Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

đánh giá chất lượng nước suối xa cách, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh tây hồ dầu tiếng và đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 83 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI XA CÁCH, MỨC ĐỘ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂY HỒ DẦU
TIẾNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC




CHUYÊN NGÀNH : KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH : 108




GVHD: GS. TS Hoàng Hưng
SVTH : Trần Thị Bích Hà
MSSV: 0851080015
Lớp : 08DMT1





TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 Năm 2012
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ người đã sinh
thành, nuôi nấng dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các anh, chị và những người bạn thân đã luôn động viên tôi trong
suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường
Đại Học Kĩ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô
khoa Môi Trường Và Công Nghệ Sinh học đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Thầy Hoàng Hưng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú, anh chị công
tác tại Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, Công Ty TNHH MTV KTTL -
Ph ước Hòa, UBND huyện Dương Minh Châu. Xin cảm ơn tất cả những người
bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn!


TPHCM, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Bích Hà
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Nội dung thực hiện của đề tài 2
4. Phương pháp thực hiện của đề tài 3
5. Phạm vi giới hạn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ DẦU TIẾNG
1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của hồ 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 4
1.1.3. Chế độ thủy văn 6
1.2. Cấu trúc công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng 6
1.2.1. Đập chính 7
1.2.2. Đập Phụ 8
1.2.3. Đập tràn xả lũ 8
1.2.4. Cổng số 1 9
1.2.5. Cổng số 2 9
1.2.6. Cổng số 3 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

1.3. Hệ thống kênh 9
1.3.1. Hệ thống kênh đông 9
1.3.2. Hệ thống kênh tây 10

1.3.3. Hệ thống kênh tân hưng 13
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của hồ 13
1.4.1. Chức năng của hồ 13
1.4.2. Nhiệm vụ của hồ 13
1.5. Tiềm năng nước mặt của hồ 14
1.6.Tiềm năng nguồn lợi thủy sản trong hồ 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂY
2.1. Giá trị pH của nước 19
2.2. Độ đục, màu sắc, mùi vị 19
2.3. Hàm lượng chất rắn trong nước 20
2.4. Lượng oxy hòa tan (DO) 21
2.5. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 22
2.6. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 23
2.7. Nitơ và các hợp chất chứa nitơ 24
2.8. Phosphate 25
2.9. Chỉ tiêu vi sinh vật 26


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂY HỒ DẦU
TIẾNG DO NƯỚC TỪ SUỐI

XA CÁCH

ĐỔ VÀO
3.1. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 27
3.1.1. Phạm vi áp dụng 27

3.1.2. Gải thích từ ngữ 27
3.1.3. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt 27
3.2. Vị trí các điểm quan trắc trong khu vực khảo sát 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1. Phương Pháp đo đạc tại hiện trường 31
3.3.2. Phương pháp thu mẫu tại hiện trường 32
3.3.3. Phương pháp bảo quản mẫu 32
3.3.4. Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm 33
3.4. Quan trắc chất lượng nước kênh Tây và suối “Xa Cách” tại 7 vị trí thu mẫu
trong năm 2012 và so sánh kết quả với QCVN 08:2008 ( giới hạn A 2 ) 34
3.4.1. Mức độ acid hóa 34
3.4.2. Diễn biến về nồng độ chất rắn lơ lửng (TSS) 36
3.4.3. Diễn biến về độ mặn và độ dẫn điện của nguồn nước 37
3.4.4. Diễn biến về ô nhiễm chất hữu cơ trong nước 40
3.4.5. Diễn biến về ô nhiễm chất dinh dưỡng trong nước 44
3.4.6. Phương diện ô nhiễm vi sinh trong nước 49

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

3.4.7. Nhận xét chung về chất lượng nước kênh Tây do nước từ suối
Xa Cách đổ vào 51
CHƯƠNG 4: NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
4.1. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước 52
4.1.1. Nước thải từ các nhà máy sản xuất 52
4.1.2. Nước thải sinh hoạt 57
4.1.3. Hoạt động chăn nuôi 59
4.1.4. Chất thải y tế 60
4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ nguồn nước 60

