Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Qua trinh Chuyen doi thanh Cty CP tai VN.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.36 KB, 23 trang )

Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 1 / 23









Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành
Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam


Ngày 18 Tháng 6 Năm 2004







Ghi chú quan trọng: Báo cáo này chỉ dùng cho mục đích hướng dẫn chung. Không nên dùng báo
cáo này để thay thế cho hướng dẫn chuyên môn. Mekong Capital không chịu bất cứ trách nhiệm
nào về mức độ chính xác của các thông tin trình bày trong tài liệu này.








1.

Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thành Công ty Cổ phần .............................................................. 2

2.

Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần thông qua thay đổi hình thức pháp lý ................................... 4

3.

Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần bằng cách thành lập Công ty Mới .......................................... 9

4.

Phát hành cổ phần mới cho nhà đầu tư nước ngoài ................................................................... 14

5.

Đơn xin đăng ký kinh doanh...................................................................................................... 17

6.

Hồ sơ xin giải thể công ty.......................................................................................................... 18

7.


Phụ lục 1: Mẫu Nghị quyết về việc chuyển đổi công ty .............................................................. 19

8.

Phụ lục 2: Các cơ quan chính quyền và tổ chức dịch vụ ............................................................. 20

















Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 2 / 23

1. Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thành Công ty Cổ phần



1.1 Lý do chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Có nhiều lý do để một công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần:
1) Khi một doanh nghiệp phát hành cổ phần, việc chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ dễ dàng hơn, đặc
biệt là khi doanh nghiệp có nhiều cổ đông.
2) Các hệ thống quản trị doanh nghiệp của các Công ty Cổ phần tinh vi hơn mà điều này rất quan trọng
khi có nhiều cổ đông trong công ty.
3) Chỉ có các Công ty Cổ phần mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.
4) Vì các nhà đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn sở hữu một phần trong công ty tương đương với
tỷ lệ phần trăm của phần vốn họ đóng góp vào vốn điều lệ của công ty, khi muốn huy động vốn cổ
phần với giá cao hơn giá mà các nhà đầu tư trước đó đã trả thì công ty phải cơ cấu lại thành Công ty
Cổ phần để thực hiện được điều đó.


1.2 Các loại cổ phần do Công ty Cổ phần phát hành
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần
1
. Các Công ty Cổ
phần phải phát hành cổ phần phổ thông và cũng có thể phát hành cổ phần ưu đãi
2
, thí dụ như cổ phần
ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, và các loại cổ phần ưu đãi khác quy
định trong Điều lệ Công ty
3
. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các
quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau
4
.


1.3 Số lượng cổ đông tối thiểu và tối đa

Một Công ty Cổ phần phải có tối thiểu ba cổ đông là các cá nhân hoặc tổ chức. Không có giới hạn về số
lượng cổ đông tối đa
5
.


1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, và Giám đốc
(hoặc Tổng Giám đốc). Ngoài ra, Công ty Cổ phần phải có Ban Kiểm soát trong những trường hợp công
ty có nhiều hơn mười một cổ đông
6
.

Do có khả năng các cổ đông và ban giám đốc công ty có các lợi ích khác nhau, và để bảo đảm cho các cổ
đông nhỏ hơn có được những sự bảo vệ nhất định để tránh những đối xử bất công của các cổ đông lớn
hơn, việc thực hiện các hệ thống quản trị doanh nghiệp là cần thiết để đảm bảo rằng ban giám đốc công
ty luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông và giá trị không bị chuyển giao ra khỏi công ty với
những điều kiện bất lợi cho các cổ đông thiểu số. Các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp cao hơn có khả
năng dẫn đến việc tăng cao giá trị cho công ty vì các nhà đầu tư mới nói chung đều ưu tiên đầu tư vào
những công ty mà họ tin rằng tại công ty đó các quyền với tư cách là cổ đông của họ được bảo vệ một
cách chính đáng bởi vì điều đó cũng có nghĩa là các rủi ro kèm theo đã được hạ thấp.


