Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Ncgp nâng cao CL GDTC cho sv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.91 KB, 76 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí của cơng tác Thể dục Thể thao (TDTT) đối với
thế hệ trẻ xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách
chăm sóc Giáo dục va Đào tạo (GD & ĐT) thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài
hòa về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức.
Trong hệ thống GD &ĐT của nước ta, giáo dục thể chất (GDTC) là bộ
phận của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo họ trở thành những
chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ chun mơn vững vàng, có sức
khỏe, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức, có tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát
triển đất nước, nhất là những năm đổi mới, công tác TDTT trong trường học
đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Trong thời kỳ tiến hành sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng đất nước, nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ X đã khẳng định “Phát triển các hoạt động TDTT cả về quy mơ
và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tính dân tộc của con
người Việt Nam” [29].
Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục
đích của GDTC cho học sinh, sinh viên là góp phần đào tạo những chun gia
có trình độ cao, có tri thức khoa học, những cơng nhân có tay nghề, có kỹ
thuật đáp ứng nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng với vai trò là
người chủ nghĩa trong tương lai. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh và nhà nước pháp quyền định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Chỉ thị 112 CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các cấp, ngành
thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “Đối với học sinh, sinh viên trước
hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc giảng dạy và học mơn thể dục theo
chương trình đã quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tập
luyện và hoạt động thể thao ngồi giờ học “ [13].
Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành mơn học chính bắt buộc trong chương




2
trình các cấp học, các ngành học nhưng đến nay ở một số nơi cơng tác này
vẫn cịn chưa được đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học được về một số mặt
như: cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo, đội ngũ
cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế …. Thấy rõ được thực trạng này, Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các
trường, các cấp điều đó được thể hiện trong chỉ thị 36 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng: Hiệu quả GDTC trong các trường học còn thấp hai ngành
Giáo dục – Đào tạo và thể chất thể thao phối hợp chỉ đạo cải tiến chương
trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho
trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế
độ GDTC ở tất cả các trường học “ [12].
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho học sinh, sinh
viên nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chỉ thực
hiện đầy đủ những quy định của Bộ GD & ĐT về nội dung chương trình
GDTC mà cịn vận dụng sáng tạo trên cơ sở cải tiến các nội dung học tập mới
phù hợp với điều kiện của từng trường, điều kiện đó cũng góp phần khơng
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên.
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là một trong những trung tâm đào
tạo lớn của cả nước về lĩnh vực âm nhạc. Vì vậy, việc thường xuyên rèn luyện
thân thể là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi sinh viên Học viện, nhằm mục
đích rèn luyện thể chất, phát triển thể lực cho mỗi sinh viên ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, giúp họ khi tốt nghiệp ra trường, sẽ nhanh chóng
hịa nhập với thực tế cơng tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ nguyên nhân trên, để góp phần nâng cao chất lượng GDTC
trong Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh
viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng những mặt còn hạn
chế trong công tác GDTC ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đề tài xác


3
định nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế đó, tiến hành lựa chọn đề
xuất giải pháp có ý nghĩa thực tiễn và khả thi, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng GDTC ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định các nhiệm
vu nghiên cứu sau:
-Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam.
-Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng giải pháp nâng cao chất lượng
GDTC cho sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường các cấp.
Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi khai sinh nền thể thao cách mạng Việt
Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” lời kêu
gọi của Người như ánh dương tỏa chiếu, soi sáng, định hướng cho sự hình
thành và phát triển của một nền thể thao mới do Người sáng lập. Từ “Tự tôi
ngày nào cũng tập” đến “Khỏe vì nước” [23] và nay là:
“Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể (RLTT) theo gương Bác Hồ
vĩ đại” đã trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT Việt Nam “TDTT là một
trong những công tác cách mạng khác”.Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đặt

nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT của nước ta là: khẳng định rõ TDTT là
một trong những công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là
nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục
tiêu của TDTT là tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo nòi
giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Tiêu biểu cho điều mong
muốn thiết tha của Bác Hồ là lời kêu gọi tồn dân tập thể dục:
“Giữ gì dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
đến sức khỏe mới thành cơng, mỗi một người dân yếu ớt là làm cho nhà nước
yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh là góp phần làm cho nhà
nước khỏe mạnh. Vậy rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước” [20]. Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển
TDTT vì sức khỏe của nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần tới sức khỏe mới
thành cơng, Bác kêu gọi tồn dân thường xun RLTT nhằm giữ gìn sức
khỏe, nâng cao thể lực cho con người, tin yêu thế hệ trẻ.
Thực hiện tâm nguyện của Người, trong những năm qua Đảng ta với chủ
trương “Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc
đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ
nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân” [20]
“Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học,


