Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử địa lí 6 (phân môn địa lí)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.72 KB, 21 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2022 – 2023 cấp THCS tiếp tục thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng 2018 với chương trình thay sách lớp 7. Nếu như chương trình
phổ thơng (2006) chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kĩ năng cho HS,
chương trình phổ thơng mới (2018) chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng, phát
triển các phẩm chất và năng lực cho người học.
Mơn học Lịch sử - Địa lí là mơn học có nhiều sự đổi mới. Mơn học
bao gồm các nội dung giáo dục Lịch sử và Địa lí và một số chủ đề liên mơn,
đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về lịch sử - địa lí
và một số nội dung văn hố, xã hội trong các kết nối về không gian và thời
gian; tích hợp nội dung bả vệ mơi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí
thuyết với thực hành; gắn nội dung giáo dục với thực tiễn, nhằm hình thành
và phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và các phẩm chất. Các
mạch kiến thức Lịch sử và Địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ
trợ lẫn nhau. Ngồi ra, mơn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp
như: bảo vệ chủ quyền, các quyền lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển
Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sơng Cửu
Long, các cuộc đại phát kiến địa lí,…
Chương trình hướng tới hình thành phát triển ở học sinh tư duy khoa
học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo không gian và thời gian trên
cơ sở kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu Địa lí qua phân
mơn Địa lí. Từ đó hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực
chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả
năng sáng tạo.
Trong q trình giảng dạy Lịch sử - Địa lí 6 phân mơn Địa lí, cùng với
sự học hỏi trao đổi chun mơn với đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường,
tơi nhận thấy việc giảng dạy phân mơn Địa lí chưa được GV chú tâm, vẫn giữ
lối dạy cũ theo hướng sử dụng một số phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm
bằng những câu hỏi đơn giản chưa kích thích được khả năng tìm tịi, sáng tạo
của HS và liên hệ với đời sống thực tế. Điều này sẽ khơng góp phần hình


thành được tư duy năng lực của HS trong quá trình học sẽ đi ngược lại với
những điểm mới trong chương trình GDPT 2018. Chính vì vậy, với những
kiến thức được học hỏi từ đồng nghiệp, với sự trau dồi chuyên môn của bản
thân, tôi mạnh dạn chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân tích lũy được
trong q trình dạy học phần phân mơn Địa lí. Với chuyên đề mang tên:
“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mơn Lịch sử - Địa
lí 6 (Phân mơn Địa lí)”.
2. Mục đích nghiên cứu
1/20


- Đề xuất những giải pháp mang tính sáng tạo, những phương pháp
phù hợp với định hướng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018,
từ đó áp dụng vào giảng dạy.
- Góp phần giải quyết khó khăn về xây dựng ý tưởng trong tổ chức các
hoạt động dạy học Địa lí lớp 6. Nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút học
sinh tham gia các hoạt động học tập, bồi đắp tình u đối với Địa lí từ đó phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh.
3. Đối tuợng và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6abc – Số học sinh: 123
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022
4. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh
trong giảng dạy mơn Lịch sử - Địa lí 6, phân mơn Địa lí.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu thực trạng hoc tập phân mơn
Địa lí của học sinh qua khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các văn
bản liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng những phương pháp dạy học đã
tìm hiểu vào thực tiễn các giờ dạy.

- Phương pháp toán học: Tổng hợp, phân tích các số liệu
- Phương pháp điều tra quan sát, đánh giá: thực hiện điều tra bằng câu
hỏi khảo sát, quan sát thái độ học tập của học sinh để có cơ sở cho áp dụng
các giải pháp.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các ý kiến,
nhận xét sau khi thực hiện.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp
giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá
trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như
thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 thì dạy học theo định
hướng phát triển phẩm chất năng lực có những phẩm chất và năng lực cốt lõi
mà học sinh phải đạt được là 5 phẩm chất và 10 năng lực.

2/20


Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực cần hình thành cho học sinh
Từ đó có thể nhận thấy rằng dạy học theo định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực là vô cùng quan trọng trong giáo dục học sinh. Những năng
lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ngoài ra qua hoạt động giáo dục cịn hình
thành cho học sinh những năng lực đặc thù. Những năng lực đó được hình
thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục
nhất định: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng
lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Qua
dạy học cịn hình thành những phẩm chất như u nước, nhân ái, chăm chỉ,

trung thực, đoàn kết, trách nhiệm.
Ngoài những năng lực chung thì dạy học Địa lí 6 cịn chú trọng đến
phát triển những năng lực đặc thù của bộ môn như: Năng lực khai thác tranh
ảnh, lược đồ, bản đồ, phân tích biểu bảng…; năng lực nhận thức và tư duy
khoa học Địa lí. Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tư liệu Địa lí …
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm tình hình
2.1.1. Thuận lợi
Cơ sở vật chất của đơn vị tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu đổi
mới phương pháp và áp dụng những biện pháp dạy học phát triển năng lực
vào giảng dạy.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tư vấn, hỗ trợ
nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Bản thân giáo viên được tham gia các đợt
tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực qua phần mềm LMS và cả tập huấn trực tiếp.
Đa số các em học sinh khối 6 đều chăm ngoan, tích cực học tập. Các
em ln hào hứng khi được tham gia các hoạt động học tập theo định hướng
phát triển năng lực mà giáo viên áp dụng trong các giờ giảng.
2.1.2 Khó khăn
3/20


Hiện nay tranh ảnh, mơ hình, bản đồ… để phục vụ cho dạy học Địa lí 6
đều đang sử dụng bộ thiết bị hiện có, chưa có bộ thiết bị đồng bộ với chương
trình sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí theo chương trình mới nên chưa đáp ứng
được nhu cầu dạy học.
Nhiều học sinh chưa tích cực trong học tập. Các phụ huynh đa số đều
coi Địa lí là môn phụ nên cũng chưa đôn đốc để học sinh học tập hiệu quả. Vì
vậy nên các em học sinh lớp 6 mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng đã có tâm lí coi
Địa lí chỉ là mơn học phụ.

