BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LƯƠNG THỊ THƯƠNG
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP (THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ LOGISTICS) NĂM 2023
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Giáo viên hướng dẫn
: TS.Nguyễn Thế Vinh
Sinh viên thực hiện
: Lương Thị Thương
Mã sinh viên
: 7103106166
Khóa
: 10
Ngành
: Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành
: Thương mại quốc tế và Logistics
HÀ NỘI – NĂM 2023
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thế Vinh
Sinh viên thực hiện
: Lương Thị Thương
Mã sinh viên
: 7103106166
Khóa
: 10
Ngành
: Kinh tế quốc tế
Chuyên ngành
: Thương mại quốc tế và Logistics
HÀ NỘI - NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu của tác giả với sự giúp
đỡ trực tiếp của giáo viên hướng dẫn. Những khái niệm, số liệu từ các nguồn khác nhau
đều được trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Các số liệu thu thập và thống kê đều được đảm bảo
tính trung thực cá nhân.
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Thương
Lương Thị Thương
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được Khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể
các Q thầy, cơ Học viện Chính sách và Phát triển cùng các thầy cô khoa Kinh tế quốc
tế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình học tập trên giảng
đường.
Đặc biệt hơn, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS.Nguyễn Thế Vinh đã chỉ
bảo, hướng dẫn em hồn thiện bài Khóa luận một cách tốt nhất.
Với điều kiện thực tế và kiến thức cịn hạn chế nên bài Khóa luận của em cịn nhiều
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Q thầy
cơ để em có thể bổ sung và khắc phục nhược điểm, hồn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Kết cấu đề tài........................................................................................................ 3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
RAU QUẢ ................................................................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu ............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu ....................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu ............................................................................ 5
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu ....................................................................... 6
1.1.5. Một số lý thuyết về xuất khẩu ............................................................. 10
1.2. Tổng quan về xuất khẩu rau quả .................................................................. 12
1.2.1. Khái quát về mặt hàng rau quả .......................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm mặt hàng rau quả xuất khẩu............................................... 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả ................................. 15
iii
1.3. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của một số nước và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 17
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của Thái Lan ................................................. 17
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU....................................................................................... 21
2.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam ra thị trường
thế giới .................................................................................................................... 21
2.1.1. Tình hình sản xuất rau quả tại Việt Nam............................................ 21
2.1.2. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thế giới ...................... 25
2.2. Tổng quan thị trường nhập khẩu rau quả tại EU ....................................... 29
2.2.1. Khái quát chung về thị trường EU đối với mặt hàng rau quả ............ 29
2.2.2. Các quy định nhập khẩu của EU với mặt hàng rau quả .................... 35
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường EU ............................................................................................................... 39
2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan ...................................................................... 39
2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan .................................................................. 43
2.4. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2018 – 2022 .................................................................................................... 46
2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU .............................. 46
2.4.2. Các mặt hàng rau quả xuất khẩu ........................................................ 47
2.4.3.Thị trường xuất khẩu ........................................................................... 50
2.4.4. Hình thức xuất khẩu và phân phối rau quả xuất khẩu sang thị trường
EU .......................................................................................................................... 52
2.5. Đánh giá kết quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU .................... 53
2.5.1. Ưu điểm ............................................................................................... 53
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................... 53
Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM SANG EU ................................................................................... 57
iv
3.1. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu rau quả sang thị trường EU ......... 57
3.1.1. Mục tiêu xuất khẩu ngành rau quả Việt Nam ..................................... 57
3.1.2. Định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU ..................... 57
3.2. Cơ hội và thách thức xuất khẩu rau quả sang thị trường EU.................... 58
3.2.1. Cơ hội.................................................................................................. 58
3.2.2. Thách thức .......................................................................................... 64
3.3. Giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam
sang thị trường EU ................................................................................................ 65
3.3.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp ......................................................... 65
3.3.2. Kiến nghị với nhà nước....................................................................... 67
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 71
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
ASEAN
Association of South East Asian
Nations
BRC
British Retailer Consortium
Hiệp hội các Quốc gia Đơng
Nam Á
Tiêu chuẩn tồn cầu về an
tồn thực phẩm
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
EVFTA
European-Vietnam Free
Trade Agreemen
Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và 27 thành
viên nước EU
FAO
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HS