5
tổ chức hướng dẫn và vận động động đảo nhân dân RLTT hàng ngày” [20]
Để đảm bảo cho TDTT phát triển đúng hướng, cần tao sự quản lý thống
nhất của nhà nước và xúc tiến q trình xã hội hóa TDTT trong các tổ chức
và cơ sở hoạt động. Đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36
CT/TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng về cơng tác TDTT trong giai đoạn
mới “Những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiều tiến bộ, phong trào
TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý nâng cấp đầu tư, xây
dựng mới. Tuy nhiên TDTT nước ta cịn ở trình độ thấp, số người thường

xun luyện tập thể thao cịn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham
gia tập luyện. Hiệu quả GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũ
trang còn rất thấp. Đội ngu cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt” [6].
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp ủy Đảng,
chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT
trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người chưa thực
sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an
ninh – quốc phịng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT.
Quản lý của ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết vai trị chủ động
sáng tạo của tồn xã hội để phát triển TDTT.
Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về sự nghiệp TDTT : “Phát
triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa, tinh
thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của
các lực lượng vũ trang” ]8].
Pháp lệnh TDTT đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X tham gia
và ban hành: “TDTT là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Để phát triển
sự nghiệp TDTT, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về TDTT nhằm nâng
cao sức khỏe, phát triển thể lực toàn dân, góp phần hình thành và bồi dưỡng
nhân cách con người Việt Nam, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ


6
quốc. “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tham gia hoạt
động TDTT và hưởng thụ giá trị TDTT; phát triển TDTT thành tích cao đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giữ gìn và phát triển thể thao dân tộc. Kết hợp
với phát triển thể thao hiện đại phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.’’ [20].
Chỉ thị số 112 CT/TW của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp

các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “Đối với học sinh, sinh
viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy mơn Thể dục
theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức
tập luyện và hoạt động thể thao ngoài giờ học” [13]. Điều đó đã khẳng định
sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác TDTT và
GDTC trong nhà trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết và liên tục của toàn
Đảng, toàn dân.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về quy hoạch phát triển ngành
TDTT. Trong đó đã nêu: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển
có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các mơn thể thao và các hình thức
hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong
trào tập luyện rộng rãi của quần chúng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt
coi trọng việc GDTC trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT
nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn RLTT cho học sinh ở các cấp học,
quy chế bắt buộc ở các trường. Nhất là các trường Đại học phải có sân tập,
phịng tập TDTT, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên,
giảng viên TDTT đáp ứng được nhu cầu ở tất cả các cấp học” [12].
Cụ thể: Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Thể dục Thể thao – Luật số
77.2007/QH 1, trong đó các điều 20,21,22 có quy định rõ:
Điều 20: GDTC và thể thao trong nhà trường.
1. GDTC là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm cung
cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và
trị chơi vận động (TCVĐ), góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.


7
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người
học được tổ chức theo phương thức ngoại khố phù hợp với sở thích, giới tính,

lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi,
giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
Điều 21: Trách nhiệm của Nhà nước đối với GDTC và thể thao trong
nhà trường.
1. Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
GDTC và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên TDTT
cho các bậc học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Uỷ ban TDTT xây dựng chương trình GDTC, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
giảng viên TDTT, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà
trường.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chí đạo,
tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên
TDTT cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ) có trách nhiệm sau đây:
a) Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, đảm bảo
trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên TDTT
cho các trường công lập thuộc địa phương;
b) Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối
với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ
sở vật chất phục vụ GDTC và thể thao trong nhà trường.
Điều 22: Trách nhiệm của nhà trường
1. Tổ chức thực hiện chương trình mơn học GDTC theo quy định của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
GDTC và thể thao trong nhà trường.
3. Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá.
4. Bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động TDTT.



