Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 92 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
MỤC LỤC
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 1
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 2
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 3
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục từ ngữ viết tắt
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Định nghĩa
3GPP Third Generation Partnership Project
AS Active Set
BSIC Base Station Identity Code
BTS Base Transceiver Station
CN Core Network
CPICH Common Pilot Channel
DCH Dedicated Channel
DL DownLink
DPCCH Dedicated Physical Control Channel
DPCH Dedicated Physical Channel
DRNC Drift Radio Network Controller
FACH Forward Access Channel
FIFO First In First Out
GERAN GSM EDGE RAN
GSM Global System for Mobile Communications
HCS Hierarchical Cell Structure
IAF Intra Frequency
IE Information Element
IEF Inter Frequency


IFHO Inter Frequency HandOver
Inter-RAT Inter Radio Access Technology
IRAT Inter Radio Access Technology
Iur Interface between two RNCs
KPI Key Parameter Indicator
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 4
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục từ ngữ viết tắt
LA Location Area
LAI Location Area Indicator
ME Mobile Equipment
NBAP Node B Application Part
Node B
Logical node responsible for radio transmission and reception in one or
several cells
OCNS Orthogonal Channel Noise Simulator
PLMN Public Land Mobile Network
RA Routing Area
RAB Radio Access Bearer
RAI Routing Area Indicator
RAN Radio Access Network
RAT Radio Access Technology
RB Radio Bearer
RBS Radio Base Station – another name for the Node B
RF Radio Frequency
RL Radio Link
RNC Radio Network Controller
RRC Radio Resource Control
RSCP Received Signal Code Power
RSSI Received Signal Strength Indicator
SIB System Information Block

SIR Signal to Interference Ratio
TRX Transceiver
TX Transmit
UE User Equipment
UL UpLink
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 5
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục từ ngữ viết tắt
UMTS Universal Mobile Telecommunication Services
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Network
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 6
GMSC
HLR
EIR
AUC
SCF
SMS-
IWMSC
D
MSC
E,
G
SMS-
GMSC
MSCBSC
BTS
Um
SIM MT
Abis
A

ISDN
PSTN
PSPDN
CSPDN
PDN:
-Intranet
-Extranet
-Internet
BSS
F
Gr
GGSN
Gd,
Gp,
Gn+
SGSN
SGSN
Gb
Gf
Gn+
H
RNC
BS
Uu
Iur
USIM ME
RNC
BS
Uu
USIM ME

Iub
Iub
Iu
Cu
Cu
RNS
RNS
UTRANN
MGW
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cấu hình và sơ đồ đấu nối mạng thông tin di động
1.1.1. Cấu trúc mạng UMTS
Theo chức năng, cấu trúc mạng UMTS được chia làm 3 nhóm:
Thiết bị người sử dụng UE (User Equipment): là thiết bị đầu cuối vô tuyến, cung cấp giao diện người sử dụng tới mạng thông qua kênh vô tuyến;
Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Radio Access Network) hoặc Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UTRAN (Terrestrial Radio Access Network): là nhóm phần tử mạng
cung cấp tất cả các chức năng vô tuyến;
Mạng lõi CN (Core Network): là nhóm phần tử mạng cung cấp chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi và kết nối dữ liệu tới mạng bên ngoài (như mạng PSTN hay mạng
Internet). HSS (Home Subcriber Server) là máy chủ thuê bao thường trú.
Hình 1-1. Cấu trúc mạng UMTS
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 7
External
Network
s
CN
AN
UE
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
1.1.2. Thiết bị người sử dụng UE
Thiết bị ngưởi sử dụng UE bao gồm các phần tử sau :

Các đầu cuối TE ( Terminal Equipment ) :Vì máy đầu cuối bây giờ không chỉ đơn
thuần dành cho điện thoại mà còn cung cấp các dịch vụ số liệu mới, nên tên của nó được
chuyển thành đầu cuối. Các nhà sản xuất chính đã đưa ra rất nhiều đầu cuối dựa trên các
khái niệm mới, nhưng trong thực tế chỉ một số ít là được đưa vào sản xuất. Mặc dù các
đầu cuối dự kiến khác nhau về kích thước và thiết kế, tất cả chúng đều có màn hình lớn và
ít phím hơn so với 2G. Lý do chính là để tăng cường sử dụng đầu cuối cho nhiều dịch vụ
số liệu hơn và vì thế đầu cuối trở thành tổ hợp của máy thoại di động, modem và máy tính
bàn tay.
Đầu cuối hỗ trợ hai giao diện. Giao diện Uu định nghĩa liên kết vô tuyến (giao diện
WCDMA). Nó đảm nhiệm toàn bộ kết nối vật lý với mạng UMTS. Giao diện thứ hai là
giao diện Cu giữa UMTS IC card (UICC) và đầu cuối. Giao diện này tuân theo tiêu chuẩn
cho các card thông minh.
UMTS IC Card là một card thông minh. Điều mà ta quan tâm đến nó là dung lượng
nhớ và tốc độ bộ xử lý do nó cung cấp. Ứng dụng USIM chạy trên UICC.
Trong hệ thống GSM, SIM card lưu giữ thông tin cá nhân (đăng ký thuê bao) cài
cứng trên card. Điều này đã thay đổi trong UMTS, Modul nhận dạng thuê bao UMTS
được cài như một ứng dụng trên UICC. Điều này cho phép lưu nhiều ứng dụng hơn và
nhiều chữ ký (khóa) điện tử hơn cùng với USIM cho các mục đích khác (các mã truy
nhập giao dịch ngân hàng an ninh). Ngoài ra có thể có nhiều USIM trên cùng một UICC
để hỗ trợ truy nhập đến nhiều mạng.
USIM chứa các hàm và số liệu cần để nhận dạng và nhận thực thuê bao trong mạng
UMTS. Nó có thể lưu cả bản sao hồ sơ của thuê bao.
Người sử dụng phải tự mình nhận thực đối với USIM bằng cách nhập mã PIN. Điểu
này đảm bảo rằng chỉ người sử dụng đích thực mới được truy nhập mạng UMTS. Mạng
sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ cho người nào sử dụng đầu cuối dựa trên nhận dạng USIM
được đăng ký.
1.1.3. Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN
UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến mặt
đất UMTS) là liên kết giữa người sử dụng và CN. Nó gồm các phần tử đảm bảo các cuộc
truyền thông UMTS trên vô tuyến và điều khiển chúng.

