HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
Nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020
Người thực hiện : Đinh Xuân Tiến
Lớp
: Cao cấp chính trị tại chức khóa 10
Chức vụ
: Phó Trưởng phòng Pháp chế, điều tra xử lý về
cháy, nổ
Đơn vị công tác : Cảnh sát PCCC TP Hải Phòng
Người hướng dẫn khoa học: Thạc sỹ Nguyễn Thúy Hoa
Hải Phòng, tháng 9 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian được học tập chương trình Cao cấp lý luận Chính trị tại
chức tại Học viện Chính trị Khu vực I và qua thực tiễn công tác tại Cảnh sát
PCCC thành phố Hải Phòng. Đến nay học viên đã hoàn thành Đề án “Nâng
cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa
cháy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020”.
Với sự kính trọng, học viên xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo
trong Ban Giám đốc, các phòng, khoa của Học viện đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập thời gian qua.
Học viên xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn khoa học đề án Nâng cao hiệu
lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên
địa bàn thành phố Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc
định hướng về nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học để hoàn thành
được Đề án này.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Thường trực Thành ủy;
lãnh đạo cấp ủy, lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố; lãnh đạo
Ban Tổ chức Thành ủy đã thường xuyên tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành
tốt chương trình học tập đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có
được các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bản thân dù đã cố gắng rất
nhiều, song chắc chắn đề án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong được sự chỉ dẫn góp ý của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo và các
bạn đồng nghiệp.
Hải Phòng, tháng 9 năm 2015
Tác giả đề án
Đinh Xuân Tiến
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
A. MỞ ĐẦU......…………………………………………………………..1
1. Lý do xây dựng đề án……..……………………………………………1
2. Mục tiêu của đề án………….………………………………………….2
2.1. Mục tiêu chung………….……………………………………………2
2.2 Mục tiêu cụ thể…………………..……………………………………2
3. Giới hạn của đề án………………….…………………………………..3
B. NỘI DUNG……………………………………………………………4
1.Cơ sở xây dựng đề án…………………………………………...............4
1.1. Cơ sở khoa học………………………………………….....................4
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý………………………………………..……10
1.3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………..………….12
2. Nội dung thực hiện đề án………………………………..……………14
2.1. Bối cảnh……………………………………………..……………..14
2.2. Thực trạng vấn đề cần thực hiện……………………………………15
2.3. Nội dung cụ thể nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy………………………………………………..24
2.4 Các giải pháp nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy………………………………………………..25
3. Tổ chức thực hiện đề án………………………………………………30
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án……………………………30
3.2. Tiến độ thực hiện đề án……………………………………………..32
3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án………………………...33
4. Dự kiến hiệu quả thực hiện của đề án………………………………...34
4.1. Ý nghĩa ……………………………………………………………..34
4.2. Đối tượng hưởng lợi ………………………………………………..34
4.3 Những thuận lợi, khó khăn ………………………………………….34
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN……………………………………………36
1. Kiến nghị ……………………………………………………………..36
2. Kết luận ………………………………………………………………37
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….39
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Hải Phòng là thành phố công nghiệp tập trung, có Cảng biển quốc gia, là
đầu mối giao thông quan trọng của Miền Bắc. Vị trí địa lý của Hải Phòng có
nhiều lợi thế cho việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng ngành nghề, nhất là
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành da giầy, dệt may, ngành công
nghiệp sửa chữa và đóng tàu biển, ngành dịch vụ kinh doanh và vận tải xăng dầu
và khí gas hóa lỏng…. Ngoài ra, Hải Phòng còn là một trong những trung tâm
du lịch - thương mại vùng kinh tế Bắc bộ Từ những đặc điểm trên, Bộ Chính trị
đã có Nghị quyết số 32-NQ/TW về “xây dựng và phát triển Thành phố Hải
Phòng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Từ đó đến nay,
cùng với sự phát triển của đất nước, trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, Hải Phòng đã không ngừng phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội.