1.5 Thay đổi trong nghĩa vụ công bố thông tin
Quá trình chuyển đổi không dẫn đến thay đổi trong các quy định về các báo cáo tài chính hàng năm nộp
cho Cục Thuế và Sở Kế hoạch Đầu tư
7
. Tuy nhiên có những yêu cầu bổ sung về việc công bố thông tin
mà Công ty Cổ phần phải tuân thủ
8

như sau:
• Tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm phải được gửi cho toàn thể các cổ đông
9
.
• Tất cả các tổ chức và cá nhân đều có thể xem hoặc yêu cầu bản sao của tóm tắt báo cáo tài chính
hàng năm của Công ty Cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải nộp phí cho việc này
10
. (Tuy


1
Điều 51.1 của Luật Doanh nghiệp.
2
Điều 52.1 của Luật Doanh nghiệp.
3
Điều 52.2 của Luật Doanh nghiệp.
4
Điều 52.5 của Luật Doanh nghiệp.
5
Điều 51.1(d) của Luật Doanh nghiệp.
6
Điều 69 của Luật Doanh nghiệp.
7
Điều 118 của Luật Doanh nghiệp.
8
Điều 93 của Luật Doanh nghiệp.
9
Điều 93.2 của Luật Doanh nghiệp.
10
Điều 93.3 của Luật Doanh nghiệp.

Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 3 / 23
nhiên hiện tại Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh không công khai ra công chúng báo cáo tài
chính của các Công ty Cổ phần.)


1.6 Hoàn tất việc chuyển đổi
Việc chuyển đổi thành Công ty Cổ phần qua thay đổi hình thức pháp lý được hoàn tất khi tất cả các tài
sản, công nợ và vốn của công ty xin chuyển đổi (“Công ty Cũ”) đã được chuyển thành tài sản, công nợ và
cổ phần của công ty chuyển đổi thành (“Công ty Mới”)
11
.


1.7 Thay đổi về nghĩa vụ pháp lý
Sau khi đăng ký, Công ty Cũ chấm dứt hoạt động. Công ty Mới sẽ được hưởng tất cả các quyền, lợi ích
pháp lý và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng lao động, và những
nghĩa vụ khác của Công ty Cũ.
12



1.8 Kế hoạch tuyển dụng của Công ty Mới
Công ty Mới phải tiếp tục tuyển dụng tất cả các nhân viên của Công ty Cũ theo đúng các điều kiện quy
định trong hợp đồng lao động của họ. Tất cả các nhân viên của Công ty Cũ sẽ được bố trí những vị trí
phù hợp trong Công ty Mới
13
.


11
Điều 2 trong Mẫu Nghị quyết về việc Chuyển đổi Công ty do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành.
12
Điều 6 trong Mẫu Nghị quyết về việc Chuyển đổi Công ty do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành.
13
Điều 3 trong Mẫu Nghị quyết về việc Chuyển đổi Công ty do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành.
Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 4 / 23

2. Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần thông qua thay đổi
hình thức pháp lý



2.1 Soạn thảo Điều lệ công ty
Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi thành Công ty Cổ phần là soạn thảo một bản điều lệ cho Công
ty Mới. Đây là thời điểm thích hợp để công ty rà soát lại các hoạt động quản trị doanh nghiệp của mình.
Trên trang web của Mekong Capital
www.mekongcapital.com
có đăng bài báo cáo có tên gọi là “Đề nghị
về việc thực hiện việc Quản Trị Doanh Nghiệp tại Việt nam” trình bày về những thông lệ tốt nhất trong
quản trị doanh nghiệp.

Cũng trên trang web www.mekongcapital.com
có đăng Điều lệ Mẫu cho các Công ty Cổ phần Việt nam.

Một điều nên chú ý là Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư thường phát hành các bản

Điều lệ Mẫu cho Các Công ty Cổ phần do cơ quan này soạn. Do vậy, Phòng Đăng ký Kinh doanh thường
thích các công ty dùng bản Điều lệ Mẫu của cơ quan này vì như vậy sẽ dễ dàng và đỡ tốn thời gian cho
các nhân viên của cơ quan này trong việc duyệt Điều lệ. Tuy nhiên Mekong Capital cho rằng các bản điều
lệ mẫu do các Sở Kế hoạch Đầu tư cung cấp thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn quản trị doanh
nghiệp quốc tế, đặc biệt là không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu mà các nhà đầu tư nước ngoài
muốn có. Vì lý do đó, Mekong Capital cho rằng các công ty nên soạn điều lệ dựa trên Điều lệ Mẫu do
Mekong Capital, ADB hoặc một công ty luật chuyên nghiệp soạn.