UTRAN được định nghĩa giữa hai giao diện. Giao diện Iu giữa UTRAN và CN, gồm
hai phần: IuPS cho miền chuyển mạch gói và IuCS cho miền chuyển mạch kênh; giao
diện Uu giữa UTRAN và thiết bị người sử dụng. Giữa hai giao diện này là hai nút, RNC
và nút B.
RNC (Radio Network Controller) chịu trách nhiệm cho một hay nhiều trạm gốc
và điều khiển các tài nguyên của chúng. Đây cũng chính là điểm truy nhập dịch vụ mà
UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối đến CN bằng hai kết nối, một cho miền chuyển
mạch gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch kênh (MSC).
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 8
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Một nhiệm vụ quan trọng nữa của RNC là bảo vệ sự bí mật và toàn vẹn. Sau thủ tục
nhận thực và thỏa thuận khóa, các khoá bảo mật và toàn vẹn được đặt vào RNC. Sau đó
các khóa này được sử dụng bởi các hàm an ninh f8 và f9.
Node B : trong UMTS trạm gốc được gọi là node B và nhiệm vụ của nó là thực hiện
kết nối vô tuyến vật lý giữa đầu cuối với nó. Nó nhận tín hiệu trên giao diện Iub từ RNC
và chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu. Nó cũng thực hiện một số thao tác
quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở như "điều khiển công suất vòng trong". Tính năng này
để phòng ngừa vấn đề gần xa, nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công
suất, thì các đầu cuối gần Node B nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa. Node B
kiểm tra công suất thu từ các đầu cuối khác nhau và thông báo cho chúng giảm công suất
hoặc tăng công suất sao cho Node B luôn thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu
cuối.
1.1.4. Tổng quan cấu trúc mạng lõi
Mạng lõi (Core Network – CN) bao gồm những thực thể vật lý cung cấp chức năng
như sau:
- Chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi.
- Quản lý thông tin người sử dụng cho thuê bao và tính lưu động.
- Điều khiển tính năng mạng và dịch vụ.
- Cơ cấu chuyển mạch, truyền phát cho báo hiệu và thông tin.
Mạng lõi cũng cung cấp kết nối hướng tới mạng ngoài như mạng PSTN, mạng Internet và

một số mạng dữ liệu hoặc thoại khác.
Để hỗ trợ cả thoại và dữ liệu trong mạng lõi, 2 vùng logic được định nghĩa:
- Vùng chuyển mạch kênh: bao gồm tất cả các phần tử mạng lõi hỗ trợ kết nối
chuyển mạch kênh. Nó gồm MSC, GMSC dựa trên mạng lõi GSM hiện tại.
- Vùng chuyển mạch gói: bao gồm tất cả các phần tử mạng lõi hỗ trợ kết nối chuyển
mạch gói và được dựa trên tiến trình của chuẩn GPRS cho truyền tải gói trong
mạng GSM.
Mạng lõi chuyển mạch kênh dựa trên cấu trúc của MSC của GSM, bao gồm MSC và
GMSC.
MSC: cung cấp giao diện giữa phần tử vô tuyến của mạng và phần tử chuyển
mạch kênh của mạng lõi. MSC quản lý dịch vụ chuyển mạch kênh tới và từ UE trong
vùng phục vụ bao gồm thiết lập cuộc gọi, tìm gọi, truyền tải thông tin mật mã hóa tới
RAN.MSC cũng kết hợp với VLR có chức năng như một cơ sở dữ liệu vị trí cho dịch vụ
chuyển mạch kênh và lưu giữ vị trí hiện thời của UE trong vùng phục vụ của MSC.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 9
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
GMSC (Gateway MSC): chuyển mạch kênh tại điểm mạng UMTS được kết nối tới
mạng chuyển mạch kênh bên ngoài (ví dụ, mạng PSTN). GMSC quản lý kết nối chuyển
mạch kênh, bao gồm cả chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi tới MSC phục vụ.
Phần tử chuyển mạch gói SGSN và GGSN :
Node hỗ trợ dịch vụ GPRS (Serving GPRS Support Node - SGSN) thực hiện các
chức năng trong vùng chuyển mạch gói tương tự chức năng MSC thực hiện trong vùng
chuyển mạch kênh. SGSN có nhiệm vụ phân phát gói dữ liệu tới UE trong vùng phụ vụ
và thực hiện những chức năng sau:
- Giao thức và giao diện hội thoại giữa mạng vô tuyến - phần tử chuyển mạch gói
trong mạng lõi;
- Quản lý xác định thẩm quyền và di động, bao gồm chuyển giao SGSN;
- Định tuyến dữ liệu tới RNC thích hợp có yêu cầu kết nối tới UE trong vùng phục
vụ;
- Định tuyến dữ liệu tới GGSN khi có yêu cầu kết nối tới mạng ngoài.