Cơ cấu ngành nghề đa dạng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một cao;
Tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển; nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,
nhà cao tầng, trung tâm thương mại và chợ được xây dựng; Hải Phòng còn là
một trong những trung tâm du lịch - thương mại vùng kinh tế Bắc bộ; hàng hóa,
vật tư tích tụ ngày càng nhiều; nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt các chất,
các vật liệu dễ cháy khác trong sản xuất và sinh hoạt tăng lên rõ rệt. Kinh tế phát
triển tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, hàng hóa ngày càng nhiều song trong đó tất
cả đều tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ.
Đại đa số quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố có ý thức chấp
hành pháp luật tốt, song bên cạnh đó còn bộ phận không nhỏ quần chúng thực
hiện quy định của pháp luật về công tác phòng cháy và chữa cháy chưa nghiêm.
Nguyên nhân là do chúng ta đi nên từ cơ chế quan liêu bao cấp, sản xuất nhỏ,
manh mún kéo dài, lao động nông nghiệp nông thôn chiếm đa số, tác phong làm
việc tự do, tùy tiện, thiếu kỷ luật. Đây là nguyên nhân dẫn đến những hành vi vô
1
ý, thiếu trách nhiệm, có những hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy và
chữa cháy.
Trước tình hình đó, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải
Phòng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tích cực, chủ động áp dụng các biện pháp
phòng ngừa nhằm nâng cao ý thức người dân và ngăn chặn các hành vi vi phạm
quy định phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau, công tác phòng cháy và chữa cháy nói chung công
tác nâng cao ý thức người dân về phòng cháy và chữa cháy nói riêng vẫn còn
những hạn chế, thiếu sót, chất lượng hiệu quả chưa cao. Một trong những giải
pháp có hiệu quả thiết thực nhất trong công tác phòng cháy và nâng cao ý thức
người dân là công tác xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa
cháy.
Vì vậy, Tôi chọn đề án “Nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Đảm bảo nguyên tắc các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy phải được phát hiện và xử lý kịp thời đúng người, đúng hành vi vi phạm,
đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ sở,
doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành luật, những quy định phòng cháy,
chữa cháy.
- Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sỹ làm
công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vức phòng cháy, chữa
cháy.
2
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất việc vi phạm các quy định về phòng cháy,
chữa cháy và các vụ cháy xảy ra.
3. Giới hạn của đề án
- Về đối tượng:
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy củ
a lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải Phòng.
- Về không gian:
Đề án được thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Về thời gian:
Các số liệu đánh giá thực trạng được khảo sát trong giai đoạn từ 20132015, các giải pháp của đề án được thực hiện trong giai đoạn từ 2016 đến 2020.
3
B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là hành vi có
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định
của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật, phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là việc
người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính và pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
Vi phạm hành chính là một phạm trù pháp lý có ý nghĩa rộng lớn trong
thực tiễn hoạt động hành pháp. Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi
phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách vô ý hoặc cố
ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt”.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một dạng
của vi phạm hành chính và được hiểu là: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy, chữa cháy là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách vô ý
hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy mà không phải là tội phạm và theo quy định của luật phòng
cháy, chữa cháy phải bị xử phạt hành chính. Dấu hiệu đặc trưng nhất của vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đó là tính bị xử phạt.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một
biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền được pháp
luật quy định, áp dụng với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm quy định về
phòng cháy, chữa cháy nhằm hạn chế đến quyền và tài sản của họ và còn được
áp dụng để phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra cháy, nổ.
4
Khái niệm trên phản ánh một cách tập trung nhất quan điểm của nhà nước
ta về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Từ khái
niệm trên cho thấy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa
cháy là biện pháp cưỡng chế do nhà nước đặt ra, thể hiện quan hệ trách nhiệm
hành chính giữa một bên là Nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước và cán bộ có
thẩm quyền) và một bên là cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi (về tinh thần, vật chất, tự do thân thể…), bởi những biện pháp cưỡng chế do
nhà nước đặt ra, được ghi nhận trong chế tài của các quy phạm pháp luật về
phòng cháy, chữa cháy.