2.2 Chuẩn bị thông tin cơ bản

2.2.1 Thông tin cơ bản để đăng ký kinh doanh cho Công ty Mới
Những điểm cụ thể chính sau về Công ty Mới phải được chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng Thành viên của
Công ty Cũ
14
để phê chuẩn
15
:
• Tên doanh nghiệp và trụ sở chính của Công ty Mới;
• Lịch trình và các điều kiện để thông qua nghị quyết về chuyển giao tài sản từ Công ty Cũ sang Công
ty Mới;
• Số lượng các cổ phần được quyền chào bán và mệnh giá các cổ phần của Công ty Mới;
• Lịch trình cho toàn bộ quá trình chuyển đổi;
• Dự thảo Điều lệ Công ty cho Công ty Mới.

2.2.2 Thay đổi vốn điều lệ
Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan không cung cấp hướng dẫn về việc vốn điều lệ
của Công ty Mới có nên bằng với vốn điều lệ của Công ty Cũ hay không.

Nếu công ty dự kiến tăng vốn điều lệ, công ty có thể chọn một trong hai cách: (i) tăng vốn điều lệ của

công ty trách nhiệm hữu hạn rồi chuyển đổi thành Công ty Cổ phần; hoặc (ii) chuyển đổi thành Công ty
Cổ phần rồi tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phần sau đó. Thời gian thực hiện hai cách này
là như nhau.


2.3 Họp Hội đồng các thành viên hoặc những người góp vốn
Một cuộc họp Hội đồng các thành viên hoặc những người góp vốn phải được tiến hành để phê chuẩn
những nghị quyết về việc chuyển đổi một công ty thành hình thức Công ty Cổ phần như sau
16
:

2.3.1 Nghị quyết về việc chuyển đổi
Hội đồng các thành viên hoặc những người góp vốn của Công ty Cũ sẽ thông qua một nghị quyết phê
chuẩn việc chuyển đổi công ty, bao gồm nhưng không giới hạn trong các vấn đề được đề cập đến trong
mục Chuẩn bị các thông tin cơ bản (2.1) trên đây. Nghị quyết này phải soạn thảo theo mẫu chuẩn do Sở
Kế hoạch đầu tư địa phương ban hành. Xin tham khảo Mẫu chuẩn cho quá trình chuyển đổi tại Phần 7
của Phụ lục 1.

Những vấn đề khác phải đính kèm theo Nghị quyết về việc chuyển đổi bao gồm:


14
Trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, bất kỳ người nào góp vốn vào doanh nghiệp được gọi là “thành viên của
công ty”. Công ty trách nhiệm hữu hạn có một Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên của công ty và là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty (điều 26, Luật Doanh nghiệp)
15
Điều 109.1 Luật Doanh nghiệp.
16
Điều 109.1 Luật Doanh nghiệp.
Mekong Capital



Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 5 / 23
• Danh mục tài sản của Công ty Cũ sẽ được chuyển thành tài sản của Công ty Mới. Không cần thiết phải
liệt kê các khoản công nợ của Công ty Cũ sẽ được chuyển sang cho Công ty Mới, hoặc liệt kê cụ thể
việc vốn của Công ty Cũ sẽ được chuyển thành cổ phần của Công ty Mới như thế nào.
• Kế hoạch tuyển dụng nhân sự
17
trong đó nói rõ Công ty Mới sẽ tiếp tục tuyển dụng tất cả các nhân
viên của Công ty Cũ theo các điều kiện quy định trong hợp đồng lao động họ đang có với Công ty Cũ,
và tất cả các nhân viên của Công ty Cũ sẽ được phân công vào những vị trí thích hợp trong Công ty
Mới
18
.