Giáo viên vẫn còn lúng túng trong phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Điều tra khảo sát thực tế
Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân cơng dạy ba lớp Địa lí
6abc. Để có căn cứ trong áp dụng các giải pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực tôi đã tiến hành khảo sát học sinh cả hình thức kiểm tra với
dạng đề phát triển năng lực (Đề và hướng dẫn chấm ở phụ lục 1) và cả phiếu
khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học tập môn Địa lí (Phiếu khảo sát ở
phụ lục 2) để từ đó có cơ sở cho thực hiện đề tài.
Kết quả sau kiểm tra như sau:
- Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm trước khi áp dụng các biện pháp.
Số
HS
Lớp
khảo
sát

Điểm 8 10

Điểm 6,5
– 7,9

Điểm 5 –
6,4

Điểm 3 –
4,9

Điểm 0 –
2,9


Tỉ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
SL
SL
lệ SL
SL
%
%
%
6a
43
3
6,9
7 16,2 22 51,1 9 20,9
2
4,6
6b
42
2
4,7
5 11,9 22 52,3 10
24
3
7,1
6c
42
3
7,0

6 16,3 21 48,8 11 25,6
1
2,3
- Bảng 2: Kết quả khảo sát cảm nhận của học sinh khi học Địa lí
Cảm thấy
Cảm thấy
Số
Cảm thấy
Cảm thấy
nhàm chán
rất hứng
HS
hứng thú
bình thường
khơng muốn
Lớp
thú
khảo
học
Tỉ lệ
sát
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
SL
SL Tỉ lệ %
%
6a
43
3
7,1
7

16,7
20
47,6
12
28,6
6b
42
4
9,3
9
20,4
22
52,3
8
18,0
6c
42
3
7,0
8
18,6
21
48,8
11
25,6
Qua thực hiện khảo sát tôi nhận thấy học sinh không thật sự hứng thú
với học tập mơn Địa lí, thậm chí các bạn học sinh còn chán nản mệt mỏi,
Tỉ lệ
Tỉ lệ
SL

%
%

4/20


nhiều bạn khi học tập cịn khơng tập trung, làm việc riêng thậm chí ngồi
mong hết giờ. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn
học. Qua thăm dò ý kiến học sinh và trao đổi tâm sự với các em tơi nhận thấy
có những ngun nhân cơ bản sau:
- Giáo viên dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền thống thầy giảng
trị nghe, ít đa dạng các hình thức dạy học
- Thầy cơ chủ yếu hỏi đáp, ít cho thực hành nên học sinh khơng có cơ
hội được thể hiện năng lực học tập.
Tất cả những điều đó thơi thúc tơi quyết tâm áp dụng đề tài vào thực
tiễn giảng dạy, thay đổi cách hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức, đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao năng lực học tập của học sinh.
Từ đó tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Địa lí, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học mơn Địa lí nói chung và mơn Địa lí lớp 6 nói riêng.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1.Giải pháp 1: Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài dạy.
a. Chuẩn bị kiến thức dạy học:
Do Địa lí là một mơn học mang tính thời sự, yêu cầu mở rộng hiểu để
vận dụng vào thực tiễn, từ đó tăng cường ý thức công dân của mỗi học sinh
đã khiến việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học mang một ý nghĩa tích
hợp rộng hơn, địi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cả hai phía GV và HS.
Với GV cần nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị các tư liệu: ngoài kiến thức từ
SGV, SGK, tài liệu tham khảo…, GV có thể lấy tư liệu từ bài báo, video ( các
mẩu tin thời sự, dự báo thời tiết, khám phá thiên nhiên…).
HS dưới sự hướng dẫn của GV cần chuẩn bị, sưu tầm tốt những tư liệu

liên quan đến bài học qua tìm hiểu, khảo sát thực tế địa phương, sách báo,
internet,…. Nhưng để các em làm tốt khâu này thì GV cũng cần có sự động
viên các em các kịp thời (có thể động viên bằng điểm số, những phần quà, lời
khen ngợi,…).
b. Xác định mục tiêu bài học: Trong kế hoạch bài dạy GV cần xác định
rõ các yêu cầu về:
- Kiến thức: Nếu với trước kia theo lối học truyền thống thì mục tiêu
đối với người học thường là biết được, thấy được, hiểu được và nắm được thì
nay người GV cần xác định được trong mỗi bài học đó HS cần trình bày,
phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá và vận dụng được kiến thức như thế
nào.
- Năng lực: Nếu trước kia trong một bài dạy GV thường xác định các
năng lực chung chung thì giờ đây GV cần xác định cụ thể qua hoạt động này
phát huy năng lực đặc thù nào của các em trong các năng lực: nhận thức khoa
học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học.
5/20


- Phẩm chất: Qua mỗi bài học HS cần hình thành, phát huy, phát triển
những phẩm chất cụ thể như thế nào qua từng bài học.
Bằng việc xác định cụ thể các mục tiêu trong quá trình dạy học GV sẽ có
thể lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp, cách thức tổ chức lớp học
theo đúng mục tiêu đã định và hơn hết là sẽ tìm ra những phương pháp để
kích thích hứng thú, say mê, yêu thích môn học của các em.
c. Xác định các phương pháp/ kỹ thuật dạy học theo đặc thù bộ môn
Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các
phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp sử dụng các cơng cụ địa lí,
dạy học tích hợp liên mơn, phương pháp tự học, phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp học tập dự án, phương pháp đóng vai, kể chuyện, đàm
thoại, phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu tình huống; Kỹ thuật KWL,

