Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sang kien kinh nghiem nang cao chat luong xu ly vi phạm hanh chinh trong linh vuc van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.75 KB, 8 trang )

UBND THỊ XÃ BÌNH LONG
PHỊNG VĂN HĨA - THƠNG
TIN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa”
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
1. Ơng Văn Cơng Danh, Trưởng phịng Văn hóa - Thơng tin thị xã
Bình Long.
2. Ơng Mai Văn Truyền, Phó Trưởng phịng Văn hóa - Thơng tin thị xã
Bình Long.
3. Bà Nguyễn Cao Thúy, Viên chức Phịng Văn hóa - Thơng tin thị xã
Bình Long.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Thị xã Bình Long được thành lập theo Nghị quyết 35/NQ-CP ngày
11/8/2009 của Chính Phủ, chính thức hoạt động từ ngày 1/11/2009, trên cơ sở
chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính với huyện Hớn Quản; tồn thị xã có
06 xã, phường gồm: 04 phường: An Lộc, Hưng Chiến, Phú Thịnh, Phú Đức và 2
xã: Thanh Lương, Thanh Phú với 54 khu dân cư, trong đó có 04 khu dân cư có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số, 03 khu dân cư có đơng đồng bào có đạo. Tổng
diện tích 12.628,56ha và 57.590 nhân khẩu.
Thị xã Bình Long có vị trí địa lý, vị trí kinh tế, chính trị, quốc phịng
quan trọng của tỉnh Bình Phước; là cửa ngõ giao lưu giữa vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với nước bạn Campuchia. Cán bộ và nhân dân Bình Long giàu
truyền thống cách mạng, anh hùng, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của


Đảng và Nhà nước, đồng tâm phấn đấu dựng xây quê hương Bình Long giàu
đẹp, phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về an ninh chính trị.
Các cơng trình xây dựng cơ bản được xây mới khang trang, sạch đẹp, bộ
mặt đô thị mới dần được hình thành theo hướng hiện đại, văn minh; hệ thống
giao thông đã được kết nối đến tận các ấp, khu phố; cơ cấu sản xuất của nhân
dân thị xã chuyển dần theo hướng kinh doanh dịch vụ.
Tỷ lệ người dân sử dụng điện, điện thoại, internet…được tăng dần theo
từng năm. Các thiết chế văn hóa đang dần được hồn thiện ở cấp thị xã và ở xã,
phường để phục vụ tối đa nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh của nhân dân.
Đặc biệt, ở trung tâm thị xã dọc theo Quốc lộ 13 các hoạt động kinh doanh dịch
vụ văn hóa phát triển khá mạnh mẽ.
Các hoạt động kinh doanh Internet, trị chơi điện tử cơng cộng; Karaoke;
nhà nghỉ; khách sạn…trên địa thị xã diễn ra đa dạng và phức tạp trong, nhiều hộ
gia đình đã đầu tư số tiền lớn để kinh doanh dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, trong


2
quá trình kinh doanh người dân chưa nắm được các quy định của Nhà nước đối
với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và để xảy ra vi phạm về an ninh trật
tự. Chính vì vậy, nhóm tác giả chúng tôi lựa chọn sáng kiến “Nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ văn hóa”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Những vấn đề lý luận chung
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xác định
mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển tồn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,
là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững

chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung đẩy mạnh kinh
tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; tình hình kinh tế
của đất nước ngày càng tăng trưởng, đời sống của Nhân dân được nâng cao; văn
hóa - xã hội có những tiến bộ đáng kể, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa
lành mạnh của nhân dân; an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, bên
cạnh đó là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường đã có những tác động khơng nhỏ
đến một bộ phận người dân, đặc biệt là những người trẻ có lối sống khơng lành
mạnh, thích hưởng thụ, đua địi.
Muốn “văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã
hội”, cần phải nhìn nhận và đánh giá trên tất cả các khía cạnh, phải làm cho văn
hóa trở thành cốt lõi và nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận tích cực từ xã hội.
Bảo tồn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại cịn là con đường đúng đắn để đảm
bảo tính độc lập và chủ quyền đất nước. Chính vì vậy, song song với quá trình
phát triển kinh tế, quản lý văn hóa là nhiệm vụ quan trọng khơng chỉ riêng của
ngành văn hóa mà cịn là của tồn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành và
toàn xã hội.
Cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý Nhà
nước đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội. Do đó, Ủy ban nhân dân thị xã Bình
Long đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành về hoạt động văn hóa và phịng,
chống tệ nạn xã hội thị xã Bình Long (gọi tắt là Đội kiểm tra liên nghành văn
hóa - xã hội), gồm các cá nhân đại diện cho các cơ quan, đơn vị: Phịng Văn hóa
và Thơng tin, Cơng an thị xã, Phịng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã,
Đội Quản lý Thị trường Số 4 thị xã, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Trung
tâm Y tế thị xã, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã.
Trong đó, Trưởng phịng Văn hóa và Thơng tin thị xã làm Đội trưởng.
Trong thời gian qua, Đội kiểm tra liên nghành văn hóa - xã hội thị xã đã
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động văn hóa,



3
kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng và phịng chống tệ nạn trên địa bàn thị
xã. Đội kiểm tra liên ngành thực hiện công tác kiểm tra theo định kỳ hàng tháng
hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa theo ý
kiến phản ảnh của nhân dân.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, qua thống kê trên địa bàn thị xã có 36 cơ sở kinh doanh
Karaoke; 34 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ; 35 cơ sở kinh doanh internet trò chơi
điện tử; 03 cơ sở kinh doanh dịch vụ Massage; 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ cafe
chòi, đèn mờ chủ yếu tập trung ở các phường An Lộc, Phú Thịnh, Hưng Chiến
và xã Thanh phú, Thanh Lương.
Đa số các cơ sở kinh doanh các dịch vụ văn hóa đều chấp hành tốt các
quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên,
các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa phát triển nhanh cũng có tính chất
phức tạp và dể lợi dụng để hoạt đơng các hình thức trá hình, tiềm ẩn nhiều yếu
tố tiêu cực liên quan đến các tệ nạn xã hội và an ninh trật tự, những vấn đề này
luôn đặt ra thách thức đối với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa
- xã hội trên địa bàn thị xã.
Trong năm 2021, Đội Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội thị xã đã
kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thị xã. Kết
quả, kiểm tra 11 đợt được 55 lượt cơ sở kinh doanh karaoke, Internet, các cơ sở
lưu trú khách sạn, nhà nghỉ, Spa, massage, lập biên bản nhắc nhở 07 cơ sở theo.
Phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đi
kiểm tra 2 đợt, được 20 cơ sở Karaoke (nhắc nhở 01 cơ sở), 15 cơ sở cafe đèn
mờ (nhắc nhở 10 cơ sở); 7 cơ sở Internet.
Trong thời gian qua, thông qua kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh
dịch vụ văn hóa trên địa bàn thị xã Bình Long có thể thấy một số vấn đề sau:
Do việc hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa mang lại lợi nhuận cao

nên các chủ cơ sở kinh doanh thường có dấu hiệu cố tình vi phạm các quy định
của pháp luật trong quá trình kinh doanh.
Các quy định xử phạt hành chính hiện nay nhìn chung cịn tương đối
nhẹ, chưa đủ tính răn đe, đang dừng lại ở mức phạt tiền; tăng mức chế tài xử
phạt đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật (và phạt hình phạt
bổ sung ở một số lỗi). Đồng thời bổ sung chặt chẽ hơn việc cấp phép kinh doanh
dịch vụ Karaoke, bổ sung thêm quy định thời hạn hiệu lực của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ.
Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm một vài cơ sở kinh doanh lợi
dụng có sự quen biết, từ đó tác động, gọi điện thoại xin bỏ qua lỗi vi phạm hoặc
chỉ ghi biên bản những lỗi có mức đóng phạt thấp hơn so với quy định, điều này
cũng gây khó khăn cho Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội khi thực hiện
nhiệm vụ.


