Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng tại Hồ điều hòa Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

----------

BÁO CÁO
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã học phần: GLO 2206

Đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng
tại Hồ điều hịa n Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Phương Anh
Lê Thị Nhung
Lê Thị Huyền Lương
Phạm Thanh Tú Quỳnh
Nhóm
Lớp
Khoa

: 3
: K65 – Quản lí Tài ngun và Mơi trường
: Địa chất

1


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................5


Mở đầu.............................................................................................................................. 6
CHƯƠNG I....................................................................................................................... 9
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CÚU...............................................................9
1.1 .1. Một số khái niệm....................................................................................................9
a. Khái niệm về chất lượng nước.................................................................................9
b. Khái niệm phú dưỡng..............................................................................................9
1.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú
dưỡng................................................................................................................................. 9
a. Trên Thế giới...........................................................................................................9
b. Tại Việt Nam..........................................................................................................11
c. Tại khu vực nghiên cứu..........................................................................................13
CHƯƠNG II...................................................................................................................15
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................15
2.1.1. Phương pháp khảo sát thực địa lấy mẫu..............................................................15
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học..........................................................................17
2.1.3. Phương pháp phân tích.........................................................................................19
a. Phương pháp đo/phân tích các thơng số chất lượng nước....................................19
b. Phương pháp đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng hồ...................20
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................21
CHƯƠNG III.................................................................................................................. 22
3.1.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................22
3.1.1 Đánh giá chất lượng nước hồ Yên Sở dựa vào các thông số................................22
a. Kết quả các thơng số hóa lý của nước......................................................................22
b. Kết quả các thơng số dinh dưỡng.............................................................................23
3.1.2. Đánh giá tình trạng phú dưỡng dựa vào chỉ số TSI (chrolophyll-a) µg/L..........24
KẾT LUẬN.....................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................26

2



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 2.2: Ảnh lấy mẫu và đo mẫu nước tại hồ
Hình 2.3: Ảnh khảo sát người dân làm việc trong khu vực hồ
Hình 2.4: Ảnh khảo sát người dân đến picnic tại hồ
Hình 3.1: Biểu đồ kết quả các thơng số lý hóa của nước
Hình 3.2: Biểu đồ kết quả các thơng số dinh dưỡng
Hình 3.2: Biểu đồ kết quả các thơng số dinh dưỡng
Hình 3.3 : Nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Yên Sở 25/10/2022

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu
Bảng 2.2: phương pháp phân tích các thơng số

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. QCVN08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.

