Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sử dụng infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập môn ngữ văn của học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.17 KB, 16 trang )

1

MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT ................. 1
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 1
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học .............................................. 1
1.2. Khái quát về infographic ........................................................................................ 2
2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 6
2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn ........................ 6
2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn tại trường THPT
Gia Viễn B ..................................................................................................................... 9
II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH THPT............................................................................................ 11
1. Quy trình thiết kế infographic trong dạy học .................................................... 11
1.1. Xác định mục đích, yêu cầu thiết kế ..................................................................... 11
1.2. Thu thập thơng tin, hình ảnh, số liệu ................................................................... 11
1.3. Thiết kế/ lựa chọn bố cục infographic.................................................................. 11
1.4. Kiểm tra và sửa chữa ........................................................................................... 12
1.5.Công bố và sử dụng vào các nhiệm vụ học tập............................................... 12
2. Các công cụ để thiết kế infographic ................ 12Error! Bookmark not defined.
3. Đề xuất những hình thức sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn 12Error! Boo
3.1 Sử dụng infographic cho những mục tiêu dạy học định hướng phát triển năng
lực người học............................................................................................................... 13
3.1.1. Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ ............................................................. 13
3.1.2. Mục tiêu phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học. ...................................... 15
3.1.3. Mục tiêu phát triển năng lực tự học. ................................................................. 16
3.1.4. Mục tiêu phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin ............................ 17
3.2.Sử dụng infographic trong các hoạt động của tiến trình bài học ......................... 18
3.2.1. Hoạt động khởi động bài học ............................................................................ 18


3.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức ........................................................................ 21
3.2.3. Hoạt động luyện tập .......................................................................................... 29
3.2.4. Hoạt động vận dụng, tìm tịi mở rộng ............................................................... 47
3.3. Sử dụng infographic cho mơ hình dạy học dự án ................................................ 53
3.4. Sử dụng infographic cho hoạt động kiểm tra đánh giá ....................................... 59
3.5. Sử dụng infographic trong các hoạt động ngoại khóa ...................................... 68
III. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIẢI PHÁP .......................................... 69
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................... 70
1. Về việc nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh ............................. 70
2. Về việc tăng hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh .................................... 72
V. ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ................................................................. 74
1. Điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp ............................................................... 74
2. Khả năng áp dụng biện pháp.............................................................................75
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số định hướng, yêu cầu đổi mới trong dạy học
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.

Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. …”.
Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục nêu rõ: “tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá, trong
quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển
kho học liệu số toàn ngành”.
Chỉ thị số 12/ CT - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về nhiệm
vụ trọng tâm cơng tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình năm học 2020 - 2021
cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo: “tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, củng
cố nâng cao chất lượng dạy học”.
Cùng với những chủ trương, chỉ đạo tích cực đó, chương trình giáo dục phổ
thông năm 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thơng qua
những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng
lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở
1/79


nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của các
môn học. Để đạt được những mục tiêu đó, việc sử dụng những phương tiện dạy
học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin là việc vô cùng cần thiết, nhất là với
môn Ngữ Văn - mơn học gần đây học sinh ít ‘‘mặn mà”.
1.2. Khái quát về infographic
Infographic dạng sơ khai có thể được xem là được hình thành từ sớm, khi
con người biết dùng hình vẽ để biểu đạt các thơng tin. Tuy nhiên, khái niệm
infographic thì lại ra đời khá muộn. Có thể nói, đến cuối thế kỷ XX, Richar Saul
Wurma – người sáng lập chương trình TED Talks – đã đề xuất từ “infographic”
như một thuật ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. The Sunday

