Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đề tài thu hút fdi từ eu vào việt nam thực trạng, cơ hội và thách thức khi thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam eu (evfta)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: Thu hút FDI từ EU vào Việt Nam: Thực trạng, cơ hội và thách thức
khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Họ và tên

MSV

Lương Lê Thuỷ Tiên

:

11216913

Đinh Phương Thảo

:

11216910

Nguyễn Thành An

:

11216839

Trịnh Trí Đức

:



11216855

Bùi Bích Phương

:

11217582

Lớp học phần: TMKQ1107(222)_02
Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Hương
Hà Nội 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...2
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU…………...3
1.1. Giới thiệu chung về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU………..3
1.2. Những cam kết giữa Việt Nam và EU về hợp tác và đầu tư trong Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU……………………………………………………..4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU ĐẾN THU HÚT FDI TỪ EU VÀO VIỆT NAM…9
2.1. Thực trạng thu hút FDI từ EU vào Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022……...9
2.2. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam – EU………………………………………………11
2.2.1. Cơ hội đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU…………………………………………………..12
2.2.2. Thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam – EU……………………………………………14
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI

TỪ EU VÀ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI THƯƠNG MẠI TỰ
DO VIỆT NAM – EU………………………………………………………………..16
3.1. Triển vọng thu hút FDI từ EU vào Việt Nam trong điều kiện thực thi Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam – EU………………………………………………16
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam nhằm khai thác Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU……………………………………………………18
3.2.1. Giải pháp tận dụng cơ hội……………………………………………19
3.2.2. Giải pháp vượt qua thách thức………………………………………23
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...28

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động nhiều mặt tới thế giới. Những ảnh
hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát
triển. Q trình chun mơn hố, hợp tác hố ngày càng được chun sâu góp phần
tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những
thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và những biến
đổi khác của chính , xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại kỷ nguyên 4.0 một màu sắc
riêng, bản sắc riêng. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta phải có những
chuyển mình để khơng bị gạt ra khỏi vịng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó,
xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế giữa các nước là một trong những chính sách nổi bật
của chính phủ ta. Thể hiện điều này, ngày 19/12/1987 Quốc hội ta đã thông qua Luật
đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tuy nhiên quá trình đó cịn gặp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía. EU
những năm gần đây được đánh giá là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất

khi đóng vai trị là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Với mong muốn có
một cái nhìn tồn cảnh về hoạt động thu hút FDI từ EU vào nước ta những năm gần
đây, đánh giá một cách sâu hơn những tác động của đầu tư trực tiếp từ EU đến nền
kinh tế và thấy những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề ra một số
giải pháp, nhóm 10 quyết định tìm hiểu về đề tài “Thu hút FDI từ EU vào Việt Nam:
Thực trạng, cơ hội và thách thức khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA)”.

2


CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU
1.1. Giới thiệu chung về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là FTA thế hệ mới giữa
Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và
mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả
Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
01/02/2016, văn bản Hiệp định được công bố. Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của
EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp
định Thương mại (EVFTA) và hai là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời
chính thức kết thúc q trình rà sốt pháp lý đối với Hiệp định EVFTA.
Hai hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê
chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thơng qua
EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hồn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính
thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan
hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực

Kinh tế - Thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu
của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định
toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong
đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Khi được đưa vào thực thi, EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt
Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng
nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi Hiệp định này cũng gửi đi thơng
điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào

3


nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn
biến phức tạp và khó đốn định.
1.2. Những cam kết giữa Việt Nam và EU về hợp tác và đầu tư trong Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU
EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo
với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết
mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện
pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT),
thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư,
phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở
hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn
đề pháp lý - thể chế.
Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ

xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam
kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là
0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ
được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết
cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích
này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất
của ta hiện nay.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay
khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dịng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập
khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất
khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế
quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với
4


khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu
dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng
thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phịng vệ thương
mại, v.v, tạo khn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập
khẩu của các doanh nghiệp.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một
môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam
kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong
cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những
Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một

số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thơng, dịch vụ vận tải, dịch vụ
phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng
thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
– Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt
Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức
nắm giữ của phía nước ngồi lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ
phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương
mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank,
Vietcombank và Agribank.
– Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên
giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu
cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai
đoạn quá độ.
– Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch
vụ viễn thơng giá trị gia tăng khơng có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
5


Docum
Discover more from:
hội nhập ktqt HNKTQT
Đại học Kinh tế Quốc dân
600 documents

Go to course

54


Premium
Đề
Cương Ơn

Premium
Tài
liệu ơn thi

Premium
DE
Cuong ON

Tập Mơn Hội…

Hội nhập kinh t…

TAP BIEN…

hội
nhậ…

100% (3)

16

hội
nhậ…

100% (3)


11

hội
nhậ…

– Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm
kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ
thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt
đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU
được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy
phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán bn và bán lẻ.
Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm
của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết
lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thơng tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để
thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa
vụ này.
Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương,
một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phịng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm
thông thường không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Tập đồn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34
bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ
trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các
gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vòng 18 năm kể
từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được
tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ

Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.
Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam
kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu
trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một số nét
chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
6

83% (6)