- Chức năng đăng kí vị trí cho phép lưu trữ thông tin thuê bao và thông tin vị trí cho
dịch vụ chuyển mạch gói của thuê bao đã đăng ký với SGSN.
GGSN (Gateway GPRS Support Node) cung cấp tính năng tương tự như GMSC và thực
hiện hoạt động với các mạng chuyển mạch gói bên ngoài, kết nối lõi UMTS tới mạng
Internet, ISP và Intranet. Chức năng GGSN bao gồm:
- Định tuyến gói dữ liệu ngoài tới SGSN phục vụ;
- Báo hiệu và truyền tải dữ liệu từ mạng lõi UMTS;
- Bảo mật, an ninh.
- Chức năng đăng kí vị trí của GGSN cho phép lưu trữ thuê bao và định tuyến thông
tin đểchuyển lưu lượng gói dữ liệu thoại tới SGSN phục vụ.
Phần tử chung – HSS và AuC
HSS (Home Subscriber Server): chứa cơ sở dữ liệu trong mạng chủ lưu trữ tất cả các
thông tin cụ thể về thuê bao. Thông tin thuê bao gồm hiện trạng thuê bao và hệ thống
MSC/SGSN phục vụ hiện thời cho mỗi thuê bao, do đó thông tin đến UE có thể được
định tuyến trực tiếp.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 10
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
HSS dựa trên việc nâng cấp HLR trong GSM, có khả năng điều khiển quá trình cập nhật
vị trí khi một UE chuyển vùng xung quanh mạng, cập nhật vị trí phục vụ mới và yêu cầu
bộ nhớ xóa bản ghi vị trí cũ.
Trung tâm nhận thực AuC có nhiệm vụ bảo mật thuê bao,giữ khóavà thuật toán mật mã
hóa. AuC được kết hợp với HSS và lưu trữ khóa nhận dạng cho từng thuê bao đã đăng ký
trong HSS. Khóa nhận dạng được sử dụng để đảm bảo các chức năng sau:
Tạo ra dữ liệu được dùng để nhận thực UE;
Mã hóa thông tin được truyền qua đường vô tuyến giữa UE và mạng.
AuC truyền dữ liệu cần thiết để nhận thực và mã hóa/giải mã qua HSS đến bộ nhớ vị trí
trong MSC và SGSN.
1.1.5. Các giao diện
Vai trò các các nút khác nhau của mạng chỉ được định nghĩa thông qua các giao diện
khác nhau. Các giao diện này được định nghĩa chặt chẽ để các nhà sản xuất có thể kết nối

các phần cứng khác nhau của họ.
- Giao diện Cu. Giao diện Cu là giao diện chuẩn cho các card thông minh. Trong
UE đây là nơi kết nối giữa USIM và UE
- Giao diện Uu. Giao diện Uu là giao diện vô tuyến của WCDMA trong UMTS.
Đây là giao diện mà qua đó UE truy nhập vào phần cố định của mạng. Giao diện
này nằm giữa nút B và đầu cuối.
- Giao diện Iu. Giao diện Iu kết nối UTRAN và CN. Nó gồm hai phần, IuPS cho
miền chuyển mạch gói, IuCS cho miền chuyển mạch kênh. CN có thể kết nối đến
nhiều UTRAN cho cả giao diện IuCS và IuPS. Nhưng một UTRAN chỉ có thể kết
nối đến một điểm truy nhập CN.
- Giao diện Iur. Đây là giao diện RNC-RNC. Ban đầu được thiết kế để đảm bảo
chuyển giao mềm giữa các RNC, nhưng trong quá trình phát triển nhiều tính năng
mới được bổ sung. Giao diện này đảm bảo bốn tính năng nổi bật sau:
o Di động giữa các RNC
o Lưu thông kênh riêng
o Lưu thông kênh chung
o Quản lý tài nguyên toàn cục
- Giao diện Iub. Giao diện Iub nối nút B và RNC. Khác với GSM đây là giao diện
mở.
1.2. Tổ chức kênh trong hệ thống UMTS
Hệ thống UMTS sử dụng 3 loại kênh để truyền thông tin và báo hiệu như sau:
Kênh vật lí (Lớp 1);
Kênh truyền tải (giao diện Lớp 1 và Lớp 2);
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 11
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Kênh logic (giao diện giữa Lớp 2 và Lớp 3).
- Kênh vật lý (PhCH). Kênh mang số liệu trên giao diện vô tuyến. Mỗi PhCH có
một trải phổ mã định kênh duy nhất để phân biệt với kênh khác. Một người sử
dụng tích cực có thể sử dụng các PhCH riêng, chung hoặc cả hai. Kênh riêng là
kênh PhCH dành riêng cho một UE còn kênh chung được chia sẻ giữa các UE

trong một ô.
- Kênh truyền tải (TrCH). Kênh do lớp vật lý cung cấp cho lớp 2 để truyền số liệu.
Các kênh TrCH được sắp xếp lên các PhCH
- Kênh Logic (LoCH). Kênh được lớp con MAC của lớp 2 cung cấp cho lớp cao
hơn. Kênh LoCH được xác định bởi kiểu thông tin mà nó truyền.
1.2.1. Các kênh logic, LoCH
Nói chung các kênh logic (LoCH: Logical Channel) được chia thành hai nhóm: các
kênh điều khiển (CCH: Control Channel) để truyền thông tin điều khiển và các kênh lưu
lượng (TCH: Traffic Channel) để truyền thông tin của người sử dụng. Các kênh logic và
ứng dụng của chúng được tổng kết trong bảng 1.1
Nhóm kênh Kênh logic Ứng dụng
CCH (Control
Channel: Kênh
điều khiển)
BCCH (Broadcast Control
Channel: Kênh điều khiển quảng
bá)
Kênh đường xuống để phát quảng bá
thông tin hệ thống
PCCH (Paging Control Channel:
Kênh điều khiển tìm gọi)
Kênh đường xuống để phát quảng bá
thông tin tìm gọi
CCCH (Common Control
Channel: Kênh điều khiển
chung)
Kênh hai chiều để phát thông tin điều
khiển giữa mạng và các UE. Được sử
dụng khi không có kết nối RRC hoặc
khi truy nhập một ô mới

