Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nuôi một số loài cá kinh tế lấy giống từ tự nhiên ở đầm phá ven biển pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.33 KB, 6 trang )

Nuôi một số loài cá kinh tế lấy giống từ tự nhiên ở đầm phá ven biển

Nguồn: vietlinh.com.vn
Bài báo trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu nuôi các loài cá có nguồn
gốc giống từ tự nhiên. Ðó là những loài cá có giá trị kinh tế và có khả năng phát
triển thành đối tượng nuôi hiệu quả ở các đầm phá ven biển của nước ta như. Cá
đối, cá dìa, cá tráp và cá hồng chấm.
Tổng quan
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) dựa vào giống có nguồn gốc tự nhiên có mối
quan hệ khá mật thiết với nghề khai thác (được gọi là CBA Capture Based
Aquaculture). Cá giống được thu từ tự nhiên đem về nuôi trong các ao, lồng và
được chăm sóc để phát triển đến kích cỡ thương phẩm. Hiện nay, sản lượng nuôi
các đối tượng lấy giống từ tự nhiên chiếm khoảng 20% tổng sản lượng của nghề
NTTS (FAO, 2004). Các loài cá đang được quan tâm phát triển nuôi là cá măng,
cá mú, cá ngừ, cá chình Năm 2000, sản lượng cá chình đạt 288 nghìn tấn, cá mú
15 nghìn tấn, cá ngừ vây xanh 10 nghìn tấn, và giá trị đã vượt quá 1,7 tỷ USD. Ða
số các loài cá được nuôi từ kích thước cá giống, nhưng một số loài thì nuôi khi
kích thước của cá khá lớn (như cá ngừ). Trình độ nuôi cũng khác nhau ở các nước,
thường là cá được nuôi thâm canh (nuôi cá ngừ ở Nhật, Ôxtrâylia nuôi cá mú ở
Ðài Loan) hay quảng canh (cá măng, cá mú nuôi ao ở Trung Quốc, Inđônexia).
CBA được xem là một hoạt động đem lại nhiều hiệu quả nên FAO (2004) dự đoán
trong tương lai gần nghề này tiếp tục phát triển với sự bổ sung thêm các loài cá
mới. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này còn rất ít, chủ yếu ở một vài đối tượng
như cá mú, cá măng, cá ngừ Còn khá nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đó là việc vận
chuyển con giống (hiện nay tỷ lệ chết rất cao), các kỹ thuật nuôi hiệu quả, bổ sung
phát triển thêm loài nuôi mới .v.v...
Cá đối
Ðối tượng đáng chú ý nhất trong họ cá đối là cá đối mục Mugil cephalus.
Loài này phân bố rộng, lớn nhanh và kích thước lúc trưởng thành khá lớn (Pillay,
1990). Cá đối là một trong những loài cá kinh tế được phát triển nuôi ở phía nam
Trung Quốc, riêng tỉnh Quảng Ðông diện tích nuôi cá đối đã hơn 6.500 ha


(Yanyan .W., Laihao .L., 2005). Cá đối thường được nuôi ghép với cá măng, cá
chẽm, tôm... Là đối tượng có giá trị kinh tế cao và được thử nghiệm nuôi từ rất
sớm, nhưng nuôi thâm canh loài này vẫn chưa được phát triển rộng rãi, mặc dù từ
1982, Jhigran đã thử nghiệm thành công kỹ thuật nuôi 2 loài cá đối Mugil tade và
M. parsia đạt sản lượng 2.200 kg/ha (dẫn lại từ Pillay, 1990).
Cá đối sinh trưởng khá, sau một năm đạt khoảng 300 g, sau 2 năm đạt 1,2
kg. Thức ăn cho cá khi nuôi là thức ăn chế biến với các thành phần cám gạo, bột
đậu nành, bột đậu phộng kết hợp với bón phân phốt-phát 60 kg/ha vào ao. Nhu cầu
prôtêin trong thức ăn của cá đối không cao khi so sánh với nhu cầu prôtêin cho cá
tráp (chỉ bằng 40%). Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng
tốt trong môi trường nước lợ, và nước mặn. Cardona (2000) cho rằng, ở vùng cận
nhiệt đới, cá đối giống thường tập trung quanh năm trong môi trường nước ngọt
hoặc hơi lợ. Cá sống trong môi trường nước ngọt sinh trưởng kém hơn ở nước lợ
và nước mặn. Từ giai đoạn ấu trùng đến cá giống, cá đối ăn động vật phù du, đến
khi trưởng thành chuyển sang ăn thực vật phù du, mùn bã lơ lửng và lab-lab (thực
vật đáy). Trong điều kiện nuôi, cá đối cái thường lớn nhanh hơn cá đực và trứng
của chúng là đặc sản được dùng để chế biến thức ăn cao cấp nên cũng có một số
nghiên cứu chuyển đổi giới tính của cá bằng hoócmôn sinh dục (Kuo et al, 1973).
Nghề nuôi cá đối ở nhiều nơi đã phát triển, khi mà nguồn giống tự nhiên không
còn đủ để đáp ứng cho nhu cầu thì người ta nghĩ đến việc sinh sản nhân tạo cá.
Một số kết quả bước đầu khá khả quan, tỷ lệ sống của ấu trùng đạt đến 30% (so
với cá mú E. coicoides là 5%) (Tucker .W.John, Kennedy .B.S., 2004).
Cá dìa
Cá dìa cũng là đối tượng được nhiều nước quan tâm phát triển thành đối
tượng nuôi. Theo Pillay (1990), các loài cá dìa thường được nuôi ở Malaixia,
Xingapo, đảo Guam và Palau, ả Rập Xê-út, Ixraen và Tanzania là Siganus
canaliculatus (= oraum), S. vermiculatus, S. rivulatus, S. luridus. Mặc dù là loài ăn
thực vật nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, cá dìa có thể ăn nhiều, loại thức ăn khác
nhau có nguồn gốc từ thực vật và động vật, đặt biệt là chúng cũng sinh trưởng tốt
khi ăn thức ăn công nghiệp. Cá dìa thường được nuôi ở ao ven biển hay nuôi trong

