Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lên núi khám phá rau rừng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.09 KB, 3 trang )

Lên núi khám phá rau rừng

Đồng bằng sông Cửu Long ít nơi nào rau rừng phong phú như ở vùng
Bảy Núi, An Giang. Nhiều nhất là núi Cấm, ngọn núi hùng vĩ và cao nhất trên
vùng Thất Sơn, nơi có khí hậu trong lành, tiết trời lành lạnh về đêm, từng
được mệnh danh là “Đà Lạt 2” nên cỏ cây hoa lá xanh tốt quanh năm.
Nhờ vậy mà nghề săn rau rừng trên núi Cấm ngày càng sôi động, mỗi ngày
có đến hàng mấy chục người băng rừng, lội suối, trèo cây, bất chấp hiểm nguy để
thu hái mang về cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn hoặc mang ra chợ. Có những
người nhờ săn rau rừng mà tự xóa đói giảm nghèo như chị Lê Thị Cúc, cả gia đình
cùng sống bằng nghề bứt lá rừng. Ngày nắng cũng như mưa chị đều xách giỏ vô
rừng trèo cây hái lá. Sáng sớm hôm sau chị mang hàng đi giao rồi chiều lại tiếp tục.
Cứ thế mà rong ruổi kiếm sống bằng nghề săn rau rừng từ núi này qua núi nọ.
Một hôm, tôi có dịp theo chân anh Trần Văn Hòa tham gia một chuyến săn
rau rừng thật lý thú. Nhà anh ở dưới chân tượng Phật Di Lặc ở núi Cấm, phía sau
toàn là đồi núi và rừng cây bát ngát với biết bao kỳ hoa dị thảo. Vừa hái, anh vừa
giới thiệu với tôi đây là kim thất, kia là tần ô núi, rồi nào bứa, xộp, cơm nguội,
hồng ngọc, chòi mòi, ngành ngạnh, cát lồi đủ thứ, đủ màu sắc. Có thứ mọc lan
trên mặt đất, có thứ leo lên cây. Gặp cây cao như dâu rừng, bằng lăng, xoài , anh
phải trèo hoặc dùng cây mới thu hái được. Anh Hòa nói: Tuy là rau rừng, rau trời
cho” nhưng phải vất vả lắm mới thu được 5 - 10 ký, mỗi ngày kiếm khoảng vài ba
chục ngàn đồng là vui lắm rồi. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị trầy chân, sướt tay,
thậm chí còn bị rắn rít và ong rừng đe dọa.
Chị Hai Nhung, một chủ quán bánh xèo tự tin cho rằng rau nào trên núi cũng
có vị thuốc. Chẳng hạn như lá lốt trị đau khớp và giúp cho tiêu hóa; tam thất bổ
máu, quý như nhân sâm; đọt bứa chua thanh, hạ đàm; ngành ngạnh mát gan; vông
nem trị mất ngủ và mẩn ngứa; cải trời thông tiểu tiện và giải nhiệt
Chính sự giàu có về đặc sản rau rừng đó mà nhiều nhà hàng, quán ăn đã tìm
tòi, khám phá những chiếc lá có vị thuốc để chế biến thành những món ăn phục vụ
cho nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của thực khách, cụ thể như lá giang, lá trúc,
lá bình bát, đọt choại, đọt sầu đâu, trái giác được coi là hàng “độc chiêu” đối với


những người sành điệu về ẩm thực.
Nhiều người cho rằng các loài cây cỏ sống ở các vùng núi non được hấp thụ
tinh khí của đất trời, hoàn toàn trong sạch, chưa hề bị nhiễm độc hại, nên ai cũng
ưa chuộng, coi đó là “rau trời”, rau an toàn. Theo dược sĩ Bùi Kim Tùng thì “lá
giang có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt và giải khát, hai vị chua và chát hợp lại sẽ
cầm được mồ hôi, ngoài ra dân gian còn dùng lá giang để trừ bệnh phong ngứa”.
Riêng lá trúc là đặc sản của vùng Bảy Núi, có chứa tinh dầu và vị the, khi phối hợp
chung với thịt bò nướng và gà hấp sẽ tạo nên một hương vị “lẫy lừng”.
Chính cái chất chua chua, chát chát, đăng đắng của các loại rau rừng đã tạo nên
một mùi vị là lạ và đậm đà chất quê, giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng, nhất là
ăn với bánh xèo lại càng thú vị hơn. Mỗi loại rau rừng đều có mùi vị riêng, màu
sắc và tính chất đậm lạt, chua chát khác nhau. Tuy là món ăn thảo dã, đậm chất
thời khai hoang nhưng ngoài giá trị dinh dưỡng ra, nó còn kích thích tiêu hóa và
giúp cho người ăn cảm thấy ngon miệng. Chính nhờ vậy mà gần đây, sản phẩm của
núi rừng đã bắt đầu về phố và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn gia đình.

×