DCCH (Dedicated Control
Channel: Kênh điều khiển
riêng).
Kênh hai chiều điểm đến điểm để phát
thông tin điều khiển riêng giữa UE và
mạng. Được thiết lập bởi thiết lập kết
nối của RRC
TCH (Traffic
Channel: Kênh
lưu lượng)
DTCH (Dedicated Traffic
Channel: Kênh lưu lượng riêng)
Kênh hai chiều điểm đến điểm riêng
cho một UE để truyền thông tin của
người sử dụng. DTCH có thể tồn tại cả
ở đường lên lẫn đường xuống
CTCH (Common Traffic
Channel: Kênh lưu lượng chung)
Kênh một chiều điểm đa điểm để
truyền thông tin của một người sử
dụng cho tất cả hay một nhóm người
sử dụng quy định hoặc chỉ cho một
người sử dụng. Kênh này chỉ có ở
đường xuống.
Bảng 1.1. Danh sách các kênh logic
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 12
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
1.2.2. Các kênh truyền tải, TrCH
Các kênh lôgic được lớp MAC chuyển đổi thành các kênh truyền tải. Tồn tại hai
kiểu kênh truyền tải: các kênh riêng và các kênh chung. Điểm khác nhau giữa chúng là:

kênh chung là tài nguyên được chia sẻ cho tất cả hoặc một nhóm các người sử dụng trong
ô, còn kênh kênh riêng được ấn định riêng cho một người sử dụng duy nhất. Các kênh
truyền tải chung bao gồm: BCH (Broadcast channel: Kênh quảng bá), FACH (Fast Access
Channel: Kênh truy nhập nhanh), PCH (Paging Channel: Kênh tìm gọi), DSCH (DoQn
Link Shared Channel: Kênh chia sẻ đường xuống), CPCH (Common Packet Channel:
Kênh gói chung). Kênh riêng chỉ có một kênh duy nhất là DCH (Dedicated Channel:
Kênh riêng). Kênh truyền tải chung có thể được áp dụng cho tất cả các người sử dụng
trong ô hoặc cho một người hoặc nhiều người đặc thù. Khi kênh truyền tải chung được sử
dụng để phát thông tin cho tất cả các ngừơi sử dụng thì kênh này không cần có địa chỉ.
Chẳng hạn kênh BCH để phát thông tin quảng bá cho tất cả các người sử dụng trong ô.
Khi kênh truyền tải chung áp dụng cho một người sử dụng đặc thù, thì cần phát nhận dạng
người sử dụng trong băng (trong bản tin sẽ được phát). Kênh PCH là kênh truyền tải
chung được sử dụng để tìm gọi một UE đặc thù sẽ chứa thông tin nhận dạng người sử
dụng bên trong bản tin phát.Danh sách các kênh truyền tải và ứng dụng :
Kênh truyền tải ứng dụng
DCH (Dedicated
Channel: Kênh riêng)
Kênh hai chiều được sử dụng để phát số liệu của người sử dụng.
Được ấn định riêng cho người sử dụng. Có khả năng thay đổi
tốc độ và điều khiển công suất nhanh
BCH (Broadcast
Channel: Kênh quảng
bá)
Kênh chung đường xuống để phát thông tin quảng bá (chẳng
hạn thông tin hệ thống, thông tin ô)
FACH (ForQard Access
Channel: Kênh truy
nhập đường xuống)
Kênh chung đường xuống để phát thông tin điều khiển và số
liệu của người sử dụng. Kênh chia sẻ chung cho nhiều UE.

Được sử dụng để truyền số liệu tốc độ thấp cho lớp cao hơn
PCH (Paging Channel:
Kênh tìm gọi)
Kênh chung dường xuống để phát các tín hiệu tìm gọi
RACH (Random
Access Channel)
Kênh chung đường lên để phát thông tin điều khiển và số liệu
người sử dụng. áp dụng trong truy nhập ngẫu nhiên và được sử
dụng để truyền số liệu thấp của người sử dụng
CPCH (Common
Packet Channel: Kênh
gói chung)
Kênh chung đường lên để phát số liệu người sử dụng. áp dụng
trong truy nhập ngẫu nhiên và được sử dụng trước hết để truyền
số liệu cụm.
DSCH (DoQlink
Shared Channel: Kênh
chia sẻ đường xuống)
Kênh chung đường xuống để phát số liệu gói. Chia sẻ cho nhiều
UE. Sử dụng trước hết cho truyền dẫn số liệu tốc độ cao.
Bảng 1.2. Danh sách các kênh truyền tải
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 13
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Các kênh logic được chuyển thành các kênh truyền tải như cho trên hình 1.2 :
Hình 1.2. Chuyển đổi giữa các LoCH và TrCH trên đường lên và đường
xuống
1.2.3. Các kênh vật lý
Một kênh vật lý được coi là tổ hợp của tần số, mã ngẫu nhiên, mã định kênh và cả
pha tương đối (đối với đường lên). Kênh vật lý (Physical Channel) bao gồm các kênh vật
lý riêng (DPCH: Dedicated Physical channel) và kênh vật lý chung (CPCH: Common

Physical Channel). Các kênh vật lý được tổng kết ở Bảng 1.3 và bảng 1.4 :
DPCH
Đường xuống :
Đường lên :
DPDCH
DPCCH
CPCH CPICH
P – CCPCH
S – CCPCH
SCH
PDSCH
PRACH
PCPCH
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 14
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
AICH
CSICH
CD/CA – ICH
PICH
Bảng 1.3. Tổng kết các kiểu kênh vật lý
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 15
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 16
Tên kênh ứng dụng
DPCH (Dedicated Physical
Channel: Kênh vật lý riêng)
Kênh hai chiều đường xuống/đường lên được ấn định
riêng cho UE. Gồm DPDCH (Dedicated Physical
Control Channel: Kênh vật lý điều khiển riêng) và
DPCCH (Dedicated Physical Control Channel: Kênh vật