4
Do ảnh hưởng đại dịch covid -19, nên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, đồng bộ chưa tham gia được
các lớp tập huấn về nâng cao năng lực về công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác quản lý Nhà nước chưa được thường xuyên, vẫn để xảy ra tình
trạng vi phạm của các hộ kinh doanh. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan chức năng có lúc, có nơi còn “nhẹ tay” chưa thật sự nghiêm khắc, chưa
làm đến nơi, đến chốn, kiểm tra thấy sai phạm nhưng chỉ nhắc nhở khơng xử
phạt nên khơng đủ tính răn đe đối với chủ cơ sở kinh doanh.
Đối với chính quyền địa phương: Công tác tuần tra, quản lý địa bàn của
Cơng an khu vực cịn thiếu sâu sát, chưa nắm được các địa chỉ đăng ký kinh
doanh internet, trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn. Trong quá trình tiếp
nhận hồ sơ chưa hướng dẫn cụ thể về các quy định đối với ngành nghề kinh
doanh có điều kiện để chủ cơ sở nhận thức trách nhiệm của mình trong quá trình
tổ chức kinh doanh. Đội kiểm tra liên ngành văn hóa cấp xã, phường cịn e ngại,

nể nang khi tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đối với chủ cơ sở kinh doanh: Do lợi nhuận của việc kinh doanh internet,
trị chơi điện tử cơng cộng tương đối lớn nên nhiều hộ kinh doanh mặc dù biết
sai nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật.
Về lĩnh vực thương mại dịch vụ: Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đăng
ký kinh doanh là chủ trương của thị xã, nhằm mục đích nâng cao tỷ trọng
thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, việc kinh
doanh cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, những hộ gia đình kinh
doanh không tuân thủ pháp luật cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm minh. Tăng
cường kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung và kinh
doanh internet trị chơi điện tử cơng cộng nói riêng là việc làm thường xuyên
của Đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ thực tế trên, để làm tốt công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa, nhóm tác giả chúng tôi đề xuất một số biện
pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động
văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch cụ thể như sau:
Thứ nhất, Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền cơ sở đối với cơng tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn
hóa trên địa bàn. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành để hiểu rõ hơn về
vai trị, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa hiện nay. Tham mưu các văn bản
tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thơng tin, thể
thao...
Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng; tổ chức tập
huấn định kỳ cho các chủ cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa nhằm
nhanh chóng tiếp cận với các thay đổi, bổ sung của các Nghị định, Thơng tư…
có liên quan. Đóng góp ý kiến để hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng
bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống hiện nay.



5
Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác tun truyền, kịp thời đánh giá, rút
kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc định hướng chỉ đạo, đổi mới nội dung, hình
thức tuyên truyền về phòng, chống mại dâm cho phù hợp với đặc điểm văn hóa,
phong tục tập quán nhân dân.Thực hiện tốt việc lịng ghép phong trào “Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào “Phịng, chống các tệ nạn
xã hội” tại cộng đồng dân cư.
Thứ ba, Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội cần có sự phối hợp chặt
chẽ trong cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối
với các trường hợp vi phạm, không bao che, dung túng; kiên quyết xử lý theo
quy định pháp luật.Đồng thời nhắc nhở các chủ cơ sở kinh doanh vi phạm phải
khắc phục và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trùng
hoạt động, kinh doanh.
Thứ tư, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân
dân, đặc biệt là nhân dân ở xung quanh các cơ sở kinh doanh văn hóa đấu tranh
với những biểu hiện kinh doanh sai phép của các cơ sở, cung cấp thông tin cho
các cơ quan chức năng khi phát hiện sai phạm nhằm góp phần hạn chế thấp nhất
các cơ sở kinh doanh vi phạm, gây mất an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.
Thường xuyên cập nhật viết tin, bài, ảnh... lên trang thông tin điện tử thị
xã.
Thứ năm, Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ đối với thành viên Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã
hội để nắm được rõ hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong khi thi hành
cơng vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, xử lý các
hành vi vi phạm hành chính để thực hiện tốt vai trị quản lý Nhà nước trên lĩnh
vực văn hóa trong thời gian tới.
Nhằm góp phần lập lại trật tự, trong việc kinh doanh các dịch vụ văn hóa
nói chung và dịch vụ internet, trị chơi điện tử cơng cộng nói riêng trên địa bàn
tơi xin kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên một số nội dung sau:

2.4. Hiệu quả áp dụng của sáng kiến
2.4.1. Sáng kiến được áp dụng đối với lĩnh vực kiểm tra, xử lý vi phạm
hành chính trong kinh doanh dịch vụ văn hóa. Từ đó, giúp cho công tác tham
mưu thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thị xã Bình Long được kịp thời, đảm bảo
chất lượng và đạt hiệu quả.
2.4.2. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến, công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa trên địa bàn thị xã Bình Long đã có nhiều
chuyển biến tích cực so với năm 2021.
Trong năm 2022, Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội thị xã đã
phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lich tỉnh tổ chức kiểm tra về Lễ hội,
các cơ sở kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch,
hoạt động quảng cáo và việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch


6
Covid-19 trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 được tổng số 6
đợt với 20 cơ sở, qua kiểm tra không phát hiện cơ sở nào vi phạm. Đồn Kiểm
tra liên ngành văn hóa - xã hội của thị xã tổ chức kiểm tra 8 đợt với 25 cơ sở,
trong đó chỉ nhắc nhở và tuyên truyền các quy định pháp luật có liên quan tới
lĩnh vực kinh doanh của các cơ sở; khơng có cơ sở nào vi phạm phải xử lý vi
pham hành chính.
Quần chúng Nhân dân đã quan tâm tham gia đấu tranh, tố giác đối với
các các cơ sở kinh doanh có biểu hiện kinh doanh không tuân thủ pháp luật, gây
ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu dân cư.
Các hộ kinh doanh đã chấp hành tốt hơn các quy định của Nhà nước đối
với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tự giác, ý thức trong hoạt động kinh
doanh, không vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng đến trật tự an tồn xã hội.
III. KẾT LUẬN

Quản lý hành chính nhà nước là công việc của các cơ quan chức năng
nhằm đảm bảo cho mọi công dân thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của
pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh của đất nước
hiện nay, lĩnh vực văn hóa là một trong những vấn đề đang được Đảng và nhà
nước quan tâm trên tất cả các phương diện, chính vì vậy trong những năm gần
đây công tác quản lý nhà nước về văn hóa ln ln “nóng”. Làm thế nào để hội
nhập kinh tế quốc tế, hội nhập văn hóa với các nước trên thế giới nhưng vẫn giữ
được bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề khó khăn, địi hỏi các cấp, các ngành...và
hệ thống chính trị phải vào cuộc và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật
có liên quan.
Hiện nay, Đảng và nhà nước đã có những chỉ đạo quyết liệt bằng các Nghị
quyết, Chỉ thị...làm kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng và quản lý văn hóa,
trong đó chỉ rõ q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc cũng chính là q trình thực hiện các chiến lược con người, xây
dựng và phát huy nguồn lực con người…
Vấn đề quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa đã được cụ thể hóa bằng
những Nghị định, Thơng tư cụ thể, quy định chi tiết đến từng các hành vi vi
phạm, xử phạt công bằng và nghiêm minh trước pháp luật.
Đội ngũ làm cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa
ngày càng được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính
trị và phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu của nhà nước đặt ra.
Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin đã góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước (máy tính, các trang thiết bị chun
mơn…) được chính xác và chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được, cơng tác quản lý văn hóa trên
các mặt ở đâu đó vẫn tồn tại những vấn đề cần phải khắc phục, đặc biệt là những
nghề kinh doanh như: Karaoke, internet, trị chơi điện tử cơng cộng, lễ hội, biểu
diễn nghệ thuật…hiện nay đang xuất hiện những biến tướng khó kiểm sốt.
Địa bàn quản lý ở vài xã, phường có diện tích khá rộng gây khó khăn đến



