Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu khoa học " Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 40 năm xây dựng và trưởng thành (19612001) " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.34 KB, 24 trang )

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 40 năm xây dựng và trưởng thành (19612001)
Đỗ Đình Sâm
PhầnI.40 năm xây dựng và trưởng thành Viện KHLN Việt Nam

1. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Namvới 35 năm xây dựng và trưởng thành
(1961-1996)
Ngày 29/9/1961Viện Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định của Chính phủ.
Trong những ngày mới thành lập Viện đã tập hợp được một số cán bộ chủ chốt
nguyên là những cán bộ lâm nghiệp được đào tạo trong thời kỳ trước cách mạng đi
tham gia kháng chiến chống Pháp trở về cùng với lớp kỹ sư trẻ mới ra trường được
đào tạo dưới chế độ mới .
Ra đời chưa được bao lâu, cùng với cả nước cán bộ công nhân viên của Viện phải
đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Toàn Viện phải đi sơ
tán, cách xa thủ đô hàng trăm km dựng lán làm nhà tiếp tục cơng tác nghiên cứu
khoa học. Góp phần chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ của
Viện đã vào Nam chiến đấu có đồng chí đã vĩnh viễn yên nghỉ tại núi rừng phía
Nam. Chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt (1967-1971) nhưng hoạt động nghiên
cứu vẫn sôi nổi, đều đặn nhằm phục vụ trước mắt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ
và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Năm 1971, khối nghiên cứu công nghiệp rừng được tách ra để thành lập Cơng ty
thiết kế cơng trình cơng nghiệp nhằm tăng cường cán bộ nghiên cứu trực tiếp phục
vụ sản xuất chi viện tiền tuyến và tới năm 1974 thành lập Viện Công nghiệp rừng.
Đến năm 1982, Viện kinh tế lâm nghiệp cũng được ra đời để nghiên cứu phục vụ


cho quản lý kinh tế của ngành. Từ đó hệ thống nghiên cứu của ngành bao gồm 3
Viện: Viện Lâm nghiệp, Viện Công nghiệp rừng, Viện Kinh tế lâm nghiệp cùng
với 2 Phân viện Đặc sản rừng và Công cụ cơ giới trồng rừng.
Thực hiện việc đổi mới tháng 8/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
quyết định hợp nhất 3 Viện thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Mặc dù
trong hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hồ bình, một Viện hay ba Viện thì các cán


bộ nghiên cứu của chúng ta cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo quyết định của Chính phủ chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Viện là:
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về các lĩnh vực lâm sinh, công nghiệp rừng và
kinh tế lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lý của ngành.
- Tham gia tiến hành các chương trình khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội của
ngành, đề xuất các cơ chế quản lý kinh tế, các chế độ chính sách về kinh tế kỹ
thuật.
- Đào tạo cán bộ trên đại học cũng như góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ
khoa học kỹ thuật của ngành.
- Thực thi các chương trình hợp tác đã được ký kết, ngồi ra Viện cịn tham gia
các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tư vấn cho sản xuất thông qua các hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
Trong những năm 1991-1995 nhiệm vụ trọng tâm của ngành được xác định là:
Phải bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao độ che phủ bằng
biện pháp khoanh nuôi và từng bước phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Để thực
hiện được nhiệm vụ trên Ngành Lâm nghiệp đã chuyển hoạt động từ lâm nghiệp
Nhà nước (lấy quốc doanh làm chủ đạo) sang lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng
đồng khuyến khích người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp và bảo vệ rừng. Nhằm


phục vụ thiết thực yêu cầu của ngành và kế hoạch Nhà nước, công tác nghiên cứu
của Viện thực hiện theo các chương trình trọng tâm cấp Nhà nước, cấp Ngành
cũng như các vấn đề bức xúc của sản xuất đặt ra.
Trong giai đoạn 1986-1990, Viện đã thực hiện 41 đề tài trong 4 chương trình cấp
Nhà nước (04A, 16B, 02C và bảo tồn gen) và 4 chương trình cấp Ngành (Đổi mới
quản lý kinh tế lâm nghiệp, điều chế rừng, sử dụng tài nguyên rừng và đặc sản
rừng) cũng như đã tham gia vào chương trình Tây Nguyên II.
Giai đoạn 1991-1995, các chương trình cấp Nhà nước địi hỏi đồng bộ hơn, việc tổ
chức thực hiện đòi hỏi phải tập hợp liên ngành. Viện được giao chủ trì Chương
trình KN03 “Khôi phục rừng và phát triển Lâm nghiệp” là một trong số 30 chương

trình tiến bộ khoa học cơng nghệ có trọng điểm do Nhà nước quản lý. Viện đã
thực hiện 10 đề tài trong số 14 đề tài của chương trình, 4 đề tài cịn lại do các Viện
khác phối hợp thực hiện. Ngồi ra Viện cịn tham gia các đề tài thuộc chương trình
KC07, KT12, bảo tồn gen, 15 đề tài cấp Ngành và đặc biệt là việc chuyển giao kỹ
thuật thông qua thực hiện các dự án phát triển miền núi do Bộ Khoa học Công
nghệ và Mơi trường chủ trì các dự án khuyến lâm và các dự án sản xuất thử.
Đội ngũ cán bộ và cơng tác đào tạo là một nhân tố có tính quyết định những thành
tựu đạt được trong 35 năm qua. Trải qua nhiều thế hệ được đào tạo trong những
điều kiện khác nhau, các lớp đàn anh đào tạo từ trước cách mạng đi tham gia
kháng chiến trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trong nghiên cứu khoa học
như đ/c Trần Ngũ Phương, GS.TSKH.Đồng Sỹ Hiền, GS.TSKH. Thái Văn Trừng,
GS.TSKH. Nguyễn Văn Trương, PGS. Lâm Công Định, KS.Vương Tấn Nhị, KS.
Nguyễn Văn Viễn, KS. Phạm An, KS. Nguyễn Văn Cứ, KS. Lê Văn Chung, KS.
Nguyễn Sỹ Ngun. Nhiều đ/c đã có các cơng trình có giá trị tầm cỡ quốc tế được
công bố.