Times là tờ báo đầu tiên áp dụng infographic vào năm 1970. Theo thời gian,
infographic không chỉ xuất hiện trên giấy mà phát triển trên cả các phương tiện
truyền thông.
Nhờ các phần mềm đồ họa hiện đại, infographic ngày càng hấp dẫn, sáng
tạo và nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới
nhiều dạng khác nhau. Hiện nay infographic được sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp tin tức nhanh của những độc giả thời
hiện đại. Như vậy, có thể thấy, infographic đang dần trở nên gần gũi và thông
dụng hơn trong cuộc sống.
* Khái niệm infographic
Hiện nay, có nhiều định nghĩa infographic khác nhau. Infographic là từ
ghép của “Information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa). Theo Wikipedia,
“Information graphics hoặc infographics là hình thức đồ họa trực quan sử dụng
hình ảnh để trình bày thơng tin, dữ liệu hoặc kiến thức; thể hiện những thông tin
phức tạp một cách nhanh và rõ ràng”. Hiểu một cách đơn giản, infographic là
những thiết kế đồ họa chứa đựng thơng tin, được trình bày bằng phương tiện hình
ảnh. Thay vì trình bày thơng tin 1 cách khô khan, cứng nhắc như trước đây, hiện
nay, với Infographic, chúng ta có điều kiến kết hợp thơng tin ngắn gọn, hình ảnh
minh họa với những màu sắc sinh động, bắt mắt.
* Đặc điểm - thế mạnh vượt trội của infographic
2/79


Infographic hiệu quả vì yếu tố hình ảnh của chúng. Con người nhận thông
tin đầu vào từ tất cả năm giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, vị
giác), nhưng họ nhận được nhiều thông tin từ thị giác hơn bất kỳ giác quan nào
trong bốn giác quan còn lại. Năm mươi phần trăm bộ não của con người được
dành riêng cho các chức năng thị giác, và hình ảnh được xử lý nhanh hơn văn
bản. Bộ não xử lý hình ảnh cùng một lúc, nhưng xử lý văn bản theo kiểu tuyến
tính, có nghĩa là mất nhiều thời gian hơn để thu được thông tin từ văn bản. Hơn

nữa, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ nghe, con người chỉ nhớ 10%
lượng thông tin họ nghe được (Hear); qua việc đọc (Read), con số này là 20%.
Nhưng nếu được nhìn và làm (See and Do), tỉ lệ đạt được có thể lên tới 80%.

(Nguồn: />Infographic là một cơng cụ có giá trị để giao tiếp bằng hình ảnh. Những đồ
họa thơng tin sáng tạo , độc đáo về mặt hình ảnh thường hiệu quả nhất, bởi vì
chúng thu hút sự chú ý của chúng ta.
Mục đích chính của infographic là thể hiện một chủ đề phức tạp thành
những hình ảnh thẩm mĩ, kết hợp lồng ghép thông tin quan trọng giúp người xem
dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ.

3/79


Trong các thế mạnh của infographic, có những điểm có thể hỗ trợ tốt cho
giáo dục như một phương tiện dạy học đáp ứng được những yêu cầu đổi mới
trong giảng dạy hiện nay. Cụ thể:
Thông tin hấp dẫn: Không chỉ là những hình ảnh biểu đồ tiến trình
hay biểu đồ trịn, bạn dễ dàng kết hợp thơng tin với nhiều thiết kế sáng
tạo để tạo nên những mẫu Infographic độc đáo. Chính điều này đã khiến
Infographic trở nên đặc biệt và thu hút người xem hơn việc chỉ dùng
ngôn từ.
Trình bày thơng tin quan trọng: Infographic khơng chỉ được biết đến
là các tác phẩm nghệ thuật, điều quan trọng mà người xem muốn biết
chính là lượng thơng tin từ thiết kế Infographic. Có thể khi nhìn vào,
bạn sẽ bị ấn tượng bởi cách trình bày, nhưng sau đó sẽ bị thu hút bởi nội
dụng mà nó truyền tải.

Thu hút người xem: Với cách trình bày ấn tương và độc đáo của
Infographic, bạn sẽ chú ý vào những hình ảnh, màu sắc, đường nét đó.

