Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu khoa học " HỆ THỐNG HOÁ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.67 KB, 13 trang )

HỆ THỐNG HOÁ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO
TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Trần Văn Con
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Rừng trồng là hệ thống các lâm phần rừng được thiết lập từ đất chưa có rừng hoặc
được tái tạo lại từ đất rừng đã bị khai thác trắng để lấy gỗ hay để canh tác nông
nghiệp (nương rẫy). Trồng rừng là hoạt động của con người nhằm thiết lập mới
hoặc tái tạo lại các lâm phần rừng với các mục đích khác nhau: sản xuất gỗ, lâm
sản (rừng sản xuất), phòng hộ nông nghiệp, chắn gió, cát bay, ngăn mặn (rừng
phòng hộ) hay để bảo tồn các nguồn gen, các loài qui hiếm, có nguy cơ diệt chủng,
để nghiên cứu khoa học (rừng đặc dụng).
Khi rừng tự nhiên bị giảm sút và đe doạ thì loài người bắt tay vào trồng rừng. Ở
nước ta, các bước sơ khai có tính chất thăm dò, thí nghiệm trong trồng rừng đã
được tiến hành từ thời kỳ Pháp thuộc. Từ năm 1930-1941 cả nước đã trồng được
13.700 ha rừng (Bộ NN&PTNT, 2001). Trong thời kỳ 1945-1954, mặc dù bận
trăm công ngàn việc của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hoà cũng đã có chính sách phát triển trồng cây gây rừng (Thông tư số
366 TTg ngày 12/3/1954) và vận động nhân dân trồng cây. Tuy nhiên, công tác
trồng rừng thực sự phải kể từ năm 1954 và trải qua các thời kỳ sau đây: (i) Thời kỳ
1954-1975: qui mô trồng rừng nhỏ, khoảng 50.000/ha/năm. Các loài cây trồng
rừng chủ yếu là thông, mỡ và bồ đề. Kỹ thuật trồng rừng trong giai đoạn này rất
kém, giống cây trồng không được chọn lọc, tỷ lệ thành rừng rất thấp, khoảng 30%.
(ii) Thời kỳ 1976-1985: qui mô trồng rừng cả nước đạt mức 160.000 ha/năm. Các
loài cây chủ yếu: thông, mỡ, bạch đàn, tếch, lát, sao dầu. Kỹ thuật đã có một số
tiến bộ, giống đã được chọn lọc ở một số loài. Tuy nhiên, tỷ lệ thành rừng cũng
mới chỉ đạt khoảng 50%; năng suất rừng trồng rất thấp: 3-5 m
3
/ha/năm. (iii) Thời
kỳ 1986-đến nay: qui mô trồng rừng bình quân khoảng 200.000 ha/năm. Tập đoàn
cây trồng rừng đã được mở rộng lên hàng trăm loài; tuy nhiên, các loài có qui mô
trồng lớn trên 100 ha cũng dừng lại trên dưới chục loài mà chủ yếu vẫn là bạch


