ÁP DỤNG KỸ THUẬT LÂM SINH ĐỂ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO BỆNH
PHẤN HỒNG GÂY RA TRÊN RỪNG TRỒNG KEO LAI
Nguyễn Thị Lề, Phạm Thế Dũng
Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trong những năm gần đây năng suất rừng trồng keo lai (giống lai tự nhiên) giữa
keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) có rất
nhiều triển vọng và đang khẳng định được vai trò của loài cây này trong cơ cấu
cây trồng chính làm nguyên liệu giấy. Do có các đặc điểm ưu việt về tỷ lệ sống
cao, khả năng sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn (7-8 năm), tính thích
nghi cũng như tác dụng cải thiện độ phì đất cao, keo lai đã và đang mang lại hiệu
quả về giá trị kinh tế và sinh thái môi trường. Tuy nhiên, một số khu rừng trồng
keo lai có mật độ trồng từ 1100 –1600cây/ha, cây sinh trưởng tốt trong những năm
đầu, nhưng khi 3 – 4 năm tuổi, rừng bắt đầu khép tán, bệnh hại đã bắt đầu xuất
hiện làm ảnh hưởng xấu đến năng suất rừng trồng. Để có cơ sở khoa học cho việc
khuyến cáo áp dụng những biện pháp lâm sinh nhằm giảm thiểu thiệt hại gây ra
trên rừng trồng keo lai, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ hại trên khu thí nghiệm
mật độ rừng trồng.
Khu vực nghiên cứu tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Lập, huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước, và được tiến hành từ tháng 6 -12 năm 2003.
Khí hậu của vùng là nhiệt đới nóng ẩm với nhiệt độ trung bình hàng năm 27,3°C
với độ ẩm trung bình hàng năm 81,2% với biến động theo mùa nhỏ. Tổng lượng
mưa trung bình hàng năm là 2.686mm (từ 2333 đến 2900mm), tổng lượng bốc hơi
hàng năm 28 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4.
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định tác nhân gây bệnh rừng trồng keo lai.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng keo lai đến tỷ lệ bệnh hại của hai dòng keo
lai tuyển chọn.
- Thử nghiệm một số loại thuốc nhằm giảm thiểu tác hại của bệnh.
2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Xác định nguyên nhân gây bệnh rừng trồng keo lai.
Điều tra tỷ lệ bệnh hại theo các mật độ trồng khác nhau của hai dòng keo lai được
tuyển chọn.
Thử nghiệm các loại thuốc trừ bệnh hại cho hai dòng keo lai.
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng keo lai bằng hom 3 năm tuổi có mật độ trồng
như sau:
TT
Ký hiệu dòng keo lai
Mật độ trồng, cây /ha Cự li trồng, m
1 PV03 1111 3 x 3
1428 3,5 x 2
2
TB06 1111
1428
3 x 3
3,5 x 2
- Thuốc trừ bệnh dùng trong thử nghiệm :
+ Thuốc Dethamin M –45 nồng độ sử dụng 0,1%.
+ Thuốc Bordeaux 1% (CuSO
4
:CaO:H
2
O = 1:2:10).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thực hiện nội dung NC 1: Xác định tác nhân gây bệnh thông qua mô tả
triệu chứng bệnh hại ngoài hiện trường. Quan sát và mô tả tổ chức bệnh
trong phòng thí nghiệm bằng kính lúp cầm tay. Thu thập mẫu điển hình quan
sát sợi nấm, cơ quan sinh sản của nấm tại phòng thí nghiệm bằng kính hiển vi
soi nổi và kính hiển vi quang học.