8
5.Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao. [19].
Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng,
cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp,
phải được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi
Mầm non cho đến Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định
ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp trong đó đã
khẳng định: “GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến
Đại học, góp phần đào tạo những cơng dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ
phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức. Thể chất – sức khỏe tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6]. Cũng như khẳng định : “GDTC trong
nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hóa thể chất của học
sinh, sinh viên. Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng
nhiệm vụ giao tiếp của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế” [6].
Trong điều 16 – Pháp lệnh TDTT đã khẳng định: “Nhà trường có trách
nhiệm thực hiện chương trình GDTC cho người học. Tổ chức hoạt động TDTT
ngoại khóa, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt
động TDTT trong nhà trường” [39].
Trong các trường Đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hồn
thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho
sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khỏe và phát triển thể lực,
tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, cịn có tác dụng chuẩn bị
tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai.
Gần 20 năm qua, kể từ buổi lễ phát động “Toàn dân RLTT theo gương Bác
Hồ vĩ đại” (26/3/2000). Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học
đã có nhiều khởi sắc. Liên bộ đã phối hợp xây dựng pháp lệnh TDTT và đã được
Tổng cục TDTT và Bộ Y tế đã phối hợp xây dựng quy chế về GDTC và y tế

trường học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt ký và ban hành.
Quy chế GDTC và y tế trường học có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện để
nhà trường các cấp và các địa phương triển khai tốt công tác GDTC trong giáo


9
dục toàn diện cho học sinh và các địa phương triển khai tốt cơng tác GDTC
trong giáo dục tồn diện cho học sinh, sinh viên. Hai ngành đã và đang nghiên
cứu cải tiến nội dung chương trình và sách hướng dẫn GDTC, các hoạt động vui
chơi trong ngày học, định hướng giảm tải và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong quy chế có quy định rõ trách nhiệm của học sinh, sinh viên.
“Học sinh, sinh viên có trách nhiệm hồn thành tốt nhiệm vụ học tập môn
Thể dục và môn sức khỏe. Sinh viên trong các trường Cao đẳng và Đại họ phải
có chứng chỉ GDTC mới đủ điều kiện tốt nghiệp.
Học sinh, sinh viên phải thường xuyên tham gia tập luyện và kiểm tra tiêu
chuẩn RLTT (đối với học sinh phổ thông) và tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với
sinh viên đại học và học sinh chuyên nghiệp. Học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn
được cấp giấy chứng nhận” [5].
1.2. Định hướng phát triển giáo dục thể chất trong thời kỳ đổi mới.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ trên thê
giới đã và đang có những bước chuyển biến vĩ đại, đó là thời đại của "c uộc
cách mạng đại công nghệ ", "thời đại nhân văn ", "thời đại của giáo dục
đào tạo " . Trước những sự chuyển biến lớn lao về đời sống xã hội và sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tất cả những thay đổi đó
địi hỏi người làm việc trong nền sản xuất hiện đại phải có năng lực cả về
thể chất, lẫn tinh thần ngày càng hoàn thiện hơn. Để đáp ứng những yêu
cầu của đất nước trong tình hình mới. Sự nghiệp TDTT cần được phát
triển đúng hướng theo quan điểm: “Phát triển TDTT tà một bộ phận
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tê xã hội của Đảng và Nhà

nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tô con người. Cơng tác TDTT
phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ thể dục giáo dục nhân cách
đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú thêm đi sơng văn hố tinh
thần của nhân dân, nâng cao chất lượng lao động xã hôi và sức chiến đâu
của lực lượng vũ trang"[3].
Đảng và Chính phủ rất coi trọng cơng tác TDTT và coi đó là một
cơng tác cách mạng. TDTT có ý nghĩa và vị trí to lớn trong xây dựng con
người phát triển tồn diện, xây dựng đời sống mới, góp phần thiết thực


10
thực hiện tết các nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng của đất nước. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng - Nhà nước ta
luôn quan tâm đến công tác TDTT trong từng giai đoạn lịch sử của cách
mạng Việt Nam.
Hai ngành TDTT và giáo dục đào tạo phối hợp với nhau lập ra một
dự án chương trình có mục tiêu nâng cao chất lượng GDTC trong hệ
thống giáo dục quốc dân nhằm tác động tích cực đến việc bảo vệ, tăng
cường sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao tính tích cực vận động cũng
như phát triển các mặt nhân cách con người mới cho các thế hệ học sinh
phổ thông và Cao đẳng, Đại học. Chương trình tăng cường sức khoẻ, phát
triển thể lực, cải tạo giống nòi và xây dựng lối sống văn hoá thể chất lành
mạnh cho thanh thiếu niên nước ta khơng chỉ có ý nghĩa nhân đạo, xã hội
mà cịn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế.
Đó là quá trình làm phát triển tài năng, tinh thần và thể lực của con
người. Tạo cho họ những năng lực lao động để sản xuất có chất lượng và
hiệu quả
Chỉ thị 112 CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các cấp
các ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ "N âng cao chất lưng GDTC cho học
sinh các trường học, duy trì và phát triển phong trào TDTT trong các

