Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí, “cách sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh trong việc giảng dạy bộ môn địa lí 8 ở trường thcs ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.01 KB, 17 trang )

1

TÊN ĐỀ TÀI: CÁCH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ,
LƯỢC ĐỒ, TRANH ẢNH TRONG DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ 8 Ở
TRƯỜNG THCS

MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Giới hạn nghiên cứu
II. Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Biện pháp tiến hành
4. Kết quả
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Mục lục

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1
1
1
2
2
2


2
3
4-10
11
12
12
15


2

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kĩ thuật
địi hỏi phải có hệ thống trẻ năng động, sáng tạo và tự chủ. Do đó trong giáo
dục khơng ngừng phải đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng
dạy và cải tiến phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong
điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông , trong bối cảnh mở
rộng giao lưu, học sinh được tiếp cận nhiều nguồn thông tin phong phú từ
nhiều mặt của cuộc sống, có nhiều hiểu biết hơn, linh hoạt và thực tế hơn.
Trong học tập, họ không thoả mãn là người tiếp thu thụ động , khơng chỉ
chấp nhận những giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy ở lứa tuổi này nảy
sinh một số yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức
và phát triển kĩ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu
muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có
sự hướng dẫn của giáo viên với các phương tiện dạy học trực quan.
Trong số các phương tiện dạy học trực quan của mơn của mơn Địa lí thì
bản đồ, lược đồ, tranh ảnh là phương tiện cần thiết và gần gũi nhất với học
sinh. Đối với mơn Địa lí nói chung, mơn Địa lí 8 nói riêng, để phát huy tính
tích cực học tập và nâng cao khả năng quan sát phân tích,so sánh của học
sinh, việc sử dụng và khai thác thiết bị , đồ dùng dạy học là yêu cầu của việc

giảng dạy, học tập môn Địa lí đạt kết quả cao. Trong đó phương pháp trực
quan là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với mơn Địa lí.
Thơng qua bản đồ tranh ảnh giúp học sinh hiểu biết hơn về đất nước thiên
nhiên, thêm yêu Tổ quốc quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên
nhiên, quê hương, đất nước.
Từ thực tế dạy học ở bộ mơn Địa lí nhiều năm, tơi đưa ra kinh
nghiệm: “Cách sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh trong việc giảng dạy bộ
mơn Địa lí 8 ở trường THCS.”
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua sự trải nghiệm của bản thân giáo viên trong q trình giảng
dạy mơn Địa lí 8 nhằm giúp các em học sinh có hứng thú hơn với môn học,
để môn học đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp
ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, nhằm phát huy năng lực của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Là học sinh khối 8 trường THCS
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua nghiên cứu sách vở,
tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết, từ thực nghiệm giảng dạy của bản
thân…
- Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Liên hệ với thực tế đời sống, thu thập, cập nhật thông tin mới vào bài
giảng .
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian 3 năm: Năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận

Qua q trình giảng dạy mơn Địa lí, tơi nhận thấy học sinh rất thích
những tiết học có bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Vì học sinh được tận mắt nhìn
thấy đặc điểm của đối tượng địa lí, các em say sưa hứng thú, giờ học có kết
quả cao. Sau những giờ học có đồ dùng trực quan phần đơng các em nắm
chắc kiến thức bài học.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự
phát hiện các mối quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giưã các đối
tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian
không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên
biết sử tốt khai thác triệt để các bản đồ, lược đồ tranh ảnh trong khi giảng
dạy. Vì vậy đã từ lâu mọi người thừa nhận khơng thể dạy địa lí mà khơng có
bản đồ. Khơng thể thay thế ngơn ngữ dù ngơn ngữ có giàu hình ảnh sinh
động, khơng thể thay hình tượng bằng lời mô tả dù lời mô tả tỉ mỉ sinh động.
Nghĩa là bản đồ vừa là công cụ minh hoạ vừa là nguồn tư liệu khoa học độc
lập, là cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai.
Chương trình Địa lí 8 bao gồm chương trình về thiên nhiên con người ở
các châu lục trên thế giới tiếp theo của chương trình Địa lí lớp 7 và phần Địa
lí tự nhiên Việt Nam. Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là
không thể thiếu như bản đồ lược đồ tranh ảnh…Do các đối tượng địa lí phân
bố trong không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp
xúc với chúng một cách dễ dàng mà thông qua đồ dùng trực quan ( bản đồ