4.2.1. Quan trắc giám sát chất lượng nguồn nước 61
4.2.2. Công cụ pháp lý 61
4.2.3. Công cụ kinh tế 62
4.2.4. Biện pháp công trình 62
4.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ môi trường 62
4.2.6. Biện pháp tuyên truyền giáo dục về môi trường cho cộng đồng 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
TỪ/ CỤM TỪ
1
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
2
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
3
COD
Nhu cầu oxy hóa học
4
DO

Nhu cầu oxy hòa tan
5
NXB
Nhà Xuất Bản
6
TSS
Chất rắn lơ lửng
7
TPHCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
8
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
9
UBND
Ủy Ban Nhân Dân








ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng mưa các tháng trong năm của huyện (mm) 12

Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm của huyện (%) 12
Bảng 3.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt 28
Bảng 3.2: Bảy vị trí quan trắc trên kênh Tây và suối Xa Cách 30
Bảng 3.3: Phương pháp đo đạc tại hiện trường 32
Bảng 3.4. Phương pháp bảo quản mẫu 32
Bảng 3.5. Các phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm 33
Bảng 3.6. Kết quả đo giá trị pH qua các quý 34
Bảng 3.7. Kết quả đo giá trị TSS qua các quý 36
Bảng 3.8. Giới hạn cho phép độ mặn của một số loại nước 37
Bảng 3.9. Kết quả đo độ mặn tại các vị trí quan trắc 38
Bảng 3.10. Giới hạn cho phép độ dẫn điện của một số loại nước 39
Bảng 3.11. Kết quả đo độ dẫn điện tại các vị trí quan trắc 39
Bảng 3.12. Bảng hướng dẫn FAO 1985 nước tưới 40
Bảng 3.13. Kết quả đo giá trị DO qua các quý 40
Bảng 3.14. Kết quả đo giá trị BOD
5
qua các quý 42
Bảng 3.15. Kết quả đo giá trị COD qua các quý 43
Bảng 3.16. Kết quả đo giá trị NO
2
-
qua các quý 45
Bảng 3.17. Kết quả đo giá trị NH
4
+
qua các quý 46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Bảng 3.18. Kết quả đo giá trị tổng phospho qua các quý 47

Bảng 3.19. Kết quả đo giá trị E.coli qua các quý 49
Bảng 3.20. Kết quả đo giá trị tổng coliform qua các quý 50
Bảng 4.1. Kết quả phân tích nước sản xuất của công ty mì Hồng Phát bị phát hiện
xả trực tiếp vào nguồn nước 53
Bảng 4.2. Kết quả phân tích nước trên vùng suối Xa Cách có ảnh hưởng của nước
thải nhà máy mì hồng phát 54
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước trên vùng suối Xa Cách có ảnh hưởng của nước
thải nhà máy mì Dương Minh Châu 55











ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SVTH: Trần Thị Bích Hà I GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hồ Dầu Tiếng 4
Hình 1.2 : Vị trí kênh Tây và suối Xa Cách trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng 11
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu trên kênh Tây và suối Xa Cách 31
Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến giá trị pH tại các vị trí quan trắc mẫu 35
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến giá trị TSS tại các vị trí quan trắc mẫu 37
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến giá trị DO tại các vị trí quan trắc mẫu 41
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến giá trị BOD

5
tại các vị trí quan trắc mẫu 42
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến giá trị COD tại các vị trí quan trắc mẫu 43
Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến giá trị NO
2
-
tại các vị trí quan trắc mẫu 45
Hình 3.8. Biểu đồ diễn biến giá trị NH
4
+
tại các vị trí quan trắc mẫu 46
Hình 3.9. Biểu đồ diễn biến giá trị tổng P tại các vị trí quan trắc mẫu 48
Hình 3.10. Biểu đồ diễn biến giá trị E.coli tại các vị trí quan trắc mẫu 49
Hình 3.11. Biểu đồ diễn biến giá trị tổng coliform tại các vị trí quan trắc mẫu 50
Hình 4.1. hai nhà máy sản xuất mì có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước
trên suối Xa Cách 56
Hình 4.2. Cống thoát nước thải sinh hoạt vào suối Xa Cách 58
Hình 4.3. Một số hình ảnh chăn nuôi dọc kênh Tây và suối Xa Cách 60