lực lượng vũ trang, trong công nhân viên chức và nhân dân"[2] Bước sang
thời kỳ đổi mới, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã mở đầu cho cơng cuộc đổi mới tồn diện
đất nước về TDTT . Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ Vi đã đề cập đến
các vấn đề mở rộng, nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực TDTT quần
chúng, thể thao thành tích cao, GDTC trong trường học và phát triển lực
lượng vận động viên trẻ. Nghị quyết ghi rõ "M ở rộng và nâng cao chất
lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn uyên thân
thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân ta, trước hết là thế
hệ trẻ, nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học " [20]
GDTC còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong hiến pháp


11
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ:
"V iệc dạy và học TDTT trong trường học là bắt buộc"[9] Gần đây Nghị
quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã khẳng
định "G iáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự
trở thành quốc sách hàng đầu [11]
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng
như nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng
và phong trào GDTC học đường, Đảng ta luôn ln có những chỉ thị,
Nghị quyết kịp thời đề ra chủ trương, đường lối, đẩy mạnh tiến trình phát
triển theo từng giai đoạn cách mạng tương ứng với những yêu cầu tình
hình và nhiệm vụ cụ thể của đất nước. Đảng ta đã ba hành nhiều chỉ thị,
nghị quyết để chỉ đạo công tác TDTT và GDTC.
Tại hội nghị GDTC trong nhà trường phổ thơng tồn quốc tại Hải
Phịng tháng 8/1986, phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cũng đã nói "ư ớc vọng
của chúng ta là mỗi thanh niên Việt Nam cả nam lẫn nữ đều có cơ thể
cường tráng cùng với tâm hồn trong sáng về trí tuệ phát triển " [34 ] Vì

vậy GDTC trường học là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo
cùng với thể thao thành tích cao, GDTC trường học đã góp phần đảo bảo
cho nền TDTT nước nhà phát triển cân đối và đồng bộ.
Bộ giáo đục và đào tạo đã thực hiện chủ trương, đường lối về cơng
tác TDTT nói chung và cơng tác GDTC nói riêng bằng rất nhiều văn bản
pháp quy như:
Thông tư liên tịch số 08 TBDN/TDTT ngày 24/02/1986 về công tác
TDTT trong các trường dạy nghề và sư phạm.
Thông tư số 1 1/TT GDTC ngày 1/8/1994 về việc hướng dẫn thực hiện chỉ
thị 36 TC/TW.
Chỉ thị số 8127/ GDTC ngày 31/8/2000 hướng dẫn thực hiện công
tác GDTC, sức khoẻ, y tế trường học năm học 2000 - 2001 với nhiệm vụ
chung: tiếp tục quán triệt quan điểm cơ bản của Nội quyết TW 2 (khoá 8)
đặc biệt là mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, nghiêm chỉnh


12
thi hành luật giáo dục, luật chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, luật bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, các quy chê văn bản dưới luật về công tác GDTC, sức
khoẻ, y tế "[ 18 ]
Quy hoạch công tác phát triển GDTC ngành giáo dục đào tạo năm
1996 - 2000 và định hướng đến năm 2005 của Bộ giáo dục đào tạo. Giáo
dục con người phát triển toàn diện "Sự kết hợp hài hoà sự phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất" là nhu cầu của
bản thân con người, đồng thời là vốn quý, tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật
chất cho xã hội, Vì vậy chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm
của tồn xã hội. Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng của chế độ xã
hội của nước ta hiện nay.
Để thực hiện tết chỉ thị, nghị quyết của trung ương Đảng về công tác
GDTC và TDTT trường học. Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra mục tiêu cụ thể:

“Tạo bước phát triển mới về phong trào TDTT quần chúng trong
lực lượng thanh, thiếu niên học sinh, sinh viênđạt 60% trường học các cấp
thực hiện GDTC có nề nếp và 15% số trường có hoạt động TDTT ngoại
khố thường xun.
Hồn thiện củng cố hệ thống tổ chức GDTC và thể thao trường học
nhằm phát hiện, bồi dưỡng ban đầu và hướng nghiệp cho học sinh năng
khiếu.
Tăng cường tổ chức quản lý Nhà nước về TDTT ở các cấp giáo dục, mở
rộng các tổ chức xã hội về TDTT, đưa cơng tác kế hoạch hố vào nề nếp.
Hoàn thành quy hoạch về cơ sở vật chất TDTT của ngành giáo dục
đào tạo trên phạm vi tồn quốc, xúc tiến xây dựng một số cơng trình thể
dục thể theo trọng điểm ở các khu vực trường.
Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ đào tạo giáo viên TDTT
nhằm tăng cường về số lượng những thành tựu khoa học GDTC và y học
thể thao nhằm phát triển và nâng cao chất lượng GDTC và thể thao học
đường" [14]


13
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng đắc lực cho chiến lược đào tạo con người
phát triển tồn diện, góp phần thực hiện mục tiêu dân giấu, nước mạnh xã hội
công bằng dân chủ và văn minh. Với quan điểm TDTT là công tác cách mạng,
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến cơng tác TDTT nói chung, GDTC nói
riêng. Thấm nhuần quan điểm của Đảng đối với TDTT - GDTC, hai ngành này
đã phối hợp, chỉ đạo nội dung cơng tác GDTC trong tình hình mới, phục vụ đắc
lực mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, góp phần tích cực vào sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
1.3. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường Đại học,
Cao đẳng ở Việt Nam.
Phát triển TDTT và nâng cao thể lực cho học sinh sinh viên chính là

mục tiêu quan trọng, nhằm tạo ra những con người đầy đủ chí và lực, đáp
ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cơng cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chăm lo GDTC trong nhà trường và đạt được những thành quả
nhất định. Ngành TDTT cũng đã quan tâm và có sự thực hiện cam kết
giữa Bộ trường Bộ Giáo dục - Đào tạo và bộ trưởng chủ nhiệm uỷ ban
TDTT chính thức ngày 20/6/2000. Hai ngành đã phối hợp chỉ đạo và tổ
chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh nâng cao chất lượng GDTC trong
trường học. Công tác GDTC trong các trường đại học có một vị trí và ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức mới, để thực
hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Giai
đoạn học tập trong các trường đại học của sinh viên, là một giai đoạn
quan trọng nhất trong việc chuyển biến từ những bậc học mầm non đến
hết phổ thông. Sau khi tốt nghiệp ra trường, lớp sinh viên trở thành những
người cán bộ khoa học, có đầy đủ sức khoẻ, trí thức, có phẩm chất đạo
đức và có thể hoạt động một cách độc lập sáng tạo trong chuyên ngành
của mình. Trong tồn hệ thống giáo dục thì GDTC có vai trị rất to lớn,
thơng qua các hoạt động TDTT, sinh viên đại học phát triển một cách hài


14
hoà, cân đối, tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc, nhanh
chóng thích nghi với điều kiện học tập, sinh hoạt mới.
Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC cịn góp phần
quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho sinh viên
những phẩm chất ý trí, lịng dũng cảm, tính quyết đốn, kiên trì, ý thức tổ
chức kỷ luật. Cũng như giáo dục cho sinh viênlịng tự hào dân tộc, tinh
thần đồn kết tập thể, tính trung thực thẳng thắn và cao thượng. Tạo nên
nếp sống lành mạnh, vui tươi, đẩy lùi, xoá bỏ những hành vi xấu và những
tệ nạn xã hội. Như vậy, mục tiêu của hệ thống GDTC trong các trường đại

học là đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hố xã
hội có trình độ cao, hồn thiện về thể chất, phát triển hài hồ về mọi mặt,
có tư tưởng tác phong đạo đức XHCN. Đáp ứng được u cầu của q
trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đó, cơng tác GDTC trong các trường
đại học phải giải quyết đồng thời các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Giáo dục đạo đức, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ
luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, giáo dục tinh thần
tự giác học tập và rèn luyện TDTT, chuẩn bị sẵn sàng sản xuất và bảo vệ
Tổ quốc.
2. Cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một
số mơn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các
phương tiện để rèn luyện TDTT, tham gia tích cựu vào việc tuyên truyền
và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở.
3. Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ
thể một cách hài hồ, xây dựng những thói quen lành mạnh và khắc phục
những thói xấu, tệ nạn cuộc sống. Nhằm tận dụng thời gian và cơng việc
có ích đạt kết quả cao trong quá trình học tập, đạt được những chỉ tiêu thể
lực cho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa
tuổi.