Lớp sau cách mạng được đào tạo ở trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ
cũng đã trưởng thành với các cơng trình khoa học và hướng dẫn nghiên cứu sinh
bảo vệ thành cơng Luận án phó tiến sỹ (nay là tiến sỹ). Có một số đ/c đã trở thành
cán bộ lãnh đạo của Ngành, nhiều đ/c đạt học vị tiến sỹ khoa học, có những đóng
góp đáng kể cho sự nghiệp khoa học của Ngành.
Song song với công tác nghiên cứu khoa học, từ năm 1982 Viện là cơ quan đầu
tiên trong ngành Lâm nghiệp được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng
Chính phủ, ký Quyết định số 333/CT giao cho Viện nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu
sinh theo 8 chuyên ngành chuyên sâu trong lâm nghiệp. Đối tượng đào tạo là các
cán bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành lâm nghiệp từ trung ương đến địa
phương trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả mở 9 khoá tuyển được 84 NCS, trong đó 44 NCS đã bảo vệ thành cơng
luận án để nhận bằng phó tiến sỹ, tính đến năm 1996 Viện đã có 15 cán bộ khoa

học đầu đàn được phong hàm giáo sư, phó giáo sư.
Cùng với đào tạo trong nước chúng ta đã gửi hàng trăm lượt cán bộ khoa học đi
tham quan đào tạo ở nước ngoài. Nhiều đồng chí đã bảo vệ thành cơng luận án tiến
sỹ-tiến sỹ khoa học ở Liên Xơ, Cộng hồ dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary...
trong phe xã hội chủ nghĩa trước đây.
Cơng tác đào tạo với nhiều hình thức phong phú đã góp phần quan trọng, thiết
thực nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu và quản lý của Viện cũng như
các cơ quan khác trong ngành, nâng cao uy tín của Viện, nâng cao trình độ cán bộ
ngang tầm với nhiều nước trong khu vực, phát huy vai trị vị trí một Viện đầu
ngành trong lâm nghiệp trước đây cũng như hiện nay.
Nghiên cứu về rừng không chỉ địi hỏi về thời gian mà cả khơng gian bởi lẽ đất
nước chúng ta trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều vùng sinh thái khác nhau, vì vậy
ngồi đội ngũ nghiên cứu cần phải có mạng lưới các Trung tâm tại một số vùng


điển hình trong nước. Sau khi thống nhất 3 Viện có 3 Trung tâm nghiên cứu
chuyên đề (cải thiện giống, sinh thái môi trường và lâm đặc sản), 12 Trung tâm
vùng và Phân viện, 2 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật lâm sinh và cơng nghiệp
rừng, một Xí nghiệp chế biến hạt điều. Các đơn vị này phân bố từ Cầu Hai (Phú
Thọ), Tây Bắc (Sơn La), Tây Nguyên (Gia Lai), Lâm Đồng, Đông Nam Bộ, Cà
Mau, thành phố Hồ Chí Minh với tổng số diện tích 5000 ha rừng thực nghiệm
được xây dựng thành các mơ hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và là
hiện trường thí nghiệm.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến các kết quả của Viện là công tác
hợp tác quốc tế. Những năm mới thành lập Viện chúng ta nhận được sự giúp đỡ
đào tạo cán bộ của một số nước xã hội chủ nghĩa. Từ những năm cuối thập kỷ 70
quan hệ quốc tế được mở ra, các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho Viện
không những thay đổi được thiết bị, phương tiện đi lại mà còn tạo điều kiện cho
hàng trăm lượt cán bộ đi nước ngoài như các dự án VIE/015-016, VIE/05,
VIE/027 do FAO và UNDP tài trợ và một số dây chuyền khai thác vận chuyển của

Liên Xô cũ được khảo nghiệm tại Tây Nguyên.
Cùng với chính sách mở cửa, mối quan hệ song phương với các tổ chức SAREC
(Thuỵ Điển), IDRC (Canada), ACCT (Pháp), CSIRO (Australia), JICA (Nhật) và
một số công ty như NIC, OJI (Nhật), tổ chức phi chính phủ OSB (Australia) đã
được thiết lập.
Chặng đường 35 năm hoạt động của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật về rừng
không phải là dài, nhưng thế hệ sau kế thừa và phát huy thế hệ trước Viện đã thu
được những kết quả từ các đề tài, dự án trở thành các tiến bộ kỹ thuật, các qui
trình qui phạm triển khai áp dụng vào sản xuất.
Sự nỗ lực đó thể hiện qua 449 cơng trình khoa học bao gồm các đề tài nghiên cứu,
các dự án trong nước và quốc tế chưa kể đến các cơng trình luận án của các nhà


khoa học đã bảo vệ thành công luận án của mình theo các trình độ phó tiến sỹ, tiến
sỹ trước đây ở các Hội đồng khoa học trong và ngoài nước. Chính vì sự nỗ lực đó
mà Đảng và Chính phủ đã tặng cho cán bộ công nhân viên của Viện:
- 458 Huân, Huy chương các loại.
- 372 Huy chương vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
- 32 Huy chương vì sự nghiệp khoa học và cơng nghệ và hàng chục bằng lao động
sáng tạo.
2. Bước phát triển của Viện trong 5 năm qua(1996-2001)
Trong 5 năm qua (1996-2001) kể từ khi kỷ niệm 35 năm thành lập Viện chúng ta
đã thừa kế những kết quả nghiên cứu trước kia và tiếp tục hoàn thiện bổ sung
những kết quả nghiên cứu mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và của
Ngành, đồng thời tăng cường xây dựng tiềm lực nghiên cứu của Viện.
Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện chúng ta hãy điểm lại những thành tựu chủ yếu đã
đạt được trong thời gian qua.
2.1. Những thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng như các Viện nghiên cứu khác trong

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia thực hiện các đề tài trong
chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, các đề tài độc lập cấp Nhà nước,
các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, các dự án sản xuất thử cấp ngành, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất theo yêu cầu của Bộ.
Trong giai đoạn 1996-2001 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực
hiện 4 đề tài và 1 nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước.