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 1 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng là công trình tưới tự chảy lớn nhất nước ta,
hàng năm hồ chứa cung cấp một lượng lớn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và kiểm
soát biên mặn trên hệ thống sông Sài Gòn…
Tuy nhiên trong những năm lại đây do tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã có những nhà máy, xí nghiệp được hình thành và thải các chất thải chưa qua xử

lý xuống hệ thống kênh rạch, sông, kèm với đó là sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa
tạo ra một lượng lớn chất thải sinh hoạt… gây tác động đến môi trường nước một cách
trầm trọng. Trước kia trên hồ Dầu Tiếng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình
hình nuôi cá bè ( thức ăn, phân cá thải ra môi trường nước, cá chết ) nhưng một năm
trở lại đây vấn đề trên đã được cải thiện đáng kể nguồn nước trong hồ do tình hình
nuôi cá bè không còn.
Chất lượng nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng đang có nhiều hướng
bị ảnh hưởng ô nhiễm do các chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp như: khai thác
cát, khai thác thủy sản,… trong khi nhu cầu cấp nước phục vụ cho mở rộng diện tích
canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhu cầu xả đẩy mặn hạ lưu sông Sài Gòn, cung
cấp nước ngọt cho sinh hoạt khu vực hồ Dầu Tiếng và thành phố Hồ Chí Minh từ
nguồn nước hồ ngày một cao.
Kênh Tây là một trong những kênh chính cùng với kênh Đông lấy nước từ hồ
Dầu Tiếng để cung cấp nước cho phục vụ sinh hoạt và sản xuất của tỉnh Tây Ninh.
Hiện nay, nguồn nước trên kênh Tây đang có dấu hi
ệu bị ảnh hưởng ô nhiễm do các
nguồn nước thải, chất thải đổ trực tiếp vào nguồn nước này. Đặc biệt, nguồn nước
thải, chất thải, nguồn ô nhiễm đổ vào kênh Tây phải kể đến nguồn nước từ suối Xa
Cách nằm sát điểm nguồn cấp nước từ hồ Dầu Tiếng đổ vào kênh Tây.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 2 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Nguồn nước trên xuối Xa Cách bị ô nhiễm rất nặng, nhất là vào giai đoạn mùa
khô. Nguồn nước trên suối Xa Cách chịu tác động trực tiếp từ các nguồn xả thải như
nhà máy chế biến khoai mì, khu dân cư, nước thải bệnh viện, từ hoạt động nuôi thả gia
cầm. Nguồn nước này được đổ trực tiếp tiếp vào nguồn nước trên kênh. Ngoài ra,
nguồn nước trên kênh Tây không những chịu tác động của nguồn nước suối Xa Cách
mà vào giai đoạn mùa mưa, lượng nước mưa chảy tràn từ trên mặt đất, từ các kênh
tiêu quanh đó đổ vào gây ô nhiễm nguồn nước trên kênh Tây.

Chính vì đó, việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trên kênh Tây
dưới tác động của nguồn nước suối Xa Cách là việc làm cần thiết và cấp bách. Kết quả
nghiên cứu của dự án sẽ đánh giá được hiện trạng chất lượng nguồn nước trên suối Xa
Cách, xác định nguồn, nguyên nhân, tác động của nguồn nước đến sản xuất và sinh
hoạt của người dân. Để từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp, nhằm hạn chế nguồn
gây ô nhiễm từ suối Xa Cách đổ vào. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài:
“Đánh Giá Chất Lượng Nước Suối Xa Cách, Mức Độ Ảnh Hưởng Đến Chất
Lượng Nước Kênh Tây Hồ Dầu Tiếng Và Đề Xuất Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn
Nước”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh Giá Chất Lượng Nước Suối Xa Cách, Mức Độ Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng
Nước Kênh Tây Hồ Dầu Tiếng Và Đề Xuất Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước
3. Nội dung thực hiện của đề tài
 Thu thập và hồi cứu tài liệu
 Khảo sát thực địa
 Thu mẫu và đo nhanh ngoài hiện trường
 Phân tích mẫu vật
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 3 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

 Phân tích, xử lý và đánh giá kết quả
 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước
4. Phương pháp thực hiện của đề tài
 Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin số liệu, tài liệu.
 Phương pháp điều tra, khảo sát, thực dịa, đo đạc.
 Phương pháp chuyên gia.
 Phương pháp thu mẫu, kiểm định trong phòng.
 Phương pháp phân tích mẫu.
 Phương pháp so sánh đánh giá.