Premium
CASE
Study
6

about 2 firms
hội
nhậ…

100%


– Về chỉ dẫn địa lý: khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ
dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều
kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương
hiệu của mình tại thị trường EU.
– Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch,
bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn
hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho phép chấm dứt hiệu lực

nhãn hiệu đã đăng ký nhưng khơng sử dụng một cách thực sự trong vịng 5 năm.
– Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối
với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc
trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng
những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các
hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Quy định về DNNN trong Hiệp định EVFTA nhằm tạo lập mơi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai trò quan trọng
của các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách cơng, ổn định kinh tế vĩ
mơ và đảm bảo an ninh – quốc phịng. Bởi vậy, Hiệp định EVFTA chỉ điều chỉnh hoạt
động thương mại của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm sốt và doanh
nghiệp độc quyền có quy mơ hoạt động thương mại đủ lớn đến mức có ý nghĩa trong
cạnh tranh.
Các nghĩa vụ chính của Chương DNNN là: (i) hoạt động theo cơ chế thị trường,
nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và khơng có
sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu chính
sách cơng; (ii) khơng có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với
những ngành, lĩnh vực đã mở cửa; (iii) minh bạch hóa các thơng tin cơ bản của doanh
nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
7


Thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không
đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết hợp tác thơng
qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử,

bao gồm:
– Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn
hay lưu trữ thông tin;
– Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại khơng được sự
cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…);
– Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Hai bên cũng sẽ hợp tác trao đổi thông tin về quy định pháp luật trong nước và
các vấn đề thực thi liên quan.
Minh bạch hóa
Xuất phát từ thực tiễn mơi trường pháp lý trong nước có ảnh hưởng lớn đến
thương mại, Hiệp định EVFTA dành một chương riêng về minh bạch hóa với các yêu
cầu chung nhất để đảm bảo một môi trường pháp lý hiệu quả và có thể dự đốn được
cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thương mại và phát triển bền vững
Hai bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Về vấn đề lao động, với tư cách là
thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hai bên cam kết tôn trọng, thúc đẩy
và thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao
động, bao gồm việc thúc đẩy phê chuẩn và thực thi có hiệu quả các Cơng ước cơ bản
của ILO. Ngồi ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác thơng qua cơ chế chia sẻ
thông tin và kinh nghiệm về thúc đẩy việc phê chuẩn và thực thi các công ước về lao
động và môi trường trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học,
quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản…
Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và xây dựng
năng lực, pháp lý – thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các nội dung này phù
8


hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng

cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU ĐẾN THU HÚT FDI TỪ EU VÀO VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2022
⭑ Tình hình thu hút FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
- Về quy mô đầu tư: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến năm
2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam. Đến đầu năm 2020, có 2.375 dự án
(tăng 182 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt
Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD (tăng 1,19 tỷ USD) chiếm 7,70% số
dự án của cả nước và chiếm 39,43% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương
quốc Anh đứng thứ 2, với 380 dự án và 3,72 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,58%
tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ 3, với 563 dự án và 3,60 tỷ USD tổng vốn đầu tư,
chiếm 14,13% tổng vốn đầu tư. Một số tập đồn lớn của EU đang hoạt động có hiệu
quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ),
Daimlerchrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển).
- Về địa bàn đầu tư: Các nhà đầu tư (NĐT) EU hiện nay đã có mặt tại 54 tỉnh,
thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát
triển, có cảng biển, sân bay như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội,
Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương...
- Về hình thức đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100%
vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn
tới tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động, lan tỏa
từ các doanh nghiệp (DN) FDI còn nhiều hạn chế.
- Về lĩnh vực đầu tư: Các NĐT EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan
trọng của Việt Nam, các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao cơng
nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam. EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc
dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực cơng nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, phân phối
điện, khí, bất động sản, thông tin và truyền thông…

9


Có thể thấy, mặc dù là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng những năm
qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam vẫn chưa lớn, chưa
tương xứng với tiềm năng của hai bên. Khu vực FDI từ EU vẫn còn cho thấy một số
hạn chế, địi hỏi Chính phủ cần quan tâm để đưa ra những giải pháp phù hợp như:
1) Tuy số lượng và giá trị của các dự án FDI của EU vào Việt Nam có xu
hướng tăng lên nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư ra nước ngồi
của EU, điều này cho thấy dịng FDI vào Việt Nam từ EU chưa tương xứng với tiềm
năng mà các nhà đầu tư EU có thể mang lại;
2) Quy mô của các dự án do EU đầu tư vẫn còn rất chênh lệch;
3) Xét về lĩnh vực đầu tư, có thể thấy chất lượng các dự án FDI của EU vào
Việt Nam vẫn còn thấp trong tương quan so sánh với các nước ASEAN khác;
4) Số lượng dự án FDI có quy mơ lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước
EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút, như các dự án công nghệ
cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ
cao, tài chính ngân hàng... cịn khiêm tốn;
5) FDI từ EU chưa khai thác được hết tiềm năng của những địa bàn có quỹ đất
rộng.
Ngồi ra, chi phí logistics q cao cũng là một trong những trở ngại chính khiến
dịng vốn FDI của châu Âu vào Việt Nam chưa được như kỳ vọng. Cùng với đó, vấn
đề lao động, hạ tầng cũng cịn nhiều vấn đề cần được cải thiện.
⭑ Tình hình thu hút FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2020 đến nay (kể
từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực)
Vốn đầu tư trực tiếp từ các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) rót vào Việt
Nam đã tăng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực từ
1/8/2020. Theo đó, đến hết tháng 9 năm 2021, EU đã có 2.242 dự án của 26 trong số
27 nước thành viên rót vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng
vốn đăng ký số dự án này đạt 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ 2020.