lý điều khiển riêng). Trên đường xuống DPDCH và
DPCCH được ghép theo thời gian với ngẫu nhiên hóa
phức còn trên đường lên được ghép mã I/Q với ngẫu
nhiên hóa phức
DPDCH (Dedicated
Physical Data Channel:
Kênh vật lý số liệu riêng
Khi sử dụng DPCH, mỗi UE được ấn định ít nhất một
DPDCH. Kênh được sử dụng để phát số liệu người sử
dụng từ lớp cao hơn
DPCCH (Dedicated
Physical Control Channel:
Kênh vật lý điều khiển
riêng)
Khi sử dụng DPCH, mỗi UE chỉ được ấn định một
DPCCH. Kênh được sử dụng để điều khiển lớp vật lý
của DPCH. DPCCH là kênh đi kèm với DPDCH chứa:
các ký hiệu hoa tiêu, các ký hiệu điều khiển công suất
(TPC: Transmission PoQer Control), chỉ thị kết hợp
khuôn dạng truyền tải. Các ký hiệu hoa tiêu cho phép
máy thu đánh giá hưởng ứng xung kim của kênh vô
tuyến và thực hiện tách sóng nhất quán. Các ký hiệu
này cũng cần cho hoạt động của anten thích ứng (hay
anten thông minh) có búp sóng hẹp. TPC để điều khiển
công suất vòng kín nhanh cho cả đường lên và đường
xuống. TFCI thông tin cho máy thu về các thông số tức
thời của các kênh truyền tải: các tốc độ số liệu hiện thời
trên các kênh số liệu khi nhiều dịch vụ được sử dụng
đồng thời. Ngoài ra TFCI có thể bị bỏ qua nếu tốc độ số
liệu cố định. Kênh cũng chứa thông tin hồi tiếp hồi tiếp

(FBI: Feeback Information) ở đường lên để đảm bảo
vòng hồi tiếp cho phân tập phát và phân tập chọn lựa.
PRACH (Physical Random
Access Channel: Kênh vật
lý truy nhập ngẫu nhiên)
Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang kênh
truyền tải RACH
PCPCH (Physical Common
Packet Channel: Kênh vật
lý gói chung)
Kênh chung đường lên. Được sử dụng để mang kênh
truyền tải CPCH
CPICH (Common Pilot
Channel: Kênh hoa tiêu
chung)
Kênh chung đường xuống. Có hai kiểu kênh CPICH: P-
CPICH (Primary CPICH: CPICH sơ cấp) và S-CPICH
(Secondary CPICH: CPICH thứ cấp). P-CPICH đảm
bảo tham chuẩn nhất quán cho toàn bộ ô để UE thu
được SCH, P-CCPCH, AICH và PICH vì các kênh nay
không có hoa tiêu riêng như ở các trường hợp kênh
DPCH. Kênh S-CPICH đảm bảo tham khảo nhất quán
chung trong một phần ô hoặc đoạn ô cho trường hợp sử
dụng anten thông minh có búp sóng hẹp. Chẳng hạn có
thể sử dụng S-CPICH làm tham chuẩn cho S-CCPCH
(kênh mang các bản tin tìm gọi) và các kênh DPCH
đường xuống.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Bảng 1.4. Danh sách các kênh vật lý
Bảng 1.5. Chuyển đổi giữa kênh truyền tải và kênh vật lý

1.3. Điều khiển công suất
Điều khiển công suất đóng vai trò quan trong trong hệ thống UMTS để tránh hiện tượng
can nhiễu do các UE gần Node B gây ra đối với các thuê bao xa Node B đang cùng hoạt
động (hiện tượng can nhiễu gần – xa) như được minh họa trên Hình 1.3
Hình 1.3. Hiện tượng can nhiễu gần xa trong hệ thống WCDMA
Khác với hệ thống GSM, trong đó mỗi thuê bao được kết nối tới BTS trong các khe thời
gian khác nhau, có thể có một hoặc nhiều thuê bao cùng kết nối với BTS trong cùng thời
điểm. Số thuê bao kết nối đến BTS càng nhiều, khả năng gây nhiễu sang nhau càng lớn do
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 17
Các kênh truyền tải Các kênh vật lý
DCH Kênh số liệu vật lý riêng ( DPDCH )
RACH Kênh truy nhập ngẫu nhiên vật lý ( PRACH )
CPCH Kênh gói chung vật lý ( PCPCH )
BCH Kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp ( P – CCPCH )
FACH
PCH
Kênh vật lý điều khiển chung thứ cấp ( S – CCPCH )
DSCH Kênh chia sẻ đường xuống vật lý ( PDSCH )
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
các thuê bao cùng dùng chung tần số. Do đó, điều khiển công suất trong hệ thống UMTS
không dựa trên mức công suất mà dựa trên mức tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SIR – Signal to
Interference Ratio).
Một trong các mục đích quan trọng của điều khiển công suất là duy trì chất lượng kết nối
vô tuyến ở một mức xác định.
Có hai loại điều khiển công suất chính:
Điều khiển công suất vòng hở: áp dụng đối với các kênh chung;
Điều khiển công suất vòng kín: áp dụng đối với kênh dành riêng DPCCH/DPDCH và
kênh chia sẻ đường xuống DSCH.
1.3.1. Điều khiển công suất vòng hở
Điều khiển công suất vòng hở thực hiện điều khiển công suất kết nối đường lên (DL)