5


Mở đầu
Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng nên

phần lớn các hồ Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh sóng.
Sự hình thành và biến đổi của các hồ nội thành Hà Nội đều gắn liền với sự phát
triển đô thị. Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống kết nối với các sơng tiêu thốt
nước của thủ đô Hà Nội. Các hồ trong nội thành thường có diện tích từ vài ha đến
hàng trăm ha. Một số hồ thường kết nối với nhau tạo thành hệ thống chức năng
thống nhất như hệ thống hồ Giảng Võ - Thành Công - Đống Đa - sông Tô Lịch hồ Giám - Trung Tự - sông Lừ - hồ Yên Sở… Đây là một khung sinh thái đô thị
trong đó hệ thống sơng hồ đảm nhận các vai trò: tiếp nhận, điều hòa nước mưa, xử
lý nguồn nước thải thơng qua q trình tự làm sạch, ni cá và đồng thời là khu vui
chơi của người dân.
Hầu hết các hồ đều được hình thành trên nền đất trẻ, chịu sự tác động ucar
các yếu tố tự nhiên và nhân sinh nên q trình lão hóa diễn ra nhanh. Trong những
năm gần đây khi tốc độ đơ thị hóa của Hà Nội tăng lên một cách rõ rệt, hệ thống
thốt nước khơng được xây dựng theo kịp tốc độ đơ thị hóa dẫn đến độ sâu của hồ
nội thành bị giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, việc xả nước chưa qua xử lý, chứa một
lượng chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (ni-tơ và photpho) và các chất độc hại khác
vào hồ làm cho hồ bị nhiễm bẩn. Hiện tượng phú dưỡng “tảo nở hoa” và chết hàng
loạt làm cho hệ sinh thái trong hồ bị nhiễm độc tạo nên lớp trầm tích lắng đọng
dưới đáy hồ, khiến cho hồ bị nơng dần theo thời gian.
Hồ điều hịa n Sở được tạo ra nhằm mục đích điều hịa khí hậu, dự trữ
nước, giảm ngập úng cho các khu đô thị, mang lại khơng khí trong lành cho dân
cư. Tuy nhiên, những năm trở lại đây do sự gia tăng nhanh chóng về mật độ dân số
tại khu vực nội thành đòi hỏi sự mở rộng tương xứng về diện tích mặt nước và cây
xanh. Nhưng diện tích của hồ điều hịa n Sở được xây dựng khơng tương xứng
với sự gia tăng dân cư, cho nên các dự án cải tạo hồ cũ không mang lại hiệu quả.
Theo ghi nhận, liền kề khuôn viên hồ, nước thải phát sinh từ sinh hoạt được
thải trực tiếp xuống kênh rạch liền kề, từ đó chảy trực tiếp ra hồ. Tình trạng nước
hồ đổi màu đen đục, bốc mùi hơi thối khó chịu, mặt nước hồ dần chuyển thành
6



màu đen đục, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư quanh khu vực.
Vấn đề chất lượng nước hồ và hiệu quả của trạm xử lý nước thải n Sở vẫn cần
có sự giải đáp thơng qua những bằng chứng khoa học cụ thể. Từ đó có những giải
pháp phù hợp trong quản lý chất lượng nước khơng chỉ riêng mơi trường nước hồ
mà cịn cả mơi trường toàn thành phố (Thanh Thúy, 2021).
Cùng với sự phát triển kinh tế của Hà Nội khá cao, bên cạnh mặt tích cực thì
mặt trái của vấn đề đã và đang gây ra nhiều hậu quả, một trong những hậu quả đó
là hệ thống các hồ hiện đang phải gánh chịu mức độ ô nhiễm lên đến mức báo
động, hầu hết các hồ đều trong tình trạng “giàu dinh dưỡng” chất lượng nước cũng
như khu hệ sinh vật, cảnh quan ngày càng bị suy giảm (Thiên Thảo, 2017). Dựa
theo các thông số và chỉ số: nhiệt độ, pH, TSI (chrolophyll-a, TP, SD), ô nhiễm
hữu cơ (COD), ô nhiễm các chất dinh dưỡng ( NO −3 , N − NH 4 , P − PO 3−
4 ) để đánh giá
+¿¿

chất lượng nước và mức độ phú dưỡng (Nguyễn Văn Hợp và cs, 2012).
Do vậy, đề tài thực hiện: “Đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú
dưỡng của hồ điều hịa Yên Sở” được chọn để làm nghiên cứu cho báo cáo chuyên
ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu của báo cáo là làm rõ các kết quả
đánh giá chất lượng nước và áp dụng chỉ số dinh dưỡng để đánh giá nhanh tình
trạng phú dưỡng của hồ điều hòa Yên Sở.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng nước hồ
Đánh giá tình trạng phú dưỡng
Nội dung nghiên cứu
Ngồi phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm những mục nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng tại hồ
điều hịa n Sở, Hà Nội
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Kết luận
7


Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc khu vực hồ điều hòa Yên Sở.
Thời gian
Thời gian thực hiện từ 13/10/2022 đến 14/12/2022.
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước và phú dưỡng hồ điều hòa Yên Sở.