- Thực hiện nội dung NC 2: Sử dụng phương pháp điều tra tỷ lệ bệnh hại trên thí
nghiệm về mật độ trồng rừng cho hai dòng keo lai là PVO3, TBO6. Diện tích khu
vực thí nghiệm là 12.960m
2
(240 x 54 m). Mỗi dòng có diện tích 6.480m
2
. Diện
tích ô tiêu chuẩn khảo sát 450m
2
đối với mật độ 1111c/ha và 350m
2
đối với mật độ
1428cây/ha. Số cây điều tra có trong ô tiêu chuẩn là 50 cây. Thí nghiệm lặp lại 3
lần. Thu thập số liệu 3 lần vào các tháng 7; 9; và 12.
- Thực hiện nội dung NC 3: Khảo nghiệm hai loại thuốc trên hai khu trồng có mật
độ trồng và dòng keo lai khác nhau. Thu thập số liệu: theo dõi trước khi xử lý
thuốc 1 ngày sau khi xử lý thuốc 15 ngày; 1 tháng; và 2 tháng.
Thuốc Dethamin M–45 nồng độ sử dụng 9ml% phun xịt vòng quanh vết bệnh theo
hướng từ dưới lên.
Thuốc Bordeaux 1% (CuSO
4
:CaO:H
2
O = 1:2:10) quét vòng quanh vết bệnh bằng
chổi bông cỏ và quét từ dưới lên.
Chỉ tiêu đánh giá bệnh hại: Chỉ tiêu đánh giá bệnh hại là tỷ lệ bệnh hại trên các ô
thí nghiệm được ký hiệu và tính theo công thức sau:
Tỷ lệ bệnh hại T = Số cây bị hại / Tổng số cây điều tra (%)
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Nguyên nhân gây bệnh
- Triệu chứng của bệnh: Bệnh do một loại nấm ký sinh vỏ cây và thân cây thường
xuất hiện vào đầu mùa mưa. Vết bệnh dễ nhận bằng mắt thường là các đám màu
trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ thân cây hay ở cành lớn. Vị trí gây bệnh thường ở
2/3 chiều cao thân cây, nơi thân hay cành bị che bóng.
- Quan sát bằng kính lúp cầm tay nơi bị bệnh có nhiều sợi nấm nhỏ màu trắng mọc
trên bề mặt vỏ cây. Giai đoạn sau, sợi nấm ăn sâu vào lớp vỏ hình thành nên
những mụn nhỏ màu hồng da cam. Đến cuối mùa mưa, lớp màu hồng da cam nhạt
dần và trở nên màu trắng bẩn. Vỏ cây bị nứt ra, sợi nấm xâm nhập vào thân cây.
Lá cây từ chỗ bị nhiễm bệnh lên đến ngọn bị héo, cây bị nặng khi có gió lớn dễ
dàng bị gãy nơi bị bệnh, thông thường cây không chết nhưng từ đó mọc ra các
chồi mới.
- Kết quả phân loại và xác định tên loại nấm trong phòng thí nghiệm cho thấy tên
bệnh được gọi là Bệnh phấn hồng . Nguyên nhân gây bệnh do nấm Corticium
salmonicolor,một loại nấm ký sinh và gây bệnh với nhiều loài cây chủ như bạch
đàn, keo, điều …. Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân cây xuyên
qua lớp vỏ phá hủy tầng libe làm chết cành và ngọn cây từ vị trí xâm nhiễm. Nấm
gây bệnh mạnh ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Bệnh phấn hồng thường
gây bệnh cho cây trồng ở những vùng có lượng mưa cao (2000 mm/năm) và xuất
hiện vào mùa mưa. Nấm bệnh lây lan và xâm nhiễm vào cây thông qua gió và
nước. Qúa trình hình thành và nảy mầm của bào tử trong điều kiện ẩm ướt.