Các nhà nghiên cứu có phát hiện thú vị rằng hình ảnh và màu sắc làm tăng 80%
mức độ sẵn sàng đọc; tác động mạnh đến khả năng tạo và duy trì sự chú ý của con
người.

4/79


(Nguồn: />Thơng tin dễ hiểu: Các thơng tin khi trình bày trên Infographic đều
được đơn giản hóa. Nếu là một người thích thu thập thơng tin từ đồ thị,
biểu đồ, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chúng được trình
bày bằng những hình ảnh thú vị. Bạn không cần mất thời gian suy nghĩ
mỗi khi đọc tài liệu nhưng vẫn có thể nắm bắt thơng tin chính xác với
Infographic.
Không bị nhàm chán: Tất cả thông tin phức tạp được trình bày qua
hàng nghìn trang giấy sẽ khiến người xem nhàm chán và lười đọc. Rất ít
ai kiên nhẫn ngồi hàng giờ đồng hồ để nghiền ngẫm hết các số liệu
trong đó. Nhưng khi dùng Infographic, thời gian của bạn được tiết kiệm
khá nhiều.
Dễ dàng tiếp cận: Bước vào thời đại công nghệ 4.0, internet bùng nổ
mạnh mẽ đã khiến Infographic trở nên phổ biến hơn. Khi dùng cơng cụ
tìm kiếm, bạn có thể thấy chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí chúng cịn
được in hẳn ra giấy giúp mọi người tiếp cận dễ hơn.
Thuyết phục người xem: Nhờ vào sự sáng tạo trong thiết kế, mọi
thông tin đều được sắp xếp theo một cách súc tích và rõ ràng. Nhờ đó
mà Infographic tăng thêm sự thuyết phục người đọc, những người
5/79


thường nghi ngờ về sự chính xác của những số liệu được trình bày trên
đó.

Dễ ghi nhớ: Đặc điểm của các thiết kế Infographic đều đa dạng về
màu sắc và chi tiết. Điều này khiến người xem nắm bắt thông tin nhanh
chóng và những hình ảnh đó sẽ lưu lại trong trí nhớ tốt hơn so với chỉ
dùng ngơn từ.
Nội dung rõ ràng: Vì trình bày theo một cách khoa học nên thông tin
được sắp xếp vô cùng dễ hiểu, mạch lạc, ít xảy ra hiểu lầm. Vậy nên khi
xem Infographic, người dùng hạn chế được sự khó hiểu của người xem
hay mắc phải khi đọc quá nhiều trang văn bản
Những lợi thế trên là những điểm cần thiết đối với một phương tiện dạy
học mới mà bộ môn Ngữ Văn có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập và
tăng hứng thú của học sinh trong các giờ học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn
Nghiên cứu về tác dụng của infographic dưới góc độ là một phương tiện
dạy học mới, có ưu thế đặc biệt trong việc truyền tải thơng tin và có khả năng áp
dụng vào dạy học hiện đại là nội dung đã được đề cập đến trong một số cơng trình
nghiên cứu riêng lẻ của các nhà khoa học trong và ngồi nước.
Các mơn học khác đã sử dụng infographic vào quá trình tổng hợp kiến thức
lí thuyết như Tốn học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý,...

6/79


Với môn Ngữ Văn, do đặc thù bộ môn với những kiến thức, kĩ năng
chuyên biệt, việc áp dụng infographic vào hoạt động dạy và học có nhiều trở ngại
hơn. Tuy nhiên, các thầy - cô đã thể hiện sự sáng tạo, đổi mới của mình bằng việc
sử dụng linh hoạt những hình thức thể hiện infographic khác nhau. Với cấp THPT,
7/79



phải kể đến cuốn Đột phá 8+ môn Ngữ Văn do PGS.TS Nguyễn Việt Hùng chủ
biên xuất bản tháng 7 năm 2020.