Harmonized Commodity
Description and Coding System
Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
hóa hàng hóa
ITC
International Trade Centre
Trung tâm thương mại quốc tế
MRL
Maximum Residue Level
Sanitary and Phytosanitary
SPS
TBT
VKFTA
WTO
WHO
Measures
Technical Barriers to Trade
Viet Nam – Korea Free Trade
Agreement
World Trade Organization
World Health Organization
vi
Hàm lượng tối đa thuốc bảo vệ
thực vật
Biện pháp vệ sinh dịch tễ
Hàng rào kỹ thuật thương mại
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Hàn Quốc
Tổ chức Thương mại
Thế giới
Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng rau củ giai đoạn 2018 – 2022 ............................... 21
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cây ăn quả giai đoạn 2018 – 2022 ....................... 22
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả quả Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn
2018-2022 .................................................................................................................. 27
Bảng 2.4: Thị trường cung cấp rau quả cho EU năm 2022 ....................................... 31
Bảng 2.5: Giá trị xuất khẩu một số rau quả tươi và sơ chế chính sang EU ............... 48
Bảng 2.6: Sản lượng xuất khẩu một số rau quả chế biến sang EU năm 2022 ........... 49
Bảng 2.7: Các chỉ dẫn địa lý với rau quả Việt Nam được bảo hộ đương nhiên ........ 50
theo EVFTA ............................................................................................................... 50
Bảng 2.8: Hạn ngạch đối với mặt hàng chuối của Việt Nam xuất khẩu sang EU ..... 60
Bảng 2.9: Hạn ngạch với mặt hàng tỏi, ngô, nấm của Việt Nam xuất khẩu sang EU
.................................................................................................................................... 61
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng một số quả chính của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 .......... 23
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 .......... 25
Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam ................................... 28
Hình 2.4: Nhập khẩu rau quả của EU giai đoạn 2018-2022 ...................................... 30
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2022
.................................................................................................................................... 46
Hình 2.6: Cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu sang EU .......................................... 47
Hình 2.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam tại EU năm 2022 ............ 51
vii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và phát triển
mạnh mẽ, các quốc gia đang hướng tới một thế giới có sự trao đổi, giao thương giữa các
nước. Để có thể đưa thế giới hướng tới một nền văn hóa trao đổi, giao thương mạnh mẽ
thì khơng thể thiếu hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một trong những hoạt động quan
trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, thu ngoại tệ, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về kinh tế, văn hóa, thương mại và
nhiều lĩnh vực khác.
EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam EU đạt 42,4 tỷ
USD, tăng 14,85% so với 8 tháng năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU
đạt 32 tỷ USD, tăng 24%; xuất siêu sang EU 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ
năm trước. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa
dạng hóa khi khơng chỉ các mặt hàng chủ lực đạt tốc độ tăng ấn tượng như: máy móc và
thiết bị, dệt may, giày dép,... mà kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản
cũng đang tăng ở mức rất cao, đáng kể như: cà phê, thủy sản, rau quả, hồ tiêu, gạo...
Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế về nơng nghiệp và tiềm năng về vị trí địa
lý, về đất đai, khí hậu, lao động và các điều kiện sinh thái khác cho phép nước ta phát
triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa ngành, đa canh với nhiều loại nông
sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Rau quả cũng là một mặt hàng được nhà nước quan
tâm đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Với lợi thế của mình, xuất khẩu rau quả đang là hướng đi tốt cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Cùng với đó, những ưu đãi cắt giảm thuế quan theo EVFTA cũng góp phần
đáng kể giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại EU.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu rau quả vào thị trường EU trong thời gian
tới và nhằm đẩy mạnh, duy trì kim ngạch xuất khẩu của rau quả trong những năm tiếp
theo cần phải có những biện pháp thúc đẩy. Bên cạnh đó việc xuất khẩu rau quả sang thị
trường EU vẫn còn những vấn đề tồn tại, thách thức về số lượng, chất lượng, cơ cấu mặt
hàng… Nhận thức đây là một vấn đề cần thiết, tác giả xin chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường EU” làm đề tài nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ các lý luận về xuất khẩu, dựa trên kết quả phân tích
thực trạng, cũng như kết quả và hạn chế của xuất khẩu rau quả trong giai đoạn 20182022. Từ đó, đề tài đã đề xuất những định hướng, kiến nghị và giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu rau quả vào thị trường EU để nâng cao, cải thiện chất lượng và số lượng xuất khẩu
của mặt hàng rau quả Việt Nam cũng như nâng cao vị thế của rau quả Việt Nam trên thị
trường EU trong những năm tới, đặc biệt là trong điều kiện các hiệp định thương mại tự
do giữa Việt Nam và EU được ký kết: Việt Nam-EU (EVFTA), Asean - EU.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
Thứ nhất, nhóm đề tài dựa trên cơ sở lý luận về khẩu rau quả Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam trong giai đoạn 20182022. Từ đó rút ra những nhận xét, phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của rau quả
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn 2018- 2022, cũng như những trở
ngại mà các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt.
Thứ ba, đề xuất các định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy cũng như
nâng cao giá trị cho rau quả Việt Nam tại thị trường EU giai đoạn 2025-2030 và nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường
EU.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bài nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu số liệu xuất khẩu
rau quả Việt Nam sang thị trường EU.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2018-2022 và định hướng
đến năm 2030.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu rau quả của
Việt Nam sang thị trường EU.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
2
Phương pháp thống kê và phương pháp đối chiếu – so sánh: nguồn số liệu được
thu thập từ các tài liệu xuất bản trong và ngồi nước; sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra
kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thập được,
cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá.