2.3.2 Danh sách các cổ đông sáng lập
Tất cả các thành viên của Công ty Cũ phải thống nhất về danh sách các cổ đông sáng lập, danh sách này
phải có đính kèm văn bản phê chuẩn của tất cả các cổ đông sáng lập tiềm năng của Công ty Mới và giá
trị phần góp vốn của từng cổ đông sáng lập. Văn bản phê chuẩn này phải được sự nhất trí tuyệt đối của
tất cả các thành viên.

2.3.3 Nghị quyết phê chuẩn dự thảo điều lệ Công ty Mới
Các thành viên của Công ty Cũ phải thông qua một nghị quyết phê chuẩn dự thảo điều lệ của Công ty
Mới. Dự thảo điều lệ cũng phải được chấp thuận bằng một nghị quyết của các cổ đông sáng lập của Công
ty Mới.


2.4 Thông báo nghị quyết chuyển đổi

2.4.1 Thông báo cho người cho vay và nhân viên

Nghị quyết về việc chuyển đổi phải được gửi cho tất cả những người cho vay và thông báo đến tất cả các
nhân viên trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết đó
19
.


2.5 Đăng ký kinh doanh

2.5.1 Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư)
Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh hoặc thuộc phạm vi
quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương thành phố có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận Đăng ký
Kinh doanh cho Công ty Mới
20
.

2.5.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh để đăng ký Công ty Mới trong trường hợp này về cơ bản giống như hồ sơ đăng
ký kinh doanh của một Công ty Cổ phần mới thành lập. Tuy nhiên cần bổ sung hai tài liệu quan trọng là:
• Nghị quyết về việc chuyển đổi đã được phê chuẩn bởi Hội đồng thành viên hoặc những người góp vốn
của Công ty Cũ; và
• Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Cũ.

Xin tham khảo Phần 5 và 7 để xem hồ sơ đăng ký kinh doanh và mẫu nghị quyết về việc xin chuyển đổi.

2.5.3 Biên nhận của Sở Kế hoạch Đầu tư
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch Đầu tư có liên quan sẽ ra biên nhận hồ sơ
21
.

2.5.4 Cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh cho Công ty Mới

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh cho Công ty Mới phải do Sở Kế hoạch Đầu tư có liên quan cấp
trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh và thanh toán đầy đủ phí
đăng ký kinh doanh
22
.

Trong những trường hợp khi hồ sơ đăng ký kinh doanh bị coi là không hợp lệ vì lý do nào hoặc tên của
Công ty Mới không tuân thủ đúng quy định hiện hành, Sở Kế hoạch Đầu tư có liên quan có trách nhiệm
ra thông báo bằng văn bản trong vòng bảy ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ xin đăng ký kinh
doanh được coi là hợp lệ nếu Sở Kế hoạch Đầu tư không ra thông báo trong vòng thời hạn bảy ngày
này
23
.



17
Điều 109.1 Luật Doanh nghiệp.
18
Điều 3 trong Mẫu Nghị quyết về việc chuyển đổi do Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành.
19
Điều 109.2 Luật Doanh nghiệp.
20
Điều 2 Nghị định 02/2000/ND-CP về Đăng ký kinh doanh, ngày 3 tháng 2 năm 2000.
21
Điều 8.2 Nghị định 2/2000/ND-CP về Đăng ký kinh doanh, ngày 3 tháng 2 năm 2000.
22
Điều 8.5 Nghị định 02/2000/ND-CP về Đăng ký kinh doanh, ngày 3 tháng 2 năm 2000.
23
Điều 8.4 Nghị định No. 02/2000/ND-CP về Đăng ký kinh doanh, ngày 3 tháng 2 năm 2000.

Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 6 / 23
Căn cứ trên luật pháp hiện hành và mẫu chuẩn xin đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch Đầu tư phát hành
(xem Phụ lục 1), không có quy định nào quy định việc hoàn thành quyết toán thuế của Công ty Cũ là
điều kiện tiên quyết để cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh cho Công ty Mới. Tuy nhiên chúng tôi
đã nghe nói đến những trường hợp Sở Kế hoạch Đầu tư địa phương yêu cầu Công ty Cũ phải hoàn thành
quyết toán thuế như là điều kiện tiên quyết cho việc chuyển đổi.

