Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.55 KB, 2 trang )

Trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm
Hội đồng nghiệm thu kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Vĩnh
Long do ThS Hà Văn Sơn - Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch hội đồng tổ
chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài: “Nhân rộng mô hình trồng nấm
bào ngư (Pleurotus Sajor Caju) trên cơ chất rơm và nghiên cứu tổ chức thị
trường tiêu thụ sản phẩm” do CN Võ Văn Long - Trung tâm ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ Vĩnh Long làm chủ nhiệm.
Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh thuộc lĩnh vực ứng dụng
công nghệ sinh học, được triển khai thực hiện từ tháng 12/2008 đến 6/2010. Ban
chủ nhiệm đề tài đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho hơn 120 lượt
nông dân và thành lập được 4 tổ hợp tác sản xuất nấm bào ngư tại các huyện Vũng
Liêm, Long hồ, Tam Bình, và Tp.Vĩnh Long. Mỗi tổ hợp tác có 10 hộ tham gia và
được hỗ trợ đầu tư xây dựng hồ xi măng để xử lý rơm, trại trồng nấm, cung cấp
8.000 bịch meo (300g/ bịch) và 8.000 bịch chế phẩm xử lý rơm (750g/ bịch) cho
các Tổ hợp tác để xây dựng mô hình; in và phân phát cho nông dân trồng nấm bào
ngư hơn 1.000 tờ bướm tin có hướng dẫn cụ thể các công đoạn, kỹ thuật trồng nấm
bào ngư trên cơ chất rơm.
Để tổ chức tiêu thụ sản phẩn, Ban chủ nhiệm đề tài đã hợp đồng với các cán
bộ kỹ thuật Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Vĩnh Long
thực hiện chuyên đề nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ nấm bào ngư (nấm
bào ngư khô, nấm bào ngư ngâm giấm, nấm bào ngư hấp tiệt trùng), các sản phẩm
được Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Vĩnh Long kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn về vi
sinh; đồng thời nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm bào ngư ở các siêu thị
trong tỉnh, một số chợ trong và ngoài tỉnh lận cận, liên hệ Công ty EDENA chuyên
thu mua hàng nông sản của tỉnh và các Công ty chế biến nấm xuất khẩu Vĩnh Long
để cung cấp thông tin cho các Tổ hợp tác sản xuất, nhằm tiêu thụ sản phẩm nấm
bào ngư của nông dân. Kết quả triển khai đề tài với việc xây dựng mô hình tổ hợc
tác sản xuất nấm bào ngư là điều hứa hẹn cho việc phát triển hình thành một ngành
nghề mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tạo ra sản phẩm giàu dinh dưỡng
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Các bước triển khai và xây dựng mô hình đã bám sát vào nôi dung và mục


tiêu nghiên cứu đã đề ra, có địa chỉ ứng dụng cụ thể, gắn liền với thực tiễn, góp
phần giải quyết giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tận dụng nguồn nguyên liệu phế
thải trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả đề tài sẽ góp phần giải quyết việc làm ở
nông thôn, tăng thu nhập cho bà con nông dân, cần được nhân rộng.

×