8


CHƯƠNG I
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CÚU
1.1.1. Một số khái niệm.
a. Khái niệm về chất lượng nước.
Chất lượng nước là các đặc tính vật lý, sinh học, hóa học và phóng xạ của
nước. Là một yếu tố mơi trường đặc biệt quan trọng tới tất cả khía cạnh của hệ sinh
thái và đời sống con người như: sức khỏe cộng đồng, sản xuất lương thực – thực
phẩm, hoạt động kinh tế và đa dạng sinh học. Chất lượng nước thường được đánh
giá bằng cách tham chiếu đến bộ tiêu chuẩn và đạt được thông qua việc xử lý nước.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng nước bao gồm: độ đục, thực vật phù du
và vi khuẩn lam (chlorophylls, catotenoids), các chất hữu cơ hòa tan (dissolved
organic matter – DOM), các chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ, hóa chất bảo vệ
thực vật, kim loại, tảo macrrophytic, các loại vi sinh vật gây bệnh và dầu mỡ.
Ngoại trừ các loại chất và vi sinh vật gây bệnh, các yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng
đến đặc tính quang học cũng như chất nước của nước (Hoàng Hà, 2010).
b. Khái niệm phú dưỡng.

Hiện tượng phú dưỡng (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng
nước thường xảy ra ở các hồ chứa với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng
trong hồ (đặc biệt là N và P) tăng quá cao làm bùng phát các loại thực vật nước
(như rong, tảo, lục bình, bèo v.v…) gọi là hiện tượng nở hoa trong nước và làm
tăng các chất lo lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng oxy trong nước, nhất là ở
tầng dưới sâu gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước và hệ sinh thái trong
nước (Lê Thu Hà và cs, 2005).
1.1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và tình
trạng phú dưỡng.
a. Trên Thế giới
Các hồ chứa đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước ngọt
nội địa. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây do dân số ngày càng tăng và nền
kinh tế phát triển nhanh chóng, vấn đề phú dưỡng tại các hồ chứa ngày càng
9


nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả lớn: làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái nguồn
nước ngọt và đồng thời gây ra mối đe dọa đáng kể đối với nguồn cung cấp nước.
Vì vậy cần phải tăng cường cơng tác quan trắc, giám sát hiện trạng chất lượng
nước tại các hồ chứa. Trong quá trình quan trắc chất lượng nước có rất nhiều
phương pháp khác nhau dùng để phân tích chất lượng nước và chỉ số phú dưỡng.
Đối với các thông số đo tại hiện trường như: nhiệt độ, độ pH, độ dẫn điện
(EC), oxy hòa tan (DO) và độ trong (SD) và độ đục ta sử dụng phương pháp đo/
phân tích. Tiến hành đo tại hai điểm khác nhau trong hồ (lưu ý: điểm đo phải trùng
với điểm lấy mẫu) và tại mỗi điểm, cần đo tại các độ sâu khác nhau tùy thuộc vào
độ sâu của hồ để lấy giá trị trung bình. Các chỉ số phân tích trong phịng thí nghiệm
hoặc sử dụng phương pháp viễn thám bao gồm: chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy
hóa (COD), tổng nito (TN), tổng photpho (TP), tổng coliform (TC), tổng các chất
rắn hịa tan có trong nước (TDS), tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) và chlorophyll-a.
Chlorophyll-a là một sắc tố quang hợp màu xanh lá rất càn thiết ở thực vật, sinh