15
4. Giáo dục óc thẩm mĩ, tạo điều kiện nâng cao trình độ thể thao, các
tố chất thể lực cho sinh viên”.[16]
Trong những năm gần đây công tác GDTC và TDTT trong trường học đã
có những tiến bộ. Việc dạy và học thể dục nội khóa trong các trường từ phổ
thông đến đại học đều đi vào nền nếp. Thậm chí nhiều trường, đã thực hiện giờ
học nội khóa với trang phục thể thao bắt buộc. Các hình thức hoạt động thể thao

trong sinh viên, học sinh ngày càng được mở rộng với quy mô và chất lượng cao
hơn. Đã có những trường đại học thành lập nhiều đội tuyển ở các mơn như:
Bóng truyền, bóng đá, điền kinh, cờ vua. Các hoạt động thể thao sinh viên đã
được hai ngành Giáo dục, Đào tạo và TDTT phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, đã có tác
dụng thiết thực, góp phần tăng cường sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần cho học sinh, sinh viên và ngăn chặn các tệ nạn văn hoá xã hội. Đặc biệt
hội thể thao Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đã tổ chức nhiều
giải thể thao lớn. Hội cũng tham gia nhiều giải thể thao do TC TDTT tổ chức.
Ngày hội thi nghiệp vụ Sư phạm, văn nghệ và TDTT, đã có gần 4000 sinh viên,
cán bộ, thầy cơ giáo của tất cả các trường Sư phạm trong cả nước tham dự.
Khơng dừng lại ở đó, sinh viên Việt Nam đã có mặt tại đại hội sinh viên thế giới
tổ chức tại Bắc kinh, đại hội TDTT sinh viênĐông nam Á . Mặt khác, hai ngành
đã chỉ đạo, tổ chức thành công hội nghị khoa học GDTC và y tế trường học,
hàng trăm thầy cô giáo và các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học. Với
rất nhiều cơng trình khoa học đã được báo cáo tại hội nghị, góp phần nâng cao
cơng tác giảng dạy và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
1.4. Cơ sở lý luận, đánh giá chất lượng Giáo dục thể chất.
GDTC là một bộ phận quan trọng và cơ bản trong hệ thống giáo dục toàn
diện của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ mục tiêu và những hoạt động của
mình, cũng với những khái niệm cơ bản của các mặt giáo dục chung thì việc
đánh giá chất lượng cũng được xác định bởi khả năng thực hiện mục tiêu nhiệm
vụ chương trình.


16
GDTC là một loại hình giáo dục nên là một q trình giáo dục có tổ chức
có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… từ thế
hệ này sang thế hệ khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có
vai trị chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phải phù
hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm, GDTC được chia làm hai mặt tương

đối độc lập gồm: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và diaos dục tố chất
thể lực. Nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, đức dục, mỹ
dục và giáo dục lao động.
Ở Liên Xô (cũ) việc kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC được áp dụng
theo cac nội dung cơ bản sau:
-Thời gian học lý thuyết cũng như thực hành theo thời khóa biểu của
chương trình.
-Kiểm tra trình độ thể lực, thực hiện các yêu cầu theo tiêu chuẩn đẳng cấp,
đẳng cấp 4 – của tổ hợp “Sẵn sáng bảo vệ Tổ quốc” và nâng cao thành tích thể
thao.
-Thực hiện được các bài tập và yêu cầu kiểm tra lý luận GDTC theo
chương trình quy định.
1.4.1. Lý thuyết (Kiến thức về giáo dục thể chất).
Kiến thức GDTC có logic rất quan trọng trong việc tiếp thu kỹ năng, kỹ
xảo vận động. Theo Nơ vi cơp và Mat veep thì : “Kiến thức làm tiền đề cho việc
tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động và sử dụng một cách có hieeujq ủa các năng
lực thể chất trong cuộc sống. Kiến thức chỉ rõ ý nghĩa cá nhân và xã hội hóa
của việc GDTC cũng như bản chất của việc giáo dục này, các kiến thức cho
phép sử dụng các giá trị của TDTT với mục đích tự giáo dục” [1].
Cũng theo hai tác giả trên thì kiến thức về GDTC giúp cho việc lựa chọn
và sử dụng các bài tập thể chất: “Cùng một loại bài tập, có thể mang lại hiệu
quả hoàn toàn khác nhau. Căn cứ vào phương pháp sử dụng bài tập đó” [1].