THINK – PAIR – SHARE, mảnh ghép, trò chơi, di chuyển theo trạm, phòng
tranh. Như vậy, để phát huy năng lực của HS thì việc vận dụng linh hoạt
nhiều phương pháp kĩ thuật, trò chơi trong dạy học sẽ giúp các em là rất cần
thiết. Hơn hết sẽ tăng tính tì mị của HS, HS sẽ luôn chờ đợi đến tiết học bởi
qua mỗi tiết học đó các em sẽ được là chính mình, được thể hiện hết các khả
năng của bản thân.
d. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Hiện nay để cập nhật các vấn đề Địa lí mang tính thời sự địi hỏi các
phương tiện dạy học phải đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và
phong phú tới người học. SGK, bảng đen, phấn trắng, bảng phụ, tranh ảnh
minh hoạ… các phương tiện dạy học truyền thống ấy là cần thiết nhưng chưa
thể đáp ứng hết các yêu cầu dạy học môn Địa lí theo tinh thần nói trên. Vì
vậy, địi hỏi các phương tiện dạy học cần mang tính tích cực hơn như máy
chiếu, máy tính kết nối Internet kèm theo bộ phát âm thanh, sử dụng các phần
mềm dạy học tích cực zalo, Padlet để kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS cũng
như những sản phẩm dự án học tập của HS.
3.2. Giải pháp 2. Thực hiện đa dạng hóa phần hoạt động mở đầu
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ
nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người
học, bước đầu cho học sinh tiếp cận với vấn đề học tập, tạo tâm thế, tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Hoạt động mở đầu tạo tình huống, tạo tâm thế cho
học sinh hào hứng khám phá nội dung bài học. Học sinh nâng cao năng lực
quan sát đánh giá tranh ảnh Địa lí, phim tư liệu.... Học sinh lớp 6 đang ở lứa
tuổi ham thích khám phá, vậy nên nếu cách vào bài chỉ dừng lại ở giới thiệu
bằng lời đơn thuần mà không cho học sinh hoạt động và khơi gợi trí tị mị thì
sẽ khơng kích thích được sự hăng hái tham gia vào tìm tịi kiến thức của các
em.
6/20



* Cách 1: Sử dụng các bộ trò chơi hiện đại qua phần mềm
powerpoint:
Trong quá trình dạy học với hoạt động mở đầu tơi thường sử dụng các
trị chơi gợi tính tị mị, hứng thú của HS như các trị chơi trên truyền hình mà
đang thu hút người chơi hiện nay như: Ai là triệu phú, Cuộc đua kỳ thú,
Chiếc nón kì diệu, Đuổi hình bắt chữ, Nhanh như chớp, Rung chng vàng,
Hugo. (Những trị chơi này được nói rõ trong giải pháp 5).
Ví dụ khi dạy Bài 5: Lược đồ trí nhớ, tơi đã tiến hành thiết kế phần mở
đầu để tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh bước đầu tiếp cận với kiến
thức bài học, khơi gợi trí tị mị của các em, tạo hứng thú cho các em khám
phá bài học. Đối với bài này tôi đã lựa chọn theo cách cho các em tham gia
trị chơi Hugơ và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học dưới dạng hình
thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm. GV chia cả lớp làm 2 đội; các đội sẽ giúp
Hugô giải cứu rừng xanh khỏi mụ phù thuỷ; Mỗi một câu trả lời đúng Hugô
sẽ vượt qua một chướng ngại do mụ đặt ra; Sau 5 câu hỏi đội nào trả lời đúng
nhiều nhất giúp Hu gô giải cứu được rừng xanh sẽ là dội chiến thắng; Đội nào
trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội bạn. Từ trò chơi GV dẫn vào bài.
* Cách 2: Kết hợp quan sát video và hoàn thành phiếu học tập
Đây là cách học sinh rất hứng thú khi học. Qua thực hiện biện pháp này
tôi nhận thấy học sinh vui thích và say mê học tập. Cách dạy này giúp cho
học sinh hình thành năng lực tư duy, giải quyết vấn đề sáng tạo, khả năng tự
học. Và hơn nữa hình thành cho học sinh năng lực đặc thù của bộ môn là
năng lực khai thác tư liệu địa lí, năng lực tư duy địa lí. Có thể thấy trực quan
sinh động chính là một giải pháp kích thích sự phát triển của tư duy.
- Bước 1: Cho học sinh xem video
- Bước 2: Hoàn thành phiếu hoạt động nhóm đơi (03 phút)
K
W
L
Điều em đã biết sau khi Điều em muốn biết Sau tiết học em sẽ làm

xem video ………
thêm về ……….
gì thêm để tìm hiểu rõ
về ………..
.........
.......
...
Sau khi hồn thành học sinh sẽ trình bày trước lớp về những điều học
sinh đã thảo luận. Giáo viên định hướng trao đổi và liên kết vào bài mới
Ví dụ: Khi dạy Bài 10. Cấu tạo Trái đất. Các mảng kiến tạo
- Bước 1. Giáo viên cho học sinh xem đoạn video được tải trên yootube
- Bước 2 giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập KWL như sau:
K

W

L

Điều em đã biết gì Điều em muốn biết Sau tiết học em sẽ làm gì
về Trái đất
thêm về Trái đất
thêm để tìm hiểu rõ về Trái
7/20


đất
...

...


...