đàn, keo, thông và một số loài cây bản địa lá rộng. Kỹ thuật trồng rừng đã có một
số tiến bộ, giống được cải thiện, các kỹ thuật cao trong sản xuất cây con đã được
áp dụng. Năng suất rừng tăng lên rõ rệt: đạt 9-10 m
3
/ha/năm; có những nơi đạt trên
25m
3
/ha/năm. Tỷ lệ thành rừng khá hơn: 70-80%. Tóm lại, công tác trồng rừng ở
nước ta ngày càng được chú trọng và trở thành hoạt động chính trong ngành lâm
nghiệp thay cho hoạt động khai thác là chủ yếu trong các thời kỳ trước đây. Tính
đến nay (2005) diện tích rừng trồng trong toàn quốc đã đạt con số 2 triệu ha (số
chính thức có đến 31/12/2002là 1.919.569 ha) (Bộ NN&PTNT, 2003).
Chuyên đề này nhằm mục đích hệ thống hoá các kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong
trồng rừng sản xuất ở vùng miền núi phía bắc Việt Nam.
1. Tổng quan về hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho trồng
rừng sản xuất ở nước ta
Công tác trồng rừng bao gồm các công đoạn sản xuất sau đây:
1. Chuẩn bị đất trồng rừng: chọn lập địa, xử lý thực bì, làm đất, cuốc hố
2. Chọn loài cây trồng và chuẩn bị giống: chọn giống và sản xuất cây con
3. Thiết lập rừng trồng: trồng chính, trồng dặm và chăm sóc/bảo vệ vài năm đầu.
Nuôi dưỡng rừng trồng: bảo vệ, tỉa thưa, phòng chống sâu bệnh/lửa rừng, trồng bổ
sung cây dưới tán
Hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp trong trồng rừng bao gồm:
 Kỹ thuật làm đất: thủ công, cơ giới; cục bộ, toàn diện
 Kỹ thuật xử lý thực bì: khai hoang cơ giới, phát đốt thủ công, xử lý hoá
học
 Kỹ thuật bón phân: loại phân, liều lượng, thời điểm bón, cách thức bón
 Kỹ thuật chọn giống và sản xuất cây con
 Kỹ thuật tạo rừng: phương thức trồng rừng, phương pháp trồng rừng
 Kỹ thuật xử lý lâm phần: chăm sóc, quản lý sâu bệnh, lửa rừng, tỉa thưa,

trồng dưới tán
Các biện pháp kỹ thuật này liên quan đến đối tượng tác động. Đối tượng tác động
được hiểu là các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của rừng trồng, vì mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau của rừng trồng có những đặc trưng cấu trúc và thuộc tính
khác nhau và cần có các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau. Để hệ thống hoá
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, trước hết chúng ta cần phân loại các giai đoạn
phát triển của rừng trồng như là đối tượng tác động của các biện pháp kỹ thuật:
TT Đối tượng Ký hiệu Mô tả Kỹ thuật tác động
1 Đất trồng rừng Wo Đất trống, đất chưa có
rừng, đất rừng vừa khai
thác
Xử lý thực bì, nhổ và
gom gốc cây, làm đất,
cuốc hố, chọn giống,
trồng rừng
2 Rừng non W
1
Rừng vừa mới trồng
chưa khép tán, tuổi từ
Trồng dặm, làm c
ỏ, bảo
vệ trâu bò, quản lý sâu
1-3 năm bệnh
3 Rừng khép tán W
2
Thân cây có nhiều c
ành
thấp tạo ra tán rậm, có
độ tàn che cao, tuổi 3-4
năm

Chăm sóc, bảo vệ, tỉa
thưa, tỉa cành để điều
chỉnh không gian dinh
dưỡng
4 Rừng sào W
3
Các cành thấp đã được
tỉa thưa (tự nhiên hay
nhân tạo) cây gổ nhỏ,
hình sào
Quản lý sâu bệnh, lửa
rừng, điều chỉnh mật
độ, không gian dinh
dưỡng bằng tỉa thưa
5 Rừng trung niên W
4
Cây gỗ ở tuổi trung
niên, đang giai đoạn
sinh trưởng mạnh
Tỉa thưa, điều chỉnh
mật độ
6 Rừng thành thục

W
5
Rừng đã thành thục về
công nghệ (đạt tiêu
chuẩn sản phẩm) hoặc
về sinh học (cây ngừng
sinh trưởng)