Ngồi ra, sớm nhất có thể kể đến những infographic về các tác giả văn học
được đăng tải trên vietnamplus.vn như Tơ Hồi, Ngun Hồng, Kim Lân,...
Những ý tưởng sử dụng infographic cũng được giáo viên, học sinh các
trường THPT, THCS các địa phương sử dụng để lập nên những dự án giáo dục
thú vị, thu hút được sự quan tâm của học sinh. Trên báo giaoduc.net ra ngày
01/03/2020 có đăng tải việc “Học sinh Sài Gịn làm bài kiểm tra qua thiết kế
infographic”. Hay dự án : “INFOGRAPHICS NOW!” - Thiết kế infographic kiến
thức Ngữ Văn của trường Hanoi Academy dành cho học sinh khối 7, 8 vào tháng
5/2020. Đại dịch Covid - 19 khiến hoạt động đến trường của học sinh bị gián
đoạn, nhưng cũng là lúc những ý tưởng dạy - học mới mẻ được tiến hành.
Việc sử dụng infographic cũng trở thành đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên, học viên. Có thể kể đến luận văn Thạc sĩ ỨNG DỤNG
INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ của Ngơ Thị Tiệp hồn thành vào tháng
8/2020 là một ví dụ. Các mơn như Địa lý, Lịch sử cũng có những cơng trình
tương tự dành cho các đối tượng học sinh khác nhau.
Như vậy có thể thấy, infographic khơng cịn là khái niệm xa lạ trong giáo
dục. Trái lại, nó cịn có thể trở thành một cơng cụ, phương tiện hỗ trợ dạy học đầy
tiềm năng trong thời đại mới, không chỉ giúp nâng cao hứng thú, hiệu quả học tập
8/79


mà còn mở ra khả năng phát triển các năng lực của người học. Mặc dù đã có một
số infographic Ngữ Văn được thiết kế và đăng tải trên phương tiện thông tin đại
chúng nhưng lại chưa được ứng dụng trong quá trình dạy học trong các nhà
trường hiện nay với tư cách một biện pháp mới, góp phần làm đổi mới phương
pháp dạy học.

Đây là cơ sở quan trọng cho chúng tôi lựa chọn biện pháp sử dụng
infographic trong dạy học Ngữ Văn nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú
học tập cho học sinh THPT, đặc biệt là trong bối cảnh vấn đề nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn đang đặt ra cấp thiết như hiện nay.
2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn tại trường THPT
Gia Viễn B
2.2.1. Khái quát tình hình chung
* Thuận lợi:
Về phía nhà trường: Trường THPT Gia Viễn B là ngơi trường có bề dày
lịch sử, truyền thống và nhiều thành tích đáng tự hào. Ban giám hiệu nhà trường
luôn quan tâm chỉ đạo, động viên, giúp đỡ tổ - nhóm chun mơn trong cơng tác
giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác.
So với ba trường Phổ thông của huyện Gia Viễn, chất lượng đầu vào của
học sinh những năm gần đây luôn đứng đầu, cũng cao hơn nhiều trường THPT
trong tỉnh. Năm 2019, điểm trúng tuyển vào trường là 13,5 điểm. Năm 2020, con
số này là 13,75 điểm.
Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên Ngữ Văn của nhà trường tương đối
đồng đều về trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có
trách nhiệm trong cơng tác, ln phấn đấu hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao,
đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Về phía học sinh: Đời sống vật chất của gia đình các em được cải thiện
đáng kể trong những năm gần đây. Các em được trang bị đầy đủ những phương
tiện cho việc học tập như máy tính, điện thoại thơng minh, mạng internet,...
Nguyện vọng học lên các bậc học Cao đẳng, Đại học của học sinh tăng nên ý thức
và nhu cầu học mơn Ngữ văn cũng có những thay đổi tích cực.
9/79


* Những tồn tại, hạn chế
Huyện Gia Viễn được đánh giá là ‘‘vùng trũng” của giáo dục tỉnh nhà. Tuy