- Đề tài về cải thiện giống cây rừng trong chương trình khoa học cơng nghệ cấp
Nhà nước KC-08 (1996-2000).
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước về phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt và thâm canh
rừng trồng công nghiệp phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1997-2000).
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước về phục hồi rừng ngập mặn Mangrove và rừng
Tràm Melaleuca (2000-2002).
- Xác định nhanh các loài gỗ chủ yếu ở Việt Namtrong chương trình khoa học cơ
bản cấp Nhà nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về bảo tồn nguồn Gen cây rừng.
Ngồi ra, Viện cịn tham gia thực hiện trên 30 đề tài trọng điểm cấp Bộ và nhiệm
vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực lâm sinh, chế biến lâm sản, kinh tế lâm nghiệp.
Gắn với chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Viện cũng được giao thực hiện các
đề tài 661: Xác định các loài cây trồng cho rừng phòng hộ và đặc dụng trong toàn
quốc, xác định suất đầu tư phù hợp cho việc gây trồng rừng phòng hộ và đặc dụng,
xây dựng biểu thể tích cho một số lồi cây trồng rừng; các dự án 661 dựa trên các
kết quả nghiên cứu đã có và hồn thiện bổ sung thêm; gây trồng sở, hồi, rừng
thơng nhựa có sản lượng nhựa cao, rừng keo và bạch đàn cao sản với năng suất
30-40 m3/ ha/ năm, rừng trồng keo lá tràm (A. auriculiformis), keo lưỡi liềm (A.
crassicarpa), thử nghiệm trên diện rộng trong toàn quốc các dịng keo lai đã tuyển
chọn, khoanh ni tái sinh và làm giầu rừng lá rộng thường xanh.
Các dự án điều tra cơ bản đã được thực hiện: Đánh giá kinh tế xã hội vùng đệm,
đánh giá nhu cầu về giống cho trồng rừng và xác định các rừng giống tự nhiên và

gây trồng, đánh giá thực trạng nương rãy ở Tây Nguyên và kiến nghị giải pháp,
điều tra đánh giá thực trạng các vườn ươm và năng lực cung cấp cây giống phục


vụ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngồi ra, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Namcũng thực hiện dự án giống cây trồng và dự án bảo tồn nguồn gen.
2.1.1. Kết quả nghiên cứu về mặt lâm sinh
Những kết quả nổi bật là:
- Tiếp tục bổ sung và khẳng định những biện pháp phục hồi rừng tự nhiên nghèo
kiệt thông qua hàng loạt các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; xúc tiến tái sinh tự
nhiên, từng bước cải thiện tổ thành rừng hướng rừng phát triển theo các mục tiêu
kinh tế đa dạng với nhóm các lồi cây có giá trị kinh tế với tốc độ sinh trưởng
nhanh, làm giàu rừng bằng các biện pháp khác nhau đặc biệt bổ sung các loài kinh
tế theo các đám trống. Các biện pháp lâm sinh được hình thành trên cơ sở thực
nghiệm và nghiên cứu, có kiến thức và hiểu biết về sinh thái quần thể và sinh thái
cá thể loài. Mỗi biện pháp lâm sinh thực hiện còn dựa trên cơ sở phân loại các
trạng thái rừng nghèo, rừng kiệt sau khai thác.
- Xác định mối quan hệ giữa phân bố rừng ngập mặn và đặc điểm đất đai ở miền
Bắc, các mơ hình lâm ngư kết hợp trên thực tiễn làm cơ sở phục hồi phát triển hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở ngoài Bắc.
- Kết quả trồng rừng cây bản địa đặc biệt họ Sao, Dầu ở miền Nam, các đề tài thử
nghiệm trồng rừng cây họ Dầu như vên vên, dầu rái trong thời gian qua của Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thể khẳng định rằng: Bằng các biện pháp lâm
sinh phù hợp tạo lớp áo phủ ban đầu trên đất đồi trọc đã thoái hố (ví dụ sử dụng
keo lá tràm, đậu tràm...), các rừng trồng cây bản địa họ Dầu có thể thành công đã
mở ra triển vọng về khả năng phục hồi dần hệ sinh thái rừng lá rộng trên đất đồi
trọc bị thoái hoá.
- Các kết quả nghiên cứu về cải thiện giống đặc biệt lựa chọn các dòng ưu việt keo
lai, bạch đàn và bạch đàn lai cùng các biện pháp thâm canh, làm đất, bón phân có