các đăng lồng, được ương trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm (May.,1974).
ở Philippin, cá dìa được nuôi đơn hay nuôi ghép trong các ao ven biển, loài nuôi
phổ biến là S. vermiculatus, cá đạt cỡ thương phẩm 150 g/con sau 5-7 tháng nuôi.
Các kết quả nghiên cứu nuôi loài S. rivulatus bằng lồng cho thấy cá đạt cỡ
185 g/con sau 10 tháng nuôi. Rất ít thông tin về mật độ nuôi được công bố mà đa
số các nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng thức ăn. Lichatowich et al (1984) thử
nghiệm nuôi cá dìa bằng thức ăn chế biến với hàm lượng bột đậu nành 53%, bột cá
14%, bột bắp 15%, bột mì 15%, vitamin và khoáng 3% cho thấy cá sinh trưởng tốt
và đạt kích cỡ 105 g/con sau 5 tháng nuôi. Các thí nghiệm ở Ixraen cho thấy, khi
sử dụng tảo khô với thức ăn công nghiệp 25% đạm, cá sinh trưởng rất tốt, tăng
trưởng gấp hai lần về chiều dài, 4 lần về trọng lượng sau 5 tuần nuôi so với ban
đầu. Cũng đạt được tốc độ sinh trưởng này khi nuôi loài cá dìa S. canaliculatus
bằng thức ăn tảo (thí nghiệm ở Philippin) hay bằng thức ăn dùng để nuôi gà (thí
nghiệm ở Palau) (theo tổng hợp của Pillay, 1990). Như vậy, có thể thấy việc sử
dụng thức ăn trong nuôi cá dìa tương đối dễ do chúng có nhu cầu prôtêin không
cao và tiêu hoá thức ăn chế biến tốt nên khả năng phát triển nuôi chúng cũng dễ
dàng hơn.
Cá tráp
Nuôi cá tráp trong lồng hay trong ao đều đạt hiệu quả (Pillay., 1999). Cá
tráp Sparus aurata có thể sử dụng thức ăn nhân tạo và đạt cỡ 200-400 g/con sau 1-
2 năm nuôi. Một thí nghiệm khác tiến hành ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, cá giống cỡ 5
g sau 12-18 tháng nuôi sẽ đạt được kích cỡ 250 g, trong quá trình thí nghiệm cho
cá ăn bằng thức ăn nhân tạo và cá tạp. Pitt et al (1977) thử nghiệm nuôi cá cỡ 80
g/con trong lồng nổi, mật độ thả 36-78 con/m3, sau 6-7 tháng nuôi cá đạt cỡ 300
g/con. Các thí nghiệm cho thấy, kích cỡ và độ nổi của thức ăn công nghiệp có vai
trò quan trọng đối với việc ăn mồi của cá. Ðối với cá cỡ từ 100 g/con trở lên thì
đường kính viên thức ăn khoảng 10 mm là thích hợp. Mật độ thả giống đối với loài
cá tráp Pagrus major thường là 6-8 kg/m3 lồng và cá giống thường được ương
trong các giai hay lồng nhỏ cho đến khi đạt cỡ 5-7 cm thì mới chuyển sang các ao
lồng nuôi thương phẩm (Fujita M., 1979). Hoạt động ương và thuần hóa cá giống