17
Tiến sỹ khoa học giáo dục Pomomarev (1983) thì kiến thức GDTC được
xác định bởi những tri thức chung, các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo phong phú để
điều khiển một hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian, biết sử dụng
các kỹ năng, kỹ xảo vận động trong mọi điều kiện sống và sinh hoạt khác nhau
của con người.

Về nhận thức bao hàm những kiến thức lý luận khoa học, nội dung
phương pháp tập luyện TDTT theo chương trình quy định nhằm giáo dục cho
học sinh, sinh viên về đạo đức xã hội chủ nghĩa, tinh thần tập thể, tính tự giác
trong học tập, sử dụng các bài tập thể chất như là phương pháp GDTC nhằm
mục đích rèn luyện thân thể cũng như nâng cao sức khỏe,, sẵn sang lao động và
bảo vệ Tổ quốc.
Trong nghiên cứu về khuynh hướng hiện đại của GDTC trong các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp về cách tiếp cận, tác giả Lê
Văn Xem đã đề cập tới các vấn đề tăng cường chất lượng giáo dục, văn hóa thể
chất trong khâu dạy học và học TDTT bằng các biện pháp:
-Chú trọng về khâu giáo dục nhận thức, hiểu biết.
-Năng lực vận dụng vào thực tiễn hoạt động tự chăm lo sức khỏe, rèn
luyện thể chất hàng ngày.
Trên cơ sở những nhận định khoa học lý luận GDTC, chỉ rõ tầm quan
trọng của việc giáo dục. Các tác giả Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp, Nguyễn
Xuân Sinh, Trương Anh Tuấn đã đề cập một cách có hệ thống những tri thức cơ
bản dựa theo chương trình GDTC đã được cải tiến nhằm giúp cho giáo viên và
học sinh, sinh viên trong việc dạy học cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng
GDTC.


18
1.4.2. Kỹ năng thực hành.
Trong quá trình học tập, tập luyện, các kỹ năng vận động cũng như kỹ xảo
vận động được hình thành là kết quả của quá trình tiếp thu các động tác.
Kỹ năng vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở
mức độ phải tập trung chú ý cao vào các bộ phận tạo thành động tác và ở các
cách thức chưa ổn định khi giải quyết các nhiệm vụ vận động.
Khi tập luyện, động tác được lặp lại nhiều lần các bộ phận cấu thành động
tác đó ngày càng trở nên quen thuộc, các cơ chế phối hợp vận động diễn ra được

tự động hóa và kỹ năng vận động trở thành kỹ xảo. Vì vậy: “Kỹ xảo vận động
thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở mức độ điều khiển động
tác xảy ra một cách tự động và động tác tiến hành với mức vững chắc cao” [1],
[39].
Vì vậy, khả năng thực hành được hiểu như ở mức độ đánh giá nhất định
(kỹ năng hoặc kỹ xảo) việc thực hiện các động tác kỹ thuật. Khả năng thực hành
phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trình độ của học sinh, sinh viên, điều kiện học tập, trang thiết bị dụng cụ
sân tập và chế độ học tập phong trào thể thao quần chúng trong học sinh, sinh
viên, cũng như nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc chuyển hóa các bài
tập thể chất là phương tiện để rèn luyện, củng cố nâng cao sức khỏe, phát triển
các tố chất thể lực phục vụ đắc lực cho việc hồn thành tốt nhiệm vụ học tập và
cơng tác sau này.
1.4.3. Các chỉ tiêu thể lực.
Ở Liên Xô (cũ) năm 1931 đã ban hành tiêu chuẩn tổ hợp các bài tập “Sẵn
sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc”. Nội dung và các yêu cầu đã được điều chỉnh
và thay đổi, nó đã phản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống,
phản áng tiến trình nhanh chóng hồn thiện thể chất của các thế hệ công dân và
sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống, phản ánh tiến trình nhanh
chóng hồn thiện thể chất của các thế hệ công dân và sự phát triển logic của hệ