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Cơng cụ xử lý các thông tin, số
liệu thu thập thập được để phân tích, mơ tả.
Phương pháp xử lý: Sử dụng Word, Excel vẽ Hình, phân tích.
6. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
3 phần chính như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu rau quả.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường EU.
3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT
KHẨU RAU QUẢ
1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Quan điểm của Liên Hợp Quốc về xuất khẩu
Theo Liên Hợp Quốc cho rằng: “ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là việc hàng hóa
rời khỏi lãnh thổ thống kê của một quốc gia. Trong hệ thống thương mại chung, định
nghĩa về lãnh thổ thống kê của một quốc gia trùng khớp với lãnh thổ kinh tế của quốc
gia đó. Trong hệ thống thương mại đặc biệt, định nghĩa về lãnh thổ thống kê chỉ bao gồm
một phần cụ thể của lãnh thổ kinh tế, chủ yếu là phần trùng với khu vực lưu thơng tự do
cho hàng hóa. Khu vực lưu thông tự do là một phần của lãnh thổ kinh tế của một quốc
gia trong đó hàng hóa có thể được xử lý mà không bị hạn chế hải quan.”
Quan điểm của WTO về xuất khẩu
Theo định nghĩa của WTO cho rằng: “Xuất khẩu hàng hóa có nghĩa là việc vận
chuyển hoặc giao hàng hóa từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia hoặc lãnh thổ
nước ngoài theo quy định của pháp luật về hải quan.”
Quan điểm của Việt Nam về xuất khẩu
Theo Luật thương mại 2005 được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: "Xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật."
Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một
quốc gia với phần cịn lại của thế giới thơng qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế
của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một phần trong thương mại quốc tế, nó mang những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng tham gia trong hoạt động xuất khẩu có quy mơ vô cùng rộng
lớn: Khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngồi có thể là giữa các quốc
gia; các tổ chức với nhau; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa các cá nhân có
quốc tịch khác nhau cùng trao đổi; giao thương hàng hoá để cùng nhau đóng góp, thúc
đẩy hoạt động giao thương quốc tế của mỗi quốc gia.
4
Thứ hai, thị trường của hoạt động xuất khẩu thì vô cùng rộng và phức tạp: Thị
trường kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường trong nước.
Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt qua biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó cách xa
hơn, phức tạp hơn và có nhiều yếu tố ràng buộc hơn.
Thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán cho hoạt động xuất khẩu là các ngoại tệ mạnh,
có giá trị lớn trên thế giới. Do đồng tiền thanh toán là ngoại tệ nên kết quả của hoạt động
xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi của tỷ giá. Đồng tiền thanh toán này sẽ
được thảo thuận giữa các bên để có thể đưa ra phương án hợp lý nhất.
Thứ tư, phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau
chủ yếu thông qua 3 phương thức: chuyển tiền, nhờ thu và LC chủ yếu sử dụng thông
qua các ngân hàng, không sử dụng thanh tốn trực tiếp. Cơng cụ xuất hiện trong các hoạt
động kinh tế quốc tế thường là hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
Thứ năm, pháp luật áp dụng ở đây khơng chỉ có luật pháp của các bên liên quan mà
còn là những quy định, những điều luật, các hiệp định, cơng ước quốc tế.
1.1.3. Vai trị của xuất khẩu
a. Đối với nền kinh tế
Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mơ nền kinh tế thế giới. Cùng với
nhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia. Quốc gia sẽ
xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn để bán cho
quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các yếu kém tồn tại trong
nước như công nghệ - kỹ thuật, khoa học…
Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất và đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, việc dịch
chuyển cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát
triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu, và các nước cần đấy mạnh các hoạt động chuyển
dịch.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các
lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài
đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lớn như
Việt Nam.
Xuất khẩu cịn có đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề công ăn, việc
làm, nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động xuất khẩu, với nhiều công đoạn
5
khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập tương đối cao,
tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu cịn tạo nguồn vốn
để nhập khẩu hàng hố tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ
sở vì lợi ích các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với q trình phân cơng lao
động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối
ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu phát triển đất nước.
b. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Trong bối
cảnh thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu trở thành giải pháp giúp doanh
nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để cho các doanh nghiệp không
ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thơng qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình.
Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn định luồng tiền
thanh toán cho các nhà cung cấp. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa thị trường để tránh sự
phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
Quảng bá thương hiệu rộng rãi, đó khơng chỉ là thương hiệu riêng của doanh
nghiệp mà còn là một thương hiệu quốc gia xét trên thị trường quốc tế. Có càng nhiều
doanh nghiệp tạo tên tuổi thì sẽ tích tiểu thành đại, dần khẳng định được vị thế của quốc
gia đó. Ví dụ rõ nhất minh chứng điều này chính là nhắc đến Apple người ta nghĩ ngay
đến Mỹ, Samsung hay Hyundai là Hàn Quốc.
Cuối cùng, nhờ có hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc,
trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế
với chi phí và rủi ro thấp nhất.
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu
Ngày nay, hàng hóa lưu thơng trên tồn cầu là một hình thức hết sức phổ biến và
được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Trong q trình xuất nhập khẩu khơng tránh
được các sai sót, nhầm lẫn làm cho q trình xuất nhập ktẩu trở nên trục trặc, khó khăn.
Vì vậy, ngày nay đã hình thành 6 hình thức xuất khẩu phổ biến là:
a. Xuất khẩu trực tiếp
6
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà người bán và người mua trực tiếp hợp tác, ký
kết nên hợp đồng. Hàng hóa được xuất khẩu sẽ được bên bán toàn bộ thực hiện các thủ
tục hải quan, đứng tên, bán hàng,…
Người bán cần tham khảo, nghiên cứu, xem xét thị trường có đủ các yếu tố cần
thiết, thuận lợi trước khi thực hiện quy trình xuất khẩu để đạt được lợi nhuận mong muốn.
Đây là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện được quy trình xuất khẩu. Khi thực hiện quá
trình xuất khẩu cần đảm bảo yếu tố nguồn lực và cần có đủ khả năng quản lý để điều
hành quá trình xuất khẩu một cách trơn tru và thuận lợi nhất.
Ưu điểm: Do xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp tự mình thâm nhập vào thị trường
nên sẽ có sự am hiểu diễn biến của thị trường, biết thị trường biến động như thế nào, xu
hướng của người tiêu dùng cần gì, muốn gì. Khi có bất cứ sự thay đổi thị hiếu thì doanh
nghiệp sẽ cải biến, đưa ra từng phương án phù hợp để phát triển kinh doanh hiệu quả.
Nhược điểm: Kinh doanh quốc tế nên việc xảy ra sai xót, rủi ro do khoảng cách của
về mặt ngơn ngữ, văn hóa, truyền thơng… của người bán và người mua là việc không
thể tránh khỏi. Những sai sót, rủi ro đó có thể là do người bán chưa hiểu hết về sản phẩm,
con người hay phong tục tập quán của họ. Trong xuất khẩu trực tiếp nếu người bán chưa
có sự hiểu biết về thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng, có thể trong nước với
chiến lược mặt hàng đang kinh doanh là thuận lợi nhưng khi ở nước ngồi việc kinh
doanh đó khơng được sn sẻ thì đó cũng là một hạn chế của xuất khẩu trực tiếp.
Chi phí vận chuyển hay rất nhiều các chi phí đi kèm thì cũng là một vấn đề quan
trọng của xuất khẩu trực tiếp. Do đó một đơn hàng được thực hiện khi số lượng hàng hóa
là rất lớn. Khơng những thế kiến thức kinh doanh cũng là mộttrong những mặc hạn chế
của việc kinh doanh ở nước ngoài.
b. Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà có một bên thứ ba đứng ra đảm bảo,
nhận thực hiện tất cả các thủ tục cho người bán. Bên xuất khẩu sẽ thanh toán cho bên
được ủy thác theo hợp đồng và các điều lệ do bên nhận ủy thác nêu ra.
Thông thường doanh nghiệp lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp là do doanh
nghiệp chưa có đầy đủ các tin tức của thị trường, cịn có nhiều trở ngại về mặt con người,
phong tục, tập quán cũng như thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
việc tiếp xúc với thị trường cịn q ít, thâm nhập thị trường lần đầu và quy mô còn quá
nhỏ để xuất khẩu trực tiếp.
7
Ưu điểm: Xuất khẩu gián tiếp giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường và
tìm nguồn đầu ta cho sản phẩm của mình. Cơng ty ủy thác khơng phải bỏ vốn kinh doanh,
tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng
cho xuất khẩu.
Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp xuất khẩu theo hình thức này thường thấp do phải chia sẻ lợi nhuận với bên thứ
ba. Đồng thời mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu bị hạn chế.
c. Gia cơng quốc tế
Gia cơng quốc tế là hình thức bên đặt hàng sẽ gửi nguyên vật liệu sang các nước
gia cơng và họ sẽ có nhiệm vụ gia cơng hàng hóa theo hợp đồng, đồng thời sẽ xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngồi theo u cầu của bên đặt hàng.
Các quốc gia thực hiện gia công hàng xuất khẩu thường là các thị trường tiêu thụ
có sẵn khơng phải mất thêm phí xuất khẩu cũng như là quốc gia có nguồn lao động dồi
dào, giá nhân cơng rẻ và công nghệ phát triển.