trước khi nuôi là việc làm khá phổ biến, hầu như được thực hiện ở tất cả các loài
cá có nguồn gốc giống từ tự nhiên. Tỷ lệ sống của cá trong giai đoạn này thường
thấp và biến động rất lớn.
Ceulemans et al (2005) đã nghiên cứu và cho thấy, chất lượng của cá tráp
nuôi chịu ảnh hưởng bởi loại thức ăn. Thí nghiệm được tiến hành ở ba nghiệm
thức với sự khác nhau về hàm lượng dầu cá và nguồn gốc prôtêin có trong thức ăn.
Lô đối chứng (High FM) giàu hàm lượng dầu cá và nguồn prôtêin từ thịt cá, kế
đến là nghiệm thức Med FM có hàm lượng dầu cá ít hơn và prôtêin từ thực vật
nhiều hơn, kế đến nữa là nghiệm thức Low FM có rất ít dầu cá. Cá ở cả ba nghiệm
thức được chia làm hai giai đoạn nuôi, giai đoạn đầu nuôi với 3 loại thức ăn khác
nhau trong khoảng thời gian 126 ngày, sau đó tất cả các nghiệm thức đều sử dụng
thức ăn đã được phối trộn các thành phần thích hợp (nghiệm thức FIN). Kết quả
cho thấy không có sự khác biệt về sinh trưởng giữa cá ở hai lô High FM và Med
FM. Cá nuôi ở nghiệm thức Low FM có tốc độ sinh trưởng bình quân hàng ngày
thấp hơn 14,5% và hệ số thức ăn cao hơn 34% khi so với cá ở nghiệm thức High
FM, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Sau khi kết thúc giai
đoạn sử dụng chung thức ăn (giai đoạn 2), thì cá ở Low FM và High FM không có
sự chênh lệch lớn về trọng lượng (264 g/con và 271 g/con). Khi kiểm tra mẫu cá
philê, cá nuôi ở nghiệm thức Med FM và Low FM có hàm lượng PUFAs (poly
unsaturated fatty acid) cao và giảm hàm lượng HUFAs (highly unsaturated fatty
acid- một loại axit béo không tốt cho sức khỏe) so với cá nuôi ở nghiệm thức High
FM. Như vậy, ta thấy rằng thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng
của cá nuôi.
Cá hồng
Cá hồng cũng là một đối tượng nuôi kinh tế, loài nuôi khá phổ biến là
Lutianus erythroterus và L. fohni. Cá thường được nuôi bằng lồng ở Xingapo,
Inđônêxia, Philippin và Malaixia. Các lồng nuôi thường có kích cỡ 8, 27, 75 m3,
kỹ thuật nuôi tương tự với các đối tượng nuôi lồng khác như cá chẽm, cá mú... Cá
giống thường được thả cỡ 2-5 g với mật độ từ 100-150 con/m2, mật độ giảm
xuống còn 44 con/m2 khi cá đạt 80-100 g/con. Thức ăn cho cá là cá tạp băm nhỏ,

hệ số thức ăn dao động từ 5 đến 7. Thí nghiệm ở vịnh Botamy, cá hồng Pagrus
auratus nuôi đạt năng suất 10 kg/m3. Loài cá hồng này sinh trưởng kém hơn cá đù
Argirosomus japonicus. Cá đù trong tự nhiên đạt kích thước chiều dài 25 cm sau 1
năm tuổi và đạt đến 60 cm sau 2 năm tuổi. Trong điều kiện nuôi thì sau 26 tháng
cá đạt kích thước 45 cm và trọng lượng đạt 1,1 kg.
Các nhà khoa học ở úc cũng đang tiến hành thử nghiệm nuôi các loài cá
hồng: L. johnii, L. argentimaculatus và các loài cá tráp Sparus latus, cá mú
Epinephelus coioides. ở Panama, từ năm 2006, người ta đã thử nghiệm và đưa cá
hồng L. jorhnii trở thành đối tượng nuôi lồng mang lại sinh kế ổn định cho cư dân
địa phương (Scholey .V and Margulies .D., 2003). Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu về
kỹ thuật nuôi cá hồng Lutianus jorhni cũng như đối với cá ong căng Therapon
jarbua, có thể đây là loài cá địa phương nên ít được nghiên cứu đến. Các loài cá
này có chất lượng thịt thơm ngon, và có giá trị kinh tế cao nên chúng là đối tượng
nuôi đầy tiềm năng.
Khả năng phát triển và các vấn đề cần nghiên cứu

×