5. Phạm vi giới hạn của đề tài
 Phạm vi áp dụng:
Chất lượng nguồn nước trên kênh Tây và suối “Xa Cách”.
 Địa điểm thực hiện dự án:
Trên kênh Tây và suối “Xa Cách”.





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 4 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ DẦU TIẾNG
1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của hồ
1.1.1. Vị trí địa lý
Hồ Dầu Tiếng có hình chữ V, cao
dần về phía Bắc, phía thượng nguồn
sông Tha La và sông Sài Gòn, hồ
rộng 27.000 ha. Trong đó, diện tích
đất không ngập nước là 1.429 ha, đất
bán ngập nước là 4.460 ha, hồ có
dung tích chứa nước là 1,58 tỷ m
3
.
Hai bên nhánh của hồ về phía
hướng Tây Bắc là núi Bà Đen, phía Đông Bắc là dãy núi Cậu (trên địa phận tỉnh Bình
Dương) là dãy núi cao nhất vùng Nam Bộ. Hồ Dầu Tiếng có toạ độ địa lý như sau:

- Từ 11
0
18

52

đến 11
0
36

15

vĩ Bắc.
- Từ 106
0
10

49

đến 106
0
29

07

kinh Đông.
- Tâm hồ: Vĩ độ 11
0
27


01

Bắc, Kinh độ 106
0
18

40

Đông.
Hồ Dầu Tiếng cách thị xã Tây Ninh 20 km về phía Đông Bắc, và cách TP. HCM
100 km về phía Bắc. Hồ nằm trên địa bàn các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khu vực hồ Dầu Tiếng có chế độ thời tiết mang những nét đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa, không có mùa đông lạnh, không có
bão và ít chịu tác động của các hiện tường thiên nhiên tiêu cực. Thời tiết chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến

Hình 1.1: Hồ Dầu Tiếng

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 5 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

tháng 4 năm sau. Khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ, rất thuận lợi cho các hoạt động du
lịch thư giãn, giải trí của du khách.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ không khí trung bình cả năm là: 27
o
C, nhiệt độ cao tuyệt đối
được xác định là: 39
o

C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là: 15
o
C.
Chế độ nhiệt chung của tỉnh Tây Ninh tương đối cao, vì vậy hồ Dầu Tiếng được
đánh giá là có nhiều lợi thế trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh
thái kết hợp với nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.489 mm, cao nhất vào mùa khô
là: 950 mm, thấp nhất là: 540 mm vào mùa mưa.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ gió trung bình
được xác định là 1,6 m/s thổi điều hoà, ít có biến động qua các tháng, không có bão
nhưng vào mùa mưa thì thường có giông với sức gió trung bình đạt cấp 6, cấp 7 nên
cũng gây ra ít nhiều những ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động sản xuất của
nhân dân trong vùng.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm: 1.990 mm, số ngày mưa cả năm trung
bình từ 152 – 155 ngày, lượng mưa cao nhất được xác định vào khoảng: 2.346 mm.
Chế độ mưa ảnh hưởng theo mùa đã ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch trong
vùng, từ đó tác động hình thành nên mùa du lịch: mùa khô có nhiều thuận lợi cho các
hoạt động du lịch nhưng vào mùa mưa thì gây nên nhiều bất lợi, đây là đặc điểm cần
được lưu ý trong quá trình xây dựng định hướng phát triển du lịch, nhằm tìm ra những
giải pháp hợp lý nhất để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở đây.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình cả năm: 79%, độ ẩm không khí thấp
nhất 42% vào mùa khô.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 6 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Độ ẩm của không khí khu vực bình quân trong năm là 79% như trên, là tương đối
cao do chịu sự tác động của nước mặt hồ Dầu Tiếng đã làm cho thời tiết dễ chịu hơn
vào những tháng mùa khô. Tuy nhiên, vào các tháng mùa mưa độ ẩm tương đối cao