thể tạo rừng trồng có năng suất cao, đạt tới 25-30m3/ ha/ năm hoặc hơn. Yếu tố
quyết định năng suất rừng trồng đó là việc chọn giống và cải thiện giống. Tuy
nhiên, rừng trồng với các nguồn giống được cải thiện chỉ đạt được năng suất cao
trong quá trình thâm canh khi lựa chọn những lập địa gây trồng thích hợp, thoả
mãn những điều kiện tối thiểu cho sự phát triển của rừng.
- Các nghiên cứu về khảo nghiệm loài, xuất xứ, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh gây trồng rừng, điều tra, đánh giá các mơ hình thực tiễn trong thời gian
qua đã cho phép thiết lập danh mục hàng trăm lồi cây có khả năng gây trồng ở
nước ta trong các vùng sinh thái khác nhau với các mục tiêu khác nhau: phòng hộ,
đặc dụng, sản xuất... Song song đó là các nghiên cứu về cải thiện giống, thâm canh
rừng trồng đã làm cơ sở cho ngành lựa chọn những loài cây chủ lực trồng rừng
kinh tế với mục tiêu năng suất cao (tối thiểu 18-20m3/ ha/ năm), chu kỳ kinh
doanh ngắn 6-10 năm và tạo nên các sản phẩm hàng hố có giá trị kinh tế, có thị
trường tiêu thụ. Đó là các nhóm lồi cây bạch đàn, keo, thông, tre trúc, tràm, xà
cừ, tếch... có thể trồng rừng tập trung và nhiều lồi cây trồng phân tán khác.
- Nghiên cứu về sâu bệnh rừng trồng (đặc biệt là đối với bạch đàn) và đang tiếp
tục nghiên cứu đối với rừng keo mangium, thông ba lá... đã chỉ ra tính khơng bền
vững của rừng thuần loài, tập trung; xuất hiện sâu bệnh nghiêm trọng sau 10-15
năm gây trồng. Đó là điều cần quan tâm trong cơng tác trồng rừng hướng tới tính
đa dạng sinh học với nhiều lồi, nhiều dịng và xuất xứ, xen kẽ nhau theo khối,
đồng thời cần hướng tới chọn lọc các cá thể kháng bệnh tốt để phát triển, nhân
giống.
- Các nghiên cứu tiếp tục về bảo tồn nguồn gen cây rừng đã phát hiện được nhiều
lồi q hiếm và đặc điểm phân bố của chúng, đặc biệt đánh giá mức độ đe doạ
theo các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện các biện pháp bảo tồn insitu và exsitu,
nhân giống một số lồi q, hiếm.


Đó có thể coi là những thành tựu nổi bật có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong

lĩnh vực lâm sinh và định hướng cho các nghiên cứu tiếp tục, lâu dài sau này.
Về những thành tích cụ thể trong lĩnh vực này có thể nêu lên những kết quả chủ
yếu sau:
- Cơng nhận giống quốc gia: 3 dịng keo lai ở miền Bắc; các giống tiến bộ kỹ
thuật: 4 dòng keo lai miền Nam, 12 xuất xứ bạch đàn, 10 xuất xứ keo vùng thấp, 4
xuất xứ keo vùng cao, 3 xuất xứ keo chịu hạn, 5 xuất xứ thông caribeae, 6 xuất xứ
tràm. Các kết quả nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ tràm trước kia và thực hiện
dự án do JICA tài trợ đã có tác dụng lớn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng
tràm cho nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và là một
trong những cây trồng chủ lực quan trọng của vùng.
- Đề nghị Bộ công nhận giống tiến bộ kỹ thuật cho 12 tổ hợp lai bạch đàn.
- Mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giâm hom keo lai, phổ biến
các xuất xứ keo lai, tràm úccó năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật trồng ba kích,
bếp lâm nghiệp cải tiến, kỹ thuật trồng dó trầm, kỹ thuật nhân giống tre tàu lấy
măng, kỹ thuật trồng luồng, tập huấn về nhân giống vơ tính, bảo tồn đa dạng sinh
học...
- Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, qui trình qui phạm về trồng luồng,
nhiều loài cây bản địa khác cho trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đặc sản
rừng như giổi xanh, phi lao, trám trắng, quế, trầm hương đặc biệt kỹ thuật tạo trầm
nhân tạo đã đạt được kết quả bước đầu khả quan.
- Xác định các khu rừng giống đủ tiêu chuẩn phục vụ cung cấp giống cho chương
trình 5 triệu ha (cùng phối hợp với Cơng ty giống cây trồng lâm nghiệp).


- Qui trình xác định các lập địa cho trồng rừng và khả năng thích hợp các lồi cây
trồng chủ yếu.
2.1.2. Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp rừng
Trong những năm 1996-2001 đáng chú ý là các nghiên cứu, hoạt động chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và cơ khí lâm nghiệp có
nhiều tiến triển do những địi hỏi cấp bách của thực tiễn sản xuất. Viện đã chuyển

giao các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu sau:
- Chế tạo máy băm dăm gỗ cỡ nhỏ, lưu động, máy ép, lò sấy phục vụ các cơ sở chế
biến qui mô nhỏ.
- Các kỹ thuật chích nhựa thơng 2 lá, cải tiến thiết bị chưng cất nhựa thông, thiết bị
nhỏ phục vụ chế biến tinh dầu quế.
- Xây dựng các vườn ươm công nghiệp phục vụ chương trình trồng mới 5 triệu ha
rừng.
- Kỹ thuật chống mối cho các cơng trình xây dựng, chuyển giao các thuốc bảo
quản cho sản xuất và Bộ đã công nhận 11 loại thuốc bảo quản gỗ.
2.1.3 Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế lâm nghiệp
- Đã xây dựng một số định mức cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng các loài cây
trồng chủ yếu.
- Cung cấp các tài liệu điều tra cơ bản về đặc điểm các vùng đệm các vườn quốc
gia chủ yếu làm cơ sở xác định qui mô vùng đệm và đề xuất các chính sách, giải
pháp kinh tế -kỹ thuật- xã hội phát triển vùng đệm.