Khai thác, chuyển hoá
thành rừng hỗn giao
nhiều cấp tuổi
2. Đánh giá chung về những thành tựu lâm sinh áp dụng cho trồng rừng sản
xuất
Trong phần này chúng tôi chỉ tập trung đánh giá các thành tựu kỹ thuật lâm sinh
mà không bàn về các kỹ thuật xử lý thực bì hay làm đất tuy có liên quan rất mật
thiết với lâm sinh nhưng có tính chất cơ giới nhiều hơn. Các trọng tâm đánh giá
những thành tựu kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho trồng rừng sản xuất là: các kỹ
thuật và công nghệ chọn giống; kỹ thuật và công nghệ tạo cây con, kỹ thuật trồng
rừng và xử lý lâm sinh.
2.1. Các thành tựu về chọn giống cây lâm nghiệp
Thành tựu lớn nhất và được áp dụng rộng rãi trong trồng rừng sản xuất trước hết
phải nói đến công tác chọn và cải thiện giống cây trồng lâm nghiệp. Đây là một
lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên rất cao cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
trong nhiều năm qua, mang lại những bước nhảy vọt góp phần nâng cao năng suất
và chất lượng rừng trồng, đặc biệt đối với các loài mọc nhanh cung cấp nguyên
liệu giấy như keo lai, bạch đàn. Các thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực giống cây
lâm nghiệp đã được đúc kết thành hệ thống qui trình, qui phạm và tiêu chuẩn áp
dụng trong sản xuất (Bộ NN&PTNT, 2001).
Cho đến nay đã có gần 50 giống cây lâm nghiệp được công nhận và sử dụng có
hiệu quả trong trồng rừng sản xuất.
Mặc dù có các thành tựu đó, nhìn chung phần lớn các chủ dự án trồng rừng vẫn sử
dụng giống có nguồn gốc không rõ ràng. Nguyên nhân là chưa có qui chế quản lý
và kiểm soát chuỗi hành trình của nguồn giống từ vật liệu ban đầu (lâm phần,
vườn giống, cây mẹ, dòng ) đến các sản phẩm cuối cùng (hạt, mô, hom) và cấp
chứng chỉ cho các sản phẩm đó. Thậm chí khi đã có qui chế, thì việc chấp hành
vẫn không nghiêm túc. Ví dụ đối với keo và bạch đàn lai, nhiều nơi vẫn trồng
bằng hạt, trong khi Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có qui định đối với các loài này
bắt buộc phải trồng bằng cây con tạo bằng công nghệ mô, hom.

2.2. Các thành tựu trong kỹ thuật tạo cây con.
Bên cạnh các thành tựu trong lĩnh vực chọn và cải thiện chất lượng giống, kỹ thuật
tạo cây con cũng đạt được những thành tựu vượt bậc. Các kỹ thuật tạo cây con có
bầu trong vườn ươm cho các loài cây trồng rừng chủ yếu như thông, mỡ , bồ đề,
các cây bản địa lá rộng khác đã được phát triển và xây dựng qui trình qui phạm áp
dụng trong sản xuất. Đặc biệt công nghệ sản xuất cây con bằng kỹ thuật cao như
giâm hom, nuôi cấy mô cũng được phát triển nhanh chóng, nhất là đối với các loài
cây mọc nhanh như cây keo lai, bạch đàn europhylla, pelísta, bạch đàn lai
Không kể các vườn ươm công nghệ cao qui mô nhỏ, đã có khoảng 10 vườn ươm
nhân giống bằng công nghệ cao (hom, mô) có công suất hàng triệu cây con/năm
rải ra trên các vùng Bắc Trung Nam để trồng rừng sản xuất tập trung đối với một
số loài cây chủ lực.
2.3. Các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng
Các nghiên cứu về chọn loài cây trồng và lập địa thích hợp trong trồng rừng đã
được ưu tiên nghiên cứu, và đã có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, phần lớn
các kết quả nghiên cứu này chưa được chuyển thành qui trình hay hướng dẫn kỹ
thuật cho các cơ sở sản xuất áp dụng. Vì vậy, rất nhiều chủ trồng rừng vẫn còn khá
lúng túng trong việc chọn lập địa và chọn loài cây trồng thích hợp. Cơ cấu cây
trồng rừng đã được xác định cho từng vùng kinh tế-sinh thái theo QĐ 680 ngày
15/8/1986 của Bộ Lâm nghiệp, từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu bổ sung
nâng số lượng loài cây khuyến cáo lên rất nhiều, trong đó đặc biệt chú ý đến số
lượng các loài cây bản địa. Tuy nhiên trong trồng rừng sản xuất để cung cấp
nguyên liệu, các loài cây thông, bạch đàn, keo luôn là những loài chủ lực. Những
năm gần đây, luồng và một số loài tre lấy măng cũng có chổ đứng trong nhóm cây
được ưa thích. Các loài cây đặc sản được quan tâm nhiều nhất là quế, sở, hồi (phía
Bắc) và bời lời (Tây Nguyên). Ngoài ra cũng có một số loài cây gỗ lớn có triển
vọng về thị trường tiêu thụ và được người trồng rừng chấp nhận như xà cừ, lát
mêhicô, xoan ta, gáo
Phương thức trồng rừng đã có những tiến bộ từ trồng thuần loài (thông, bồ đề, mở,
bạch đàn ) đến trồng hỗn loài, trồng cây phù trợ “tạo áo” nâng cao độ ổn định