hơn mùa khô từ 10 – 12%, tạo ra một bầu không khí ẩm ướt, vì vậy cần chú ý khi xây
dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng phải có độ thông thoáng cao.
Nhìn chung điều kiện khí hậu nơi đây vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các
loài động thực vật, là tiền đề quan trọng tạo nên sự đa dạng phong phú của các loài
động thực vật và tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thuận lợi cho các hoạt động du
lịch. Vào mùa mưa nước lớn hạn chế các hoạt động du lịch nhưng có thể có các loại
hình du lịch khác thích hợp thay thế. Bên cạnh đó cần cẩn trọng với các hoạt động vì
sức gió, sóng trên hồ trong những buổi chiều là mặt hạn chế.
1.1.3. Chế độ thủy văn
Diện tích lưu vực hồ Dầu Tiếng là 27.000ha với sức chứa 1.5 tỷ m
3
nước.
Mực nước dâng bình thường: 24,4m
Mực nước chết: 17m
Mực nước lũ thiết kế: 25,1m
Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường: 1,451 tỷ m
3
Tổng dung tích: 1.58 tỷ m
3

Dung tích hữu ích: 1,056 tỷ m
3

Dung tích ứng với mực nước chết: 0,47 tỷ m
3

Lưu lượng xã tối đa: 2.800m
3
/s


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 7 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

1.2. Cấu trúc công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng
1.2.1. Đập chính:
Những chỉ tiêu cơ bản của đập chính:
- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất
- Cao trình đỉnh đập: +28,0 m
- Tường chắc sóng: bê tông cốt thép cao 1m
- Chiều rộng mặt đập: +8,0 m
- Chiều dài đập: 1.100 m
- Mái đập thượng lưu: M
1
= 3,5; 4,0; 1,5.
- Mái đập hạ lưu: M
2
= 3,5; 4,5; 2,5.
- Đập có hai cơ rộng 4m ở cao trình: +19,5 m và +12,5 m
- Bảo vệ mái thượng lưu từ cao trình +19,5 m trở lên bằng tấm lát bê tông, từ cao trình
+19,5 m trở xuống lát bằng đá
- Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rảnh tiêu thoát nước
1.2.2. Đập phụ:
Những chỉ tiêu cơ bản của đập phụ:
- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất
- Cao trình đỉnh đập: +27,0 m
- Tường chắn sóng: bằng đá cao 1 m
- Chiều rộng mặt đập: 5,0 m
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


SVTH: Trần Thị Bích Hà 8 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

- Chiều dài đập: 27.200 m
- Mái đập thượng lưu: M1 = 3,5
- Mái đập hạ lưu: M2 = 2,5; 3,5
- Bảo vệ mái thượng lưu bằng lát đá
- Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rảnh tiêu thoát nước
1.2.3. Đập tràn xả lũ:
Những chỉ tiêu chính:
- Hình thức kết cấu: Kiểu tràn sâu, có 6 cửa thoát nước, mỗi cửa rộng 10 m, cao 6 m
có tường ngực
- Ngưỡng tràn kiểu đập tràn, đỉnh rộng, cao trình đỉnh tràn: +14 m
- Tiêu năng bằng máng phun, cửa hình cung bằng thép, có phai sửa chữa, đóng mở
bằng hệ thống pittông thuỷ lực.
- Sau tràn là dẫn lũ ra sông Sài Gòn với chiều dài 1.000
1.2.4. Cống số 1:
Cống số 1 đặt ở thềm bên phải sông Sài Gòn với hình thức kết cấu cống ngầm
dưới đập đất, có 3 cửa hình chữ nhật. Mỗi cửa rộng 3 m, cao 4 m bằng bê thông cốt
thép, ngưỡng cống ở cao trình +13 m, cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thuỷ lực chảy
trong cống không có áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường là
+24,4 m là 93 m
3
/s.
1.2.5. Cống số 2:
Cống số 2 đặt ở bờ phải vách suối Đá với hình thức kết cấu kiểu cống ngầm dưới
đập đất (đập phụ), có 3 cửa hình chữ nhật, mỗi cửa có chiều rộng 3 m, cao 4 m bằng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 9 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng


bê tông cốt thép. Cao trình ngưỡng cống +13 m. Cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ
thuỷ lực chảy trong ống không áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình
thường +24,4 m là 93 m
3
/s.
1.2.6. Cống số 3:
Lấy nước vào kênh Tân Hưng, có một cửa xả 3 * 3 m, cao trình ngưỡng cống
+17,75m, lưư lượng thiết kế Q
TK