4

lược đồ tranh ảnh) sẽ giúp học sinh có được tri thức về đối tượng học tập.
Những tri thức địa lí được cụ thể hố, hệ thống hố, bồi dưỡng trí tưởng
tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn chuẩn bị trước, lựa chọn
bản đồ đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Để đạt hiệu quả cao

trong việc sử dụng đòi hỏi người giáo viên có kĩ thuật sử dụng bản đồ. Trước
hết phải nghiên cứu bản đồ dùng trong tiết học, phải nhớ kĩ vị trí những chỗ
sẽ giảng đến, phối hợp việc giảng dạy bản đồ , nghiên cứu kĩ nội dung bài
học, sử dụng đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao. Cần sử dụng bản đồ tranh ảnh
từ khâu soạn bài đến khâu truyền thụ kiến thức mới trên lớp và khi ơn tập
kiểm tra.
2. Cơ sở thực tiễn
Về phía giáo viên: Tơi có nhiều năm giảng dạy mơn Địa lí nên nhận thấy
trên thực tế bản đồ lược đồ tranh ảnh khơng thể tách rời mơn Địa lí, nhưng
nếu giáo viên khơng chú ý hình thành cho học sinh cách khai thác kiến thức
và kĩ năng từ bản đồ tranh ảnh ngay từ đầu cấp thì quá trình dạy và học ở các
lớp tiếp theo rất khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Hiện nay chương
trình đổi mới sách giáo khoa , khối lượng kiến thức rất lớn nhưng khơng chỉ
thể hiện ở kênh chữ mà cịn ẩn trong kênh hình địi hỏi giáo viên phải có sự
nghiên cứu chuẩn bị thiết kế các hoạt động dạy học đảm bảo nội dung , tính
chính xác về kiến thức cho học sinh.
Vì vậy trong dạy học địa lí tôi đã lựa chọn bản đồ đồ dùng dạy học phù
hợp với nội dung bài học, sử dụng phối hợp các loại bản đồ với nhau để tận
dụng tối da chức năng ưu thế của từng loại bản đồ. Đồng thời tạo điều kiện
tối đa để học sinh thường xuyên tiếp xúc với bản đồ, lược đồ tranh ảnh để biết
cách tìm kiếm thơng tin mà nắm vững tri thức phát triển tư duy và kĩ năng sử
dụng bản đồ tranh ảnh.
Về phía học sinh: nhiều học sinh chưa nhận thấy vai trị quan trọng
của mơn địa lí, có quan niệm đây là mơn học phụ nên chưa có sự đầu tư cho
bộ mơn. Nhiều em q trình vận dụng khai thác và tiếp nhận tri thức từ bản
đồ lược đồ tranh ảnh thơng qua hệ thống kí hiệu cịn rất yếu.Trong quá trình
giảng dạy năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022 ngay từ đầu năm học
tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ mơn Địa lí 8 A,B . Ngay từ bài



5

học đầu tiên “Vị trí địa lí, địa hình, khống sản” của Châu Á tơi có sử dụng
bản đồ treo tường về tự nhiên châu Á. Tôi đã hướng dẫn các em khai thác
kiến thức từ bản đồ đặc biệt là đọc các dạng địa hình, xác định chỉ vị trí các
dạng địa hình của châu Á, sự phân bố của các dạng địa hình. Rồi ở tất cả các
bài học tôi đều định hướng cho các em cách sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh. Kết quả :
Năm học 2019-2020
Mức độ
Chưa biết sử dụng
SL
%
Lớp
8A ( 35 hs)
7
20
8B (37 hs)
6
16.2

Biết sử dụng
SL
%
14
40
15
40.5

Sử dụng tốt

SL
%
14
40
16
43.2

Biết sử dụng
SL
%
15
44.1
12
34.3

Sử dụng tốt
SL
%
14
41.2
18
51.4

Năm học 2020-2021
Mức độ
Chưa biết sử dụng
SL
%
Lớp
8A ( 34 hs)