Xử phạt vi phạm hành chính là một hình thức trong hệ thống các biện
pháp tác động nhà nước đặt ra để xử lý hành vi vi phạm quy định về phòng cháy,
chữa cháy, bao gồm: Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; xử phạt vi phạm hành
chính; kỷ luật hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự. Về chế tài, mức độ xử
lý và hình thức có những đặc điểm riêng.
Ý nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy:
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa
cháy, ngoài việc đẩy mạnh công tác truyền giáo dục, đồng thời cần thiết phải áp
dụng các biện pháp xử lý của nhà nước một cách nghiêm minh, xử lý nhanh kịp
thời các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Nhà nước quản lý
công tác phòng cháy, chữa cháy bằng pháp luật, vì vậy xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả
các hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là
biện pháp quan trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy. Những ai làm trái với những quy định về trật tự quản lý nhà
nước về công tác phòng cháy, chữa cháy là đã vi phạm kỷ luật nhà nước, và sẽ bị
cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy xử lý bằng các
5
biện pháp cưỡng chế, mà xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy là một trong các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả thiết thực.
Việc tuân thủ kỷ luật nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng cường
hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là
đảm bảo hoạt động quản lý của nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa
cháy đúng mục đích, đúng nội dung. Những hành vi vi phạm quy định an toàn
về phòng cháy, chữa cháy phải được xử lý kịp thời, buộc người có hành vi trái
pháp luật phải thực hiện các chế tài của nhà nước đã quy định trong các quy
phạm pháp luật, bằng cưỡng chế của nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một trong những biện pháp hữu hiệu
bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được đúng
hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ. Bởi vậy, việc xử phạt sẽ góp
phần rất quan trọng bảo đảm cho các hoạt động quản lý của nhà nước đối với
công tác phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực và hiệu quả
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là
phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Chức năng của nhà nước là thể chế
hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và tổ chức hoạt động quản
lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân
trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy, đồng thời bằng sức mạnh của quyền lực của mình, Nhà nước
cũng kiên quyết trừng trị những kẻ có hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của
người dân, cho nên cưỡng chế của nhà nước ta mang bản chất tốt đẹp.
Là nhà nước của dân do dân vì dân nên nhà nước ta sử dụng cưỡng chế
với mục đích giáo dục, thuyết phục sâu sắc và mang tính nhân đạo. Trước khi áp
dụng cưỡng chế, Nhà nước bao giờ cũng tiến hành tuyên truyền, phổ biến giáo
dục và thuyết phục về kiến thức pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa
cháy để tất cả công dân hiểu và tự giác nghiêm chỉnh thực hiện về phòng cháy,
6
chữa cháy. Như vậy mục đích cuối cùng của xử phạt vi phạm hành chính trong
phòng cháy, chữa cháy là thuyết phục giáo dục mọi người phải thực hiện nghiêm
các những quy định của nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Mặt
khác xử phạt còn là biện pháp tác động của nhà nước nhằm hạn chế đến quyền
và tài sản của người vi phạm, buộc người vi phạm phải thực hiện các chế tài do
pháp luật quy định đối với mọi người. Xử phạt mang ý nghĩa phòng ngừa và
ngăn chặn sự vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy có một
vị trí quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý của nhà nước đối
với công tác phòng cháy, chữa cháy. Nó là công cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước, là biện pháp quan trọng
để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa
cháy đúng mục đích, đúng nội dung, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong
lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi
phạm quy định của nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, từ đó giảm
thiểu có hiệu quả các vụ cháy xảy ra, đảm bảo nguyên tắc phòng cháy hơn chữa
cháy.
