bằng nhiều cách:
- Thực bì là cây bụi: Phát thành băng 1-1,5m, chừa 2 hàng 2 bên để che bóng,
hàng năm phát quang theo băng vào giữa mùa mưa cho đến khi tán cây vượt qua
tầng bụi.
- Thực bì là cây nhỡ: Cũng phát thành băng. Tuy nhiên, cần có kế hoạch tỉa cành
và đốn bỏ dần các cây gần thông đỏ, để thoả mãn tính ưa sáng ngày càng cao của
chúng.
- Trồng xen trong rừng thưa tán cao: Có thể chặt bỏ toàn bộ cây bụi và cây nhỡ chỉ
để lại nơi lỗ hổng có nắng chiếu trực tiếp.
- Trồng ngoài nắng không có tàn che tự nhiên và không được tưới nước: Cần che
túp ngay sau khi trồng, nếu được tưới nước thì không cần che túp.
Trong mọi trường hợp cần giữ cho vùng đất trồng được thông thoáng.
+ Cây giống:Tuổi cây từ 1,5-2 tuổi, cây khoẻ, cao từ 30cm trở lên và không mang
mầm bệnh, nhất thiết phải loại các cây không đảm bảo chất lượng. Thực tế cho
thấy cây hom từ chồi vượt tỏ ra hiệu quả hơn, nhất là trong trồng rừng thuần tuý.
Do vậy, cần có vườm hom cho chồi vượt để chủ động hơn trong sản xuất ở quy
mô lớn.
* Đề nghị
- Khu phân bố thông đỏ đang bị thu hẹp và mất dần, nên việc khoanh nuôi bảo vệ
là rất cần thiết. Chặt thấu quang để giải phóng chúng khỏi các cây bụi và dây leo
cũng như chặt bỏ thông ba lá mọc trong khu phân bố.
- Trồng bảo tồn nguồn gen cá thể vì hàm lượng taxoid giữa các cá thể rất khác
nhau.

- Tiếp tục chăm sóc rừng trồng để có kết luận về gây trồng chính xác và đầy đủ
hơn.
- Hạt thông đỏ rất khó nảy mầm và không phải năm nào cây cũng cho quả. Vì vậy,
xử lý bảo quản và nhân giống bằng hạt cũng cần quan tâm nghiên cứu.
- Xây dựng vườn giống chất lượng cao nhằm cung cấp hom đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật, nhất là khi cần sản xuất cây hom từ chồi vượt.
Tài liệu tham khảo
1. Lecomte H.,1950 – 1952. Flore Generale de L’lndochine. Paris
2. Mai Văn Trì, Nguyễn Quảng An, D.Guenard, F.Gueritte-Voegelein, 1995.
Thành phần hoá học cây thông đỏ Taxus chinensis. Tạp chí Hoá học, T.33, số 1,
57-58.
3. Nguyễn Đăng Khôi, Đoàn Duy Tràng, 1997. Thông đỏ Himalaya-nguồn nguyên
liệu quý để sản xuất thuốc chữa ung thư. Tạp chí Lâm nghiệp, 2-1997, 22-23.
4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Một số loài cây bị đe doạ ở Việt Nam. Nhà xuất
bản nông nghiệp, Hà Nội, 1999,148 trang.
Research on planting technique of Taxus wallichiana Zucc in Lam Dong.
Summary:Taxus wallichiana Zucc was early detected in the area between Da Lat -
Nha Trang. The distribution range of this species is gradually shrunk and the
demarcation of area of this species for its protection and natural regrowth is
necessary as besides the scientific signitiality. Through the survey and study of the
distribution range as well as the sivilcultural characteristics of this species the
group of authors who manage the research subject have carried out an
experimental planting in 3.5 ha at 5 different sites so that suitable measure for
forest planting could be drawn. Conclusions in tree growth, soil requirements,
vegetation treatment, planting stock are given together with some recommendation

×