7
công tác kiểm tra, xử lý của Đội kiểm tra văn hóa cấp xã, phường.
Các quy định xử phạt hành chính hiện nay nhìn chung cịn tương đối nhẹ,
chưa đủ tính răn đe, đang dừng lại ở mức phạt tiền (và phạt hình phạt bổ sung ở
một số lỗi).
Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm một vài cơ sở kinh doanh lợi dụng
có sự quen biết, nên đã tác động gọi điện thoại xin bỏ qua lỗi vi phạm hoặc chỉ
ghi biên bản những lỗi có mức đóng phạt thấp nhất, điều này cũng gây khó khăn
cho Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa - xã hội khi thực hiện nhiệm vụ.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xác định mục
tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,
là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh”.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã tập trung đẩy mạnh kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; tình hình kinh tế
của đất nước ngày càng tăng trưởng, đời sống của nhân dân được nâng cao; văn
hóa - xã hội có những tiến bộ đáng kể, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa
lành mạnh của nhân dân; an ninh quốc phịng được giữ vững. Tuy nhiên, bên
cạnh đó là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ
đến một bộ phận người dân, đặc biệt là những người trẻ có lối sống khơng lành
mạnh, thích hưởng thụ, đua địi. Sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai cùng với sự
biến tướng của việc kinh doanh các dịch vụ văn hóa ở trong nước, cùng với đó
là cơng tác quản lý văn hóa của các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt,
triệt để…dẫn đến hình ảnh của một nền “văn hóa tiên tiến” chưa thật sự rõ ràng.
Muốn “văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội”,

cần phải nhìn nhận và đánh giá trên tất cả các khía cạnh, phải làm cho văn hóa
trở thành cốt lõi và nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận tích cực từ xã hội. Bảo
tồn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại cịn là con đường đúng đắn để đảm bảo tính
độc lập và chủ quyền đất nước. Chính vì vậy song song với q trình phát triển
kinh tế, quản lý văn hóa là nhiệm vụ quan trọng khơng chỉ riêng của ngành văn
hóa mà cịn là của tồn Đảng, tồn dân, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Quản lý nhà nước về văn hoá hiện nay là vấn đề khá nhạy cảm nếu khơng
thật sự sáng suốt, cơng tâm thì dễ mắc phải những sai lầm làm ảnh hưởng đến
tính hiệu quả của công tác quản lý và ảnh hưởng đến xã hội (những sai lầm
trong công tác quản lý văn hóa ở Cục biểu diễn nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong thời gian qua là một ví dụ). Chính vì vậy, cần phải
xây dựng hệ thống văn bản pháp luật có liên quan một cách chính xác, đầy đủ
phù hợp với tình hình hiện nay để làm cơ sở cho công tác quản lý.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa có phẩm chất, năng lực,


8
chuyên môn từ xã đến Trung ương, đảm bảo hoạt động hiệu quả đặc biệt là đội
ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra văn hóa.
Cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở để đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết
hợp với việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, bảo tồn
các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc làm cho văn hóa từng bước thấm
nhuần vào mỗi cá nhân là chúng ta đã thực hiện “chống” lại những hiện tượng
phi văn hoá đang diễn biến phức tạp trong xã hội.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, thể thao,
du lịch theo đúng quy định pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn
bản nhà nước trên lĩnh vực Văn hóa và Thơng tin; Thường xun phối hợp các
đơn vị liên quan tiến hành công tác kiểm tra chấn chỉnh và xử lý kịp thời vi
phạm hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng như:

Karaoke, internet, thể thao, quảng cáo... từng bước đưa ra hoạt động văn hóa
cộng đồng đi vào nề nếp.
Cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý Nhà
nước đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa cần phải áp dụng
đồng bộ các giải pháp, cần có sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp và
quần chúng Nhân dân./.
Bình Long, ngày 11 tháng 8 năm 2022

ĐỒNG TÁC GIẢ

Văn Công Danh

Mai Văn Truyền

Nguyễn Cao Thúy



×