- Cung cấp các tài liệu điều tra cơ bản về thực trạng nương rãy ở Tây Nguyên và
đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Bước đầu đánh giá kết quả chính sách giao đất giao rừng cho các hộ nông dân
miền núi.
Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong những
năm qua của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là cả quá trình thừa kế liên tục
và phát triển các nghiên cứu đi trước đã đóng góp một phần nhỏ cho sự nghiệp
phát triển Ngành Lâm nghiệp nhưng so với yêu cầu của thực tiễn sản xuất vẫn còn
một khoảng cách đáng kể địi hỏi Viện phải có định hướng tốt cho nghiên cứu
trong tương lai, đi tắt, đón đầu và kịp thời phục vụ sản xuất.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng hệ thống Trung tâm vùng, Trung tâm chuyên đề,
Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã là cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu
và sản xuất của Viện, nâng cao vị thế và vai trò của Viện trong nhiều vùng. Các

hoạt động khoa học của các Phòng nghiên cứu, các Trung tâm với nhiều dự án
quốc tế cũng góp phần rất lớn nâng cao vai trị của Viện trong chuyển giao kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
2.2. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu
2.2.1. Công tác đào tạo cán bộ:
Tổ chức và nguồn nhân lực của Viện được thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ do
yêu cầu của Ngành. Sau khi sáp nhập 3 Viện thành Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam lúc đầu số Phòng nghiên cứu khá nhiều (hơn 10 Phòng) và số biên chế
trong toàn Viện cũng khá lớn (hơn 700 người). Quá trình sắp xếp lại tổ chức và
một số cán bộ về hưu theo chế độ đến nay nguồn nhân lực của Viện giảm còn 480
người chưa kể số biên chế 2B mà Viện và các đơn vị tự trang trải, chia ra:


· Phân theo trình độ đào tạo:
- Trên đại học: 42 người
- Đại học: 230 người
- Trung cấp: 63 người
· Phân theo ngạch bâc:
- Nghiên cứu viên cao cấp: 01 người
- Nghiên cứu viên chính: 39 người
- Nghiên cứu viên: 160 người
Trong những năm 1996-1998 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có 30 tiến sỹ,
5 giáo sư, 4 phó giáo sư. Hiện số các nhà khoa học có học hàm giáo sư, phó giáo
sư và học vị tiến sỹ đã giảm đi do đến tuổi về hưu. Hiện nay, số tiến sỹ là 25 và
giáo sư là 1.
Trong thời gian qua việc đào tạo thạc sỹ đươc tăng cường mạnh. Số thạc sỹ hiện
nay có 17 người và đang theo học thạc sỹ là 21 người và tiến sỹ là 11 người .
Nhà nước đã có chủ trương xét phong học hàm từ năm 2001 là điều kiện thuận lợi
bổ sung các phó giáo sư, giáo sư kế cận cho Viện.
Trong năm tới thực hiện kế hoạch tinh giảm biên chế những vẫn phải tăng cường

công tác đào tạo sau đại học để đến 2005 sẽ có ít nhất 80 người có trình độ trên đại
học.
Giai đoạn 1996-2001 là thời kỳ đào tạo theo Luật giáo dục mới đào tạo tiến sỹ
chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997, tính đến nay mở 4 khoá, tuyển thêm 17 NCS


tốt nghiệp từ 1997 đến nay là 13 người, bao gồm 5 PTS và 8 TS, nâng tổng số
NCS tốt nghiệp lên 57 TS. Số nghiên cứu sinh đang học tập nghiên cứu là 32.
Công tác đào tạo sau đại học sau gần 20 năm đã lập được nhiều thành tựu to lớn có
tác động ảnh hưởng quan trọng góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp trên bình diện tồn quốc gia.
Đảm bảo chất lượng đào tạo được coi là phương châm quán triệt hàng đầu cho mọi
hoạt động đào tạo sau đại học của Viện. Nhờ đó các cán bộ có trình độ TS do Viện
đào tạo ra hầu hết đều là những cán bộ chủ chốt, cán bộ đầu đàn trên mọi vị trí
cơng tác.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nghiên cứu đã được Viện quan tâm kết
hợp với Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT 1 mở nhiều lớp Anh văn
nâng cao trình độ ngoại ngữ về chun mơn.
2.2.2. Tăng cường cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Nhiều Phòng nghiên cứu, Trung tâm trước đây của Viện được trang bị thiết bị của
các dự án do UNDP và FAO tài trợ đã xuống cấp, lạc hậu, cơ sở vật chất như trụ
sở, phương tiện đi lại, các hiện trường thí nghiệm đều thiếu thốn hoặc bố trí chưa
hợp lý.
Để khắc phục tình trạng trên,Viện đã xây dựng các dự án xây dựng nhỏ, sửa chữa
lớn, các dự án nâng cấp các phịng thí nghiệm đến các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản, dự án 327 mà sau này là dự án 5 triệu ha rừng tiến tới các dự án hợp tác quốc
tế.
Tổng kết 10 năm (từ 1991-2000) thì giai đoạn từ 1996-2000 đầu tư chung chiếm tỷ
lệ như sau:



- Dự án sửa chữa xây dựng nhỏ gồm 13 dự án với tổng số vốn là 5.131 triệu đồng
(giai đoạn 1996-2000 là 3.721 triệu đồng, tỷ lệ 73%).
- Dự án đầu tư xây dựng cơ bản gồm 12 dự án với tổng số vốn 15.410 triệu đồng
(giai đoạn 1996-2000 là 11.620 triệu, chiếm 75%).
- Dự án 327 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng có 12 dự án với tổng số vốn là
14.178 triệu (giai đoạn 1996-2000 là 10.879 triệu, chiếm 77%).
- Dự án nâng cấp các phịng thí nghiệm: Đang thực hiện cho 6 phịng thí nghiệm
với tổng số vốn 10.060 triệu đồng (giai đoạn 1996-2001 là 9.460 triệu, chiếm 94
%).
- Dự án tăng cường trang thiết bị nghiên cứu thực nghiệm cho Viện trong giai
đoạn 2000-2003 là 19.286 triệu. Năm 2000-2001 đã thực hiện 6.600 triệu.
Kế hoạch khoa học công nghệ năm 2001 được Bộ giao là 16.430 triệu so với năm
2000 là 13.262 triệu .
Cho đến nay Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những Phịng nghiên
cứu có trang thiết bị có khả năng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong nghiên
cứu mang lại kết quả cao như phịng thí nghiệm về giống cây rừng đã đưa kỹ thuật
nuôi cấy mô, lai giống nhân tạo và bước đầu sử dụng phương pháp phân tích
izozyme, phịng thí nghiệm sinh thái mơi trường rừng sử dụng kỹ thuật GIS vào
đánh giá môi trường, quy hoạch sử dụng đất và phân chia lập địa. Phịng thí
nghiệm bảo vệ thực vật rừng.
Các Trung tâm, Phân viện đã xây dựng được nhiều mơ hình nghiên cứu thực
nghiệm có giá trị về trồng rừng, khoanh ni xúc tiến tái sinh và phục hồi rừng,
chăm sóc, ni dưỡng và làm giàu rừng tự nhiên. Xây dựng được các vườn sưu tập
thực vật, khu bảo tồn gen.