Lũy kế đến tháng 8/2022, EU có tổng cộng 2.378 dự án cịn hiệu lực tại Việt
Nam với tổng giá trị 27,59 tỷ USD. Đầu tư của doanh nghiệp EU chủ yếu tập trung
vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất
động sản. Sự phục hồi này cho thấy những tín hiệu tích cực trong nền kinh tế sau đại
10


dịch Covid-19, bất chấp những bất ổn chiến sự tại khu vực châu Âu giữa Nga và
Ukraine. Trong đó, phần lớn dịng FDI này đến từ Hà Lan.
Quy mơ vốn đăng ký trung bình của một dự án vào đầu năm 2022 đã tăng trở
lại đạt mức 11,6 triệu USD/dự án so với giai đoạn năm 2021 là xấp xỉ 9,87 triệu USD.
Tuy nhiên, con số đó so với mức cao nhất là 14,62 triệu USD trong giai đoạn 2012 2014 vẫn còn khiêm tốn.
Xét về vốn, FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 6,41% tổng số vốn
Việt Nam thu hút được; còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%. Đây là một tỷ
lệ rất nhỏ so với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU. Tỷ trọng đầu tư vào Việt
Nam chỉ dao động từ 2-5% so tổng số vốn FDI mà EU phân bổ trên thế giới.
Có thể thấy, bức tranh thu hút FDI từ EU khơng có nhiều thay đổi trong khi
chúng ta đặt ra nhiều kỳ vọng rất lớn sẽ có bước đột phá từ việc thi hành hai Hiệp định
EVFTA và EVIPA. Chúng ta kỳ vọng nhiều vào khả năng thu hút đầu tư chất lượng
cao, công nghệ nguồn từ những nước phát triển nhưng hiện chỉ có duy nhất Hà Lan lọt
vào top 10 quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Lý do chủ yếu là vì Việt Nam chưa
thỏa mãn được yêu cầu của các nhà đầu tư đến từ EU mà vẫn phù hợp hơn với dịng
vốn đến từ châu Á bởi có sự tương thích về văn hố mà rõ nhất là tư duy quan hệ. Bên
cạnh đó, các nhà đầu tư EU cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng lao động, an tồn
lao động, bảo vệ mơi trường, sở hữu trí tuệ, tham nhũng... Hơn nữa, một số quy trình
trong việc hồn thiện các thủ tục cịn rườm rà và mất nhiều thời gian cũng góp phần
làm gián đoạn hoặc chậm tiến độ thực hiện các kế hoạch, gây ra sự e ngại nhất định
cho các nhà đầu tư.
2.2. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU

Sau hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, dịng vốn FDI từ Liên
minh Châu Âu vào Việt Nam nhìn chung có sự gia tăng và đã có những tác động tích
cực vào q trình phát triển kinh tế của Việt Nam. EVFTA là Hiệp định về Thương
mại tự do với nhiều cam kết sâu rộng, được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ
thương mại, đầu tư đồng thời cũng đem đến triển vọng thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI
từ các nước EU vào Việt Nam. Dưới đây là những cơ hội và thách thức với Việt Nam
khi thu hút FDI từ EU trong bối cảnh thực thi EVFTA .
11


2.2.1. Cơ hội đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EU
EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam. Theo
Bộ Cơng Thương, EU hiện tại là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, cả khi
EVFTA vừa có hiệu lực. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt khoảng 41,8 tỷ
USD. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, 85% số dòng thuế xuất khẩu của Việt Nam
sang EU sẽ được bãi bỏ, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩu, số dịng thuế
được xóa bỏ sau 7 năm của Hiệp định này là hơn 99%, tương đương 99,7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam gia tăng thị phần tại EU. Đối với các nhà xuất khẩu đến từ EU, Việt Nam sẽ
xóa bỏ 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% tổng giá trị nhập khẩu). Sau 10 năm, khoảng
98,3% số dòng thuế chiếm 99,8% tổng giá trị nhập khẩu sẽ được xóa bỏ thuế quan.
Đối với các dịng thuế cịn lại của EU, Việt Nam có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan
phù hợp với các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). EU và Việt Nam
cũng đưa ra cam kết về cách đối xử với các nhà đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ như
tài chính, viễn thơng, vận tải, phân phối. Ngoài ra, các cơ chế giải quyết tranh chấp đã
được thiết lập bởi cả EU và chính phủ Việt Nam.
⭑ Cơ hội khi luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thời kỳ tổng thống Mỹ mới là ông Biden

vẫn tiếp tục, nhiều công ty công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản rời Trung Quốc sang các
nước khác đầu tư và Việt Nam được coi là một điểm đến: Tập đoàn Pegatron (Đài
Loan) - một trong 5 nhà sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử hàng đầu thế giới - đang
đề xuất đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất tại khu cơng nghiệp
Nam Đình Vũ, TP. Hải Phịng. Đáng lưu ý, Pegatron cũng đang có ý định đưa trung
tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam vào thời điểm phù
hợp. Dự án này đi vào hoạt động dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 22.500 lao động
trực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách ở thời kỳ đầu khoảng 100 tỷ đồng/năm.
Foxconn, Luxshare vào Việt Nam được 3 năm và đang tăng tốc đầu tư và đẩy mạnh
sản xuất tại Việt Nam và nhiều dự án chất lược cao khác nữa.
⭑ Cơ hội khi luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của đại dịch Covid-19
12


Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch, sắp
xếp lại chuỗi cung ứng tồn cầu. Đây cũng chính là cơ hội để các nước trên thế giới
nhận thấy sự phụ thuộc lớn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng từ Trung Quốc. Chính vì
lý do này, các tập đoàn đa quốc gia muốn dịch chuyển đầu tư sang các nước châu Á
khác, như: Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines… Đơn cử,
các cơng ty, như: Apple, Nintendo, HP, Dell đã có kế hoạch di chuyển khỏi Trung
Quốc và điểm đến có thể là Ấn Độ; Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang
chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan.
⭑ Cơ hội được nhà đầu tư nước ngồi đánh giá có vị trí chiến lược trong đảm
bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn
Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có thể là một lựa chọn thay thế cho
Trung Quốc, từ đó Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc đón đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế là sau khi
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, nhiều nhà đầu tư từ Mỹ, Anh, Nhật Bản…
và cả những nhà đầu tư Trung Quốc đã cân nhắc đến khả năng dịch chuyển đầu tư từ
thị trường Trung Quốc sang thị trường Việt Nam. Trong những năm gần đây, sức hấp

dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
Bên cạnh những lợi thế truyền thống, như: vị trí địa lý chiến lược, lao động giá rẻ, nền
chính trị hịa bình ổn định…, Việt Nam hiện nay còn thu hút nhà đầu tư nước ngồi
bởi mơi trường đầu tư ngày càng năng động, cởi mở, có nhiều chính sách khuyến
khích ưu đãi của chính quyền đối với nhà đầu tư nước ngồi. Đặc biệt, việc Việt Nam
chính thức tham gia vào 2 FTA (CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận
tốt hơn các thị trường xuất khẩu lớn. Do đó, Việt Nam được đánh giá là một trong
những điểm đến quan trọng của dòng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Ví dụ : Trong những năm qua quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và
EU nói chung và giữa Việt Nam với Đức nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ. Đức
là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu , chiếm tới 19% xuất khẩu
của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường
khác của Châu Âu .
⭑ Cơ hội thu hút nguồn vốn lớn từ thị trường Châu Âu
13


Đức nói riêng và châu Âu nói chung ln coi Việt Nam là thị trường có tiềm
năng phát triển nhanh và có sức hấp dẫn về thu hút đầu tư. Tính đến tháng 8/2020, Đức
có 350 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, tổng giá trị vốn đầu tư 2 tỷ USD và đứng thứ
18 trong tổng số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Đức
chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương . Tuy tổng
mức đầu tư không lớn nhưng các dự án đầu tư của Đức có chất lượng tốt và thể hiện
thế mạnh của cường quốc cơng nghiệp. Hiện có hơn 300 tập đoàn lớn của Đức đang
đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 2,3 tỷ USD, trong đó có những tên
tuổi lớn như Siemens, Messer, Mercedes-Benz, Deutsche Bank, Bosch… Các dự án
của Đức phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, môi
trường và điều kiện phát triển thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Đức đang rất
thuận lợi. Do đó, Việt Nam cần chú trọng xúc tiến thu hút các công ty Đức đầu tư sang
Việt Nam để có thể phát triển kỹ thuật, cơng nghệ cao mang tính bền vững.

2.2.2. Thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam khi thực thi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU
Bên cạnh các cơ hội, Việt Nam cũng còn phải đối mặt trước nhiều thách thức
trong quá trình thu hút nguồn vốn quan trọng này. Những thách thức cơ bản có thể
được kể đến là:
- Về Hàng hóa : Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh đối với hàng
hóa trong nước do hàng hóa chất lượng cao từ Âu được mở rộng vào thị trường Việt
Nam. Hàng hóa của EU sẽ giảm giá mạnh do không phải chịu thuế nhập khẩu, dẫn đến
những cạnh tranh về giá sản phẩm ngay trên thị trường nước nhà. Về chất lượng sản
phẩm, sản phẩm của EU tuân thủ những nguyên tắc xuất khẩu khắt khe và hơn nữa,
nên chất lượng sẽ đảm bảo tới tay người tiêu dùng nội địa. Với những ấn tượng tốt về
thị trường đã phát triển, người Việt Nam sẽ dễ dàng bị thu hút về sản phẩm từ EU hơn
sản phẩm của nội địa.
- Về nền tảng, các doanh nghiệp từ EU có thể dễ dàng thành lập các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và tham gia vào các lĩnh vực hiện
nay Việt Nam chưa có thế mạnh, hoặc đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
- Về tiến bộ khoa học, kỹ thuật: EVFTA là cơ hội, nhưng cũng là thách thức
cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi mà chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít,
14


không đủ sức để thay đổi công nghệ trong một sớm một chiều. Trong khi đó, các
doanh nghiệp FDI từ châu Âu có cơng nghệ sản xuất tiên tiến từ lâu đời, nguồn vốn
lớn, tập trung đầu tư cho công nghệ, đổi mới, sáng tạo trong sản xuất và quy trình.
- Về quy tắc xuất xứ, nguyên liệu: Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn
trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA. EU có thu nhập đầu người cao, mức
sống cao, nên thị trường này hết sức khó tính, địi hỏi hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn của các quốc gia EU, thì mới tận dụng được các thời
cơ của EVFTA. Các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan, thì nguyên liệu
phải đáp ứng một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định. Đây là thách thức lớn đối với