Đây là biện pháp dạy học áp dụng kĩ thuật dạy học phối hợp giữa trực
quan và nêu suy nghĩ. Biện pháp này tôi đã thực hiện trong rất nhiều giờ dạy
và tôi nhận thấy đem lại hiệu quả hơn mong đợi, học sinh hào hứng sôi nổi
tham gia vào quá trình học tập.
3.3. Giải pháp 3: Vận dụng kĩ thuật hoạt động nhóm kết hợp bảng
kiểm, thang đo trong tổ chức hoạt động học
Kĩ thuật nhóm là kĩ thuật tương đối quen thuộc nhưng nếu chỉ thảo luận
đơn thuần sẽ không phát huy được khả năng học tập của học sinh. Nên người
giáo viên cần thực hiện đa dạng, có thể phối hợp rèn cho học sinh nhiều năng
lực như quan sát hình ảnh, trình bày, nhận xét, đánh giá và tư duy địa lí qua
kết hợp lược đồ, biểu đồ tranh ảnh và công cụ thang đo bảng kiểm trong hoạt
động đánh giá
Ví dụ: Khi dạy Bài 7 –Địa lí 6 tơi đã áp dụng hình thức tổ chức hoạt
động học tập theo kĩ thuật Think – Pair – Share (suy nghĩ – trao đổi – chia sẻ)
Ví dụ phần 1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Think – Pair – Share (suy nghĩ cá nhân 3 phút – trao đổi 2 phút – chia sẻ 1
phút) - Dựa vào thông tin mục 1, quan sát hình 1 trong SGK trang 118 và sử
dụng quả Địa Cầu làm thực nghiệm mô tả chuyển động tự quay quanh trục
của Trái Đất và thảo luận cặp đơi hồn thành nội dung phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

Đánh giá
Đúng Sai

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?
…………………………………………………………………..
- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay?

…………………………………………………………………..
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng?
…………………………………………………………………...
- Sau khi HS trình bày thì GV phát phiếu bảng kiểm để đánh giá kết
quả hoạt động của các nhóm
Bảng kiểm kết quả hoạt động cặp đơi
STT
u cầu
Xác nhận
Có/Khơng
1
- Nêu được hướng tự quay quanh trục của Trái đất
hay không?
2
- Nêu được góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự
8/20


quay?
3
- Nêu được thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết
một vịng?
4
- Cách trình bày có rõ ràng, ngơn ngữ có tính thuyết
phục khơng?
Bảng kiểm sẽ giúp học sinh có năng lực tự đánh giá, đánh giá phần
thực hiện của nhóm bạn. Học sinh kiểm đếm được những nội dung cần hồn
thiện trong một hoạt động học. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh hình thành kiến
thức, năng lực và cả những phẩm chất như chăm chỉ, trách nhiệm trong học
tập.

- Ngồi ra có thể sử dụng thang đo trong dạy học địa lí nhằm phát triển
năng lực học tập của học sinh.
Ví dụ phần 2 – Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của
Trái Đất
a) Ngày đêm luân phiên:
- GV tổ chức hình thức thảo luận 4 nhóm lớn
- Giáo viên sử dụng quả Địa Cầu và đèn pin làm thí nghiệm ngày đêm luân
phiên: GV tắt hết đèn, kéo rèm và chiếu đèn vào quả Địa cầu. Giải thích
nguồn ánh sáng từ đèn pin tượng trưng cho Mặt Trời, quả Địa cầu tượng
trưng cho Trái Đất. Đánh dấu một điểm A bất kì trên quả Địa Cầu và bật đèn
pin chiếu vào quả Địa Cầu làm nguồn sáng (Mặt Trời). Sau đó GV quay từ từ
quả Địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Em hãy quan sát điểm A lần lượt
đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng và cho biết:
+ Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng khơng? Khi quả địa cầu
ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc
khơng được chiếu sáng)? Vì sao ban đêm trời lại tối và ban ngày trời lại
sáng?
Đây là hoạt động để rèn cho học sinh năng lực sử dụng quả địa cầu kết
hợp làm thực nghiệm địa lí từ đó rèn cho học sinh kĩ năng trình bày sự
chuyển động của trái đất, nhận xét quá trình thực nghiệm, cho học sinh kết
hợp giữa thực hành và kiến thức, hiểu biết, thông tin trong sách giáo khoa để
thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi các nhóm thực hành và thảo luận xong theo phiếu học tập giáo
viên cho các nhóm cử đại diện học sinh lên trình bày kết quả kết hợp thực
nghiệm lại quá trình chuyển động của trái đất. Với biện pháp này học sinh
9/20


được nâng cao năng lực hợp tác, năng lực sử dụng quả địa cầu, thực hành,
năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo….. Có thể thấy cả năng lực chung và

năng lực đặc thù đều được phát triển qua giảng dạy theo biện pháp này.
Sau khi quan sát và thực hiện nội dung này các nhóm sẽ tiến hành tự
nhận xét và nhận xét đánh giá bằng thang đo hoặc bảng kiểm để học sinh
nhận xét được đầy đủ và chắc chắn hơn những kết quả hoạt động.
Thang đo cho hoạt động thảo luận:
Đánh giá Điểm
Biểu hiện
(thang
chấm
điểm 10)
- Thực hành được quá trình chuyển động của Trái đất
1,5 điểm
theo chiều quay của Trái đất từ Tây sang Đông.
- Khi nào điểm A được chiếu sáng là ban ngày
1,5 điểm
- Khi nào điểm A không được chiếu sáng là ban đêm. 1,5 điểm
- Giải thích được ban đêm trời tối là do không được
mặt trời chiếu sáng, ban ngày trời sáng là do được 1,5 điểm
mặt trời chiếu sáng
- Thảo luận nhóm sơi nổi, các thành viên tích cực
2 điểm
tham gia
- Cách trình bày kết quả rõ ràng và thuyết phục
2 điểm
Tổng
10 điểm
3.4. Giải pháp 4. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong tổ chức
hoạt động học tập
Có thể nói đây là kĩ thuật dạy học rất phù hợp khi khai thác kiến thức
bài mới cũng như hoạt động luyện tập, củng cố …. Đây là kĩ thuật kết hợp

giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Kĩ thuật này cũng rất hiện đại và
hơn hết nó bắt buộc mỗi thành viên đều phải tham gia vào quá trình học tập.
Trước khi cả nhóm thống nhất mỗi thành viên phải hồn thành nhiệm vụ cá
nhân. Vì vậy kĩ thuật này tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân
học sinh trong hoạt động tiếp nhận kiến thức từ bài học để đưa vào giải quyết
vấn đề thực tiễn. Phát triển mơ hình học tập có sự tương tác giữa học sinh với
học sinh.
Để thực hiện được hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị và hướng dẫn
học sinh thực hiện nhiệm vụ theo câu hỏi chi tiết cụ thể. Nếu giáo viên
thường xuyên thực hiện kĩ thuật này học sinh sẽ dễ dàng thực hiện và hoàn
thành nhiệm vụ giáo viên giao.
Để thực hiện giáo viên cần chuẩn bị: Giấy A0, bút dạ, bút màu sáp, bút
dạ màu. Giấy A0 giáo viên cần kẻ sẵn theo mô hình sau để học sinh thực hiện

10/20


Hình ảnh minh họa: Bảng phụ bằng giấy A0 kĩ thuật khăn trải bàn
Giáo viên có thể chia nhóm đến 8 người để thực hiện kĩ thuật này nên
rất thuận lợi. GV hướng dẫn học sinh hiểu rằng các khung bên ngoài là dành
cho các cá nhân, khung ở giữa sau khi thống nhất sẽ cử bạn thư kí ghi vào đó.
Học sinh có thể tự quy định màu sắc cho mỗi bạn để dễ nhận biết và phân
biệt.
Đây là kĩ thuật rất thích hợp với việc đưa ra tình huống có vấn đề và
cần sự lí giải của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm
trên bảng hoặc tại vị trí thích hợp bằng nẹp treo hay là dán bằng băng dính hai
mặt hoặc treo theo kĩ thuật phịng tranh sau đó học sinh và giáo viên đi quanh
lớp đến các vị trí trưng bày sản phẩm để lắng nghe và quan sát trực tiếp các
nội dung mà các nhóm trình bày
3.5. Giải pháp 5. Vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật

phòng tranh và Rubrics đánh giá trong dạy học phát huy năng lực
Trong giảng dạy Địa lí 6 việc vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy vào giảng
dạy sẽ góp phần nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học
sinh. Đây là kĩ thuật dạy học tích cực vừa phát huy được vai trị của hoạt
động nhóm với nâng cao khả năng làm việc của mỗi cá nhân trong hợp tác
hoàn thành sản phẩm. Kĩ thuật này có thể áp dụng khi khai thác nội dung kiến
thức mới và đặc biệt có hiệu quả trong vận dụng làm bài tập củng cố bài học.
Khác với những hoạt động nhóm theo hình thức thảo luận đơn thuần
dẫn đến một số học sinh không tập trung vì ỷ lại bạn nhóm trưởng và một số
bạn khá thực hiện thì vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy sẽ phát huy được hết
những khả năng của học sinh. Học sinh không chỉ ghi chép lại kiến thức mà
cịn phát huy khả năng sáng tạo, óc thâm mĩ. Một số học sinh mặc dù hạn chế
về kiến thức nhưng lại có năng khiếu về hội họa lúc này được phát huy. Từ

11/20


đó tất cả các bạn đều được bắt tay vào hồn thiện sản phẩm học tập của nhóm
mình theo cách mỗi người một việc.
Đối với kĩ thuật này để phát huy được hết những năng lực và phẩm chất
của học sinh như giao tiếp, đánh giá, hợp tác… thì giáo viên nên kết hợp kĩ
thuật phòng tranh để đem lại hiệu quả giáo dục cho mơn học. Sau khi các
nhóm thực hiện xong nhiệm vụ giáo viên nên cho học sinh chọn vị trí treo sản
phẩm nhóm mình theo hình thức kĩ thuật phịng tranh. Các nhóm cử đại diện
trình bày sản phẩm học tập, sau đó các nhóm có thể đến để trực tiếp quan sát
sản phẩm nhóm bạn.
Ưu điểm của kĩ thuật này là học sinh được phát huy những năng lực cá
nhân như: tư duy lgic, hội họa, hoạt động hợp tác nhóm, giao tiếp, năng lực
thuyết trình sản phẩm….Khi giáo viên áp dụng kĩ thuật này sẽ giúp học sinh
mạnh dạn, tụ tin và năng động. Kĩ thuật này phù hợp với nội dung Luyện tập