hoặc đường xuống (UL) dựa trên kết quả đo chất lượng của kết nối hướng ngược lại. Như
vậy, điều khiển vòng hở thực hiện nhanh nhưng độ chính xác bị hạn chế do chất lượng kết
nối đường lên và đường xuống không giống nhau.
Trong hệ thống UMTS, điều khiển công suất vòng hở được áp dụng đối với các kênh vật
lí hỗ trợ kênh truyền tải chung, cụ thể là kênh UL PRACH. Trên kênh BCCH, Node B sẽ
qui định công suất phát của kênh PCCPCH và mức SIR tương ứng. Bằng cách đo mức
công suất thu được, UE có thể xác định được mức suy hao đường xuống bao gồm cả ảnh
hưởng của pha-đinh. Từ mức suy hao nói trên và thông tin về mức can nhiễu đường lên,
mức SIR cần thiết, UE sẽ xác định được mức công suất phát trên kênh PRACH.
1.3.2. Điều khiển công suất vòng kín
Điều khiển công suất vòng kín đối với một kết nối được thực hiện dựa trên kết quả đo
chất lượng của kết nối này do phía đối diện phản hồi. Ví dụ, UE đo chất lượng của một
kênh DL xác định, sau đó gửi báo cáo kết quả đo về Node B. Trên cơ sở báo cáo nhận
được từ UE, Node B sẽ thực hiện điều chỉnh công suất thích hợp. Như vậy, điều khiển
công suất vòng kín thực hiện chính xác nhưng thời gian thực hiện khá lâu. Điều khiển
công suất vòng kín được áp dụng đối với các kênh hỗ trợ kênh truyền tải DCH và DSCH.
Điều khiển công suất vòng kín bao gồm 2 quá trình: điều khiển công suất vòng ngoài và
điều khiển công suất vòng trong.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 18
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
1.3.2.1. Điều khiển công suất vòng ngoài
Điều khiển công suất vòng ngoài được sử dụng để làm cơ sở quyết định điều khiển công
suất vòng trong. Hai tham số được xác định bởi điều khiển công suất vòng ngoài là mức
SIR ngưỡng và kích thức bước điều khiển công suất.
Nguyên tắc chung của thuật toán xác định bit điều khiển công suất phát (TPC – Transmit
Power Control) như sau:
Nếu SIR ước lượng ≥ SIR ngưỡng: lệnh TPC = “giảm công suất đi 01 bước”;
Nếu SIR ước lượng < SIR ngưỡng: lệnh TPC = “tăng công suất lên 01 bước”.
Tần suất vòng lặp điều khiển công suất ngoài thường nằm trong khoảng từ 10-100 Hz.
Nói cách khác, giá trị SIR ngưỡng và bước điều khiển công suất thường được cập nhật

10-100 lần trong một giây.
1.3.2.2. Điều khiển công suất vòng trong
Điều khiển công suất vòng trong có tần suất thực hiện cao (1500 Hz) nên còn được gọi là
điều khiển công suất nhanh, được sử dụng để khắc phục các biến đổi nhanh của tín hiệu
do ảnh hưởng của môi trường truyền sóng (pha-đinh nhanh) và can nhiễu. Điều khiển
công suất nhanh có thể được sử dụng cả Node B và UE trong hệ thống UMTS.
Trong giao diện vô tuyến WCDMA, các bit TPC sẽ được gửi 1 lần trong mỗi khe thời
gian. Các bit TPC sẽ yêu cầu phía đối diện (Node B hoặc UE) tăng hoặc giảm công suất
trên cơ sở ước lượng SIR của kênh.
Điều khiển công suất vòng kín được thực hiện khác nhau tại UE và Node B.
Điều khiển công suất vòng kín UL
Nhiệm vụ chính của điều khiển công suất đường lên trong hệ thống WCDMA là chống lại
ảnh hưởng của hiện tượng can nhiễu gần – xa.
Điều khiển công suất UL điều chỉnh công suất phát của UE sao cho giá trị SIR thu được
tại Node B tiến đến giá trị SIR ngưỡng.
Cell phục vụ (nằm trong danh sách cell kích hoạt - AS) ước lượng tỉ số của kênh DPCH
UL và thiết lập lệnh điều khiển công suất của từng khe thời gian theo qui tắc sau:
Nếu : TPC được đặt bằng “0”;
Nếu : TPC được đặt bằng “1”.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 19
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Trong một khe thời gian, UE có thể thu được một hoặc nhiều hơn lệnh TPC. Do đó, một
trong những nhiệm vụ của UE là tổ hợp các lệnh TPC để quyết định thành lệnh duy nhất
TPC_cmd trong mỗi khe thời gian. UE hỗ trợ việc sử dụng hai thuật toán để quyết định
giá trị TPC_cmd. Thuật toán cụ thể sẽ được hệ thống UTRAN qui định bởi tham số lớp
trên “PowerControlAlgorithm”. Nếu “PowerControlAlgorithm” chỉ thị thuật toán “1”,
tham số PCA của Lớp 1 sẽ lấy giá trị 1 và nếu “PowerControlAlgorithm” chỉ thị thuật
toán “2”, tham số PCA của Lớp 1 sẽ lấy giá trị 2. Các thuật toán “1” và “2” được qui định
trong tiêu chuẩn 3GPP TS 25.214 [4].
Bước điều khiển công suất TPC là tham số Lớp 1 được qui định bởi tham số lớp trên