vật nhân thực (tảo) và vi khuẩn lam. Tại các sông, suối, ao, hồ, bề mặt nước
thường có màu xanh lá là của các lồi sinh vật thủy sinh, thực vật trơi nổi phát triển
mạnh. Chính vì thế nên Chlorophyll-a sẽ được dùng như một chỉ số sơ cấp để đánh
giá sinh khối trong môi trường nước (Yanhu He và cs, 2021). Tại các quốc gia như
Hoa Kỳ, Canada, Úc,… chỉ số này được dùng để đánh giá chỉ số phú dưỡng hay
chất lượng nước ở các thủy vực của quốc gia họ bởi nó phản ánh trực tiếp sức khỏe
của hệ sinh thái thủy sinh nhất so với những tỉ số thứ cấp khác.
Trong nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước và phú dưỡng thì có một vài
nghiên cứu trên Thế Giới liên quan, phải kể đến như: Đánh giá chỉ số chất lượng
nước của Hồ Nhỏ ở Vùng Gujarat, Ấn Độ (Tandel và cs, 2012), “Nhiệt độ, pH, độ
dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan và nhu cầu oxy hóa học của nước ngầm ở khu vực
Boji-BojiAgbor/Owa và các vùng ngoại ô lân cận” (HH Oyem và cs, 2014), Đánh
giá chất lượng nước hồ Shahu ở khu vực phía tây bắc Trung Quốc (J Wu và cs,
2017), Nghiên cứu về sự xâm nhập của nước biển ở tầng chứa nước ven biển bằng
độ dẫn điện và phương pháp rắn hịa tan hồn tồn trong lưu vực sông Gurpur và
Netravathi (KJ Sylus và cs, 2015), Đánh giá hiện tượng phú dưỡng và chất lượng
nước của hồ chứa nội địa bằng hình ảnh viễn thám và sử dụng mạng nơ-ron BP
(Yanhu He và cs, 2021),...

10


Hiện tượng phú dưỡng là một trong những vấn đề lớn nhất và phổ biến nhất
của nước ngọt đặc biệt là các hồ, các khu vực cửa sông và vùng nước ven biển.
Đây là vấn đề mà hầu hết các nhà khoa học và kỹ sư về nước ở các khu vực đơ thị
hóa đều phải đối mặt. Hiện tượng phú dưỡng là sự gia tăng nguồn cung cấp chất
hữu cơ cho một hệ sinh thái chứ không phải là một vấn đề đơn giản về ô nhiễm
chất dinh dưỡng. Sự biến động phú dưỡng của một số nguồn nước dẫn đến những
thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái dưới nước.
Như được biết, nước chiếm 75% diện tích trên Thế giới nhưng trong 75% đó

thì có tới 97% là nước mặn của các đại dương và chúng ta không sử dụng số nước
mặn đó cho mục đích hàng ngày và ta chỉ sử dụng lượng nước ngọt tại các sông hồ
để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trong 3% nước ngọt trên Trái Đất thì
có đến 99,7% tổn tại ở trạng thái băng tuyết nên chỉ còn 0,3% tổng số lượng nước
ngọt ta có thể sử dụng để phục vụ mục đích hàng ngày. Từ những nghiên cứu trên
ta thấy được chất lượng nước tại các sông, hồ là một tiêu chí quan trọng trong việc
đáp ứng nhu cầu và cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày không chỉ riêng con
người mà còn bao gồm rất nhiều động – thực vật khác. Lượng nước ngọt dồi dào
đủ để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt là một vấn để quan trọng mà các nhà khoa
học đang hướng đến nhằm quản lý môi trường phát triển bền vững. Bởi vậy, cần
phải tăng cường, đẩy mạnh công tác giám sát chất lượng nước ở khắp mọi nơi bằng
nhiều phương pháp khác nhau để theo dõi chất lượng nước qua thời gian rồi đưa ra
những phương án quản lý, bảo vệ vad giữ gìn nguồn nước ngọt.
b. Tại Việt Nam
Hiện nay, bảo vệ tài nguyên nước đang là vấn đề được quan tâm tồn cầu.
Tại Việt Nam, nguồn nước của các sơng, hồ chứa,… đang chịu những tác động
nặng nề do ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động nông nghiệp, đô thị, khu công
nghiệp, giao thông và các hoạt động cộng đồng, cống dẫn nước thải từ những nơi
này không được xử lý và xả thải trực tiếp ra ngồi mơi trường đã gây ra ơ nhiễm
nguồn nước và tình trạng phú dưỡng cho sông, hồ. Đây là một hiện trạng gây ra
nhiều hậu quả cho môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái và thậm chí cả
con người.
Để đánh giá và phân loại phú dưỡng trong nước mặt, các bộ chỉ tiêu phân
loại và các thông số dinh dưỡng đã được áp dụng một cách phổ biến trên thế giới
11


cũng như tại Việt Nam. Đối với chỉ số chất lượng nước cho phép đánh giá và báo
cáo các thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến chất lượng môi trường
nước (Lê Văn Nam và cs, 2016).