= 12,8 m
3
/s.
1.3. Hệ thống kênh:
1.3.1. Hệ thống kênh Đông:
Gồm 1 kênh chính và 44 kênh cấp I. Ngoài ra còn có các kênh cấp 2, 3, 4 và các
trạm bơm lấy nước từ kênh để phục vụ tưới cho các vùng cục bộ. Hệ thống kênh Đông
có nhiệm vụ tưới cho 41.000 ha và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt trong vùng.
Kênh chính Đông dài 45,416 km, cao trình mực nước đầu kênh +16,5 m, cao trình
mực nước cuối kênh là +8,8 m.
Lưu lượng đầu kênh: Q
tk
= 64,54 m
3
/s;
Chiều rộng đáy kênh đoạn đầu: H
k
= 25 m;
Chiều sâu cột nước thiết kế: H
tk

= 3,79 m;
Độ dốc đáy kênh: thay đổi từ 0,4x 10
-4
đến 0,9 x 10
-4
;
Chiều rộng bờ kênh chính: 6 m;
Tổng chiều dài kênh cấp I là: 210 km;
Tổng chiều dài kênh cấp II là: 675 km;


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 10 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

1.3.2. Hệ thống kênh Tây:
Kênh Tây có nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
Tưới cho 36.000 ha của Tây Ninh
Kênh Tây dài: 38,750 km;
Cao trình mực nước đầu kênh: +16,5 m;
Cao trình mực nước cuối kênh: 13,47 m;
Lưu lượng đầu kênh chính: Q
tk
= 71,9 m
3
/s;
Chiều rộng đáy kênh đoạn đầu: B
K
= 25 m;

Chiều sâu mực nước đầu kênh: H
tk
= 3,0 m;
Độ dốc đáy kênh: thay đổi từ 0,5x 10
-4
đến 0,9x 10
-4
;
Chiều rộng bờ kênh: 6 m;
Tổng chiều dài kênh cấp I: 145 km;
Tổng chiều dài kênh cấp II là: 466 km;
Hiện nay, nguồn nước trên kênh Tây đang có dấu hiệu bị ảnh hưởng ô nhiễm do
các nguồn nước thải, chất thải đổ trực tiếp vào nguồn nước này. Đặc biệt, nguồn nước
thải, chất thải, nguồn ô nhiễm đổ vào kênh Tây phải kể đến nguồn nước từ suối Xa
Cách nằm sát điểm nguồn cấp nước từ hồ Dầu .
Qua khảo sát cho thấy, nguồn nước trên suối Xa Cách bị ô nhiễm rất nặng, nhất
vào giai đoạn mùa khô. Nguồn nước trên suối Xa Cách chịu tác động trực tiếp từ các
nguồn xả thải từ nhà máy chế biến khoai mì (sắn), khu dân cư, nước thải bệnh viện, từ
hoạt động nuôi thả gia cầm,… nguồn nước này được đổ trực tiếp vào nguồn nước trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 11 GVHD: GS.TS Hồng Hưng

kênh chính Tây.
Ngồi ra, nguồn nước trên kênh Tây khơng những chịu tác động của nguồn nước
suối Xa Cách mà vào giai đoạn mùa mưa, lượng nước mưa chảy tràn từ trên mặt đất,
từ các kênh tiêu quanh đó đổ vào gây ơ nhiễm nguồn nước trên kênh Tây.
h.Dầu Tiếng
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ KÊ NH TÂ Y VÀ SUỐ I XA CÁ CH TRONG HỆ THỐNG THỦ Y L I DẦ U TIẾ NG