Các dạng hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy
- Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện
quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy (Điều 27-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy (Điều
28-NĐ 167/CP).
- Vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy
(Điều 29-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản
và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Điều 30-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh
doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Điều 31-NĐ 167/CP).
7
- Vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ
(Điều 32-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa,
nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt (Điều 33-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, lắp đặt,
quản lý, sử dụng điện (Điều 34-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi
công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét (Điều 35-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây
dựng (Điều 36-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và
ngăn cháy (Điều 37-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy (Điều 38NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở (Điều 39-NĐ
167/CP).
- Vi phạm quy định về thông tin báo cáo (Điều 40-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng
cháy và chữa cháy (Điều 41-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về công tác chữa cháy (Điều 42-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học
tập, bồi dưỡng và huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy (Điều 43-NĐ
167/CP).
- Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy
và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (Điều 44NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện,
thiết bị phòng cháy và chữa cháy và thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Điều
45-NĐ 167/CP).
8
- Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (Điều 46-NĐ 167/CP).
- Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình (Điều 47-NĐ
167/CP).
- Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ (Điều 48-NĐ 167/CP).
- Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội. Quy định thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy:
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
Chiến sỹ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đang thi hành công vụ có
quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Đội trưởng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đang thi hành công vụ có
quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn
trên sông: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức tiền phạt (10 triệu đồng); Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy
định Luật xử lý vi phạm hành chính.
Giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: Phạt tiền đến
25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,
chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt (25 triệu đồng).
9
Cục trưởng cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định Luật
xử lý vi phạm hành chính.
Các yếu tố ảnh hưởng, tác động tới hiệu lực xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy được xây dựng đồng bộ, có hướng
dẫn cụ thể, kịp thời, sát với thực tế cơ sở.
- Năng lực, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm tra, xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
- Sự phối hợp của chính quyền, các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị
và của nhân dân với lực lượng CSPCCC trong việc thi hành quyết định xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
- Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của nhân dân trong việc thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định bảo vệ an toàn về PCCC
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo đối với công tác an ninh, trật tự, trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 03/3/2015 của Ban thường vụ Thành ủy về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu
hộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy;
1.2.2. Cơ sở pháp lý
10
- Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
- Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ quy
định về an toàn điện.
- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định
chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội;
phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình.
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật của Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy
định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ,
tịnh thu theo thủ tục hành chính.
- Thông tư liên tịch số 41/2007/TTL-BTC-BCA ngày 24/4/2007 Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006
quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của Phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
11
- Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính năm 2103, 2104, 9 tháng
2105 của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải Phòng.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Đề án được xây dựng dựa trên các yêu cầu, tác động của điều kiện thực
tiễn sau đây:
- Hải Phòng là thành phố công nghiệp tập trung, có cảng biển quốc gia, là
đầu mối giao thông của miền Bắc, là một cực tăng trưởng của tam giá kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đa dạng ngành nghề, nhất là ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, thép, ngành công nghiệp sửa chữa đóng tàu
biển, ngành du lịch dịch vụ, kinh doanh và vận tải xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
Là một trong những trung tâm du lịch, thương mại, kinh tế trong vùng duyên hải
Bắc bộ.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhiều nhà cao tầng được xây dựng,
nhiều khu công nghệ cao, khu chế xuất và đầu tư nước ngoài được tăng lên,
nhiều trung tâm thương mại, chợ phát triển; hàng hóa, vật tư ngày càng nhiều.
Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, xăng dầu, khí đốt, các chất, các vật liệu
dễ cháy trong sản xuất, trong sinh hoạt và kinh doanh ngày càng nhiều.
Năm 2013 có 5.800 cơ sở, hiện nay có 6.300 cơ sở thuộc diện quản lý về
phòng cháy chữa cháy, có 5 khu công nghiệp tập trung, 150 chợ, siêu thị, trung
tâm thương mại, 111 khách sạn đã dược xếp hạng, 61 công trình có độ cao từ 7
tầng đến 21 tầng.