Trong Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Mới sẽ nêu rõ Công ty Mới được thành lập do
việc chuyển đổi Công ty Cũ. Ngoài ra, trong những trường hợp khi Công ty Cũ có các chi nhánh, tất cả
các chi nhánh sẽ được liệt kê trong Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Mới.

2.5.5 Thông báo ra công chúng về Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh
Trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Công ty Mới phải
thông báo ra công chúng trên một tờ báo địa phương hay nhật báo lưu hành trên cả nước trong ba số
liên tiếp về những nội dung cụ thể chính trong Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh như sau
24
:
• Tên Công ty Mới;
• Địa chỉ trụ sở công ty, các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
• Mục tiêu và phạm vi hoạt động;
• Vốn điều lệ;
• Tên và địa chỉ của tất cả các cổ đông sáng lập;
• Tên đầy đủ và địa chỉ thường trực của đại diện pháp lý;
• Địa điểm đăng ký kinh doanh.

Trên thực tế, thông báo ra công chúng thường bao gồm một tuyên bố về việc chuyển đổi Công ty Cũ
thành Công ty Mới cũng như một giới thiệu tóm tắt về Công ty Mới.



2.6 Con dấu chính thức của công ty, Mã số thuế và Mã số xuất nhập khẩu
Các Phòng Đăng ký kinh doanh có thể có quy định khác nhau về thời hạn cuối cùng cho các yêu cầu sau
việc đăng ký kinh doanh. Thí dụ Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh quy định rằng trong
vòng bảy ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh cho Công ty Mới, Công ty Mới phải
tiến hành những việc liệt kê dưới đây trước khi Công ty bắt đầu hoạt động (trừ việc thông báo ra công
chúng về Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh mô tả trong Phần

2.5.5). Do vậy, tốt nhất là Công ty Mới
nên thực hiện những việc này ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh.

2.6.1 Tạm sử dụng mã số thuế cũ
Mặc dù không có quy định nào về việc này, thông lệ là ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký
Kinh doanh mới, Công ty Mới có thể tiếp tục sử dụng mã số thuế của Công ty Cũ
25
trong thời gian Công
ty nộp đơn xin đăng ký mã số thuế và con dấu chính thức cho Công ty Mới. Tuy nhiên, Công ty Mới phải
thông báo bằng văn bản cho Cục Thuế chủ quản về việc tạm sử dụng mã số thuế và con dấu của Công
Ty Cũ.

2.6.2 Đăng ký con dấu chính thức cho Công ty Mới
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, Công ty Mới phải nộp lại con dấu chính thức và
bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký con dấu của Công ty Cũ cho Cơ quan Công an quản lý ban hành bản
gốc Giấy chứng nhận Đăng ký con dấu và yêu cầu con dấu chính thức mới cho Công ty Mới
26
.

Giấy chứng nhận Đăng ký con dấu chính thức thường được cấp trong khoảng mười ngày, con dấu chính
thức mới có hiệu lực ngay sau đó.


2.6.3 Đăng ký mã số thuế cho Công ty Mới
Sau khi nhận được con dấu chính thức mới, Công ty Mới phải đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế. Việc
đăng ký mã số thuế mới thường mất khoảng hai mươi ngày. Công ty Mới phải nêu rõ trong đơn xin đăng
ký mã số thuế là Công ty Mới xin được sử dụng lại mã số thuế cũ để tránh việc phải nhận một mã số
thuế mới, vì nhận mã số thuế mới sẽ kèm theo các thủ tục hành chính phức tạp không cần thiết.

Ngoài ra, Công ty Mới phải đăng ký với Cục Thuế chủ quản đã ban hành mã số thuế của Công ty Cũ để
tiến hành những việc sau:
• Nhận bản báo cáo quyết toán thuế đầy đủ do Cục Thuế ban hành.
• Nộp tất cả các hoá đơn VAT còn lại của Công ty Cũ và nhận hoá đơn VAT phát hành mới cho Công ty
Mới.