Những hiện trường thí nghiệm này là những mơ hình trình diễn quan trọng để các
đơn vị khác có thể tham quan học tập kinh nghiệm cũng như để sinh viên thực tập
như ở Ba Vì, Cầu Hai, Đơng Nam Bộ, Kon Hà Nừng,... Những mơ hình phục hồi

rừng tự nhiên cây lá rộng đã có ở Cầu Hai và Kon Hà Nừng nay đã được nhân
rộng ở các Trung tâm như Lâm Đồng, Tây Bắc, Minh Hải và thậm chí ở Đại Lảinơi đất bị thối hố nghiêm trọng. Những mơ hình về rừng trồng cơng nghiệp đã
được phát triển mạnh ở Trung tâm Đông Nam Bộ, Trung tâm Bắc Trung Bộ và
bước đầu triển khai thử nghiệm ở Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới, Đơng Bắc
Bộ.
Mơ hình gây trồng cây đặc sản đã được Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản xây
dựng ở nhiều nơi như mơ hình trồng và tạo trầm ở Lâm trường Chúc A.
Bên cạnh những khu rừng thí nghiệm đó, các Trung tâm có hệ thống vườn ươm,
nhà giâm hom, cấy mô một mặt phục vụ nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật nhân
giống, mặt khác có thể kinh doanh giống cây trồng, tạo thêm nguồn phúc lợi cho
Trung tâm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Cơ sở hạ tầng và bộ mặt chung của Viện, Phân viện và các Trung tâm đã thay đổi
rõ nét khang trang hơn nhiều.
2.3. Hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn 1996-2001 đã và đang thực hiện 12 dự án, đề tài hợp tác quốc tế
với nhiều lĩnh vực được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Những dự án hợp tác có kết quả từ giai đoạn trước như dự án “Nghiên cứu cải
thiện giống cây rừng” với Thuỵ Điển và dự án “Phát triển kỹ thuật trồng rừng trên
đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long” với Nhật được tiếp tục đầu tư giai đoạn
2 hoặc 3 trong các năm gần đây.


Các dự án mới với nội dung bao hàm nhiều lĩnh vực như:
- Dự án lâm sản ngoài gỗ ( IUCN)
- Quản lý tài nguyên trong cộng đồng, phục hồi rừng đầu nguồn sau khai thác (các
tổ chức phi chính phủ Nhật bản: JVC, JOFCA, NGF, FORSPA)
- Phòng trừ sâu bệnh (ACIAR, Nhật Bản...)
- Bảo tồn gen (Hà Lan)
Hiện nay Viện đang xây dựng các dự án nghiên cứu với Australia, Đài Loan, Hàn
Quốc... Bước đầu đang xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về phần công nghiệp

chế biến.
Các dự án hợp tác quốc tế trong giai đoạn 1996-2001 đã hỗ trợ cho các Phòng
nghiên cứu và các Trung tâm tiếp cận với các phương pháp, thiết bị nghiên cứu
hiện đại như:
· Phân tích enzim để đánh giá tính đa dạng di truyền và theo dõi vật hậu của lát
hoa (dự án FST/96/05)
· Tăng thu nhận các bon của rừng trồng bằng giống được cải thiện và mô hình hố
sự thu nhận các bon của rừng trồng Việt Nam(dự án IGP).
· Các thiết bị trồng và các loại giống tràm có năng suất cao (dự án JICA).
· Tăng cường khả năng tổ chức trong sản xuất các nguồn gen giống cây rừng được
cải thiện ở Việt Namthông qua áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử .
Đặc biệt các dự án hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện đưa hàng trăm lượt cán bộ đi
khảo sát và thực tập ở nhiều nước cũng như đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn
nước ngoài đến Viện.


2.4. Công tác thông tin
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin trong nghiên cứu khoa học
và phổ biến các kết quả nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nên mặc dù
trong những năm gần đây Viện khơng được cấp kinh phí về cơng tác thơng tin,
Viện đã vận dụng kinh phí hoạt động bộ máy và hợp tác quốc tế để hỗ trợ:
Xây dựng các nguồn lực thông tin: Kho sách của Viện đã được bổ sung 244 bản, 6
loại tạp chí ngoại văn, 12 loại tiếng Việt đưa tổng số sách của Viện lên trên 20.000
cuốn. Cơ sở dữ liệu về nghiên cứu của Ngành Lâm nghiệp đã được xây dựng 1700
bản ghi và xây dựng thành đĩa CD Room, đã lắp đặt mạng Lan với 30 điểm nối để
phục vụ cho công tác điều hành chung của Viện cũng như trao đổi thơng tin gửi
các đơn vị được nhanh chóng.
Tạp chí Lâm nghiệp của Ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
giao cho Viện quản lý giúp đã được phát hành với nội dung và số lượng đúng hạn,
ngoài ra Viện cịn xuất bản Thơng tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp 6 số /năm để