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu nổi bật liên quan đến đề tài đánh giá
chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng tại các sơng, hồ: Tác giả Nguyễn A Lăng,
2015, với nghiên cứu về tình trạng phú dưỡng. Kết quả đánh giá đặc tính ơ nhiễm
và phân loại mức chất lượng nước trên các hồ, phân loại mức độ phú dưỡng của
các hồ, lựa chọn các chỉ số đánh giá chất lượng nước và mức độ phú dưỡng, đề
xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước hồ. Đưa ra được đánh giá đặc tính ơ
nhiễm và phân loại chất lượng nước trên các hồ, phân loại phú dưỡng của các hồ.
Với một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và cs, 2016, về đề tài
đánh giá tình trạng phú dưỡng. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy hàm lượng
chlorophyll-a trong nước hồ có quan hệ chặt chẽ với tỷ số kênh 5 trên kênh 4 của
ảnh sentinel-2A bằng phương pháp hàm mũ. Cùng với đó có tác giả Nguyễn Thiên
Phương Thảo và cs, 2017, đã nghiên cứu về đề tài này. Nghiên cứu cho thấy giá trị
(TSI - Chla) dao động từ mức 77 đến 95 tương ứng với mức siêu phú dưỡng. Với
tác giả Nguyễn Trung Hải và cs, 2019 đã có bài nghiên cứu trường hợp một số hồ
ở thành phố Đông Hàm tỉnh Quảng Trị. Các kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm các
chất hữu cơ (BOD, COD) và các chất dinh dưỡng (TN,TP) ở hồ Khe Sắn và hồ Đại
An cao hơn với hồ Khe Mây (p<0.05). Năm 2016, tác giả Lê Văn Nam và cộng sự
cũng đã có bài đánh giá chất lượng nước và phân loại mức độ phú dưỡng của vùng
nước ven biển Quảng Ninh-Hải Phịng. Kết quả phân tích cho thấy nước biển có
nồng độ nitrat cao hơn các giá trị giới hạn. Theo chỉ số SWQI ba trạm quan trắc
đều có chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm.
Ngày nay, với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu sử dụng nước ngày càng
cao trong sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước ở Việt Nam đang phải chịu nhiều tác
động do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Vì vậy, cần có cơng
tác quản lý tài ngun nước đảm bảo an ninh tốt về nước phục vụ cho việc phát
triển kinh tế-xã hội bền vững cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

12



c. Tại khu vực nghiên cứu

Hà Nội

Hồ Yên Sở

Quận Hoàng Mai

Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và cộng đồng môi trường (Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) năm 2015 chỉ có 2% trong số gần
200 sơng, hồ được lấy mẫu tại Hà nội đạt yêu cầu về chất lượng nước theo Quy
chuẩn Việt Nam. Con số này cho thấy, phần lớn hồ tại Hà nội bị ô nhiễm, trong đó
có những hồ nước bị ơ nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân khu
vực. Các hồ đô thị ở Hà Nội hiện nay đang đứng trước nguy cơ suy thối do đơ thị
hóa, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm và hiện trạng phú dưỡng. Hồ điều hòa Yên Sở là
một trong những hồ đang bị ảnh hưởng đến chất lượng nước và có nguy cơ đối mặt
với tình trạng phú dưỡng. Nơi đây xảy ra tình trạng nước hồ chuyển màu đen, có
dấu hiệu các lớp tảo bám vào góc hồ, rác thải (túi nilon, chai nhựa…) do đó, hồ
điều hịa n Sở đang có nguy cơ ô nhiễm trong tương lai.