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh hại của hai dòng keo lai
Kết quả điều tra lần cuối cùng vào tháng 12 năm 2003, được chỉ ra trong bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh hại
của hai dòng keo lai PV03 và TB06
Tỷ lệ bị
bệnh
T (%)
Các chỉ số thống kê
Dòng
Keo lai
Mật
độ,
cây/ha
Lặ
p
1
Lặ
p
2
Lặ
p
3
Tỷ lệ bị
bệnh
trung
bình
T (%)
S S,% Ftính P-value
F bảng
1111 21
31
20
24.00 6.0828
25.34
3.094059
0.153397
7.7086
5
PV03
1428 27
32
38
32.33 5.5076
17.03
1111 13
14
15
14.00 1.0000
7.14 13.72857
0.020741
7.7086
5
TB06
1428 19
26
28
24.33 4.7258
19.42
Nhận xét :
* Qua kết quả điều tra ở hiện trường cho thấy:
- Dòng PVO3
+ Mật độ trồng: 1111cây/ha có tỷ lệ bệnh hại dao động từ 20 - 31%.
+ Mật độ trồng 1428 cây/ha có tỷ lệ bệnh dao động từ 27 – 38%.
- Dòng TBO6
+ Mật độ trồng 1111cây/ha có tỷ lệ bệnh hại dao động từ 13 - 15%.
+ Mật độ trồng 1428cây/ha có tỷ lệ bệnh hại dao động từ 19 - 28%.
Như vậy, cả hai dòng keo lai đều có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh hại giữa các mật độ
rừng trồng. Sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê được ghi nhận ở dòng TB06
(Ftính="13.72" >Fchuẩn ="7.70)." Ở mật độ 1111cây/ha, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp
hơn ở mật độ 1428cây/ha. Kết quả này cho thấy nếu trồng mật độ càng dày, nguy
cơ bị bệnh càng cao.
* Xét về khả năng kháng bệnh của các dòng keo lai cho thấy: Ở cả hai mật độ
trồng khác nhau, dòng PV03 đều có tỷ lệ bệnh hại lớn hơn dòng TB06. Ở mật độ
1111 cây/ha, tỷ lệ bệnh bình quân của dòng PVO3 là 24% và dòng TBO6 là14%.
Ở mật độ 1428 cây/ha, tỷ lệ bệnh bình quân của dòng PVO3 là 32.33% và dòng
TBO6 24.33%.
Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ bệnh hại của hai dòng keo lai
Tỷ lệ bệnh hại trên cây keo lai điều tra tại Tân Lập, Bình Phước 2003
3.3. Diễn biến tỷ lệ bệnh hại (%) trên cây keo lai qua các kỳ điều tra
Bệnh hại keo lai chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa, khi độ ẩm trong rừng cao và
rừng đã khép tán. Tuy nhiên, cần xem xét diễn biến tỷ lệ bệnh hại trong suốt mùa
mưa khoảng 5-6 tháng làm cơ sở đề xuất thời điểm tác động làm giảm thiểu ảnh
hưởng của bệnh hại. Kết quả nghiên cứu được ghi nhận trong biểu 2.
Biểu 2. Diễn biến tỷ lệ bệnh hại (%) trong mùa mưa
Kỳ điều tra Lần 1 – tháng 7 Lần 2- tháng 9 Lần 3- tháng 12
Dòng TB06
Mật độ 1111 c/ha 32 36 36
Mật độ 1428 c/ha 21 33 36
Dòng PV03
Mật độ 1111 c/ha 27 37 37
Mật độ 1428 c/ha 14 21 24
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh hại đều gia tăng trong suốt mùa mưa trên cả hai yếu tố mật độ trồng và
dòng keo lai. Như vậy bệnh phấn hồng phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện
ẩm độ cao. Về mùa khô ẩm độ thấp bệnh không phát triển và lây lan.
3.4. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh
Việc sử dụng thuốc hoá học làm giảm thiểu tác hại của bệnh đã được áp dụng rất
phổ biến trong trồng cây ăn quả, điều, tiêu và cây cao su ở các tỉnh miền Đông
Nam Bộ. Đối với cây lâm nghiệp, trong điều kiện thâm canh tăng năng suất, bên
cạnh việc sử dụng các dòng kháng bệnh, giải pháp sử dụng thuốc hoá học làm
giảm thiểu bệnh hại là hướng cần được quan tâm. Kết quả nghiên cứu sử dụng
thuốc trừ bệnh được trình bày trong biểu 3.