24
Điều 21 Luật Doanh nghiệp.
25
Hơn nữa, mã số thuế của Công ty mới thường được giữ giống như mã số thuế của Công ty cũ (theo Cục Thuế Thành
phố Hồ Chí Minh).
26
Để có thêm chi tiết xin xem Nghị định 58/2001/ND-CP ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2001 cung cấp các quy định
về quản lý và sử dụng con dấu chính thức.
Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 7 / 23
• Nộp văn bản cam kết của Công ty Mới về việc chịu trách nhiệm cho tất cả các nghĩa vụ thuế của Công
ty Cũ như được nêu trong báo cáo quyết toán thuế, hoặc thanh toán ngay lập tức những khoản thuế
đến hạn phải trả.


2.6.4 Đăng ký Mã số Xuất nhập khẩu cho Công ty Mới
Sau khi nhận mã số thuế, nếu Công ty Mới có tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu thì phải đăng ký
xin mã số xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan. Công ty Mới phải nêu rõ trong đơn đăng ký nếu Công ty
Mới xin được sử dụng lại mã số xuất nhập khẩu cũ để tránh việc phải nhận mã số xuất nhập khẩu mới vì
nhận mã số xuất nhập khẩu mới sẽ kèm theo các thủ tục hành chính phức tạp không cần thiết. Cơ quan
hải quan sẽ yêu cầu Công ty Mới xin xác nhận tại tất cả các cửa khẩu xuất nhập khẩu rằng Công ty Cũ đã
thực hiện tất cả các nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu trước khi cấp mã số xuất nhập khẩu cho Công ty Mới.
Nếu Công ty Cũ có số lượng các hoạt động xuất nhập khẩu cao, việc xin mã số xuất nhập khẩu của Công
ty Mới có thể kéo dài cả tháng.


2.7 Đăng ký chi nhánh cho Công ty Mới
Nếu Công ty Cũ có các chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và/hoặc chi nhánh phụ thuộc)
27
, Công
ty Mới sẽ phải đăng ký thành lập các chi nhánh của Công ty Mới. Thủ tục này nên tiến hành song song
với thủ tục đăng ký con dấu chính thức và mã số thuế cho Công ty Mới. Thủ tục này bao gồm những
bước sau:

2.7.1 Giấy chứng nhận Đăng ký chi nhánh của Công ty Mới
Công ty Mới phải đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư chủ quản nơi Công ty đặt chi nhánh về việc chuyển đổi
các chi nhánh của Công ty Cũ. Công ty Mới phải nộp những thông tin chính cụ thể sau:
• Tên và địa chỉ các trụ sở của doanh nghiệp, mục tiêu và phạm vi hoạt động, tên đầy đủ và địa chỉ
trường trú của người đại diện pháp lý;
• Tên và địa chỉ các chi nhánh, mục tiêu và phạm vi hoạt động (Ghi chú: phạm vi hoạt động của tất cả
các chi nhánh phải theo đúng phạm vi hoạt động của Công ty Mới
28
), tên đầy đủ và địa chỉ thường trú
của trưởng chi nhánh;
• Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh

• Bản sao Điều lệ của Công ty Mới;
• Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký chi nhánh.

Trong vòng bảy ngày sau khi nhận đầy đủ hồ sơ xin đăng ký chi nhánh của Công Ty Mới, Sở Kế hoạch
đầu tư chủ quản sẽ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký chi nhánh. Đối với trường hợp chi nhánh đặt tại thành
phố hay tỉnh khác với nơi đặt trụ sở chính, thì Công ty Mới phải thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch
Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở chính trong vòng bảy ngày sau khi được nhận Giấy chứng nhận Đăng ký
chi nhánh
29
.

2.7.2 Con dấu chính thức cho các chi nhánh của Công ty Mới
Công ty Mới phải nộp cho Cơ quan Công an nơi Công ty đặt chi nhánh:
• Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Mới;
• Con dấu chính thức cũ của chi nhánh;
• Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký con dấu chính thức của chi nhánh, và
• Văn bản yêu cầu xin con dấu mới.