điểm đầu vào trong tuyển sinh của trường cao nhất trong cụm trường Nho Quan Gia Viễn những điểm bình quân môn Ngữ văn lại thấp. Năm học 2020 - 2021,
điểm tuyển sinh vào 10 của trường mơn Ngữ Văn bình quân là 6,1 (Toán: 7,4;
Tiếng Anh: 6,8).
Đặc biệt, hạn chế lớn nhất là ý thức, thái độ, sự quan tâm của nhiều học
sinh, phụ huynh, thậm chí là một số ít giáo viên các bộ mơn khác với mơn Văn
cịn chưa đúng mức. Tâm lý coi thường hoặc không chú trọng bộ môn là tâm lý
thường thấy. Phần đa các em sợ học, ngại học Văn dẫn đến chán học, học đối phó,
học để đủ điểm tốt nghiệp.
Cùng với đó là sự đầu tư đổi mới phương pháp, sử dụng các phương tiện
dạy học tích cực của giáo viên cịn chưa thường xuyên. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin đa phần chỉ dừng lại ở việc trình chiếu Power Point, cho học sinh xem
video tư liệu hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài thuyết trình có minh họa
bằng các hình ảnh, video trên Power Point.
2.2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học Ngữ Văn tại trường
THPT Gia Viễn B
Về phía giáo viên: Đa phần giáo viên chưa sử dụng infographic và các
phần mềm ứng dụng thiết kế infographic vào các hoạt động dạy học. Qua khảo
sát tại tổ nhóm chun mơn, 6/8 giáo viên hồn tồn chưa nghe tới infographic,
cũng chưa sử dụng chúng trong hoạt động dạy học. Khi tiến hành báo cáo về biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học tại hội thi giáo viên giởi cấp THPT tổ chức vào
tháng 09/2020 vừa qua của tỉnh Ninh Bình, rất nhiều giáo viên cũng hứng thú với
ý tưởng sử dụng infographic vì nó hồn tồn mới mẻ.
Bản thân chúng tôi, sau thời gian tạm dừng đến trường, thực hiện giãn cách
xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 vào cuối năm học 2019 - 2020, chúng
tơi mới có điều kiện tìm hiểu, sử dụng infographic. Năm học 2020 - 2021 này,
việc sử dụng infographic đã được áp dụng thường xuyên, phổ biến hơn trong
nhóm Ngữ Văn.
10/79



II. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH THPT
1. Quy trình thiết kế infographic trong dạy học
1.1. Xác định mục đích, yêu cầu thiết kế
Hấp dẫn, dễ hiểu và dễ nhớ là ba yếu tố cơ bản cần đạt được khi lựa chọn
sưu tầm cũng như thiết kế một infographic nói chung và infographic Ngữ văn nói
riêng. Nếu với infographic để học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức mới hoặc để
kiểm tra đánh giá (dạng phiếu học tập) thì rõ ràng, logic lại là tiêu chuẩn cần đạt.
Do đó, cần xác định rõ mục đích thiết kế trước khi bắt đầu qui trình lựa chọn,
thiết kế và sử dụng các infographic trong dạy học Ngữ Văn THPT.
1.2. Thu thập thơng tin, hình ảnh, số liệu
Một yếu tố quan trọng và cũng là ưu điểm trong infographic là các thơng
tin và hình ảnh. Thơng tin trong infographic cần ngắn gọn, súc tích và tập trung
vào các yếu tố chính mà chủ đề cần chuyển tải. Do đó, trong q trình thu thập
thơng tin, bản thân người thiết kế cần tư duy về việc chuyển nội dung càng ngắn
gọn càng tốt, chuyển nội dung kiến thức từ dạng chữ sang dạng hình ảnh,...
Sau khi đã có đủ nội dung, nhiệm vụ tiếp theo cần xác định khi thiết kế
infographic là lựa chọn hình thức thể hiện thông tin với bố cục phù hợp nhất.
1.3. Thiết kế/ lựa chọn bố cục infographic
Sau khi đã có đề tài và thông tin cần thiết, chúng ta bắt tay vào việc thiết kế
infographic. Thiết kế có thể dựa trên những phần mềm hoặc trang web thiết kế đồ
họa chuyên nghiệp, có sẵn để giúp q trình thiết kế nhanh chóng với những ý
tưởng gợi ý phong phú.
Trong q trình thiết kế cần lưu ý:


Cân nhắc việc lựa chọn mẫu infographic phù hợp với những thơng tin cần thể
hiện.




Khơng nên sử dụng quá nhiều màu sắc và kiểu chữ. Thay vào đó hãy tăng bớt
độ đậm nhạt hoặc phóng to, thu nhỏ kiểu chữ để tạo điểm nhấn.
11/79




Hình ảnh đơn sắc được ưa chuộng trong các thiết kế infographic bởi nó giúp
người xem tập trung vào thơng tin hơn.



Lưu ý đến độ phân giải và kích thước ảnh. Khi xuất file đăng lên website,
facebook hay tờ rơi thì việc chất lượng ảnh thấp sẽ ảnh hưởng đến nhiều đến
khả năng nhận diện của người xem.
1.4. Kiểm tra và sửa chữa
Sau khi đã hoàn thiện phần thiết kế cần tiến hành kiểm tra từ nội dung, màu

sắc, bố cục cho đến chính tả. Chúng ta nên hỏi ý kiến của các đồng nghiệp để có ý
kiến đánh giá khách quan về sản phẩm và sửa chữa những lỗi cần thiết trước khi
đưa ra sử dụng cho học sinh
1.5. Công bố và sử dụng vào các nhiệm vụ học tập
Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế, giáo viên có thể chia sẻ sản phẩm đến
đồng nghiệp, học sinh, các nhóm do giáo viên và học sinh lập ra để phục vụ mục
đích học tập khác nhau một cách linh hoạt.
2. Các công cụ để thiết kế infographic
Các dạng infographic có thể được tạo bằng tay sử dụng các cơng cụ đơn
giản như giấy vẽ, bút chì hay bút dạ, bút màu,…

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, học sinh đa phần đều có máy tính
hoặc điện thoại thơng minh nên chúng ta có thể tạo ra infographic bằng phần
mềm online có sẵn để việc thiết kế nhanh hơn, dễ dàng hơn. Có nhiều cơng cụ
cho phép hỗ trợ việc thiết kế các infographic như: Visme, Snappa, Canva,
Piktochart, Venngage,… Các mẫu thiết kế có sẵn sẽ hỗ trợ giáo viên, học sinh
trong việc lên ý tưởng và tiến thành thực hiện. Đa phần các phần mềm này dễ sử
dụng, có bản miễn phí hoặc phí trả hàng tháng không quá cao, phù hợp với giáo
viên và học sinh.
3. Đề xuất những hình thức sử dụng infographic trong dạy học Ngữ
Văn THPT
Như trên đã phân tích, Infographic có ưu điểm rất lớn trong việc tăng hiệu
quả và hứng thú tiếp nhận thông tin của con người. Xuất phát từ lợi thế đó, cùng
với thực tế chất lượng học tập và tâm lý của học sinh các lớp đã và đang giảng
12/79


dạy, chúng tơi đã mạnh dạn tìm tịi, áp dụng các phần mềm thiết kế infographic
để tạo thêm những công cụ dạy học tích cực.
Trong năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021, chúng tôi đã sử dụng
infographic theo những hình thức sau:
3.1 Sử dụng infographic cho những mục tiêu dạy học định hướng phát
triển năng lực người học
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học nhằm phát huy năng lực của học sinh đặt
ra như một nhu cầu tất yếu cho giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Với
mong muốn cải tiến phương pháp để hiệu quả giảng dạy được tốt hơn, chúng tôi
nhận thấy cần tích cực hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp, phương
tiện dạy học hiện đại. Một trong số đó là sử dụng infographic trong dạy học Ngữ
Văn nhằm phát triển một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho người
học gắn với đặc thù bộ mơn.
Về mục tiêu, Chương trình giáo dục phổ thơng (Ban hành kèm theo Thông

tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) đã xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: "Mơn
Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định
tại Chương trình tổng thể" - đó là:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng
lực đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử
dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua
các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực thẩm mĩ, năng lực văn học.
3.1.1. Mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống
13/79


tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ mơn nói chung và Ngữ
văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một u cầu bức
thiết. Chương trình giáo dục phổ thơng cũng qui định các yêu cầu cần đạt về năng
lực đặc thù của học sinh, trong đó có năng lực ngôn ngữ (bao gồm năng lực sử
dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua
các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe) và năng lực văn học.
“Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng nói và chữ viết trong giao
tiếp, thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết nói và nghe. Đây chính là biểu hiện rõ nhất
của năng lực giao tiếp, một năng lực hết sức quan trọng đối với người học, năng
lực cơng cụ. Thơng qua chương trình mơn Ngữ văn, học sinh được hình thành và
phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, phát triển, đáp ứng các yêu

cầu của cuộc sống”. Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng
Việt, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hàng ngày, thể hiện qua kĩ năng
đọc, viết, nói và nghe các văn bản thông thường: cách lắng nghe để lựa chọn
thông tin, cách chọn ngôn từ để viết một cách ngắn gọn và sức tích, cách đọc để
chọn lọc thơng tin và cách thuyết trình. Năng lực này được hình thành dần dần
qua từng lớp và các khối lớp. Ban đầu HS sử dụng ngôn ngữ một cách quán tính,
sau đó mới tiến đến sử dụng một cách có ý thức.
Làm việc với infographic có ưu thế trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ
cho HS bởi lẽ yêu cầu của ngôn ngữ trong infographic là chọn lọc từ ngữ, những
từ, cụm từ có tính khái qt cao, rõ ràng, gợi mở…. Việc đọc để thâu tóm lại
thành các cụm từ thể hiện các ý tưởng chính là phát huy năng lực nắm bắt thông
tin khi đọc và chọn lọc ngôn từ để thể hiện của HS. Đây là kĩ năng đọc và viết.
Cịn khi thuyết trình từ các hình ảnh, cụm từ giúp phát triển năng lực nói. Q
trình làm việc nhóm, thảo luận, lựa chọn phương án giúp HS phát triển năng lực
nghe. Để giúp HS hình thành và phát triển các năng lực này, GV cần chú trọng
các phương pháp dạy học thông qua hoạt động, thực hành, cần tổ chức để HS
thực hiện các hoạt động kiến tạo kiến thức và các hoạt động tìm kiếm nguồn ngữ
liệu, khai thác ngữ liệu cho nhiều hoạt động đọc, viết, nghe, nói.
14/79


Điều cần chú ý khi dạy học nhằm phát huy năng lực sử dụng ngơn ngữ cho
HS theo cách nói trên, GV phải tạo được môi trường để HS được tự tin và tự do
trình bày quan điểm của mình: tơn trọng tính cách và cá tính sáng tạo của mỗi HS
khi viết và nói; khích lệ những suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực, những ý kiến
tranh luận, phản biện có cơ sở lí lẽ. Có như vậy mới tạo cơ hội cho HS phát triển
năng lực ngôn ngữ và khả năng sáng tạo của các em. Đồng thời, khuyến khích HS
cũng tự ghi chép bài theo cách của mình (có thể sử dụng infographic sáng tạo
theo cách của các em). Đây vừa là cách để HS tự chủ và hứng thú với việc học
tập của mình, cũng là cách để GV tạo môi trường cho HS phát huy được hết các

năng lực của mình.

15/79



×