“TPC-StepSize” do hệ thống UTRAN điều khiển. Nếu “TPC-StepSize” có giá trị “dB1”,
bước điều khiển công suất TPC = 1 dB. Nếu “TPC-StepSize” có giá trị “dB2”, bước điều
khiển công suất TPC = 2 dB.
UE sẽ điều chỉnh mức chênh lệch công suất phát trên kênh DPCCH UL giá trị bằng .
Điều khiển công suất vòng kín DL
Ở đường xuống, điều khiển công suất vòng kín và vòng hở đều được thực hiện tại UE. UE
sẽ tạo ra lệnh điều khiển công suất phát TPC để điều khiển công suất phát của Node B và
gửi về Node B bằng trường TPC trong kênh DPCCH UL. UE sẽ kiểm tra chế độ điều
khiển công suất DL (DPC_MODE) trước khi tạo ra lệnh TPC theo qui tắc sau:
Nếu DPC_MODE = 0: UE gửi lệnh TPC duy nhất trong trường TPC còn rỗi đầu tiên
trong mỗi khe thời gian trên kênh DPCCH UL;
Nếu DPC_MODE = 1: UE lặp lại lệnh TPC trong 3 khe thời gian. Lệnh TPC mới được
phát tại thời điểm bắt đầu mỗi khung. Chế độ điều khiển công suất này gọi là điều khiển
công suất chậm. Ưu điểm của điều khiển công suất chậm là độ chính xác của câu lệnh
TPC sẽ cao hơn.
Chế độ điều khiển công suất được điều khiển bởi UTRAN.
Bước điều khiển công suất DL TPC có thể bằng 1 trong 4 giá trị: 0,5; 1; 1,5 hoặc 2 dB.
Mỗi UE đều phải hỗ trợ bước điều khiển công suất 1 dB và tùy chọn hỗ trợ các bước điều
khiển công suất còn lại.
Trong trường hợp có nghẽn, khi không thu được lệnh điều khiển công suất từ phía UE, hệ
thống UTRAN có thể bỏ qua lệnh này.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 20
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
1.4. Quản lí, điều khiển chuyển giao
Chuyển giao là thủ tục quan trọng trong mạng thông tin di động, cho phép các cuộc gọi
(thoại và dữ liệu) được duy trì liên tục khi người dùng di chuyển giữa các cell trong vùng
phủ sóng. Chuyển giao được quyết định dựa trên kết quả đo đường xuống của UE và kết
quả đo đường lên cũng như tình trạng mạng hiện tại từ phía mạng UTRAN. Một điểm cần
chú ý là chuyển giao không chỉ dựa trên các điều kiện về vô tuyến mà còn dựa trên nhiều
tham số khác. Mỗi nhà khai thác có thể qui định các điều kiện và tham số chuyển giao

khác nhau.
1.4.1. Phân loại chuyển giao
Phần lớn các nhà khai thác (bao gồm cả VNP, VMS) đều có mạng thông tin di động có
đồng thời hai công nghệ vô tuyến GSM, WCDMA. Như vậy, việc chuyển giao có thể xảy
ra trong các trường hợp dưới đây:
Chuyển giao giữa các mạng khác nhau (Inter-RAT): chuyển giao xảy ra giữa mạng
UTRAN và GSM, có thể theo hai hướng khác nhau;
Chuyển giao trong nội bộ mạng (Intra-RAT): chuyển giao xảy ra trong bản thân hệ thống
GSM hoặc UTRAN. Do mục tiêu của đồ án là mạng 3G UTRAN nên các chuyển giao
Intra-RAT chỉ xét đến trong nội bộ mạng UTRAN. Chuyển giao trong nội bộ mạng được
phân loại tiếp thành chuyển giao mềm và chuyển giao cứng:
− Chuyển giao mềm: chuyển giao trong nội bộ mạng giữa các cell ở cùng tần số.
Trong chuyển giao mềm, UE có thể kết nối với đồng thời với nhiều hơn 1 cell trong
hệ thống. Với chuyển giao mềm, kết nối giữa UE và hệ thống sẽ có chất lượng cao
hơn do phân tập;
− Chuyển giao cứng: chuyển giao trong nội bộ mạng giữa các cell ở tần số khác nhau
hoặc giữa các cell ở cùng tần số, trong đó UE kết nối với duy nhất 1 cell trong hệ
thống. Như vậy, để thiết lập chuyển giao cứng thành công, UE phải ngắt kết nối với
cell hiện tại trước khi thiết lập lại kết nối với cell khác.
1.4.2. Thủ tục chuyển giao
Thủ tục chuyển giao bao gồm 3 phần chính:
Đo các tham số phục vụ chuyển giao;
Thuật toán chuyển giao;
Thực hiện chuyển giao.
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 21
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Đo các tham số phục vụ chuyển giao
MT thực hiện đo các cell neighbor nằm trong danh sách Cell_Info_List được phát quảng
bá trong bản tin System Information Block Type 11 hoặc Type 12. Ngoài ra, mạng có thể
sử dụng bản tin RRC Measurement Control để qui định đo đối với một UE xác định. Các

thông tin chủ yếu trong danh sách Cell_Info_List bao gồm:
Thông tin cell cùng tần số: chứa danh sách các cell cần đo có cùng tần số hoạt động với
cell đang kết nối. Dưới đây là thông tin qui định với mỗi cell:
− Mã trộn kênh P-CPICH;
− Công suất phát kênh P-CPICH;
− Chỉ thị sử dụng hoặc không sử dụng phân tập phát;
− Độ lệch công suất ưu tiên: có giá trị cách nhau các bước 0,5 dB trong khoảng từ -10
dB đến 10 dB. Tham số này được sử dụng để hỗ trợ việc qui định ưu tiên kết nối
với các cell. Giá trị mặc định của tham số bằng 0 dB, tương ứng với trường hợp
không có ưu tiên khi kết nối với các cell;
− Thông tin lựa chọn và lựa chọn lại cell: chứa các tham số Qrxlevmin, Qqualmin,
Pcompensation và Qoffset;
Thông tin cell khác tần số: chứa danh sách các cell cần đo hoạt động ở tần số khác với
tần số cell đang kết nối. Ngoài thông tin về tần số UARFCN, các thông tin được qui định
còn lại tương tự như thông tin cell cùng tần số;
Thông tin cell khác RAT: chứa danh sách các cell cần đo sử dụng RAT khác. Đối với cell
GSM, các thông tin qui định bao gồm:
− Thông tin lựa chọn và lựa chọn lại cell: chứa các tham số Qoffset,
RxLevel_Access_Min, MS_Txpwr_Max_CCH;
− Tần số kênh BCCH;
− BSIC.
Ngoài ra, bản tin RRC Measurement Control có thể qui định thêm tham số liên quan đến
Lớp 3 trong quá trình lựa chọn cell hoặc chuyển giao. Tuy nhiên, các tham số này không
được qui định đối với quá trình lựa chọn lại cell.
Việc xuất kết quả đo được thực hiện bằng bản tin RRC Measurement Report. Bản tin này
có thể được tạo ra một cách định kì hoặc được tạo ra theo sự kiện nhất định. Thời gian
giữa hai bản tin xuất kết quả đo liên tiếp được qui định bởi tham số Reporting Interval.
Trong trường hợp bản tin được tạo ra theo sự kiện, tham số Reporting Interval được đặt
bằng 0. Số bản tin cần tạo ra được qui định bởi tham số Amount of Reporting. Trong
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 22