Việc nhận con dấu chính thức mới thường mất khoảng mười ngày.

2.7.3 Đăng ký mã số thuế cho các chi nhánh của Công ty Mới
Công ty Mới phải nộp cho cơ quan thuế chủ quản:
• Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty Mới;
• Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký mã số thuế của chi nhánh Công ty Cũ;
• Đơn xin đăng ký mã số thuế cho chi nhánh (soạn thảo theo mẫu chuẩn do Cục Thuế chủ quản cung
cấp); và
• Báo cáo quyết toán thuế của chi nhánh Công ty Cũ tại ngày chuyển đổi do Cục Thuế chủ quản ban
hành.




27
(i) Chi nhánh hạch toán độc lập là một doanh nghiệp tự tiến hành các hoạt động kế toán và tự thanh toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế chủ quản, hoặc là doanh nghiệp có hệ thống kế toán độc lập. (ii) Chi nhánh hạch
toán phụ thuộc là doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kế toán và thanh toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua
công ty mẹ, hoặc có hệ thống kế toán phụ thuộc; và (iii) Cả chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán
phụ thuộc đều có mã số thuế riêng và phải thực hiện nghĩa vụ thuế VAT với Cục Thuế chủ quản. Ngoài ra cả hai
hình thức chi nhánh đều có con dấu chính thức riêng.
28
Điều 25.2 Luật Doanh nghiệp.
29
Điều 9.4 Nghị định 02/2000/ND-CP về Đăng ký Kinh doanh, ngày 3 tháng 2 năm 2000.
Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 8 / 23
Cơ quan ban hành mã số thuế cho chi nhánh Công ty Cũ phải là cơ quan chịu trách nhiệm về việc đăng
ký mã số thuế cho chi nhánh Công ty Mới.

Hơn nữa, Cục Thuế chủ quản nơi Công ty đặt chi nhánh chịu trách nhiệm ra báo cáo quyết toán thuế (cho
các chi nhánh độc lập) và chịu trách nhiệm thu hồi các hoá đơn VAT còn lại và phát hành cùng loại hoá
đơn VAT mới cho chi nhánh Công ty Mới.

Các mã số thuế cho các chi nhánh của Công ty Cũ thường giống với mã số thuế cho các chi nhánh của
Công ty Mới và hệ thống kế toán đã được đăng ký của chi nhánh Công ty Cũ được giữ nguyên không thay
đổi sau khi chuyển đổi thành các chi nhánh của Công ty Mới.


2.8 Duy trì các chính sách ưu đãi thuế
Đối với trường hợp Công ty Cũ và/hoặc các dự án đầu tư hiện có của Công ty Cũ được hưởng các chính

sách ưu đãi thuế như quy định trong Giấy Chứng nhận ưu đãi đầu tư, Công ty Mới được phép tiếp tục
hưởng những ưu đãi này cho thời hạn còn lại của những ưu đãi này như được nêu trong Giấy Chứng nhận
ưu đãi đầu tư đồng thời cũng có trách nhiệm phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế của Công ty Cũ
30
.
Trong những trường hợp như vậy, Công ty Mới phải nộp cho Cục Thuế chủ quản những giấy tờ cung cấp
bằng chứng về việc thay đổi hình thức công ty và cam kết hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế của
Công ty Cũ
31
.

Những thủ tục đăng ký cụ thể để Công ty Mới được tiếp tục hưởng các ưu đãi thuế của Công ty Cũ sẽ do
Cơ quan Thuế và/hoặc Sở Kế hoạch Đầu tư chủ quản quy định.



30
Điều 4, Khoản III, mục C, Thông tư 98/2002/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng
dẫn thi hành Nghị định 51.
31
Hướng dẫn của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
Mekong Capital


Báo Cáo Về Quá Trình Chuyển Đổi Thành Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam Trang 9 / 23

3. Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần bằng cách thành lập
Công ty Mới




3.1 Yêu cầu cho quá trình chuyển đổi

3.1.1 Tổng quan
Có ba bước chính trong quá trình này:
1) Thành lập Công ty Mới dưới hình thức Công ty Cổ phần.
2) Bán tài sản của Công ty Cũ cho Công ty Mới. Các khoản công nợ của Công ty Cũ cũng có thể được
chuyển giao cho Công ty Mới. Trong trường hợp này, Công ty Mới về thực chất mua lại Công ty Cũ
bằng cách mua tài sản và công nợ, bao gồm toàn bộ các hợp đồng của Công ty Cũ.
3) Giải thể Công ty Cũ.