và Vận dụng trong bài, cũng có khi áp dụng với việc HS ghi bài trong quá
trình cả tiết học.
Để thực hiện được hiệu quả kĩ thuật này giáo viên cần chuẩn bị: Bút dạ,
bút dạ màu, màu, giấy Ao, băng dính hai mặt, nẹp treo (nếu cần)
Các bước thực hiện như sau:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ, cho học sinh nhận dụng cụ
+ Bước 2: Giáo viên cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng
dẫn, định hướng.
+ Bước 3: Học sinh trưng bày sản phẩm tại các địa điểm thuận lợi cho
quan sát và để học sinh các nhóm bạn có thể đi tham quan, đánh giá theo kĩ
thuật phòng tranh.
+ Bước 4: Học sinh đại diện các nhóm trình bày
+ Bước 5: là đánh giá nhận xét của học sinh và kết luận của giáo viên
Ví dụ khi dạy Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất và hệ quả
Tôi đã tiến hành cho học sinh luyện tập nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
với câu hỏi: Hãy trình bày “sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
và những hệ quả của nó” bằng một sơ đồ tư duy.
Tơi nhận thấy học sinh học tập hào hứng, vận dụng kiến thức vào làm
bài tập chắc chắn và các em trở nên nhanh nhẹn, năng động. Những học sinh
trước đây vốn trầm khơng thích tham gia vào hoạt động cũng tham gia để
nhanh hồn thành sản phẩm học tập. Từ đó các em bị cuốn vào cùng nhau học
tập và thích thú khi được trải nghiệm kĩ thuật này.
Sau khi học sinh thực hiện xong giáo viên trình chiếu nội dung theo sơ
đồ tư duy để củng cố kiến thức cho học sinh. Ưu điểm của biện pháp này
chính là khắc phục được lối truyền thụ hàn lâm tăng tính sinh động và trực
quan cho học sinh trong học tập.
12/20


Hình ảnh giáo viên thực hiện củng cố sau nội dung hoàn thiện sơ đồ tư

duy của học sinh
- Nhận xét đánh giá sơ đồ tư duy sau thảo luận và trình bày kết
quả
Việc nhận xét hoạt động học của học sinh cũng được tiến hành theo
Rubrics đánh giá sẽ tạo được sự khách quan cơng bằng. Vì chỉ khi học sinh
có căn cứ đánh giá các em mới đánh giá được đúng, chính xác các nội dung
cần đạt trong hoạt động chỉ sơ đồ, lược đồ hay bản đồ của học sinh. Đây cũng
là yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng của chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
Công cụ này không chỉ sử dụng cho việc đánh giá mà còn là hoạt động
tự đánh giá nhóm mình trong q trình hoạt động của học sinh. Biện pháp này
tạo ra được sự tương tác đa chiều trong q trình dạy học.
Ví dụ: Rubrics đánh giá hoạt động nhóm thực hiện sơ đồ tư duy ở
Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất và hệ quả
Rubric đánh giá
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Điểm
đánh giá
Từ 8 -10
Từ 6 - 7 điểm
Từ 5 điểm trở đánh giá
điểm
xuống
SƠ ĐỒ

DUY
10 điểm


Phần
thông Phần
thông Phần thông tin:
tin: đầy đủ, tin:nêu được 2/3 nêu được 1/3
chi tiết và các nội dung
nội dung
nội dung cần
đạt được
6
4
3
13/20


- Phần hình
thức: Sơ đồ có
nhánh chính
và các nhánh
phụ xếp hợp
lí, chi tiết

Màu
hịa
trình
học
sát

- Phần hình
thức: Sơ đồ có

nhánh chính và
các nhánh phụ,
nhưng sắp xếp
chưa hợp lí, khó
quan sát
2
1
1
sắc hài Có màu sắc phân Chưa có màu
cân đối, biệt các nhánh
sắc
bày khoa
dễ quan

1
- Báo cáo kết
quả

ràng,trình bày
logic chặt chẽ,
thuyết phục

- Phần hình thức:
Sơ đồ có nhánh
chính và các
nhánh phụ xếp
hợp lí, cịn thiếu
một số chi tiết

1

- Báo cáo kết quả
rõ ràng,trình bày
logic chặt chẽ, tuy
nhiên đơi chỗ giải
thích chưa sâu sắc

0,5
- Báo cáo kết
quả: lời nói
chưa rõ ràng,
cịn lúng túng
khi trình bày
nhưng đã thể
hiện được phần
nào ý tưởng
1
1
0,5
Khi học sinh đánh giá trên rubrics sẽ đảm bảo được độ chính xác cơng
bằng, tránh được việc đánh giá theo cảm tính. Sau khi học sinh trình bày và
giáo viên chuẩn kiến thức giáo viên sẽ đưa ra rubrics để học sinh đánh giá
đồng đẳng.
Với cách sử dụng bảng kiểm học sinh không cịn ngại tương tác vì đã có
tiêu chí và đầy đủ nội dung đánh giá. Khả năng giao tiếp của các em vì vậy
cũng được củng cố, các em tụ tin và phát huy được năng lực trong học tập
Có thể khẳng định rằng đổi mới đánh giá học sinh là một trong những
mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 gắn với đổi
mới phương pháp dạy học trong đó việc áp dụng các cơng cụ đánh giá kết
hợp các hoạt động nhóm hay cá nhân như đã nêu sẽ khắc phục được những
hạn chế trong đánh giá đồng đẳng giữa học sinh với học sinh trong chương

trình hiện hành.
3.6. Giải pháp 6. Vận dụng trị chơi trong dạy học địa lí
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho
người học nhưng địi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng
14/20


tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy
học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp
Trò chơi trong dạy học được hiểu đơn giản nhất là các hoạt động gây
hứng thú cho học sinh bằng các hình thức thi đua mang giữa các cá nhân hay
các tập thể nhằm đạt được hiệu quả về kiến thức hay kĩ năng liên quan đến
việc học tập bộ mơn.
Trong q trình dạy học tơi thường sử dụng các trị chơi gợi tính tị mị,
hứng thú của HS như các trị chơi trên truyền hình mà đang thu hút người
chơi hiện nay như: Ai là triệu phú – sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm để
HS vượt qua các mốc câu hỏi 5 điểm, 7 điểm, 8 điểm, 9 điểm và 10 điểm.,
Cuộc đua kỳ thú – HS phải tham gia cuộc đua với 5 chặng tương đương 5 câu
hỏi nếu HS trả lời đúng một câu thì được tiến lên một bước (Trị chơi này GV
có thể đa dạng cho HS chơi tại chỗ ngồi nhưng trên sile GV thiết kế hình
chiếc mơtơ hoặc ơtơ đại diện cho các đội chơi, đội nào về đích trước là chiến
thắng; Chiếc nón kì diệu – HS được phép tham gia quay chiếc nón kỳ diệu,
quay vào các ơ có số điểm tương ứng, HS trả lời đúng thì nhận được số điểm
đó, GV có thể tạo thêm các ơ mất lượt, mất điểm, may mắn để tạo hứng thú
hơn và GV có thể cho HS quay chiếc nón bằng việc bấm máy trên sile hoặc
sử dụng mơ hình chiếc nón thật gắn trên bảng cho HS quay; Đuổi hình bắt
chữ - trò chơi này rất dễ và quen thuộc nhưng vẫn rất hứng thú với HS, GV
có thể qua một hình ảnh hỏi đó là một địa danh nào, hoặc đối tượng nào;
Nhanh như chớp – Trò chơi này GV sử dụng bản trình chiếu video chạy
nhanh, trước khi quan sát yêu cầu HS quan sát video và cho biết những hình

ảnh đó liên quan đến nội dung nào hoặc đối tượng nào; Rung chng vàng –
trị chơi rất quen thuộc và tạo tính tị mị với HS, GV u cầu HS sử dụng
bảng viết như của HS tiểu học để trả lời, HS nào trả lời đúng tất cả các câu
hỏi thì chiến thắng, HS nào trả lời sai thì khơng được trả lời ở câu tiếp theo.
Và một số trị chơi truyền hình mà trước kia cũng rất hứng thú với học sinh,
đặc biệt là những nhân vậy hoạt hình ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi HS lớp
6 như Hugo.
Với việc tổ chức đa dạng các trò chơi trong dạy học học sinh được tiếp
cận kiến thức một cách hào hứng và hiệu quả.
Trong quá trình dạy học mơn Địa lí, các trị chơi nếu được sử dụng hợp
lý sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên tính năng động và tính tích cực tham gia học
tập của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi cần lưu ý:
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trị chơi học tập phải
là trị chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo
của học sinh. Những trị chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho học
15/20


sinh phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trị chơi,
tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết
nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua
lẫn nhau.
- Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trị chơi được sắp xếp
từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các
nhóm trị chơi nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của học sinh.
- Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong
phú tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau và khả năng tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập trong
những tình huống chơi đa dạng, phong phú.

4. Kết quả thực nghiệm sau khi áp dụng
4.1 Thời gian thực hiện giải pháp:
- Từ tháng 9 năm 2022
4.2 Hình thức, tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện trong các tiết dạy phân môn Lịch sử lớp 6
- Cách tổ chức:
+ Thực hiện áp dụng sáng kiến vào xây dựng các bài dạy và áp dụng
vào thực tiễn giảng dạy tại 3 lớp 6ABC
+ Giáo viên tiến hành khảo sát và kiểm tra chất lượng học sinh sau khi
thực hiện. (Phụ lục 3 đính kèm)
+ Trao đổi, thảo luận, góp ý thơng qua sinh hoạt chun mơn của nhóm
Địa lí - tổ Khoa học Xã hội.
4.3. Kết quả
Qua áp dụng những biện pháp đã nêu trong dạy học mơn Địa lí 6 ở các
bài dạy từ đầu năm học tôi nhận thấy học sinh hứng thú học tập, giờ học hiệu
quả. Học sinh ham thích và mong đến giờ học, các em có cơ hội được khẳng
định mình được hình thành những phẩm chất và năng lực học tập của bản
thân. Chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá được nâng lên rõ rệt. Học sinh có
khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề được đặt ra trong
thực tiễn học tập.
PHẦN 1: VẤN ĐÁP GIÁO VIÊN
- Số giáo viên khảo sát trực tiếp bằng phỏng vấn là: 3 giáo viên.
- Số lượng câu hỏi khảo sát: 03 câu hỏi
- Thời gian tiến hành khảo sát: tháng 12/2022
- Kết quả tổng hợp câu trả lời như sau:

Tổng hợp ý kiến đánh giá của
giáo viên

Câu hỏi khảo sát


Câu 1. Anh/chị hãy cho biết khi sử - Việc sử dụng các giải pháp không
16/20


dụng phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
trong dạy học mơn Địa lí có gây tốn
kém về mặt kinh tế khơng?

tốn kém về tài chính, chỉ kết hợp
ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học, nhưng vẫn mang lại
hiệu quả cao trong dạy học

Câu 2. Các giải pháp đã nêu có phù
hợp với đổi mới phương pháp dạy học
theo xu thế hiện nay không? Theo anh/
chị những giải pháp đã nêu có dễ thực
hiện và áp dụng khơng?

Các giải pháp hữu ích và phù hợp
với nhu cầu đổi mới phương pháp
dạy học. Những giải pháp đã nêu
dễ áp dụng vào thực tiễn.

Câu 3. Khi áp dụng các phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển
năng lực đã được báo cáo anh chị nhận
thấy hoạt động học của học sinh trong

giờ học thế nào?