13


2
Phường Yên Sở với diện tích tự nhiên là 7.25km , tính đến năm 2020 có
10.777 nhân khẩu với mật độ dân số là 3.563 người/ km2. Hồ điều hòa n Sở
nằm giữa cửa ngõ phía Đơng Nam thủ đơ, bao gồm 5 hồ lớn nhỏ, có tổng diện

3

tích mặt nước là 132,8 ha và tổng dung tích chứa lên tới 4 triệu m nước.

Hồ điều hòa Yên Sở với chức năng chính là trữ nước mưa tạm thời nằm điều
tiết lượng nước mưa để tránh cho thành phố Hà Nội rơi vào cảnh ngập lụt. Khi có
mưa, lượng nước mưa và nước thải của thành phố Hà Nội được thốt qua hệ thống
sơng dẫn qua khu vực hồ n Sở. Lượng nước này chảy vào hồ qua đập tràn, các
hồ được nối thông nhua qua hệ thống cống hộp. Hồ điều hòa số 5 được nối với
kênh dẫn và được bơm ra sông Hồng bằng hệ thống bơm cưỡng bức tại trạm bơm
Yên Sở (Trọng Trinh và cs, 2020). Khơng những thế, hồ có vai trị trong việc tạo
cảnh quan mơi trường, cải tạo khí hậu.
Trong nhiều năm qua, đã có một số nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước
và tình trạng phú dưỡng tại nhiều sơng, hồ ở Hà Nội. Song, cho đến nay, chưa có
nghiên cứu nào về đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng tại hồ điều
hòa Yên Sở. Bài báo cáo này cung cấp thông tin về đánh giá chất lượng nước và
tình trạng phú dưỡng của hồ điều hịa n Sở nhằm đóng góp tích cực vào cơng
tác quản lý và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ở hồ điều hòa Yên Sở.

14


CHƯƠNG II
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp khảo sát thực địa lấy mẫu
Đây là phương pháp quan trọng nhằm mục đích bổ sung và hiệu chỉnh
các thơng tin có được từ các tài liệu thu thập và tiến hành đo chỉ số và thông
số: nhiệt độ, pH, TSI (chrolophyll-a, TP, SD), ô nhiễm hữu cơ ( COD ), ô
+¿¿
nhiễm các chất dinh dưỡng ( NO −3 , N − NH 4 , P − PO 3−
4 ) của nước trực tiếp tại hồ
điều hòa Yên Sở. Đồng thời để có được những đánh giá tổng quan và thực tế

về các điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của khu vực nghiên cứu.
Nôi dung nghiên cứu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa bao gồm:
- Khảo sát các điểm lấy mẫu tại khu vực hồ điều hòa Yên Sở.
- Xác định điểm lấy mẫu ở trên bản đồ
STT

Tên mẫu

Mô tả vị trí mẫu

Tọa độ (kinh độ và vĩ độ)

8

YS6

Đập

X:105°51'52.37'' ; Y:20°58'28.59''

7

YS8

Cống từ khu nhà máy 2

X:105°51'44.05'' ; Y:20°58'10.62''

6


YS4

Cống từ các nhà máy 1

X:105°51'42.75'' ; Y:20°58'30.16''

5

YS3

Cống từ khu dân cư

X:105°50'54.31'' ; Y:20°58'23.16''

4

YS7

Vị trí giao nhau giữa 2 hồ

X:105°51'37.06'' ; Y:20°58'12.82''

3

YS5

Giữa lòng hồ

X:105°51'44.06'' ; Y:20°58'21.83''


2

YS2

Cống thải 2

X:105°51'49.27'' ; Y:20°58'15.12''

1

YS1

Cống thải 1

X:105°51'49.85'' ; Y:20°58'30.20''

- Mẫu thu thập có tổng 48 mẫu tại 8 vị trí khác nhau (mỗi vị trí lấy 6 mẫu) trong
khu vực hồ điều hòa Yên Sở.
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu

15
Hồ Yên Sở


Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu
- Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu, máy móc liên quan, sổ nhật lý thực địa, chai
đựng mẫu nước (đã được xử lý sạch), thùng đựng mẫu (đảm bảo mẫu tốt nhất để
chuyển đến phịng thí nghiệm), GPS,..
- Dụng cụ định vị các nơi lấy mẫu, phiếu khảo sát.
- Đo đạc các thông số và chỉ số: nhiệt độ, pH, TSI (chrolophyll-a, TP, SD), ô

+¿¿
nhiễm hữu cơ ( COD ), ô nhiễm các chất dinh dưỡng ( NO −3 , N − NH 4 , P − PO 3−
4 )
- Tham khảo ý kiến người dân sống ở khu vực xung quanh hồ để phân tích và
tổng hợp phục vụ nghiên cứu.
- Ghi nhật kí thực địa.

16


Hình 2.2: Ảnh lấy mẫu và đo mẫu nước tại hồ
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học là cách thu thập thông tin từ quần
chúng thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá
những vấn đề, phản ảnh của người dân tại khu vực nghiên cứu, đối tượng liên
quan (cơ quan quản lý, tổ chức,...) để khảo sát phục vụ cho công tác điều tra
đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng nước tại hồ điều hòa Yên
Sở.
- Đối tượng: các hộ dân khu vực hồ điều hịa n Sở, Ủy ban nhân dân quận
Hồng Mai, một số người dân nơi khác đến nghỉ dưỡng tại hồ,...
- Số lượng phiếu khảo sát: dự kiến là 50 phiếu với số lượng 20 câu hỏi. ( lí
do chỉ lấy 50 phiếu là vì cách lấy số phiếu dựa trên số hộ dân trên khu vực dựa vào
Sample size calculator với sai số là 7%, độ chính xác là 90%. Theo kết quả từ
Sample sizw calculator thì cần 138 phiếu nhưng do điều kiện số lượng thành viên
của nhóm q ít, số lượng phiếu q nhiều, thời gian thì có hạn nên khơng thể lấy
đủ 138 phiếu.
- Thời gian đi khảo sát thực địa:

17



 27/10/2022: Lấy phiếu khảo sát từ người dân khu dân cư sống quanh
hồ, người làm việc trong khu vực hồ.

Hình 2.3: Ảnh khảo sát người dân làm việc trong khu vực hồ
 29/10/2022: Lấy phiếu khảo sát từ người dân đến nghỉ dưỡng, picnic,
vui chơi trong công viên hồ Yên Sở.

Hình 2.4: Ảnh khảo sát người dân đến picnic tại hồ

18


 1/11/2022: Lấy phiếu khảo sát ở khu vực công ty, nhà máy và một số
dân cư sống ở quanh khu nhà máy ở gần hồ.
2.1.3. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp đo/phân tích các thơng số chất lượng nước

 Đo nhiệt độ:
Sau khi lấy mẫu nước thì nhóm đã sử dụng thiết bị đo dụng thiết bị đo nhanh
để kiểm tra nhiệt độ ngay tại khu vực lấy mẫu.

 Đo độ pH:
Giá trị pH đặc trưng cho độ axit/bazơ của nước. Nhóm nghiên cứu chúng tơi
đã tiến hành đo nhanh độ pH của nước ngay tại khu vực nghiên cứu bằng việc sử
dụng giấy quỳ tím. Khi nhúng cào nước thì giấy quỳ sẽ chuyển màu ngay sau khi
nhúng vào nước, lúc này so sánh với bảng màu để biết được độ pH của nước một
cách nhanh nhất.

