Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Liên kết trồng lúa đạt tiêu chuẩn Global docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.99 KB, 3 trang )

Liên kết trồng lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

Những mảnh ruộng liên kết của họ đã trở nên nổi tiếng, được Cục sở hữu trí
tuệ chứng nhận sản xuất gạo theo quy trình an toàn, tiếp theo là chứng nhận
sản xuất và chế biến gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP - lần đầu tiên ở Việt Nam.
Lúa GlobalGAP của HTX Mỹ Thành
Nhận thấy sự liên kết lẫn nhau trong sản xuất
là cần thiết, những nông dân xã Mỹ Thành
Nam (Cai Lậy, Tiền Giang) thống nhất thành
lập hợp tác xã (HTX), cùng nhau thực hiện
quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn.
Hình thành năm 2004 với 48 xã viên, đến nay
HTX đã có 208 thành viên bao gồm cả nông
dân xã Mỹ Thành Bắc, với tổng diện tích sản
xuất là 180 ha. Ngay khi mới thành lập, HTX hướng đến sản xuất lúa chất lượng

Gạo Tứ Quý - sản xuất từ lúa
GlobalGAP của HTX Mỹ Thành
cao, an toàn. Gạo Mỹ Thành Nam vượt khỏi làng quê nhỏ, được nhiều người biết
đến. Nhận được sự hỗ trợ của Sở khoa học và công nghệ tỉnh, Công ty SGS, phòng
nông nghiệp huyện Cai Lậy và Công ty TNHH ADC, tháng 9/2008, HTX đã thực
hiện sản xuất lúa và chế biến gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sau khi vượt qua trên
250 chỉ tiêu bắt buộc. Hạt gạo GlobalGAP đã đi vào các siêu thị với nhãn mác
“Gạo Tứ Quý”, được Công ty ADC bao tiêu sản phẩm, đảm bảo nông dân có lãi
cao hơn 20% so với lúa cùng loại ngoài thị trường. Kết quả bước đầu phấn khởi.
Từ 15 hộ ban đầu trong HTX tham gia mô hình GlobalGAP, đến nay đã có 100 hộ
đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn trên với diện tích gần 90 ha.
Thành công nhờ liên kết
TS. Lê Hữu Hải, trưởng phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, người khởi xướng
chương trình sản xuất lúa an toàn cho biết, xuất phát từ thực tế cần mô hình sản
xuất lúa đạt tiêu chuẩn an toàn, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật


nhưng không giảm năng suất, địa phương cùng người dân bắt tay thực nghiệm. Từ
thành công mô hình sản xuất lúa chất lượng, an toàn, tiếp đến là sự hỗ trợ của
doanh nghiệp (Công ty ADC), HTX Mỹ Thành phấn đấu đạt các chỉ tiêu sản xuất
lúa theo quy trình GlobalGAP. Trước đây tìm đầu ra khó khăn, nông dân không
hứng khởi thì nay đã yên tâm. Sản xuất theo tiêu chuẩn mới, không phun thuốc trừ
sâu mà chỉ phun thuốc trừ bệnh và đã tăng thêm lợi nhuận, thậm chí có người lãi
đến 50%. PGS.TS. Mai Thành Phụng (phó trưởng bộ phận thường trực Trung tâm
khuyến nông, khuyến ngư quốc gia) cho rằng, mục tiêu của mô hình là hướng đến
hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa - do chi phí đầu tư giảm, năng suất tăng và
quản lý sâu bệnh tốt hơn.
Mô hình còn giúp xây dựng tinh thần làm việc tập thể, có làm sổ nhật ký sản
xuất và đánh dấu mã số để truy vết sản phẩm. Người sản xuất được tập huấn về vệ
sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường, kể cả về cứu thương và xây dựng sân
phơi, nhà vệ sinh , góp phần thay đổi diện mạo miền quê.

×