Hàng trăm khu dân cư tập trung, một số bến cảng, sân bay, nhà ga, trên
năm trăm cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng lớn nhất miền Bắc, hàng
chục cơ sở sửa chữa, đóng tàu.
Trong thời gian tới , thành phố Hải Phòng phát triển thêm 13 khu công
nghiệp, các khu công nghiệp hiện tại sẽ được mở rộng về quy mô và lấp đầy
diện tích. Số lượng các công ty trong nước, nước ngoài đầu tư vào các khu công
nghiệp sẽ tăng nhiều hơn, nhiều chung cư, khách sạn cao tầng triển khai xây
dựng, đưa vào hoạt động, hệ thống chợ đầu mối và các siêu thị, trung tâm
12
thương mại có diện tích hàng ngàn m 2 đã và đang được xây dựng và đi vào hoạt
động.
Tình hình kinh tế xã hội càng phát triển nhanh thì nguy cơ cháy nổ ngày
càng lớn, nguy cơ cháy và cháy lớn luôn tiềm ẩn có thể xảy ra bất kì ở đâu bất
cứ lúc nào nếu như ý thức chấp hành các quy định của pháp luật phòng cháy
chữa cháy không được quan tâm chú trọng hoặc cố tình không chấp hành với
nhiều lý do khác nhau…
Năm 2013 phát hiện 1.209 vụ vi phạm hành chính phòng cháy chữa cháy,
năm 2014 phát hiện 1195 vụ , 9 tháng đầu năm 2015 phát hiện 872 vụ.
- Ở góc độ pháp lý, Luật xử lý vi phạm hành chính thay thế pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính (luật có hiệu lực từ 01/7/2013) có nhiều điểm mới.
Tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở, nhất là các chức danh trực tiếp
phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính.
Bổ sung thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông.
Nâng mức phạt tiền đối với các lỗi vi phạm quy định an toàn phòng
cháy , chữa cháy, cùng với lỗi cá nhân thì tổ chức bị phạt gấp 2 cá nhân đối với
các lỗi vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Vì vậy đòi hỏi tổ chức triển khai, thực hiện đề án với các nội dung hướng
dẫn, áp dụng văn bản mới và tuyên truyền pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
cho nhân dân địa phương.
- Bên cạnh đó, trách nhiệm người đứng đầu địa phương, tổ chức, cơ sở
doanh nghiệp phát huy chưa cao trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy
định về phòng cháy, chữa cháy.
Người dân chủ quan, xem nhẹ công tác này, không nắm được các quy
định của pháp luật phòng cháy chữa cháy.
Cán bộ làm công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử phạt vi phạm hành chính
còn hạn chế, kết quả xử phạt vi phạm hành chính chưa thực sự đạt hiệu quả
13
trong việc phòng cháy, chữa cháy, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm quy định
của nhà nước trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
Từ tình hình thực tiễn nêu trên, để đảm bảo an toàn tính mạng người dân
tài sản của Nhà nước, của tập thể và nhân dân đảm bảo trật tự an toàn xã hội
đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ sở doanh nghiệp giảm thiểu hành vi
vi phạm pháp luật phòng cháy chữa cháy, các vụ cháy do đó ngoài việc đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, đồng thời cần thiết phải nâng cao hiệu lực
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, quan điểm chỉ đạo
của Đảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sớm đưa đất nước trở
thành nước công nghiệp, theo hướng hiện đại, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng
khoa học - công nghệ do vậy nền công nghiệp nước ta đã và đang được đầu tư
trong nước cũng như nước ngoài cùng với nó tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ sẽ ra
tăng cùng với đó ngày 25/6/2015 Ban Bí thư trung ương đã có chỉ thị số 47CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa
cháy và chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo đối với công tác an ninh, trật tự, trong tình hình mới.