Ưu điểm: Giúp cho đất nước gia công giải quyết được vấn đề việc làm, thất nghiệp,
giúp tăng thu nhập quốc gia. Trong nước có nhiều diều kiện được thúc đẩy phát triển về
cơ sở sản xuất, cải thiện được nhiều khó khăn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản
xuất hàng hóa xuất khẩu, ở các nhóm ngành cơ khí đặc biệt là cơng nghiệp nhẹ.
Nhược điểm: hình thức này có hạn chế là các nước nhận gia công bị phụ thuộc vào
nước đặt gia công về số lượng, chủng loại hàng hóa gia cơng, đồng thời cũng bị o ép về
phí gia cơng.
d. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do
những ưu việt của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hố khơng
cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được.
Với hình thức xuất khẩu tại chỗ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển cho nhà sản xuất
và nhập khẩu. Không những thế hàng hóa cịn được đảm bảo an tồn, ít tình trạng đỗ vỡ,
hay hư hỏng do quá trình vận chuyển lâu dài, thời gian vận chuyển được rút ngắn.
e. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hố, trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng
giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu
8
không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hố khác có giá
trị tương đương.
Ưu điểm: Không bị ảnh hưởng của tỷ giá tiền tệ vì đây là sự trao đổi hàng hóa có
giá trị tương đương. Giá trị của tiền tệ khi thay đổi có ảnh hưởng rất lớn đối với lợinhuận
của các doanh nghiệp nên đây là một trong những ưu điểm của bn bán đối lưu. Bên
cạnh đó doanh nghiệp cũng sẽ được tiết kiệm một khoảng chi phí về các giao dịch qua
ngân hàng cũng như chi phí thanh tốn do hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền
mặt.
Nhược điểm: Hình thức mua bán đối lưu địi hỏi các các nguyên tắc phải cân bằng
làm cho phạm vi trao đổi mọi loại hàng hóa bị hạn chế. Hình thức cân bằng và định giá
hàng của đối tác dễ gây ra mâu thuẫn như sự nhượng bộ, áp đặt. Mua bán đối lưu phải
công bằng tuyệt đối, điều này rất khó xảy ra nên các bên thường chấp nhận ở mức độ
tương đối. Bởi thế hình thức này khơng phát triển mạnh ở các nước khuyến khích phát
triển nền kinh tế thị trường.
f. Tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hố được đưa từ nước ngồi hoặc từ các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm
thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không
qua cửa khẩu Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục
xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hố tại các cảng
Việt Nam, khơng làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam.
9
1.1.5. Một số lý thuyết về xuất khẩu
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Theo Adam Smith “Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch
vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”. Ơng là người đầu tiên phát hiện lợi ích của thương
mại quốc tế thu được do phân công lao động mang lại.
Theo A.Smith, nếu quốc gia chun mơn hóa vào những ngành sản xuất mà họ có
lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn các nước
khác. Nhờ đó, các nước có thể gia tăng hiệu quả do: người lao động sẽ lành nghề hơn do
lặp lại cùng một thao tác nhiều lần; người lao động không mất thời gian chuyển từ việc
sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác; người lao động dễ nảy sinh ra các sáng kiến,
đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn.
Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất
ra, sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế
tuyệt đối so với nước kia trong việc sản xuất hàng hóa A khi cùng một nguồn lực có thể
sản xuất được nhiều sản phẩm A ở nước thứ nhất lớn hơn nước thứ 2.
Tuy nhiên, A.Smith cũng chưa giải thích được lý do tại sao trong thương mại quốc
tế trong số nhiều quốc gia tham gia thì khơng phải quốc gia nào cũng có lợi thế tuyệt đối
về các nguồn lực tự nhiên (nhiều quốc gia không có tài ngun thiên nhiên hoặc có ít mà
vẫn giàu có, nhiều nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú vẫn được xếp vào nước
nghèo, chậm phát triển,...).
Lý thuyết lợi thế so sánh
David Ricardo dựa trên nền tảng của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, cho
rằng lợi ích thương mại vẫn diễn ra ở những nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản
phẩm vì các nước này cần phải hy sinh sản lượng kém hiệu quả để sản xuất ra sản lượng
có hiệu quả hơn. Hay nói cách khác những lợi ích do chun mơn hóa và ngoại thương
mang lại phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối.
Trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, A.Smith và Ricardo mơ tả sản
lượng có thể gia tăng như thế nào nếu hai nước chun mơn hóa sản xuất về các sản
phẩm mà họ có lợi thế. Theo nhà kinh tế học A.Smith, ông cho rằng nước xuất khẩu là
nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một hàng hóa nhất định. Vì sự khác biệt
trong lợi thế tuyệt đối của từng nước, nên với điều kiện thương mại tự do, mỗi nước sẽ
đi sâu chuyên mơn hóa từng mặt hàng mà nó có lợi thế so với nước khác. Như vậy, nguồn
lực sẽ được tập trung sản xuất sản phẩm chun mơn hóa đó một cách hiệu quả hơn. Tuy
10
nhiên, nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các sản phẩm mà trên
thế giới vẫn xảy ra trong thương mại quốc tế thì lý thuyết tuyệt đối chưa giải thích được.
Để giải thích vấn đề này trong tác phẩm “ Những nguyên lý của kinh tế chính trị, 1817”.
D.Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh. Theo lý thuyết này, cơ chế xuất hiện lợi
ích trong thương mại quốc tế là:
-Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân cơng lao động quốc tế, bởi vì ngoại
thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước: do chỉ chun mơn hóa vào
sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hóa của mình để đổi lấy nhập
khẩu từ nước khác.
-Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham
gia vào phân cơng lao động quốc tế, bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng và kém lọi thế so sánh về một số mặt hàng. Nhờ đó giữa các quốc gia
có trao đổi, xuất khẩu hàng hóa với nhau, cơ sở của trao đổi thương mại quốc tế ở đây
chính là chi phí cơ hội.
Như vậy, lý thuyết này được xác định dựa trên chi phí cơ hội hay chi phí tương đối,
các nước có thể tăng lợi ích từ thương mại quốc tế nhờ sự hợp tác và trao đổi sản phẩm.
Lý thuyết Eli Heckscher và Bertil Ohlin
Vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển và Eli Heckscher và
Bertil Ohlin đã phát triển mô hình lý thuyết của D.Ricardo và đưa ra mơ hình lý thuyết
của mình (lý thuyết H-O). Theo đó, những khác biệt về chi phí cơ hội giữa nước nằm
dưới hình thức lợi thế so sánh. Những lợi thế này phát sinh do sư khác nhau về lợi thế tự
nhiên giữa các quốc gia, và các nước có những điều kiện và nhân tố lợi thế trong sản
xuất những loại hàng hóa nhờ sử dụng những yếu tố sản xuất dồi dào mà nước đó được
ưu đãi.
Lý thuyết H-O hay lý thuyết về tài nguyên thiên nhiên trong thương mại quốc tế,
những nước giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ là nước xuất khẩu chúng trên thế giới. Những
nước có nguồn nhân công lớn và tương đối rẻ sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu
những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều lao động. Từ đó các quốc gia có xuất khẩu, trao
đổi hàng hóa với nhau.
Ngồi ra, trong điều kiện thương mại hiện đại, xuất hiện một số lý thuyết thương
mại mới, như lý thuyết yếu tố chuyên biệt, nghĩa là sử dụng một nguồn lực cụ thể cho
sản xuất một sản phẩm cụ thể, lý thuyết lợi thế cạnh tranh, lý thuyết chu kỳ sống của sản
11
phẩm. Dựa vào đó ta có thể thấy được bình diện mới của thương mại quốc tế và xuất
khẩu hiện nay.
Trong điều kiện kinh tế hiện đại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu nói
chung, xuất khẩu hàng hóa nói riền vừa là một tất yếu, vừa là đòi hỏi và là điều kiện phát
triển của mỗi quốc gia, đặc biệt với các nước kém và đang phát triển.
1.2. Tổng quan về xuất khẩu rau quả
1.2.1. Khái quát về mặt hàng rau quả
Các quốc có những khái niệm, định nghĩa khác nhau về rau quả, vì vậy hiện nay
chưa có một khái niệm cụ thể nào về nhóm mặt hàng này.
Hiểu đơn giản, nhóm hàng rau quả có thể hiểu là tồn bộ danh mục sản phẩm bao
gồm rau, củ, quả tươi, sơ chế và chế biến mà quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân trồng trọt,
sản xuất ra.
Hiện nay, nhóm hàng rau quả được phân loại theo hệ thống HS của WCO (Tổ chức
Hải quan quốc tế) gồm 3 nhóm:
- Nhóm rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được (HS 07) - hiểu đơn giản là rau
củ tươi và sơ chế.
- Nhóm trái cây tươi và các loại hạt ăn được (HS 08) - hiểu đơn giản là quả tươi và
sơ chế.
- Nhóm các sản phẩm chế biến từ rau, trái cây hoặc các bộ phận khác của cây trồng
(HS 20)- hiểu đơn giản là rau quả chế biến.
Vai trò
Rau quả là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân,
cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao
đổi hấp thu các chất dinh dưỡng. Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau
muống… chứa nhiều vitamin C, K, folat; các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại
rau quả màu sắc như rau giền, rau cải tím, cà chua, bơng cải, ớt chuông quả đu đủ… giàu
vitamin C, beta-carotene và các flavonoids - được chứng minh là có vai trị mạnh mẽ
trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.
Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và
giảm cholesterol.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mức khuyến nghị tối
thiểu về tiêu thụ rau quả là 400g/người/ngày (không bao gồm khoai tây và các loại củ
12
giàu tinh bột khác) để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu
đường và béo phì, cũng như ngăn ngừa và giảm bớt thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển. WHO cũng nhấn mạnh rằng 400g rau quả/ngày
là mức khuyến nghị tối thiểu, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tùy thuộc vào đặc điểm
tự nhiên, tập quán ăn uống của người dân để xây dựng các mức khuyến nghị riêng, tuy
nhiên không được dưới mức 400g/người/ngày.
1.2.2. Đặc điểm mặt hàng rau quả xuất khẩu
Rau quả Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, mặt hàng rau quả có thể chia ra các
nhóm: rau quả tươi, khô và rau quả chế biến. Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam
có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, các mặt hàng rau quả chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên như
các điều kiện về đát đai, thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước,...Những nhân tố này
tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng và ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng rau quả cho xuất khẩu. Nếu
điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và
ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lượng đều giảm.
Ví dụ như cây bơng cải (súp lơ), khi được trồng ở vùng đất trong nhiệt độ từ 15 18 độ C, cây sẽ phát triển rất tốt. Còn nếu trong môi trường từ 25 độ C trở lên, cây sinh
trưởng rất kém, mau già, cho hoa bé và dễ nở.
Thứ hai, là mang tính thời vụ: Việc sản xuất, thu hoạch thường được tiến hành theo
mùa vụ rõ ràng cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều
kiện thời tiết, khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc của con người
cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, do đó chất lượng, giá cả có sự biến
động nhất định với từng loại rau quả theo mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lượng đồng đều,
số lượng lớn, đa dạng phong phú vèe chủng loại giá cả vì thế mà cũng sẽ rẻ hơn, Nếu
trái vụ hoặc thời tiết khơng thuận lợi thì hàng rau quả khan hiếm về chủng loại đồng
thời chất lượng không đồng đều, giá sẽ cao hơn.
Thứ ba là mang tính phân tán và tính địa phương: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp
với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác
nhau như cây chè thường phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh miền núi
phía Bắc. Trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với môi trường đất đỏ bazan của các tỉnh
Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng,... Mặt khác, hàng rau quả phân tán ở vùng nông
thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các
13
khu công nghiệp tập trung. Phương thức lưu thông hàng rau quả là phân tán - tập trung,
nông thôn - thành thị vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua phương thức thu mua chế biến
và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
Thứ tư, sản xuất và xuất khẩu nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm. Phần lớn các nông sản là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết
yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu nông sản rất khác nhau. Mỗi
quốc gia nhập khẩu nơng sản có những rào cản riêng về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình
chế biến, tiêu chuẩn vệ sinh, yếu tố mơi trường, thậm chí cả tiêu chuẩn về lao động sử
dụng trong sản xuất và chế biến. Các tiêu chuẩn này ngày càng trở nên chặt chẽ, khắt
khe hơn và trở thành vũ khí sắc bén của các quốc gia để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp
nội địa trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay. Điều này khiến cho danh mục các mặt
hàng cấm nhập khẩu vào các nước càng dài ra. Những sản phẩm sạch là những sản phẩm
đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe cho người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái,
là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích vì mục đích bảo vệ sức khỏe.
Thứ năm, giá cả hàng nông sản xuất khẩu không ổn định. Giá cả của hàng hóa xuất
khẩu là một yếu tố cạnh tranh quan trọng. Muốn giảm giá cho sản phẩm xuất khẩu để
thu hút người tiêu dùng thì phải hạ giá thành sản xuất, như vậy, ngoài việc đầu tư đổi
mới công nghệ, nâng cao năng suất để giảm giá thành còn phải tiến hành nhiều biện pháp
khác nhằm giảm các chi phí đầu vào trong cấu thành giá của sản phẩm.
Ở Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có chi phí rất cao, khiến cho giá
thành sản phẩm thường cao hơn các nước trong khu vực. Các chi phí cơ sở hạ tầng, bưu
chính viễn thơng, điện nước, phí vận chuyển đều cao hơn so với các nước khác: cước
phí vận chuyển container của Việt Nam cao gấp 3 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so
với Malayxia, gấp 2 lần so với Indonexia. Trong khi đó, giá nơng sản thường gặp phải
sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Một đặc điểm chính của thị trường nông
sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu của Việt Nam là tính biến động cao của
giá cả.
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, giá nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn
vào các yếu tố kinh tế vĩ mơ như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ
giá, các chính sách thương mại quốc tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho tất cả
các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mơ và điều này sẽ làm cho
giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường.