doanh nghiệp Việt Nam.
- Về tầm hiểu biết : Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận biết sâu rộng về
EVFTA. Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị để
chuyển đổi phù hợp nhằm tận dụng các cơ hội từ EVFTA. Nhiều doanh nghiệp Việt
Nam gặp những khó khăn trong việc thay đổi, cải thiện điều kiện lao động, đầu tư vào
cơng nghệ mới, khó đáp ứng các yêu cầu về nội địa hóa.
- Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp ở thị trường
nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, điều này cũng khiến cho Việt Nam sẽ
có thể lúng túng về mặt pháp lý.
- Nguy cơ về nhận diện thương hiệu: Các mặt hàng của Việt Nam có sức
quảng bá kém, độ nhận diện thương hiệu khơng cao, hiệu quả của công tác quảng bá,
xúc tiến thương mại chưa cao nên đây cũng là một thách thức khơng hề nhỏ.
- Về sở hữu trí tuệ: Đây là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Việt Nam cần
đặc biệt chú ý tới những quy tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể khai thác
được lợi ích từ hiệp định này.
- Về sử dụng lao động: Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi
áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Những vướng mắc phổ biến: người lao động làm
thêm quá số giờ quy định, quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ, mơi trường làm việc, vệ sinh
an tồn lao động, quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ...
- Về bảo vệ môi trường: Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực
hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương
mại. Thực trạng này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam.
15


- Ngồi ra cịn một số rào cản như :
Các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị
trường EU.
Giá cả các mặt hàng lương thực biến động

Khả năng kinh tế EU tăng trưởng chậm lại do bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung
đột khu vực và lạm phát cao kỷ lục sẽ tác động đáng kể đến chi tiêu của người tiêu
dùng, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu.
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
TỪ EU VÀ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI THƯƠNG MẠI TỰ
DO VIỆT NAM - EU
3.1. Triển vọng thu hút FDI từ EU vào Việt Nam trong điều kiện thực thi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU
Năm 2020, đánh dấu 30 năm Việt Nam và EU hợp tác. Trong khoảng thời gian
đó, 2 bên chính thức thơng qua 2 hiệp định kinh tế quan trọng tạo nên một làn sóng
đầu tư mới từ thị trường EU vào Việt Nam. Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính
thức thơng qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tiếp đó, ngày 8/6/2020, Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thơng qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư
(EVIPA).
Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, các động thái này mở ra cơ hội hợp
tác toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn nữa giữa Việt Nam và EU, thu hút các tập
đoàn lớn đến đầu tư. Các doanh nghiệp FDI từ EU muốn đầu tư vào Việt Nam để tận
dụng giá trị, lợi thế của Việt Nam như nguồn nhân lực trẻ, nền kinh tế mở để xuất khẩu
ngược trở lại, từ đó Việt Nam sẽ được nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư.
Đặc biệt, với sự bảo hộ đầu tư tốt hơn qua các cam kết tại EVIPA, các nhà đầu
tư EU sẽ có thêm lịng tin để đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng sẽ là động lực để Việt
Nam cải cách thể chế và khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
đầu tư thuận lợi và an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Hiệp định EVFTA và EVIPA, có
thể nói, sẽ là sự bảo đảm cho một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thơng thống
hơn cho các nhà đầu tư tồn cầu nói chung. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 21 nước thành viên EU.
16



Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, về mặt lý thuyết, các cam kết xóa bỏ
thuế quan sẽ giúp gia tăng FDI từ các nước không tham gia FTA và tận dụng những ưu
đãi mà các nước thành viên FTA dành cho nhau. Trong khi đó, đối với FDI nội khối,
FTA có thể làm tăng FDI theo chiều dọc và giảm FDI theo chiều ngang. Tác động tổng
thể của việc xóa bỏ rào cản thương mại, do đó phụ thuộc vào bản chất của FDI giữa
hai bên. Áp dụng vào trường hợp EVFTA, Hiệp định kỳ vọng sẽ giúp gia tăng FDI từ
các nước ngoài khối EU, tăng FDI theo chiều dọc và giảm FDI theo chiều ngang từ các
nước EU vào Việt Nam.
FDI cũng có thể gia tăng trong các ngành dịch vụ được cam kết mở cửa sâu hơn
so với cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời là thế mạnh của
các nước EU như dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ mơi trường,
giáo dục bậc cao, phân phối, viễn thơng và y tế. Cùng với đó, FDI từ EU cũng có thể
tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong WTO, nhưng lại
cam kết trong EVFTA như dịch vụ hội chợ, triển lãm, dịch vụ bưu chính, dịch vụ
chuyển phát, dịch vụ bảo hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy nội địa, máy bay, dịch vụ
xếp dỡ container hàng hải, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa…
Nhóm sản phẩm xuất khẩu từ EU sang Việt Nam được giảm thuế nhiều nhất lần
lượt là: giày dép, mũ và các sản phẩm đội đầu; sản phẩm bằng đá, thạch cao, thủy tinh;
hàng dệt may; thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá; sản phẩm da... Đây là các ngành
có thể thu hút FDI theo chiều dọc từ các nước EU, cũng như các nước ngoài EU nhằm
tận dụng các lợi thế so sánh của cả Việt Nam và EU. Đặc biệt, đây đều là những ngành
mà Việt Nam có lợi thế lớn. Các cam kết trong EVFTA sẽ tạo điều kiện thu hút FDI
nói chung vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất dệt may, da giày, nhất là hoạt
động gia cơng quốc tế khi doanh nghiệp nước ngồi có thể nhập khẩu nguồn nguyên
liệu từ EU sau đó xuất khẩu thành phẩm sang EU với chi phí thấp.
Một điểm đáng lưu ý là sự chênh lệch về quy mô dự án của các đối tác trong
khối EU là khá rõ rệt. Số lượng các dự án của Đức vào Việt Nam là tương đối nhiều
nhưng giá trị mỗi dự án là khơng lớn; trong khi đó, Luxembourg chỉ có 57 dự án
nhưng tổng vốn đầu tư lại cao hơn. Tính tới tháng 8/2022, quy mô dự án lớn nhất là
của một số quốc gia gồm có như Luxembourg (trung bình 45,49 triệu USD/dự án), Hà