Biểu 3. Ảnh hưởng của sử dụng thuốc đến tỷ lệ bệnh hại (%) của hai dòng keo lai
trồng ở các mật độ khác nhau.
Thuốc Bordeaux 1%
Thuốc Dethamin M-45
1 %
Sau khi xử lý ( ngày) Sau khi xử lý ( ngày )
Dòng keo lai
Trước khi
xử lý
thuốc
(%)
15 30 60 15 30 60
PVO3
- Mật độ 1428 c/ha 32 28 30 30 38 38 40
- Mật độ 1111 c/ha 21 16 16 16 20 20 23
TBO6
- Mật độ 1428 c/ha 27 19 21 21 29 29 31
- Mật độ 1111 c/ha 14 13 13 13 18 20 20
Nhận xét
* Kết quả thử nghiệm xử lý thuốc hóa học ở biểu 3 cho thấy đối với thuốc
Bordeaus 1%, có làm giảm tỷ lệ bệnh hại đối với dòng keo PVO3 ở mật độ
1428c/ha từ 32% xuống 28% và mật độ 1111c/ha giảm từ 21% xuống 16% sau 15
ngày phun thuốc. Tương tự, với dòng keo TBO6 ở mật độ 1428 c/ha giảm từ 27%
xuống 19% và ở mật độ 1111c/ha, giảm từ 14% xuống 13%. Như vậy, việc sử
dụng thuốc hóa học cũng làm giảm tỷ lệ bệnh hại nhưng ảnh hưởng không lớn.
* Hiệu quả của thuốc giảm dần theo thời gian, như ở mật độ trồng 1428c/ha. Hiệu
quả của thuốc chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 15 ngày.
* Đối với thuốc Dethamin M-45, hầu như không tác động làm giảm tỷ lệ bệnh hại
trên cả hai dòng keo lai ở các mật độ rừng trồng khác nhau.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Mật độ rừng trồng keo lai 1111 cây/ha có tỷ lệ thiệt hại do bệnh phấn hồng
gây ra thấp hơn trung bình 8% so với mật độ trồng 1428 cây /ha.
2. Dòng keo lai TBO6 có khả năng kháng bệnh cao hơn so với dòng PVO3.
3. Bệnh phấn hồng lây lan mạnh suốt trong thời gian mùa mưa -từ tháng 7-12
trong năm.
4. Trong hai loại thuốc khảo nghiệm, thuốc Bordeaux 1% có hiệu qủa làm
giảm tỷ lệ bệnh hại, trong khi thuốc Dethamin M-45 hầu như không có tác
dụng.
4.2. Khuyến nghị
1. Cần tiếp tục khảo sát khả năng kháng bệnh phấn hồng của các dòng keo lai.
2. Nghiên cứu tỉa thưa và vệ sinh rừng trồng nhằm giảm thiểu tỷ lệ bệnh hại.
Tài liệu tham khảo.
- Kenneth M.Old, Lee Su See, Jyoti K.Sharma, Zi Qing Yuan, 2000. A manual of
diseases of Tropical Acacia in Australia, South – East Asiaand India. CIFOR,
CSIRO, ACIAR.
Application of silvicultural techniques to reduce damage caused by pink
disease to acacia hybrid plantation
Summary
Acacia hybridusually suffers from pink disease in rainy season. Study on acacia
hybrid plantation in Tan Lap, Binh Phuoc shows that the ratio of diseased trees in
plantation of planting density 1111 trees/ha is smaller than that in plantation of
planting density 1428 trees/ha. The disease lasts through out the raining season
from July to December, ill-effecting the tree growth and sometimes breaks the
trees in severe cases. Bordeaux1% can reduce the ratio of diseased trees but the
effect of this fungicide does weaken with time. The use of Dethamin M-45 has not
been found effective. Of the two acacia hybrid clones tried, TB06 is more
resistant to the disease than PV03.