5
14.7
8B (35 hs)
5
14.3

Kết quả trên chứng tỏ đa số các em hiểu và biết cách sử dụng bản đồ. Còn
một số em các kĩ năng sử dụng bản đồ còn rất yếu chưa biết cách chỉ đọc tên,
nhận xét các đối tượng địa lí trên bản đồ. Nguyên nhân của thực trạng trên là
do tâm lí của học sinh và nhiều phụ huynh coi mơn Địa lí là mơn học phụ nên
chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với môn học, cách học của các em là học
thụ động, học để chống đối sự kiểm tra của giáo viên mà không cần hiểu đến
bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó một số học sinh còn ham chơi lười học ngồi
học trong lớp không tập trung chú ý lắng nghe, các em quên rằng học phải đi
đôi với thực hành . Học địa lí phải đi đơi với việc sử dụng thành thạo bản đồ
lược đồ tranh ảnh để hiểu sâu hơn các hiện tượng địa lí diễn ra trên trái đất.
Với thực tế đó tơi tìm ra cho mình phương pháp dạy học có sử dụng bản
đồ lược đồ tranh ảnh trong mơn địa lí 8 sao cho phù hợp để học sinh hiểu
được nhớ lâu. Giúp các em nâng cao chất lượng của việc học bộ mơn Địa lí
để các em hứng thú và u thích mơn học hơn , giúp các em có niềm tin để
lĩnh hội tốt, học tốt các kiến thức sau này .
3. Các biện pháp đã tiến hành


6

Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế,
đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần thông qua tổ
chức hoạt động cho học sinh như sau:

- Tổ chức cho học sinh thu thập, xử lý trình bày các thơng tin khác nhau ở
các loại đồ dùng dạy học như bản đồ hay lược đồ, tranh ảnh. Muốn cho học
sinh chủ đông tích cực trong việc tìm kiếm thơng tin kiến thức để nhận xét,
phân tích, trình bày từ các phương tiện dạy học thì giáo viên cũng cần chú ý:
Đồ dùng dạy học trong mơn Địa lý có nhiều loại, mỗi loại sẽ có cách sử dụng
riêng, giáo viên sẽ là người giúp học sinh biết cách sử dụng như đọc bản đồ,
tranh ảnh, lược đồ…để tìm ra kiến thức chứa đựng trong đồ dùng dạy học đó
thơng qua hệ thống câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Để tiến hành các hoạt động trên có hiệu quả thì cần phối hợp chặt chẽ
giữa giáo viên và học sinh. Sách giáo khoa Địa lý 8 đã cung cấp cho học sinh
nhiều bản đồ, tranh ảnh từ đó học sinh có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho
mình trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động của thầy và trị cơng phu chặt chẽ bao
nhiêu thì kết quả thu được càng vững chắc bấy nhiêu.
Biện pháp cụ thể
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh tôi xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng cơ bản như sau:
a/ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ,
lược đồ:
- Bản đồ là một phưng tiện trực quan,một nguồn tri thức địa lý quan
trọng.Qua bản đồ ,học sinh có thể nhìn một cách bao quát các khu vực lãnh
thổ rộng lớn ,những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh
chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
- Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ảnh sự phân bố và những
mối quan hệ của các đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể,mà
khơng có một phương tiện nào khác có thể làm được.Những kí hiệu, màu sắc,
cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lý đã được mã hóa, trở
thành một ngơn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ bản đồ.



7

- Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan,giúp
học sinh khai khác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy
học địa lý.
- Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải
hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý
thuyết về bản đồ,trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.
- Vì bản đồ không phải là một môn học riêng ở trường trung học cơ
sở ,nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lý
trong tất cả các giáo trình ở các lớp. Để hiểu được bản đồ địa lý, học sinh phải
nắm được những kiến thức rải rác trong các bài ở nhiều lớp, còn để có kỹ
năng thì chủ yếu phải thơng qua việc thực hiện các bài thực hành. Trong các
kỹ năng bản đồ, khó và phức tạp nhất đối với học sinh là kỹ năng đọc bản đồ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc đọc bản đồ khơng phải là
đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là quá trình tìm hiểu kiến thức địa lí chứa
trong kí hiệu trên bản đồ ở các mức độ cao thấp khác nhau tuỳ theo đối tượng
và mục đích sử dụng
- Đọc bản đồ có 3 mức độ khác nhau :
+ Mức sơ đẳng nhất ,học sinh chỉ cần dựa vào hệ thống các kí hiệu
trong bảng chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Mức thứ hai cao hơn ,đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu
biết về bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lý để tìm ra được những đặc
điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
+ Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đồ, học sinh còn phải biết kết hợp
những kiến thức bản đồ với những kiến thức địa lý sâu hơn để so sánh, phân
tích, tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng đó.
- Đối với giáo viên, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trên bản đồ,
chủ yếu là hướng dẫn học sinh đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan
trọng nhất là hai mức độ sau.

- Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải
để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
Áp dụng vào quá trình giảng dạy
*Dạy bài 6 : Thực hành . Đọc phân tích lược đồ phân bố dân cư và các
thành phố lớn của châu Á


8

Mục 1. Sự phân bố dân cư
Giáo viên chuẩn bị bản đồ dân cư và các đô thị châu Á treo tường kết hợp
lược đồ trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bản đồ theo
các mức độ:
- Mức độ 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được nội dung của bản đồ
sẽ học
+ Đọc bản chú giải để biết kí hiệu các loại mật độ dân số: (dưới 1
người/km vuông, 1-50, 51-100, trên 100 người/ km vng )
+ Căn cứ vào kí hiệu để tìm vị trí của các loại mật độ đó trên bản đồ.
- Mức độ 2: Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ treo tường kết hợp lược đồ
trong sách giáo khoa thơng qua các kí hiệu các em trình bày được sự phân bố
của các lọai mật độ .
STT
1
2
3

Mật độ dân
số(người/km vuông)
Dưới 1
1-50

51-100

Nơi phân bố

Bắc LB Nga…
Nam LB Nga, nội địa ĐNA, TNA…
Nội địa Ấn Độ ,Phía đơng nội địa
Trung Quốc
4
Trên 100
Ven biển phía đơng Trung Quốc, Việt
Nam , Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ nhận xét sự phân bố dân cư
của châu Á. Qua so sánh đối chiếu học sinh nhận xét được sự phân bố dân cư
châu Á là không đều : Nơi tập trung đông dân ở khu vực Đông Nam Á, Đông
Á, Nam Á; nơi thưa dân ở các khu vực Tây Nam Á, TRung Á.
- Mức độ 3: Yêu cầu học sinh biết xác lập các mối liên hệ giữa kiến thức
địa lí đã có với kiến thức trên bản đồ , lí giải vì sao châu Á lại có sự phân bố
dân cư khơng đều (u cầu học sinh nhớ lại kiến thức về bản đồ tự nhiên
châu Á để giải thích . Cụ thể xác lập mối liên hệ giữa địa hình, khí hhậu, sơng
ngịi để được ý: Các khu vực đông dân ở Đông Nam Á , Đơng Á , Nam Á là
nơi có đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn, khí hậu gió mùa nóng ẩm, nguồn
nước dồi dào thích hợp trồng cây lúa nước cần nhiều lao động …Khu vực
Tây Nam Á, Trung Á thưa dân do địa hình núi và sơn nguyên cao hiểm trở,
khí hậu lạnh giá, khơ hạn hoặc q nóng) .


9

* Dạy bài lý thuyết : Tiết 14 bài 12 : Đặc điểm tự nhiên khu vực

Đông Á .
Dạy mục 2, Đặc điểm tự nhiên ; mục a, Địa hình và sơng ngịi
Tìm hiểu đặc điểm địa hình
* Mục têu : Giúp hs nắm được các đặc diểm tự nhiên khu vực Đơng Á về
địa hình sơng ngịi
Kỹ năng quan sát đọc lược đồ
* Chuẩn bị : Hình 12.1: Lược đồ tự nhiên khu vực Đơng Á hình 2.1 :
Lược đồ các đới khí hậu Châu Á, máy chiếu.
* Tiến hành giáo viên yêu cầu hs quan sát lược đồ hình 12.1.Giáo viên
chiếu hình 12.1 trên máy:
? .Dựa vào hình 12.1, nêu nhận xét diện tích phần đất liền khu vực Đơng
Á?
- Chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ (83,7%).
Gv hướng dẫn học sinh phân giới hạn lãnh thổ phía Đơng và phía Tây của
khu vực phần đất liền.
Hướng dẫn hs đọc lược đồ ở mức độ 1, 2:
? Quan sát lược đồ hình 12.1, cho biết đặc điểm địa hình phía Tây phần
đất liền? Kể tên các dạng địa hình đó ?
- Phần đất liền :phía Tây có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao đồ sộ
hiểm trở , xen các bồn địa rộng.
- Các dạng địa hình tiêu biểu : Núi (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn),
sơn nguyên(Tây Tạng), bồn địa(Tarim, Tứ xuyên)
? Quan sát lược đồ hình 12,1 cho biết phần phía đơng đất liền có đặc điểm
gì ? Kể tên các dạng địa hình tiêu biểu?
- Đồng bằng rộng bằng phẳng xen đồi núi thấp
- Đồng bằng : Hoa Bắc, Hoa Trung , Hoa Nam
? Phần hải đảo có đặc điểm địa hình thế nào ?
- Là miền núi trẻ thường xuyên có động đất và núi lửa.
Mức độ 3
? Qua lược đồ hình 12,1,em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình Đơng