Hình 1.2 : Vị trí kênh Tây và suối Xa Cách trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng
Suối Xa Cách nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, địa hình Dương Minh
Châu nhìn chung tương đối bằng phẳng , dốc thoải từ Bắc xuống Nam và từ Đơng
thoải về suối Xa Cách, từ Tây thoải về suối Xa Cách. Địa hình thị trấn bị chia cắt bởi
suối Xa Cách.
Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, có lượng mưa thấp chỉ chiếm 15%
lượng mưa cả năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tuần đầu của tháng 5 và kết thúc
vào tuần thứ ba của tháng 10. Vào các tháng 6,7,8,9 lượng mưa tập trung nhiều nhất
chiếm 85 - 90 % lượng mưa cả năm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 12 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Bảng 1.1 Lượng mưa các tháng trong năm của huyện (mm)
Tháng/
năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
2007 34,75 58,95 78,25 253,5 301,2 327,7 354,8 301,5 401,5 482,7 171,5 88,9 2.842
2008 34,75 35,05 34,75 78,6 325,8 163,7 358,6 333,7 637,7 163,9 100,8 125,4 2.393
2009 35,05 34,75 39,75 267,9 300,4 260,8 251,2 437,3 395,8 181,5 42,6 62,5 2.310
2010 35,75 34,75 100,2 96,7 195,3 134,7 222,8 659,8 578,2 167,7 178,5 44,8 2.449
(Nguồn: niên giám thống kê 2010 – Tỉnh Tây Ninh)
Độ ẩm trung bình tháng từ 71 – 88%, cao nhất trung bình tháng 94% (tháng 8) và
thấp nhất 47% (tháng 1)
Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm của huyện (%)
Tháng/
năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
2007
68
69
67

70
87
87
88
87
87
88
78
72
78
2008 74 70 71 70 78 82 87 83 88 85 77 70 77,9
2009 72 76 74 78 79 84 86 84 86 86 72 69 78,4
2010
75
73
76
73
82
83
87
85
84
88
75
69
78,2
(Nguồn: niên giám thống kê 2010 – Tỉnh Tây Ninh)
Với điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa phân bố các tháng trong
năm không điều. Theo kết quả khảo sát thì suối này có nước quanh năm, và là nguồn
cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của người dân trong khu vực.

1.3.3. Hệ thống kênh Tân Hưng:
Có tổng chiều dài 20 km, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 10.701 ha. Ngoài ra còn
có nhiệm vụ cấp nước cho nhà máy đường Bourbon với công suất 8.000 tấn/ ngày.
Đồng thời tưới cho huyện Tân Biên, Châu Thành với lưu lượng là 10,87 m
3
/s.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 13 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

1.4. Chức năng và nhiệm vụ của hồ
1.4.1. Chức năng của hồ
- Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
- Phòng lũ.
- Chống xâm nhập mặn.
- Cải tạo môi trường.
1.4.2. Nhiệm vụ của hồ
Nhiệm vụ này sau khi có hồ chứa Phước Hòa kết nối vào mạng lưới cung cấp nước:
- Đảm bảo tưới trực tiếp cho 98.280 ha bao gồm:
Khu tưới Tân Hưng: 10.700 ha
Khu tưới kênh Tây đảm trách: 21.000 ha
Khu tưới kênh Đông đảm trách: 36.600 ha
Khu tưới Tân Biên: 11.520 ha
Khu tưới Đức Hòa(Long An): 17.560 ha
Khu tưới Thái Mỹ - Củ Chi: 900 ha
- Cấp nước tạo nguồn tưới mở rộng ở Tây Ninh: 7.064 ha
- Cấp nước cho dân sinh công nghiệp với Q =32.44 m
3

/s, bao gồm:
Cấp nước cho nhà máy nước SG: 17,5 m
3
/s
Cấp nước cho nhà máy đường bourbon và nhà máy đường Tây Ninh: 5,9 m
3
/s
Cấp nước qua nhà máy đá nước Tây Ninh: 5 m
3
/s
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 14 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Cấp nước Long An: 4 m
3
/s
- Xả và đẩy mặn cho sông Sài Gòn và hỗ trợ tạo nguồn cho khoảng trên 60.000 ha
ven sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông.
- Cải thiện môi trường và chất lượng nguồn nước cho hạ du 2 sông Sài Gòn và Vàm
Cỏ Đông.
1.5. Tiềm năng nước mặt của hồ
Hồ Dầu Tiếng được xây dựng tại khu vực thượng nguồn của sông Sài Gòn với
dung tích chứa khoảng 1,58 tỷ m
3
nước. Nguồn nước trong hồ là lượng nước được dự
trữ lại trong mùa mưa do sông Sài Gòn và sông Tha La dồn xuống cùng với vùng lưu
vực phía Bắc của hồ. Do lượng nước tập trung vào mùa mưa tương đối lớn nên mực
nước trong hồ có sự chênh lệch giữa hai mùa khá lớn.
Tiềm năng về nguồn nước của hồ Dầu Tiếng đáp ứng cho việc tưới trong sản