đăng tải các kết quả nghiên cứu của Viện và bản tin điện tử chọn lọc trung bình 2
số/tháng.
Đã xuất bản và phát hành được 12 đầu sách về các kết quả nghiên cứu của Viện,
góp phần đẩy mạnh sự nghiệp hoạt động KHCN của Ngành.
Để nâng cao trình độ cán bộ thơng tin được tham gia nhiều lớp đào tạo trong và
ngoài nước do FORSPA và TREELINK tài trợ.
Tuy nhiên, công tác thông tin của Viện còn nhiều hạn chế chủ yếu do kinh phí và
chưa xây dựng được mạng lưới thơng tin về khoa học và sản xuất, dịch vụ các
Trung tâm với các địa phương để nắm bắt được yêu cầu của sản xuất trên cơ sở đó
tiếp cận và đề xuất các dự án, đề tài thực sự phục vụ sản xuất.


2.5. Sự lãnh đạo của Đảng uỷ và các tổ chức cơng đồn, thanh niên, nữ cơng,
tự vệ và các phong trào thi đua của Viện
Quán triệt các Nghị quyết của các đại hội Đảng, của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp và nơng thơn. Đảng uỷ Viện đã có những Nghị quyết trong từng
kỳ Đại hội Đảng, cùng với lãnh đạo Viện đề ra phương hướng chiến lược để cán
bộ Đảng viên và quần chúng thực hiện các chương trình, dự án, đề tài và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Các tổ chức cơng đồn, thanh niên, nữ cơng, tự vệ là các tổ chức chính trị đã động
viên tồn thể cán bộ công nhân viên tham gia vào công tác bảo vệ trật tự trị an,
hoạt động văn thể... gây được khí thế sơi nổi trong tồn Viện.
Thành tích đã đạt được là:
- Được Đảng bộ cấp trên liên tục công nhận là Đảng uỷ vững mạnh và trong sạch.
- Tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên CSHCM, nữ công được Bộ khen thưởng
nhiều năm.
- Đại đội tự vệ của Viện với quân số 60-80 người nhiều năm đạt cờ quyết thắng,
năm 2000 đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc và đạt thành tích cao trong hội thao quân
sự.

- Nhiều giải thưởng trong các hội thao, hội diễn tổ chức ở huyện và khu vực.
· Phong trào thi đua khen thưởng:
Từ những thành tích đạt được trong hoạt động KHCN và các phong trào của Viện
đã được Đảng, Nhà nước, Tổng cơng đồn, Bộ và các cơ quan tặng nhiều Huân,


Huy chương, giải thưởng quốc gia, Bằng khen các cấp và nhiều danh hiệu thi đua
cụ thể từ năm 1995 đến nay đạt được:
- Những nhà khoa học đầu đàn của Viện đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều giải
thưởng cao quí:
* Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000) cho GS.TSKH. Thái Văn Trừng nguyên
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lâm nghiệp nhiều năm về cơng trình nghiên cứu
Thảm thực vật rừng Việt Nam
* 2 giải thưởng quốc gia về khoa học công nghệ (năm 2000) cho PGS. Lâm Công
Định về cơng trình nghiên cứu Trồng rừng chống cát bay và cho Trung tâm NC
giống cây rừng do GS.TS. Lê Đình Khả chủ trì về cơng trình nghiên cứu giống
keo lai tự nhiên.
- 1 Huân chương lao động hạng nhất cho Viện nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập
Viện.
- 3 Huân chương lao động hạng hai và 6 Huân chương lao động hạng ba cho tập
thể và cá nhân.
- 15 Bằng khen Chính phủ cho tập thể và cá nhân và nhiều Bằng khen của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Những bông hoa trong phong trào thi đua đã động viên khích lệ tất cả cán bộ cơng
nhân viên sơi nổi tham gia vào các hoạt động chính trị và phong trào chung của cả
Viện tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Viện từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chúng ta nhiệt liệt chúc mừng thành tích và sự đóng góp của tập thể Viện và các
đồng chí hoạt động khoa học trong thời gian qua.
Phần II. Thời cơ và thách thức trong giai đoạn phát triển mới



40 năm hoạt động và trưởng thành của Viện là do sự nỗ lực to lớn của tất cả cán
bộ công nhân viên chức, các nhà khoa học đầu đàn thế hệ đi trước và kế tục sau
này, các nhà lãnh đạo Viện đầy nhiệt tình và tâm huyết xây dựng Viện trong nhiều
giai đoạn. Đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện, tìm
tịi và hình thành hệ thống tổ chức khoa học của Viện một cách phù hợp từ trung
ương tới địa phương cũng góp phần quan trọng tạo nên thành tích của Viện trong
40 năm qua. Thành tựu đạt được còn nhờ sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Ngành, của
các Bộ trong mọi hoạt động nghiên cứu, xây dựng tiềm lực cho Viện.
Trong giai đoạn tới 2001-2010 đòi hỏi của Ngành rất lớn và đã được xác định
bước đầu một cách cơ bản. Trước hết là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tới năm
2010 đã được Quốc hội thông qua xác định các mục tiêu tổng quát về môi trường,
xã hội và kinh tế bằng cách bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, thiết lập 2 triệu ha rừng
phịng hộ và đặc dụng, 2 triệu ha rừng kinh tế và 1 triệu ha cây công nghiệp dài
ngày nhằm nâng cao độ che phủ rừng lên 43%, đẩy mạnh chế biến và tạo công ăn
việc làm cho hàng triệu người góp phần xố đói giảm nghèo ở vùng núi.
Ngành đã xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp tới năm 2010 để đệ trình
Chính phủ thơng qua với những mục tiêu, nội dung, giải pháp chủ yếu và phát
triển lâm nghiệp theo từng vùng kinh tế-sinh thái.
Với dự án phục hồi 5 triệu ha rừng các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm và đã
hình thành “đối tác dự án trồng mới 5 triệu ha rừng” và xây dựng chương trình hỗ
trợ Ngành Lâm nghiệp với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế và Việt Nam
có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về Ngành. Trong tháng 11 này Bộ lại tổ chức
hội thảo quốc gia về chiến lược nghiên cứu phục vụ dự án phục hồi 5 triệu ha rừng
với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế và Việt nam.
Để thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Ngành cũng đã xây
dựng chương trình trồng rừng kinh tế cây chủ lực nhằm tạo đột phá trong sự