Á
- Đa dạng phức tạp
Tìm hiểu đặc điểm sơng ngịi


10

Đọc ở mức độ 1
? Quan sát hình 12,1, em hãy nêu tên con sông lớn ỏ khu vực Đông Á?
Nơi bắt ngn của chúng ?
- Hồng Hà ,Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung
Quốc.
- Amua bắt nguồn từ cao nguyên Mông Cổ .
Mức độ 2:
? Dựa vào lược đồ và kênh chữ cho biết sông Hồng Hà và Trường
Giang của Trung Quốc có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Đều bắt đầu từ sơn ngun Tây Tạng , cùng chảy về phía
đơng.
- Hạ lưu đều bồi đắp những đồng bằng phù sa mầu mỡ
- Khác nhau : Chế độ nước khác nhau .Hồng Hà có chế độ nước phức
tạp có lũ lớn,Trường Giang điều hoà hơn .
Mức độ 3
- Giáo viên chiếu lược đồ các đới khí hậu Châu Á hình 2.1 ,giải thích vì
sao chế độ nước của sơng Hồng Hà và Trường Giang khác nhau
- Do Hoàng Hà chảy trong nhiều miền địa hình có khí hậu khác nhau
nên chế độ nước thất thường hơn so với sông Trường Giang .
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ , giáo viên nên kết hợp
việc rèn luyện kĩ năng mơ tả đối tượng địa lí dựa vào bản đồ như mơ tả về
dãy núi , một dịng sơng, một vùng đất. Muốn cho học sinh biết cách mô tả về
một đối tượng địa lí nào đó, giáo viên nên đưa ra dàn ý nói về những nội

dung cần mơ tả cho học sinh hiểu. Ví dụ: Khi mơ tả về một dịng sơng , học
sinh mơ tả lần lượt : sông bắt nguồn từ đâu? chảy theo hướng nào? đổ nước ra
đâu? sơng lớn hay sơng nhỏ? …Từ đó khi dạy bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu
vực Đông Á . Qua quan sát lược đồ tự nhiên khu vực Đơng Á, học sinh mơ tả
được sơng Hồng Hà và sơng Trường Giang của khu vực Đơng Á có điểm
giống nhau đều bắt nguồn từ sơn nguyên nguyên Tây Tạng của Trung Quốc
chảy về phía đơng , đổ ra biển Hồng Hải và biển Hoa Đơng của Trung
Quốc , đây là hai con sông lớn chảy qua nhiều miền địa hình có khí hậu khác
nhau, phần hạ lưu của hai con sông này bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu
mỡ.


11

b/ Phương pháp chỉ vị trí các đối tượng trên bản đồ bản đồ
Khi hình thành kĩ năng tìm và chỉ vị trí các đối tượng địa lí trên bản
đồ , giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước chỉ vào kí hiệu khơng chỉ vào
chữ viết. Gi áo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng chú giải thể hiện các kí
hiệu trên bản đồ để xác định vị trí một số đối tượng . Ví dụ : dựa vào bản đồ
tự nhiên Việt Nam tìm và chỉ vị trí của sơng Hồng , dãy núi Hồng Liên
Sơn…
Điều đáng lưu ý ở đây là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chỉ vị
trí của các đối tượng trên bản đồ thế nào cho đúng . Chẳng hạn: khi chỉ vị trí
của một dịng sơng , học sinh phải chỉ xi theo dịng chảy từ thượng nguồn
đến cuối nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ một điểm trên
dịng sộng. Khi chỉ vị trí của một thành phố thị xã phải chỉ vào kí hiệu thể
hiện thành phố thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố thị xã . Khi
chỉ về một vùng lãnh thổ ( một tỉnh, khu vực, quốc gia..) thì chỉ theo đường
biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó .
Một trong những biện pháp giúp học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của