Hình thức chuyển đổi bằng cách thành lập một Công ty Mới không được luật pháp cho phép một cách cụ
thể. Mặc dù vậy hình thức này thường được các công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng để được hưởng
những ưu đãi hơn về thuế dành cho các Công ty Mới thành lập theo quy định của Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước.

Tuy nhiên hình thức này gặp phải một vài bất lợi như gây khó khăn cho việc giao dịch với những khách
hàng hiện có của Công Ty hoặc xử lý các khoản nợ từ ngân hàng khi chuyển giao các hoạt động từ Công
ty Cũ sang Công ty Mới.

Ngoài ra, quá trình giải thể công ty có thể trở nên phức tạp và tốn thời gian bởi vì việc thanh toán toàn
bộ công nợ của Công ty Cũ, bao gồm quyết toán thuế, là một trong những điều kiện tiên quyết để giải
thể công ty. Tuy nhiên, việc giải thể Công ty Cũ không phải là điều kiện tiên quyết để chuyển giao toàn
bộ hoạt động của Công Ty Cũ sang Công ty Mới.


3.1.2 Yêu cầu và thời gian cho quá trình chuyển đổi
Do hiện nay không có quy định pháp luật cụ thể cho quá trình chuyển đổi này, không có yêu cầu nào đối
với quá trình chuyển đổi. Do vậy công ty có toàn quyền quyết định về thời gian và việc thực hiện quá
trình chuyển đổi.



3.2 Quá trình đăng ký Công ty Mới

3.2.1 Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị thông tin cơ bản
Đại hội đồng cổ đông phải được nhóm họp để thông qua nghị quyết về việc chuyển đổi. Nghị quyết
chuyển đổi phải bao gồm những điểm cụ thể chính như sau
32
:
1) Tên và địa chỉ của Công ty Mới.
2) Lịch trình và các điều kiện để chuyển giao tài sản.
3) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
33
, và
mệnh giá các cổ phần của Công ty Mới.
4) Danh sách các cổ đông sáng lập của Công ty Mới – bao gồm tên, địa chỉ, và số cổ phần nắm giữ
cũng như thời hạn góp vốn.
5) Dự thảo Điều lệ Công ty Mới (Mekong Capital có cung cấp Điều lệ mẫu cho các Công ty Cổ phần Việt
nam cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt, Điều lệ mẫu này có thể tải xuống từ trang web của công ty).

Đối với dự thảo điều lệ và cơ cấu hoạt động của Công ty Mới, chúng tôi đề nghị các công ty nên tham
khảo báo cáo của Mekong Capital về
Đề nghị về việc thực hiện việc Quản Trị Doanh Nghiệp tại Việt nam

để có thông tin về các thông lệ tốt nhất trong quản trị doanh nghiệp mà Điều lệ Công ty Cổ phần Việt
nam nên đề cập đến. Báo cáo này được đăng trên trang web của Mekong Capital,
www.mekongcapital.com
.



32
Điều 109.1 Luật Doanh nghiệp.
33
Chúng tôi đề nghị Công ty mới chỉ nên phát hành một loại cổ phần vì các lý do sau: (i) nhiều loại cổ phần có thể
dẫn đến nhiều quyền khác nhau cho các cổ đông khác nhau, do vậy sẽ có một số cổ đông nhất định bị bất lợi; (ii)
nhiều loại cổ phần có thể gây khó khăn trong việc quản lý sổ đăng ký các cổ đông của Công ty mới; và (iii) các loại
chứng khoán khác nhau sẽ phải chuyển đổi thành cổ phần phổ thông trước khi Công ty mới niêm yết trên thị trường
chứng khoán.

×