Lan (33,91 triệu USD/dự án), Síp (19,54 triệu USD/dự án). Cịn lại hầu hết đều có quy
mô nhỏ từ 1-6 triệu USD như Pháp (5,64 triệu USD), Đức (5,37 triệu USD) hoặc dưới
17


1 triệu USD. Điều này cho thấy có một sự đa dạng về mặt quy mô của từng dự án đầu
tư tại Việt Nam, đồng thời, vẫn còn dư địa để để thu hút vốn FDI trên quy mô lớn hơn
trong tương lai.
Bên cạnh đó, sự kết hợp lao động giá rẻ với quyền tiếp cận thị trường ASEAN+
một cách tự do đang tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành trung tâm chung chuyển
xuất khẩu sang toàn khu vực. Gần đây, các doanh nghiệp EU có xu hướng quan tâm
tới các ngành dịch vụ (như logistics, bưu chính viễn thơng, tài chính, văn phịng cho
th, bán lẻ), hay lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm,
nông nghiệp, công nghệ cao, dược phẩm… Đây là dấu hiệu đáng mừng trong bức
tranh thu hút FDI của Việt Nam. Về lĩnh vực logistics, do lợi thế nằm trong khu vực
ASEAN năng động và có khả năng kết nối cao với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam
đã thu hút nhiều tập đoàn logistics từ EU đăng ký đầu tư, chẳng hạn: Tập đoàn Vận
chuyển Địa Trung Hải - MSC của Ý; Tập đoàn CMA-CGM, tập đoàn vận hành cảng
biển, logistics có trụ sở tại Marseille (Pháp) và là hãng vận tải container lớn thứ ba trên
thế giới… Đặc biệt, thời gian gần đây, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn đầu tư của
các doanh nghiệp EU vào lĩnh vực điện gió gần bờ và ngồi khơi, chẳng hạn như Tập
đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP (Đan Mạch); Tập đoàn Orsted của Đan
Mạch; Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Na Uy - Equinor (nhà đầu tư phát triển các dự
án điện gió ngồi khơi hàng đầu trên thế giới); Tập đồn PNE (CHLB Đức); Cơng ty
Pondera (Hà Lan); Công ty EAB (CHLB Đức)…
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam nhằm khai thác Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU
Việc thực hiện các cam kết của hiệp định EVFTA cũng như các FTA thế hệ
mới khác sẽ đưa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chuyển sang một giai đoạn
mới với cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn, có cơ hội đan xen thách thức. Trong đó, nếu

khơng tận dụng, khai thác tốt các cơ hội, lợi ích của EVFTA thì thách thức, khó khăn
sẽ càng lớn. Ngược lại, nếu biết cách vượt qua được thách thức, khó khăn thì cơ hội,
lợi ích mở ra cho Việt Nam rất nhiều. Việc tận dụng cơ hội, lợi ích và vượt qua khó
khăn, thách thức đến đâu phụ thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của chính Việt Nam. Do
đó, giải pháp căn cơ và lâu dài để tranh thủ tối đa cơ hội, lợi ích của EVFTA là đẩy
mạnh một cách thực chất cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tái cơ cấu nền
18


kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng, củng cố và phát triển các nền tảng phát triển
như nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh
của cả nền kinh tế, của các ngành và của doanh nghiệp.
3.2.1. Giải pháp tận dụng cơ hội
⭑ Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến về EVFTA
EVFTA là một Hiệp định rộng và phức tạp, có tác động đa chiều tới luồng vốn
FDI thông qua nhiều kênh đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và ý kiến của các chuyên gia đã phỏng
vấn, số lượng doanh nghiệp Việt Nam có am hiểu về các cam kết và tác động của Hiệp
định EVFTA cịn ít. Điều này có thể làm hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong
việc tận dụng các cơ hội cũng như chuẩn bị sẵn sàng trước các thách thức mà EVFTA
mang lại. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường nhận thức, tuyên truyền và đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu tác động của EVFTA đối với FDI là vô cùng quan trọng. Điều
này giúp Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có hiểu biết cặn kẽ về các tác động của
EVFTA, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng về chính sách, chiến lược, điều chỉnh hoạt
động,…
Các biện pháp tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến về
EVFTA cần được thực hiện sớm và hiệu quả, lợi thế từ việc ký kết FTA sớm với EU
chỉ tồn tại trong ngắn hạn khi các đối thủ cạnh tranh thu hút FDI chính trong khu vực
ASEAN chưa có FTA với EU. ASEAN và EU cùng có chủ trương hướng đến một
FTA chung giữa hai khu vực. Ngoài Việt Nam và Singapore đã ký kết FTA với EU,

EU đang tiếp tục đàm phán FTA với một số nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia,
Philippines và Indonesia). Khi đàm phán một số lượng đáng kể các FTA song phương
với từng nước ASEAN hồn tất, ASEAN và EU sẽ lấy đó làm nền tảng để thực hiện
một FTA giữa hai khu vực. Với các tiếp cận như vậy, việc đa số các nước ASEAN sẽ
có FTA với EU, và kể cả một FTA giữa cả 10 nước ASEAN với EU, cơ bản sẽ dần
được hiện thực hóa. Khi đó, lợi thế mà Hiệp định EVFTA tạo ra cho Việt Nam sẽ
khơng cịn nữa do doanh nghiệp các nước ASEAN cũng sẽ được hưởng những cơ chế
tương tự trong FTA của nước họ với EU. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng triệt để
“khoảng thời gian vàng” khi các nước ASEAN chưa có FTA với EU, khai thác lợi thế
tiếp cận thị trường cũng như thu hút FDI từ các nước EU.
19