Là đơn vị mới thành lập cơ sở, vật chất kỹ thuật còn nhiều khó khăn, số
lượng cán bộ chiến sỹ cũng như chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu
cầu công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Các cơ sở doanh nghiệp chấp hành pháp luật phòng cháy, chữa cháy chưa
nghiêm, mặt trái của kinh tế thị trường tác động vào cán bộ chiến sỹ làm công
tác này dễ làm cán bộ chiến sỹ bỏ qua các lỗi vi phạm, giảm nhẹ hình thức xử lý
hoặc không phát hiện được lỗi vi phạm…
Trước tình hình đó Đảng ủy Giám đốc phát động mạnh mẽ các phong trào
thi đua, các cuộc vận động nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho Đảng viên,
cán bộ chiến sỹ, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững
14
vàng, nắm vững công tác chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng vượt qua mọi khó
khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hải Phòng là thành phố công nghiệp tập trung, có cảng biển quốc gia, là
đầu mối giao thông của miền Bắc, là địa phương có nhiều lợi thế cho việc phát
triển kinh tế theo hướng đa dạng ngành nghề, nhất là ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, dệt may, thép, ngành công nghiệp sửa chữa đóng tàu biển,
ngành du lịch dịch vụ, kinh doanh và vận tải xăng dầu, khí đốt hóa lỏng. Hải
Phòng là một trong những trung tâm du lịch, thương mại, kinh tế trong vùng
duyên hải Bắc bộ.
Với sự phát triển mạnh của thành phố Hải Phòng và tốc độ đô thị hóa
ngày càng cao, nhiều nhà cao tầng được xây dựng, nhiều khu công nghệ cao,
khu chế xuất và đầu tư nước ngoài được tăng lên, nhiều trung tâm thương mại,
chợ phát triển, hàng hóa, vật tư ngày càng nhiều.
Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, xăng dầu, khí đốt, các chất, các vật liệu
dễ cháy trong sản xuất, trong sinh hoạt và kinh doanh ngày càng nhiều.
Về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành
phố có thể nói chưa được quan tâm đúng mức. Tác phong làm việc tự do, tùy
tiện, ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy của một bộ
phận cán bộ, công nhân viên và người dân chưa nghiêm túc. Mặt khác, do tác
động mặt trái của nền kinh tế thị trường, tình hình trật tự an toàn xã hội rất phức
tạp. Đối tượng phạm tội hình sự thực hiện hành vi đốt để thực hiện hoặc che giấu
tội phạm, giải quyết các mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh, mâu thuẫn cá nhân
bằng việc thực hiện các hành vi đốt để trả thù...
Do đó, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, văn hóa xã hội thì cũng xuất
hiện tình hình cháy xảy ra là rất phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của
Nhà nước, tính mạng, tài sản của công dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và môi
trường.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
2.2.1. Khái quát về đơn vị thực hiện đề án
15
- Ngày 20/10/2011 Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng
được thành lập:
- Lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố: Giám đốc chỉ huy
và 06 phó Giám đốc giúp việc.
- Các phòng nghiệp vụ.
+ Phòng Tham mưu.
+ Phòng Chính trị.
+ Phòng Tổ chức.
+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy.
+ Phòng Cứu nạn cứu hộ.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông.
+ Phòng Cảnh sát Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.
+ Phòng Cảnh sát Pháp chế, điều tra - xử lý về cháy, nổ.
+ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo, huấn luyện phòng cháy,
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
+ Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ về phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn cứu hộ - đào tạo lái xe.
- Các phòng Cảnh sát quận, huyện (8 phòng). Mỗi phòng do Trưởng
phòng phụ trách có từ 03 phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng.
- Các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi
phạm hành chính:
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông.
+ Phòng Pháp chế, điều tra - xử lý về cháy, nổ.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 1.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 2.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 3.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 4.
16
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 5.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 6.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 7.
+ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 8.