14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả
Dựa trên thực tế xuất khẩu hàng hóa nói chung và rau quả nói riêng, tác giả xác
định hai nhóm nhân tố có ảnh hưởng, tác động chủ yếu đến xuất khẩu mặt hàng rau quả
bao gồm: Các yếu tố xuất phát từ nước xuất khẩu và các yếu tố xuất phát từ nhóm nhập
khẩu.
a. Các nhân tố chủ quan
Nhóm tác nhân này sẽ thể hiện năng lực tận dụng, khai thác nguồn lực sẵn có, tiềm
năng hay các lợi thế trong sản xuất, chế biến,… của nước xuất khẩu nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh, nâng tầm vị thế của sản phẩm và tối đa hóa giá trị cung ứng xuất khẩu
rau quả trên thị trường nước nhập khẩu. Các yếu tố bao gồm:
Điều kiện tự nhiên
Khi hậu là điều kiện quyết định khả năng được mùa hay mất mùa của hoạt động
xuất khẩu rau quả. Đây chính là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản
phẩm.
Đất đai cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng rau quả.
Mỗi vùng đất với sự kết hợp của khí hậu sẽ giúp tạo ra những mặt hàng rau quả đặc trưng
theo vùng miền, là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm khi xuất
khẩu sang quốc gia khác. Ví dụ: vải Thanh Hà, bưởi Năm Roi,…
Vị trí địa lý và địa hình ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề vận chuyển rau quả, đặc
biệt là đối với nhóm hàng rau quả tươi, dễ dàng bị hư hỏng hay dập nát nếu khơng được
vận chuyển, đóng gói cẩn thận. Do vậy, sản phẩm tươi khi xuất khẩu sẽ dễ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các vấn đề dần được giải quyết hiệu quả và triệt để
hơn.
Lực lượng lao động trong ngành
Cơ cấu nhân lực tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay thương
mại- dịch vụ.
Chất lượng nguồn nhân lực cao hay thấp, có đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật,
công nghệ hay không, đã qua đào tạo chuyên sâu hay tay nghề phổ thông.
Diện tích và sản lượng sản xuất
15
Diện tích trồng trọt, sản xuất có đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường
nước nhập khẩu hay không. Trong trường hợp chưa thể đáp ứng sẽ đặt ra yêu cầu các
nhà sản xuất cần gia tăng diện tích trồng trọt, sản xuất phù hợp hơn.
Sản lượng sản xuất của nước xuất khẩu cần phải đảm bảo đáp ứng đủ theo nhu cầu
tiêu dùng tại nước nhập khẩu.
Chính sách xúc tiến phát triển xuất khẩu
Chính sách lãi suất: Các ngân hàng điều chỉnh linh hoạt các chính sách về lãi suất
sẽ tạo điều kiện tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước dễ dàng tiếp cận và
mạnh dạn vay vốn đảm bảo phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, nâng
cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường nước nhập khẩu.
Chính sách tỷ giá hối đối: Trong ngắn hạn và trung hạn, một chính sách tỷ giá linh
hoạt, phù hợp với cung cầu sẽ không gây biến động lớn cho nền kinh tế mà cịn góp phần
khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, chính sách phù hợp sẽ khơng đặt vấn đề kích thích
xuất khẩu bằng các hình thức như bán phá giá, trợ cấp chính phủ,…Nước nhập khẩu chỉ
nên dừng lại ở chính sách tỷ giá đảm bảo khơng gây cản trở hay bóp chết xuất khẩu.
Chính sách xúc tiến thương mại: Chính sách này bao gồm các hoạt động như quảng
cáo, marketing, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, hội chợ và triển lãm thương mại nhằm
thúc đẩy tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường cho hàng hóa trong mua bán, bao gồm cả
hoạt động xuất khẩu.
b. Các nhân tố khách quan
Tình hình tự sản xuất và cung ứng của nước nhập khẩu
Một quốc gia khi có khả năng tự sản xuất và cung ứng trong thị trường nội địa cho
người tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu sẽ thấp hơn và ngược lại khả năng tự sản xuất và
cung ứng cho thị trường nội địa thấp thì nhu cầu nhập khẩu sẽ cao.
Nước nhập khẩu sẽ tăng nhu cầu đối với những sản phẩm rau quả mà họ không có
khả năng tự sản xuất hay trồng trọt do tác động về khí hậu, thổ nhưỡng,… khơng phù
hợp để phát triển.
Mức tăng nhu cầu về số lượng ( khối lượng, giá trị tiêu thụ)
Xu hướng của người tiêu dùng tác động trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ,
hiện nay, xu hướng tiêu thụ trên thế giới đang gia tăng đối với sản phẩm rau quả tươi và
trái mùa sẽ là động lực để những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm đó gia tăng
sản xuất và xuất khẩu.
16