19
thống GDTC Xô Viết. Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên các nguyên
tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giá cho các thành viên trong xã
hội thực hiện, các tiêu chuẩn này được xác định theo lứa tuổi , năm học và giới
tính. Nội dung và yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống GDTC của mỗi
quốc gia.
Trong tổ hợp: “Sẵn sàng lao động và bảo vệ tổ quốc” đã thể hiện rõ các
nguyên tắc cơ bản của hệ thống GDTC Xô Viết như nguyên tắc liên hê với thực

tiễn lao động và quốc phịng, ngun tắc phát triển cân đối tồn diện, nguyên tắc
nâng cao sức khỏe. Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho mọi tiêu chuẩn
thể hiện các chương trình GDTC ở Liên Xơ (cũ). Trong tổ hợp “Sẵn sang lao
động và bảo vệ Tổ quốc” có 5 cấp: cấp 1,2,3 là cấp dành cho thanh thiếu niên,
nhi đồng, cấp 4 là cấp “hoàn thiện thể chất” dành cho các lứa tuổi 19 – 28 và 29
– 39 (nam), 19 – 28 tuổi và nữ 29 – 34 tuổi, cấp 5 “Sảng khoái và sức khỏe” là
cấp giành cho nam từ 40 đến 60 tuổi, cho nữ là từ 35 đến 55 tuổi.
Tổ hợp các bài tập này bao quát hầu hết các giai đoạn phát triển của con
người qua các lứa tuổi và sự chuyển biến từ cấp này sang cấp khác chỉ rõ mức
độ chuẩn bị thể lực theo lứa tuổi, sự tăng tiến theo yêu cầu và các tiêu chuẩn đó
tăng từ cấp này sang cấp khác cho tới khi các yếu tố tự nhiên và thoái biến theo
lứa tuổi bắt đầu tác động tới cơ thể. Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi
cấp còn xét đến các chỉ số phát triển và năng lực thể chất và các chỉ số về thành
tích, về mức độ tiếp thu kiến thức kỹ năng, kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống
con người.
Ở Nhật Bản từ năm 1993 cũng đã xây dựng hoàn chỉnh các Test kiểm tra
thể chất cho mọi người với các nội dung cho học sinh từ tuổi “mẫu giáo” (4 tuổi)
đến học sinh, sinh viên (24 tuổi) và đối tượng nhân dân từ (24-65 tuổi). Các nội
dung đó bao gồm: Bật xa không đà (cm) ngồi gập thân (số lần trong 30 giây)
nằm sấp co duỗi tay (số lần tối đa không hạn chế thời gian) và chạy 5 phút
quãng đường đạt được.


20
Ở nước ta, trong thời kỳ 1955 – 1965 đã ban hành tiêu chuẩn RLTT tạm
thời theo lứa tuổi trong học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp. Ngày 24/6/1971 Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp nay là Bộ giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị số 14/TD-QS về việc thực hiện
tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi, giới tính và quy định sinh viên tốt nghiệp Đại
học phải đạt tiêu chuẩn RLTT cấp II.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển lực học sinh, sinh viên phù hợp với
từng giai đoạn của đất nước. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ
giáo dục và Đào tạo) đã ban hành quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày 23/1/1989
và các văn bản pháp quy khác về nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo
năm học, giới tính cho học sinh, sinh viên. Nội dung của tiêu chuẩn cho học sinh
các trường Trung học phổ thông bao gồm: Yêu cầu học sinh phải đạt các nội
dung tiêu chuẩn theo từng năm học.
Ngày 18 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên.
Căn cứ vào mục đích, u cầu của chương trình GDTC theo quyết định
203/QĐ-TDTT ngày 23/01/1989 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Những cơ sở lý
luận đánh giá chất lượng giáo dục chung trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc
dân, việc đánh giá chất lượng GDTC học sinh được tiến hành với các nội dung
sau:
-Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình.
-Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao.
-Thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo nội dung tiêu chuẩn RLTT theo năm
học. Trong đó nội dung thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo tiêu chuẩn RLTT là
một yêu cầu bắt buộc và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực và chất
lượng GDTC trong các trường Phổ thông trung học và Trung học cơ sở được
tiến hành theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGD ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×