Toàn lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa thành phố Hải Phòng có 75
cán bộ chiến sỹ làm công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cụ thể: 03 đồng chí Đại học Cảnh
sát nhân dân, 43 đồng chí Đại học phòng cháy, chữa cháy, 04 đồng chí Cao đẳng
phòng cháy, chữa cháy, 25 đồng chí Trung cấp phòng cháy, chữa cháy .
2.2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy
chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng
- Tình hình cháy, nổ trên địa bàn địa phương từ năm 2013 đến nay:
+ Năm 2013 (từ ngày 16/11/2012 đến ngày 15/11/2013) trên địa bàn thành
phố xảy ra 70 vụ cháy không người chết, bị thương và thiệt hại về tài sản
6.653.000.000 đồng.
+ Năm 2014 (từ ngày 16/11/2013 đến ngày 15/11/2014) trên địa bàn thành
phố xảy ra 66 vụ cháy, làm 04 người bị thương và thiệt hại về tài sản
432.160.000 đồng, 73.102 m2 thảm thực bì rừng.
+ 09 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn thành phố xảy ra 47 vụ cháy, làm
chết 07 người, 14 người bị thương và thiệt hại về tài sản 6.000.000.000 đồng.
+ Nguyên nhân cháy: Do chập điện, do vô ý sử dụng nguồn lửa, nguồn
nhiệt, do sự cố kỹ thuật công nghệ, nghi do đốt, do hàn cắt. Đáng chú ý có
nhiều vụ cháy do sử dụng điện, thiết bị điện, vi phạm quy định về phòng
cháy và chữa cháy, quy trình kỹ thuật.
Nguyên nhân gây cháy phần lớn là do lỗi vô ý của con người, nghĩa là ý
thức người dân, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp về công tác phòng cháy và chữa
cháy còn chưa cao, thực trạng người dân, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp chủ quan
với các nguy cơ cháy, nổ còn phổ biến. Việc chấp hành các quy định về công tác
phòng cháy và chữa cháy còn nhiều hạn chế, nguyên nhân của tình trạng này
17
một phần là do ý thức của người dân, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp không chấp
hành các quy định của nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, một phần là do
kiến thức pháp luật, kiến thức về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn hạn chế
(ở các huyện, người dân còn chưa tiếp cận với các quy định của nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy).
Từ kết quả khảo sát cho thấy, tình hình cháy xảy ra tại thành phố Hải
Phòng diễn biến rất phức tạp. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy và
chữa cháy, để làm giảm số vụ cháy xảy ra, công tác xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy các vụ cháy có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Bởi vì chỉ thông qua xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy các vụ cháy nhằm ngăn chặn ngay từ đầu những hành vi vi
phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đồng thời xử lý kịp thời hành vi để
xảy ra cháy nổ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn góp phần nâng cao ý thức
đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn địa phương từ 2013
đến nay:
+ Xử phạt vi phạm hành chính năm 2013 là 1209 vụ với tổng số tiền phạt
2.410.500.000 đồng, đình chỉ 04 vụ, tạm đình chỉ 17 vụ.
+ Xử phạt vi phạm hành chính năm 2014 là 1195 vụ với tổng số tiền phạt
3.048.100.000 đồng, đình chỉ 04 vụ, tạm đình chỉ 03 vụ.
+ Xử phạt vi phạm hành chính 09 tháng đầu năm 2015 là 872 vụ với tổng
số tiền phạt 2.466.650.000 đồng, đình chỉ 08 vụ, tạm đình chỉ 03 vụ.
Trong số các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi sau
thường bị cá nhân, tổ chức, cơ sở mắc phải:
Không tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy
định kỳ.
18
Không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy
theo quy định.
Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính
chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.
Không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố, lắp
đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị
tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Đồ vật cản trên lối và đường thoát nạn, cửa thoát nạn đóng, khóa.
Thắp hương, thờ, cúng (thờ thần tài).
Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong công tác xử phạt vi phạm
hành chính của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố
- Kết quả:
Công tác xử lý vi phạm hành chính đã được các lực lượng chức năng của
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải Phòng thực hiện đúng quy
trình, đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, trình tự và đảm bảo nguyên tắc xử phạt.
Quá trình thực hiện kết hợp giữa tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn các
giải pháp khắc phục thiếu sót tồn tại để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa
cháy xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là những vi phạm có nguy cơ
cháy, nổ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy, vi
phạm trong thời gian dài không để xảy ra tiêu cực, vi phạm, đơn thư khiếu nại tố
cáo.
Thực hiện tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính đã góp phần nâng cao
tránh nhiệm của người đứng đầu các địa phương, tổ chức, cơ quan, doanh
nghiệp trong thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Nâng cao nhận thức, ý thức của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa
bàn thành phố trong việc chấp hành các quy định của luật phòng cháy và chữa
cháy, làm giảm các nguy cơ phát sinh cháy, nổ, giảm thiểu các thiệt hại về người
và tài sản do cháy, nổ gây ra, góp phần tích cực đảm bảo an toàn phòng cháy và
chữa cháy trên địa bàn thành phố.
19
Trong quá trình thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính, Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải Phòng chưa có Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính nào bị khiếu nại, tố cáo.
- Hạn chế:
+ Công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa
cháy của Ủy ban nhân dân các cấp đạt hiệu quả chưa cao. Phần lớn Ủy ban nhân
dân các quận, huyện đều giao phần việc này cho Công an mà không tiến hành
kiểm tra, xử phạt theo chức năng, thầm quyền được giao.
+ Kết quả xử phạt vi phạm hành chính chưa thực sự đạt hiệu quả trong
công tác ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong công tác đảm
bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
+ Cán bộ làm công tác kiểm tra trình độ chuyên môn không đồng đều còn
hạn chế, số lượng thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa kiên quyết trong việc
xử phạt còn lập biên bản kiến nghị nhiều lần, trong quản lý chưa phát hiện kịp
thời những sai phạm của cơ sở, doanh nghiệp gây khó khăn trong việc xử lý vi
phạm.
+ Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với các
đơn vị, cơ quan hữu quan trong công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
chưa thực sự chặt chẽ, nhịp nhàng.
+ Việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của một số cá
nhân, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nghiêm. Một số doanh nghiệp
tỏ ra chậm trễ trong việc nộp phạt gây khó khăn trong công tác quản lý, thống kê
việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan của những kết quả đạt được:
* Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐCP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính đã:
20
Khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
trước đây, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính trong
thời kỳ mới;
Khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Tạo cơ sở pháp lý, đầy đủ, thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật
cũng như những tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình.
* Ý thức người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban ngành và
các cá nhân, doanh nghiệp đã được nâng cao rõ rệt, chủ thể vi phạm đã nhận
thức được hành vi vi phạm và có ý thức nộp phạt theo đúng quy định của pháp
luật.
+ Nguyên nhân chủ quan của những kết quả đạt được:
* Công tác xử phạt vi phạm hành chính là một trong những công tác quan
trọng góp phần nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp
hành quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Qua đó góp phần đảm bảo
an toàn phòng cháy và chữa cháy, giảm thiểu nguy cơ phát sinh cháy, nổ. Nhận
thức được ý nghĩa đó, các cấp Lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
thành phố Hải Phòng đã luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác này do đó đã đạt
được một số kết quả đáng kể trên.
* Thông qua các Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và buổi tập
huấn công tác xử phạt vi phạm hành chính trực tiếp tại các đơn vị do Phòng
Pháp chế, điều tra - xử lý về cháy, nổ chủ trì tổ chức, cán bộ chiến sỹ thực hiện
công tác này đã dần nắm vững và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật
hiện hành.
+ Nguyên nhân khách quan của những hạn chế:
21