các đối tượng địa lí trên bản đồ là giáo viên lưu ý học sinh nên chú ý tới một
số dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết về hình dáng kích thước của đối tượng . Ví
dụ: lãnh thổ phần đất liền Việt Nam có dạng hình chữ S , đồng bằng sơng
Hồng có dạng giống hình tam giác. Ngồi ra giáo viên cần hướng dẫn học
sinh nên dựa vào toàn bộ khung cảnh để nhận rõ vị trí của đối tượng trong
khung cảnh đó . Nghĩa là học sinh phải nhớ đối tượng địa lí xung quanh làm
điểm tựa để nhanh chóng tìm ra vị trí địa lí của đối tượng cần tìm. Ví dụ : Khi
dạy bài : Đặc điểm địa hình Việt Nam , muốn tìm vị trí dãy Hồng Liên Sơn
thì ngồi việc nhớ đặc về độ cao là dãy núi cao nhất Việt Nam, học sinh cần
nhớ vị trí dãy núi này nằm giữa sơng Hồng và sơng Đà ở phía Tây bắc vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ. Ngược lại nếu biết vị trí của dãy Hồng Liên Sơn
thì học sinh dễ dàng tìm được vị trí của sơng Hồng và sông Đà đều chạy theo
hướng từ tây bắc xuống đông nam.
Như vậy dựa vào các kiến thức địa lý thơng qua bản đồ học sinh có thể
phân tích, giải thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý rồi rút ra
kết luận.


12

* Một loại bản đồ khác được sử dụng trong học tập địa lý cũng góp phần
rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh thêm những
hiện tượng, sự vật địa lý được giáo viên sử dụng thêm đó là bản đồ trống.
Loại này được sử dụng trong những tiết ôn tập, thực hành…
Trong quá trình học tập mơn Địa lý việc sử dụng bản đồ để rèn các kĩ
năng cho học sinh thì giáo viên phải cần có kế hoạch từng bước, liên tục bồi
dưỡng cho học sinh những tri thức về bản đồ, học tập kết hợp bản đồ dần dần
hình thành thói quen nhớ lâu hiểu sâu, khi không trực tiếp sử dụng bản đồ thì
các em vẫn hình dung được.
Giáo viên cũng cần chú ý kết hợp đối tượng trên bản đồ với thực tế địa

phương (nếu có).
c/ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ những tranh
ảnh về địa lý:
- Tranh ảnh là một phần của đồ dùng dạy học trong q trình dạy học,
khơng chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy
cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì Địa lý 8 đa số các tranh ảnh chỉ
được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế.
- Trong giảng dạy địa lý, việc quan sát các sự vật, hiện tượng q
trình địa lý xảy ra trong các khơng gian lãnh thổ khác nhau khơng phải lúc
nào cũng làm được,vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm
cụ thể cũng rất hạn chế.
- Để bổ khuyết cho nhược điểm này, trong quá trình dạy học địa
lý,giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng
và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số phương tiện dạy học như: tranh ảnh

- Cần xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của
đối tượng mà chúng biểu hiện.Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh
có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và
khái niệm.
Ví dụ 1: Dạy bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Giáo viên sử dụng ảnh cảnh quan rừng ngập mặn treo tường tiêu biểu cho
hệ sinh thái rừng ngập mặn. Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh rừng ngập
mặn treo tường ,và mô tả . Qua quan sát ảnh địa lí trên giúp học sinh nắm