Học sinh tích cực sơi nổi trong giờ
học, có khả năng hợp tác, giao
tiếp, giải quyết vấn đề. Các em có
năng lực vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn cuộc sống. Giờ
học hào hứng, sôi nổi. Các năng
lực chung và năng lực đặc thù của
mơn học được hình thành

PHẦN 2: CÂU HỎI ĐỐI VỚI HỌC SINH
- Số học sinh được khảo sát: 127 học sinh (Lớp 6abc), các lớp tôi đang
trực tiếp thực hiện áp dụng đề tài
- Thời gian khảo sát: Tháng 12/2022
- Số câu hỏi khảo sát 3 câu
- Hình thức phiếu khảo sát ý kiến
Hiệu quả cho học sinh:
Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh theo bộ câu hỏi
- Câu hỏi 1: Em cảm thấy như thế nào khi học tập mơn Địa lí ?
Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) – Kết quả tổng hợp:
Cảm thấy
Cảm thấy nhàm
Cảm thấy rất
Số HS
bình
chán, khơng thích
hứng thú
Lớp
khảo

thường
học
Tỉ
sát
SL
Tỉ lệ
SL
SL
Tỉ lệ %
lệ
6a
43
39
90,6
4
9,4
0
0,0
6b
42
38
90,4
4
9,6
0
0,0
6c
42
39
92,8

3
7,2
0
0,0
Tổng
127
116
91,3
11
8,6
0
0,0
Câu hỏi 2: Việc tổ chức các hoạt động học tập bằng cách cho các em
được trao đổi nhiều, thực hiện học kết hợp với các hình ảnh, video, sơ đồ,
lược đồ, bảng biểu, các cơng cụ học tập có tác dụng gì đối với em?
17/20


Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) – Kết quả tổng hợp:

Nội dung bài học
rất dễ hiểu, nhớ
Số
lâu kiến thức bài
HS
học, giờ học
khảo
thoải mái
sát
SL

Tỉ lệ %

Lớp

Giờ học vui
vẻ nhưng
kiến thức
cung cấp ít

Hiểu bài sơ
sài, mau
qn

Hồn
tồn
khơng
hiểu bài

Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
SL
SL
%
%
%
6a
43
40
93,0

3
7,0
0
0,0
0
0,0
6b
42
41
97,6
1
2,4
0
0,0
0
0,0
6c
42
40
95,2
2
4,8
0
0,0
0
0,0
Tổng 127
121
95,2
6

4,8
0
0,0
0
0,0
Câu hỏi 3. Các em mong muốn tham gia học tập những tiết học Địa lí
có sử dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy năng lực như giờ học thể
nghiệm không?
SL

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) – Kết quả tổng hợp:

Lớp
6a
6b
6c
Lớp
6a
6b
6c

Số HS khảo sát

Mong muốn

Không mong
muốn

SL
Tỉ lệ %

SL
Tỉ lệ %
43
43
100,0
0
0,0
42
42
100,0
0
0,0
42
42
100,0
0
0,0
Kết quả khảo sát qua kiểm tra 45 phút (kết hợp phân môn Lịch sử)
(Đề kèm phụ lục 3)
Số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL % SL % SL
%
SL
%
SL %

HS
43
15 34,8 21 48,8 7
16,4
0,0
0,0
42
14 33,3 22 52,3 6
14,4
0,0
0,0
42
21
50
19 45,2 2
4,8
0,0
0,0

Chất lượng thực tế đã chứng minh sáng kiến đã đem lại hiệu quả rất rõ
nét cho dạy và học Địa lí tại đơn vị. Học sinh được hình thành những năng
lực học tập cần thiết và áp dụng vào thực tiễn.

18/20


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, những gợi ý về việc thiết kế các hoạt động đã
trình bày có tính thực tiễn cao, rất dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong

các giờ học Lịch sử tại nhiều lớp khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau.
Những giải pháp này tôi nghĩ khơng khó, nhưng lại u cầu chữ “Tâm”
rất lớn của người thầy, sự nỗ lực cố gắng và không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học, tìm tịi cách tiếp cận các bài dạy để tìm ra hướng đi cho giảng
dạy Địa lí 6 theo định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Hy vọng rằng những giải pháp mà tôi đã thực hiện và viết thành báo
cáo sẽ góp được tiếng nói nhỏ bé trong đổi mới phương pháp dạy học và thu
hút các em HS về phía mơn Địa lí, yêu và biết vận dụng kiến thức Địa lí vào
cuộc sống.
2. Khuyến nghị và đề xuất
2.1. Khuyến nghị với các nhà trường
- Để áp dụng sáng kiến hiệu quả các nhà trường cần tổ chức các hoạt
động nghiên cứu bài dạy, tăng cường sinh hoạt tổ nhóm chun mơn để cùng
trao đổi rút kinh nghiệm các giờ dạy thể nghiệm.
- Nhà trường cần khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh.
- Cần tăng cường các phương tiện dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2.2. Đề xuất với các cơ sở giáo dục
- Với học sinh: Phải thường xuyên trao đổi, chia sẻ với các em về cách
tiếp cận bài học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.
19/20


- Thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực qua
những đề kiểm tra được xây dựng phù hợp đối tượng học sinh.
- Tạo điều kiện để học sinh được thể hiện năng lực học tập bằng các bộ
câu hỏi, các hình ảnh, cơng cụ phù hợp. Đánh giá khách quan, công bằng.
3. Lời kết
Năm học 2022 – 2023 là năm học thứ hai thay đổi sách giáo khoa lớp

6, do đó vẫn khơng tránh khỏi những vướng mắc khi thực hiện giảng dạy. Vì
thế, sáng kiến chắc chắn cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót và cần được
điều chỉnh để ngày càng hồn thiện trong thời gian tới. Vậy nên, kính mong
Hội đồng khoa học các cấp xem xét, đóng góp, bổ sung để đề tài được hồn
thiện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo học sinh, những
mầm non tương lai của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

20/20



×