Để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định EVFTA, Nhà nước
cần: (1) Tăng cường phổ biến về Hiệp định EVFTA cho các đối tượng có liên quan,
đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan quản lý cấp Trung ương và
địa phương, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp
thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội
thảo, tài liệu nghiên cứu, bình luận nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung
cam kết cũng như tác động và các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp
định EVFTA; (2) Thiết lập đầu mối thông tin về EVFTA để cung cấp thông tin, hướng
dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định EVFTA
và các FTA khác mà Việt Nam tham gia.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chuyên sâu tác động của EVFTA đối với các
ngành, phân ngành và của các doanh nghiệp cụ thể là hết sức quan trọng, đặc biệt
trong những ngành có thể chịu sức ép cạnh tranh lớn từ sự gia tăng FDI trong bối cảnh
hội nhập EVFTA như dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm và một số phân ngành
dịch vụ cụ thể. Hoạt động nghiên cứu về tác động của Hiệp định EVFTA nên được
phối kết hợp giữa các cơ quan nghiên cứu với cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội
ngành nghề và các doanh nghiệp.

⭑ Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách chủ động thu hút FDI
có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU
Sau hơn 30 năm Việt Nam thu hút FDI, dịng vốn này đã có những đóng góp
lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam thực
hiện mục tiêu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng mới, cơ cấu kinh tế hiện đại, địi hỏi cần
có sự điều chỉnh chiến lược và chính sách thu hút FDI cho phù hợp. Ngày 20/08/2019,
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50 – NQ/TW về định hướng hồn thiện thể
chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm
2030. Việc đưa cả mục tiêu về số lượng và chất lượng về FDI vào trong Nghị quyết
thể hiện sự thay đổi trong nhận thức và quyết tâm của Việt Nam trong việc hướng tới
hiệu quả trong thu hút và sử dụng dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngồi.
Để cụ thể hóa, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo “Chiến lược và định hướng
chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030” hướng tới chủ động thu hút
FDI tạo ra giá trị gia tăng cao, giới thiệu công nghệ mới và các hoạt động R&D
20


chuyên sâu và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp trong nước hội nhập
vào các chuỗi giá trị tồn cầu. Trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang
diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần có chính sách tiếp cận các cơng nghệ tương lai để tạo
ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thơng tin, điện tử, internet vạn vật, trí tuệ nhân
tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, cơ khí
chế tạo, tự động hóa, cơng nghệ sinh học. Rất nhiều lĩnh vực được đề cập đến là những
lĩnh vực thế mạnh của EU và đồng thời cũng là những lĩnh vực Việt Nam có thể thu
hút FDI của EU nhờ các cam kết giữa hai bên trong Hiệp định EVFTA. Song song với
việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và công nghệ tương lai, mặt khác Việt Nam vẫn
chưa thể bỏ qua những lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống như dệt may, da giày vì
đây là những lĩnh vực giúp giải quyết một số lượng lớn lao động có kỹ năng, tay nghề
thấp. FDI vào các lĩnh vực truyền thống này tuy nhiên cần có sự quản lý chặt chẽ hơn
nhằm loại bỏ các yếu tố còn hạn chế như ô nhiễm môi trường và quan hệ giữa chủ

doanh nghiệp và người lao động.
Vì vậy, một chiến lược thu hút FDI phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của Việt
Nam là một chiến lược được chia theo các cấp độ khác nhau, áp dụng các chính sách
ưu đãi riêng với ba nhóm dự án bao gồm: (1) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
của tương lai; (2) các dự án đầu tư vào các lĩnh vực cơng nghệ hiện đại và sản xuất
trình độ cao; (3) các dự án đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may,
da giày, có tính đến việc kiểm soát các tác động tiêu cực đến mơi trường và quan hệ
lao động. Riêng với nhóm thứ ba nên định hướng phân bố tại các địa bàn khó khăn
hơn nhằm tránh tạo khoảng cách phát triển quá lớn giữa các địa phương trong cả nước.
Với chiến lược này, giá trị lan tỏa từ FDI sẽ được gia tăng đáng kể khi tận dụng được
các thế mạnh riêng biệt của từng địa phương và gia tăng được các dự án FDI phù hợp
vào các khu vực khó khăn theo phương châm khơng để ai lại phía sau.
Về đối tác đầu tư, EVFTA tạo ra một cơ hội rất tốt cho Việt Nam trong việc thu
hút FDI có chọn lọc từ các đối tác EU. Để thu hút có hiệu quả FDI từ các đối tác này,
Việt Nam cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách; đưa ra các danh mục dự án
thu hút đầu tư phù hợp với các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường
của họ như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn
thơng, vận tải, phân phối,...; tăng cường cơ chế đối thoại, mở rộng phương thức tiếp
21


nhận, kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư
EU trong quá trình đăng ký và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, để thu
hút được các dự án chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực sở trường của EU, Việt
Nam cũng cần tích cực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cơng
nghệ. Nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng sử dụng internet, phân tích dữ liệu, giỏi cơng
nghệ thơng tin và nắm bắt nhanh các xu hướng công nghệ mới,... là những lợi thế cần
tiếp tục phát huy để thu hút hơn nữa nguồn vốn từ EU.
⭑ Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết của doanh nghiệp