xuất nông nghiệp thông qua hai hệ thống kênh chính: kênh Đông và kênh Tây, đã
cung cấp nước tưới cho khoảng trên 100 ngàn ha đất canh tác của tỉnh Tây Ninh và
các tỉnh lân cận như TP. HCM và Long An. Ngoài ra, hồ Dầu Tiếng còn cung cấp
lượng nước phục vụ cho sinh hoạt khoảng 1,5 triệu m
3
. Đồng thời hồ còn có tác dụng
rất lớn là xả nước để đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông;
nâng cao mực nước ngầm, làm thay đổi cơ bản chế độ nước mặt, điều tiết chế độ nhiệt
ẩm và góp phần thúc đẩy một số quá trình chuyển hoá vật chất trong đất cho các khu
vực lân cận và vùng hạ lưu rộng lớn. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khu
vực quan trọng cho phát triển ngành ngư nghiệp.
Tiềm năng của nước hồ tạo ra một vùng cảnh quan môi trường sinh thái hấp dẫn,
vừa có tác dụng điều hoà khí hậu cho vùng và là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các môn thể thao dưới nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SVTH: Trần Thị Bích Hà 15 GVHD: GS.TS Hoàng Hưng

Mực nước của hồ dao động vào hai mùa khác nhau và có sự chênh lệch lớn, tao
ra vùng đất bán ngập. Vì vậy hàng năm lượng phù sa khá lớn bồi tụ tại khu vực này
làm cho đất đai màu mỡ phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại
cây ăn trái phục vụ cho khách du lịch.
Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá và phân tích của Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Tây Ninh đã cho thấy, nước trong hồ Dầu Tiếng những năm gần
đây đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân được xác định là do các
hoạt động khai thác cát bừa bãi trên các sông, trong lòng hồ, việc phát triển tràn lan
hoạt động nuôi cá bè trong hồ, xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ và vùng đất bán
ngập,… đã gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước nêu trên. Tuy nhiên, tình trạng trên
sẽ sớm được khắc phục khi hiện nay UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các cơ quan
chức năng địa phương tích cực kiểm tra, xử lý nhằm ngăn chặn và tiến đến chấm dứt

triệt để tình trạng khai thác cát, nuôi cá bè, xả nước thải vào trong lòng hồ, vì thế tình
hình đã phần nào được cải thiện. Đồng thời để tăng hiệu quả trong việc bảo vệ nguồn
nước trong hồ nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt, tỉnh Tây Ninh cũng đã xây dựng các khung hình phạt nghiêm khắc đối với các
hành vi xâm hại đến nguồn nước trong hồ, triển khai việc thả cá giống vào hồ hàng
năm, tăng cường nuôi cá tự nhiên trong hồ.
1.6. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản trong hồ
Hồ Dầu Tiếng tạo nên một nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên khá phong phú cho tỉnh
Tây Ninh nói riêng và các vùng lân cận nói chung. Hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn
thuỷ sản cho nhân dân, giải quyết việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, nhất
là các lao động nghèo, không có đất đai, phương tiện sản xuất. Bên cạnh đó đây còn là
nơi quan trọng để xây dựng và phát triển ngành ngư nghiệp của tỉnh Tây Ninh. Tuy
nhiên, do công tác quản lý bảo vệ không được thực hiện tốt, đã dẫn đến tình trạng cạn
kiệt dần nguồn lợi thuỷ sản ở đây. Theo các thống kê đã được thực hiện, thì trong giai
đoạn những năm từ 1986 đến 1990, sản lượng cá thu hoạch bình quân hàng năm trong

×