13

được hệ sinh thái rừng ngập mặn nằm ven biển, hải đảo. Sống trong môi
trường ngập mặn là những cây ưa mặn như đước sú, vẹt…,chim thú…Ý
nghĩa của hệ sinh thái rừng ngập mặn với môi trường vùng ven biển như

chống bão….
Ví dụ 2: Dạy bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Giáo viên sử dụng các bức ảnh trong sách giáo khoa hình: 38.1, 38.2,38.4
yêu cầu học sinh quan sát kết hợp với câu hỏi gợi ý của giáo viên , học sinh
sẽ hình dung được các loài động vật quý hiếm của Việt Nam và giáo dục học
sinh có ý thức bảo vệ chúng.
Qua bức ảnh 38.3 yêu cầu học sinh quan sát mô tả cảnh rừng bị chặt phá
làm nương rẫy, học sinh sẽ hình dung được nguyên nhân dẫn tài nguyên rừng
nước ta bị thu hẹp là do bị chặt phá làm nương rẫy ảnh hưởng xấu tới mơi
trường sinh thái. Từ đó giúp học sinh có ý thức bảo vệ rừng.
4. Kết quả
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng phương pháp sử dụng đồ
dùng ( bản đồ, lược đồ tranh ảnh) trong dạy học mơn Địa lí 8 ở khối lớp 8 tơi
có kết quả như sau:
Năm học 2021-2022
Mức độ
Chưa biết sử dụng
SL
%
Lớp
8A ( 42 hs)
3
7,1
8B (44 hs)
4
9,1

Biết sử dụng
SL
%

11
26,2
12
27,3

Sử dụng tốt
SL
%
28
66,7
28
63,6

Kết quả này chứng tỏ việc vận dụng những kinh nghiệm trên trong thời
gian qua đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Mặc dù kết quả chưa cao
chưa được theo mong muốn của bản thân nhưng đã có sự khởi sắc về chất
lượng học tập . Số học sinh chưa biết sử dụng bản đồ lược đồ tranh ảnh đã
giảm. Các em hứng thú nhiều hơn với môn học.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giờ dạy bộ
môn Địa lý 8 đặc biệt là thơng qua bản đồ, tranh ảnh…nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh là một khâu rất quan trọng trong q trình dạy học bộ
mơn Địa lý nói chung và mơn Địa lý 8 nói riêng. Giáo viên phải biết kết hợp


14

chặt chẽ giữa việc sử dụng đồ dùng dạy học với nhiều phương pháp dạy học
khác. Các phương tiện sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh

nội dung bài học, nhưng khi sử dụng phải chú ý phát triển tư duy, rèn luyện
các kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn
đề, quan sát….Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các hiện tượng địa lý
được phản ảnh trên bản đồ, tranh ảnh từ đó rút ra những kết luận về kiến thức
theo mục tiêu bài học đã đặt ra. Vì vậy, trong phương pháp sử dụng có hiệu
quả các loại đồ dùng dạy học là việc làm khó địi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ cả
hai phía: thầy và trò để đem lại kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng bộ môn
Địa lý.
Việc nghiên cứu thực trạng, áp dụng rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ
lược đồ tranh ảnh trong dạy học mơn Địa lí 8 góp phần tạo cho bản thân cá
nhân tơi tự tin hơn trong cơng tác giảng dạy của mình. Đặc biệt kích thích
tinh thần ham học của học sinh và sự quan tâm đầu tư của phụ huynh và nhà
trường. Từ đó tạo địn bẩy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường trong năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học nhất là các
tranh ảnh bản đồ, lược đồ để tạo hứng thú cho môn học đồng thời để rèn kĩ
năng thực hành cho học sinh.
Đối với nhà trường cần tu sửa trang thiết bị dạy học khi bị hỏng, rách
để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học
được tốt hơn.
Trên đây là kinh ngiệm của tôi khi sử dụng đồ dùng bản đồ lược đồ tranh
ảnh trong dạy học mơn Địa lí 8. Rất mong được sự góp ý của quý đồng
nghiệp và hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
Tôi xin trân thành cảm ơn.
........................, ngày 16 tháng 12
năm 2022
Xác nhận của HĐKH cấp trường

Người thực hiện



15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 8 : Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2. Bản đồ học : Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội


16

MỤC LỤC


17

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Giới hạn nghiên cứu
II. Nội dung nghiên cứu
5. Cơ sở lí luận
6. Cơ sở thực tiễn
7. Biện pháp tiến hành
8. Kết quả
III. Kết luận và kiến nghị
4. Kết luận
5. Kiến nghị

6. Mục lục

1
1
1
2
2
2
2
3
4-10
11
12
12
15



×