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
trường hợp tham số này được đặt bằng ∞, bản tin xuất kết quả đo được tạo ra liên tục,
không bị giới hạn về số lượng. Nếu được tạo ra theo sự kiện, báo cáo có thể được phát lại
sau một khoảng thời gian nhất định nếu vẫn chưa đến được RNC. Báo cáo sẽ bị hủy nếu
sự kiện mất hiệu lực.
Thuật toán chuyển giao
Dựa trên kết quả đo thu được từ MT, mạng UTRAN sẽ xác định thuật toán chuyển giao
để thực hiện.
Thực hiện chuyển giao
Sau khi quyết định sẽ thực hiện chuyển giao, giai đoạn thực hiện sẽ bao gồm toàn bộ thủ
tục báo hiệu cần thiết để kích hoạt hoặc loại bỏ kết nối vô tuyến từ các cell liên quan theo
các thủ tục RRC thích hợp theo từng loại chuyển giao.
1.4.3. Chuyển giao trong cùng tần số (Intra HO)
Chuyển giao cùng tần số trong mạng UTRAN có thể là chuyển giao cứng hoặc chuyển
giao mềm. Tại mỗi đầu cuối, các cell UTRAN được phân loại thành 3 tập:
Tập kích hoạt (Active Set): chứa các cell đang kết nối với MT;
Tập giám sát (Monitor Set): chứa các cell không nằm trong tập kích hoạt nhưng được MT
đo để trở thành các cell ứng cử vào tập kích hoạt;
Tập nhận biết (Detected Set): chứa các cell còn lại mà MT có thể nhận biết (tức là có
mức thu RSCP và lớn hơn mức ngưỡng). Các cell thuộc tập nhận biết không nằm trong
danh sách Cell_Info_List nên không được đưa vào báo cáo kết nối.
Chuyển giao trong cùng tần số qui định cách các cell được thêm hoặc loại bỏ khỏi tập
kích hoạt dựa trên báo cáo kết quả đo. Chuyển giao cùng tần số có thể là chuyển giao
cứng hoặc chuyển giao mềm tương ứng với trường hợp số cell tối đa trong tập kích hoạt
bằng 1 hoặc lớn hơn 1.
Báo cáo kết quả đo có thể chứa tham số RSCP, Ec/No của kênh CPICH hoặc suy hao
đường truyền của từng cell. Nói chung, tham số được sử dụng là RSCP khi tải trong mạng
thấp hoặc Ec/No khi tải trong mạng lớn hoặc khi mạng cần được tối ưu.
Nếu báo cáo đo được kích hoạt theo sự kiện, hệ thống phải thiết lập các mức ngưỡng kích
hoạt tương ứng với giá trị đo.

Các sự kiện kích hoạt báo cáo đo bao gồm:
1A: kênh CPICH chính mới được xuất báo cáo đo;
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 23
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
1B: kênh CPICH chính bị loại khỏi danh sách được xuất báo cáo đo;
1C: kênh CPICH chính không nằm trong tập kích hoạt tốt hơn so với kênh CPICH chính
nằm trong tập kích hoạt;
1D: cell tốt nhất thay đổi;
1E: kênh CPICH chính có chỉ tiêu cao hơn mức ngưỡng;
1F: kênh CPICH chính có chỉ tiêu thấp hơn mức ngưỡng.
Để tránh ảnh hưởng của các sự kiện liên tục được tạo ra, việc kích hoạt bản tin báo cáo
chỉ được thực hiện nếu sự kiện tồn tại liên tục ít nhất trong khoảng thời gian nhất định gọi
là thời khoảng kích hoạt.
Việc thêm cell hoặc loại bỏ cell khỏi tập kích hoạt được thực hiện theo thuật toán chuyển
giao xác định. Thủ tục loại bỏ hoặc thêm cell được RNC khởi tạo bằng bản tin Active Set
Update và được xác nhận bằng bản tin Active Set Update Complete được UE tạo ra.
Dưới đây là 02 trường hợp chuyển giao điển hình, tương ứng với kiểu ngưỡng kích hoạt ở
dạng giá trị chênh lệch tương đốivà giá trị tuyệt đối.
Hình 1.4. Chuyển giao dựa trên chênh lệch giá trị tương đối
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 24
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương I : Cơ sở lý thuyết
Hình 1.4 trình bày sơ đồ chuyển giao dựa trên mức chênh lệch tín hiệu giữa các cell. Các
giá trị được sử dụng bao gồm:
: dải giá trị tương ứng với sự kiện 1A, [dB];
: dải giá trị tương ứng với sự kiện 1B, [dB];
: giá trị bảo vệ áp dụng với sự kiện 1A, [dB];
: giá trị bảo vệ áp dụng với sự kiện 1B, [dB];
: giá trị bảo vệ áp dụng với sự kiện 1C, [dB];
: ngưỡng thời gian kích hoạt.
Hình 1.5. Biểu diễn trường hợp chuyển giao dựa trên giá trị ngưỡng tuyệt đối.

Hình 1.5. Chuyển giao dựa trên ngưỡng giá trị tuyệt đối
(kích thước tập kích hoạt bằng 2)
Các tham số được sử dụng trong trường hợp chuyển giao dựa trên ngưỡng giá trị tuyệt đối
báo bao gồm:
T_ADD: giá trị ngưỡng tương ứng với sự kiện 1E, [dB];
SVTH : Đặng Trần Sơn – D08VT4 25

×