trong nước
Để đảm bảo lợi ích từ EVFTA được chuyển hướng tới các doanh nghiệp trong
nước thay vì các doanh nghiệp của nước thứ ba đầu tư sang Việt Nam cũng như gia
tăng tác động lan tỏa của dòng vốn FDI tại Việt Nam, điều quan trọng nhất là doanh
nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết với khu vực
FDI, hướng tới hình thành một nền kinh tế khỏe mạnh, “đi bằng hai chân”.
Theo khảo sát của VCCI, hiện nay chỉ có 14% doanh nghiệp Việt Nam thành
công trong thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngồi và chỉ có 21% doanh
nghiệp đã trở thành nhà cung ứng trong chuỗi giá trị tồn cầu. Con số này cịn q
khiêm tốn so với tỷ trọng hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam xuất phát từ
các doanh nghiệp FDI. Theo đánh giá của VCCI, sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và
khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, cụ thể là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam vẫn mờ nhạt. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các
đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Để tăng mức độ
kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân, từ đó gia tăng tác động
lan tỏa từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, cần có các giải pháp từ cả phía doanh
nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Về phía doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thơng tin, nâng cao năng lực cạnh
tranh, tìm kiếm cơ hội liên kết với các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh
nghiệp FDI, gia tăng năng lực và sức cạnh tranh để trở thành nhà cung ứng linh kiện
cho các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và
khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh thực thi EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần
chủ động tìm hiểu nhu cầu, các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp EU, nỗ lực cải
22


thiện năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư EU nhằm tham gia
sâu vào các chuỗi giá trị do doanh nghiệp EU dẫn dắt.
Về phía Chính phủ, cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát
triển thông qua thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích

đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cải thiện
năng suất lao động, đẩy mạnh liên kết. Ngoài ra, cần thực hiện các giải pháp nhằm thu
hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát
triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư
công nghệ cao. Khi khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các
doanh nghiệp nội địa được thu hẹp sẽ làm tăng khả năng chuyển giao công nghệ và
liên kết giữa hai bên.
3.2.2. Giải pháp vượt qua thách thức
⭑ Rà soát, điều chỉnh về pháp luật, thể chế đồng thời nâng cao khả năng thực
thi của các quy định pháp lý
Kênh tác động nhiều nhất của EVFTA đến FDI vào Việt Nam là thông qua cải
cách về thể chế, chính sách và cải thiện mơi trường đầu tư. Trong ngắn hạn, FDI gia
tăng chủ yếu thông qua các kênh tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Đồng thời, khả năng nâng cao chất lượng dịng vốn FDI chủ yếu thơng qua việc thực
hiện các cam kết mở rộng như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, minh bạch hóa, lao động, mơi
trường,... Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết
và nghĩa vụ trong EVFTA nhằm tranh thủ tốt các cơ hội và lợi ích của EVFTA.
Để làm được điều đó, Việt Nam cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể về rà sốt, sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo phù hợp với
các cam kết trong EVFTA. Rà sốt, cơng bố và kiểm sốt chặt chẽ các quy định về
điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư; đẩy mạnh công tác phổ
biến, hướng dẫn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và
cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhất quán các quy định của
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần
rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn liên quan đến lao động,
23


mơi trường, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ để phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong

EVFTA.
Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, cần đảm bảo việc thực hiện cơ
chế tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan. Có ý kiến giải trình, tiếp thu phù
hợp với các ý kiến đóng góp để đảm bảo không phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong
việc hiểu và áp dụng quy định của EVFTA trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật trong nước. Việt Nam cần xây dựng cơ chế phối hợp trong nước về giải quyết
tranh chấp đầu tư để tương thích kịp thời với cơ chế mới trong EVFTA. Đồng thời,
chuẩn bị và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp lý tham gia vào q trình phịng
ngừa, giải quyết khiếu nại và tranh chấp của nhà đầu tư cũng như các thiết chế cần
phải có nhân sự nằm trong các Hội đồng giải quyết tranh chấp, Hội đồng chuyên gia
và Ủy ban.
Khơng chỉ rà sốt, điều chỉnh về quy định, văn bản pháp lý mà Việt Nam cũng
cần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định nhằm tránh các tranh chấp xảy ra và đảm
bảo được hưởng lợi thực chất từ các cam kết trong Hiệp định.
⭑ Nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng đã chỉ rõ EVFTA tạo ra điều kiện thuận lợi
chứ không phải là điều kiện quyết định việc Việt Nam có thu hút được dịng vốn FDI
chất lượng cao hay khơng. Để có thể thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt
Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ cơng nghệ và cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Thời gian qua, mặc
dù Việt Nam có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả tích cực trong cải thiện mơi
trường đầu tư, mơi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn tồn tại các yếu tố gây khó khăn
cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo xếp hạng về Môi trường kinh doanh của World Bank (2019), năm 2019
Việt Nam xếp hạng thứ 70/190 nền kinh tế được xếp hạng, giảm 1 bậc so với năm
trước. Các yếu tố gây khó khăn nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam
hiện nay bao gồm: Thủ tục về khởi sự doanh nghiệp (xếp hạng 115), giải quyết phá sản
(122), quy định về thuế (109), thương mại qua biên giới (104) và bảo vệ nhà đầu tư
thiểu số (97). Trong tương quan với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ
xếp ở vị trí thứ 5 (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei).

24


×