nghiệp trồng rừng đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân, nhằm cung cấp

nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, đồ mộc, hàng xuất khẩu, gỗ trụ mỏ, đặc sản rừng.
Ngành cũng đang tiến hành xây dựng cơ chế và hệ thống tổ chức phù hợp để phát
huy hiệu quả hoạt động của Ngành.
Xây dựng tiềm lực nghiên cứu cho hệ thống các Viện trong Bộ cũng được Ban cán
sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm và chỉ đạo thực hiện,
trong đó đã xác định ưu tiên xây dựng 7 Viện trọng điểm của Bộ mà Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam là một trong những Viện trọng điểm để xứng với tầm
cỡ Viện quốc gia và ngang tầm các Viện nghiên cứu lớn trong khu vực.
Mối quan hệ hợp tác quốc tế và quan tâm của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế
đối với Ngành Lâm nghiệp cũng ngày được mở rộng và phát triển theo cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Tất cả những điểm trình bày trên có thể nói là những thời cơ hết sức thuận lợi cho
sự nghiệp nghiên cứu lâm nghiệp và sự phát triển của Viện chúng ta. Chưa bao giờ
chúng ta có sự hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi như vậy, đặc biệt là các định hướng
và đầu tư cho nghiên cứu. Căn cứ vào những đòi hỏi của dự án trồng mới 5 triệuha
rừng, chiến lược phát triển lâm nghiệp, chương trình hỗ trợ ngành, chương trình
trồng rừng kinh tế các lồi cây chủ lực, những ưu tiên nghiên cứu phục vụ dự án
phục hồi 5 triệu ha rừng Viện chúng ta cần phải xây dựng các nội dung nghiên cứu
phù hợp đáp ứng yêu cầu to lớn của Ngành.
Thời cơ là to lớn, nhưng những thách thức cũng không phải là nhỏ đối với chúng
ta. Trước hết là đội ngũ cán bộ nghiên cứu cần phải được tăng cường về mặt chất
lượng nhất là đối vơí những cán bộ trẻ, lớp kế cận nghiên cứu chủ yếu trong 5-10
năm tới. Cán bộ nghiên cứu lâm nghiệp địi hỏi những tích luỹ kinh nghiệm trong
một thời gian nhất định mơí có thể phát huy được năng lực nghiên cứu của mình.
Với những địi hỏi mới của Ngành nếu khơng có đủ đội ngũ cán bộ nghiên cứu


nhạy bén, đầy năng lực thì khó hồn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng đòi hỏi yêu
cầu của thực tiễn sản xuất.
Việc tiếp cận sản xuất, mối liên kết trong kênh nghiên cứu-sản xuất-thị trường gắn

với tổ chức nghiên cứu cũng là một thách thức đáng kể của Viện chúng ta vì đó
cũng là một nhược điểm của Viện trong thời gian qua.
Trong giai đoạn tới thị trường khoa học cũng là một vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Thị trường khoa học cần phải được mở rộng hơn, sự cạnh tranh trong nghiên cứu
ngày càng gay gắt hơn vì với cơ chế tuyển chọn hiện nay theo Luật khoa học và
cơng nghệ thì các đối tượng tham gia nghiên cứu và tuyển chọn càng được mở
rộng và có tiềm năng cạnh tranh nhiều hơn. Đó thực sự là những thách thức mới
trong giai đoạn tới.
Mặc dù có những thách thức nhưng thời cơ và thuận lợi vẫn là cơ bản nên chúng
ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng Viện chúng ta sẽ vươn lên hoàn thành
nhiệm vụ, xứng đáng là Viện trọng điểm của Bộ và ngang tầm với các Viện trong
khu vực.
Thưa Quí vị đại biểu!
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm bắt đầu từ năm 1995 lấy
ngày 28/11 là “Ngày Lâm nghiệp Việt Nam” để động viên toàn dân, cán bộ, công
nhân viên và lao động lâm nghiệp, các cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang...
phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, thực hiện tốt lời dạy thiêng
liêng của Bác Hồ ngày 28/11/1959 về “Tết trồng cây” và công tác lâm nghiệp.
Hôm nay vào dịp kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam cũng tại hội trường này, kỷ
niệm 40 năm ngày thành lập Viện, chúng ta vơ cùng tự hào và sung sướng một lần
nữa đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất, phần thưởng cao quí mà Đảng,
Nhà nước trao tặng cho Viện. Chúng ta vô cùng biết ơn Đảng, Bác Hồ và thấm


thía lời dạy của Bác về Tết trồng cây, về cơng tác lâm nghiệp, biết ơn các đồng chí
cán bộ cơng nhân viên của Viện đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì sự phát
triển chung của Ngành Lâm nghiệp và sự nghiệp hoạt động khoa học lâm nghiệp
của Viện ta.
Chúng ta xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các đ/c Lãnh đạo Bộ các cơ quan
cấp trên, cơ quan địa phương đã chỉ đạo, giúp đỡ Viện chúng ta hồn thành sự

nghiệp của mình trong 40 năm qua và tiếp thêm sức mạnh vững bước vào những
năm đầu của thế kỷ 21 - Thế kỷ của khoa học công nghệ



×