 Ô nhiễm hữu cơ (COD)

Sau khi lấy mẫu mà bảo quản mẫu theo TCVN để đưa về phịng thí nghiệm
bắt đầu xử lý mẫu. Tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp hoàn lưu hở:
- Đong 50 hoặc 100ml mẫu cho vào bình cầu COD có thể tích 250ml
- Lần lượt thêm 1 g HgSO4 và vài viên thủy tinh, cẩn thận thêm 5ml H2SO4
reagent lắc đều cho tan HgSO4. Tiếp tục thêm 25ml dung dịch K2Cr2O7
0,00417M.
- Nối cới hệ thống đun hoàn luu, cẩn thận thêm thật chậm 70 ml H2SO4
reagent còn lại qua phễu đặt trên miệng ống làm lạnh. Lắc nhẹ để trộn đều hỗn hợp
trong bình. Bật bếp đun hoàn lưu trong 2 giờ.
- Tắt bếp để nguội đến nhiệt độ phịng, dùng bình xịt nước cất rửa sạch dung
dịch còn đọng trên thành ống làm lạnh. Tháo rời bình cầu COD khỏi hệ thống.
ĐỊnh phân bằng dung dịch FAS 0.025M với 3 giọt chỉ thị màu ferroin. Kết thúc
định phân khi dung dịch vửa chuyển màu sang màu nâu đỏ.

 Ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng:
- Phân tích các chỉ tiêu mơi trường: Các thơng số như: Nhiệt độ nước, DO,
độ đục và pH được đo ngay sau qáu trình lấy mẫu bằng máy đo nhiệt
độ/pH/DO/Độ đục cầm tay. Các thơng số cịn lại được phân tích trong phịng thí
nghiệm theo phương pháp phân tích hiện hành của Bộ TN&MT.

19


Thơng số

Phương pháp phân tích

COD

Chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch muối

Mohr

NH +¿¿
4

Sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 410nm

PO 3−
4

Sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 660 nm
Bảng 2.2: phương pháp phân tích các thông số

 Đo độ trong bằng đĩa Secchi (SD)
Đĩa secchi dạng hình trịn làm bằng vật liệu khơng thấm nước (inox, thiếc,
tole) chia đĩa làm 4 phần đều nhau, sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa
được treo trên một que hay trên một sợi dây có đánh dấu khoảng cách mỗi khoảng
chia là 5 hoặc 10 cm.
Khi đo, câm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước và ghi nhận lần 1 khoảng
cách từ mặt nước đến đĩa khi khơng cịn phân biệt được hai màu đen trắng trên mặt
đĩa. Sau đó cho đĩa secchi sâu hơn vị trí vừa rồi và kéo lên đến khi vừa phân biệt
được hai màu đen trắng, ghi nhận khoảng cách lần 2 (Nguyễn Thu Hà và cs, 2016).
 Đo hàm lượng chlorophyll-a (chỉ số TSI)
Việc phân tích chỉ số chlorophyll-a được thực hiện trong phịng thí nghiệm theo
phương pháp chuẩn APHA trong Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội sử dụng máy so màu Hach DR 5000. Phương pháp được sử dụng là
phương pháp chiết suất bởi acetone 90%. Theo đó, mẫu nước hồ được lọc để loại
trừ TSS sau đó pha vào trong acetone 90% và hệ số hấp thụ quang phổ ở 4 bước
sóng 630, 647, 664 và 750 nm (Phạm Văn Huy, 2012).
b. Phương pháp đánh giá chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng hồ

Chất lượng nước được đánh giá qua từng thông số riêng biệt bằng cách so
sánh với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT (mức A1, A2, B1 và B2). Áp dụng chỉ dẫn của WHO (2002) [7]
để xác định yếu tố giới hạn (hay yếu tố quyết định) sự phú dưỡng. Đánh giá mức
phú dưỡng (hay tình trạng dinh dưỡng) hồ dựa vào chỉ số dinh dưỡng Carlon
(1977) và chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (1998)
Xác định yếu tố giới hạn đối với sự phú dưỡng hồ dựa vào tỷ số TN/TP theo
chỉ dẫn của WHO (2002) [7].
Áp dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) 2 yếu tố để đánh giá
tác động của yếu tố thời gian (tháng) và yếu tố không gian (hồ) đến chất lượng
nước hồ khảo sát.
20



×