sinh thái của các hệ sinh thái rừng trồng. Các kỹ thuật về thời vụ trồng, mật độ
trồng tối ưu, tiêu chuẩn cây con đem trồng cũng đã được ứng dụng. Một số loài đã
có qui trình trồng rừng và quản lý rừng trồng như: thông, bồ đề, bạch đàn, keo và
được các cơ sở sản xuất áp dụng.
Các thành tựu trong trồng rừng thâm canh với suất đầu tư cao để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm rừng trồng đã được áp dụng đối với trồng rừng cung
cấp nguyên liệu. Các biện pháp kỹ thuật mũi nhọn trong trồng rừng thâm canh là
giống, phân bón và kỹ thuật làm đất.
Về kỹ thuật bón phân, đã có những thành tựu trong việc xác định lượng phân hữu
cơ vi sinh và NPK tổng hợp để bón lót và bón thúc cho các loài cây trồng. Tuy
nhiên, đối với từng loài cụ thể, trên từng lập địa và điều kiện đất đai cụ thể và từng
giai đoạn phát triển thì kỹ thuật bón phân từ việc chọn loại phân, lượng bón, thời
điểm bón vẫn chưa được xác định một cách hợp lý, có căn cứ.
Kỹ thuật làm đất bằng phương thức cày toàn diện hoặc theo băng đã được áp dụng
trên đất xám, tương đối bằng phẳng ở Đông Nambộ. Trên đất phèn ở Tây Nambộ,
các kỹ thuật làm đất bằng líp, ụ nổi đã được áp dụng. Ngoài những tiến bộ đó thì
kỹ thuật làm đất chỉ là cuốc hố 30x30x30 hay 40x40x40cm được sử dụng phổ biến
nhất.
2.4. Các thành tựu trong kỹ thuật quản lý lâm phần rừng trồng.
Trồng được rừng đã khó, quản lý bảo vệ rừng sinh trưởng phát triển tốt càng khó
hơn và đòi hỏi các kỹ thuật phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại, chăm sóc tỉa
thưa và các biện pháp xử lý lâm phần khác như đưa thêm cây bản địa vào các rừng
trồng thuần loài, đa dạng hoá lâm sinh để tạo ra các hệ sinh thái gần với tự nhiên
và bền vững về sinh thái. Các kỹ thuật đã được ứng dụng:
- Qui trình phòng chống bệnh rơm lá thông. QTN 13-78 ban hành kèm theo quyết
định 1201 ngày 5/7/1978của tổng cục lâm nghiệp.
- Qui phạm phòng chống cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số rừng
dễ cháy khác. QPN 8-96 ban hành kèm theo quyết định 801 ngày 26/5/1996của Bộ
Lâm nghiệp.
- Qui trình phòng trừ ong ăn lá mỡ. QTN 16-79 ban hành kèm theo quyết định

1148 ngày 26/11/1979của Tổng cục Lâm nghiệp
- Quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu xanh ăn lá bồ đề. QTN 23-83 ban hành kèm
theo quyết định 218 ngày 2/3/1983của Tổng cục Lâm nghiệp.
Và hàng loạt các qui trình về chăm sóc, tỉa thưa rừng. Trong chăm sóc rừng trồng,
trước đây chỉ qui định chăm sóc đến năm thứ ba, hiện nay thời gian chăm sóc đã
được tăng lên đến năm thứ tư, thứ năm.
2.5 Đánh giá chung.
Các thành tựu kỹ thuật lâm sinh được ứng dụng trong trồng rừng sản xuất đã từng
bước góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng; từ năng suất bình
quân 8-9 m
3
/ha hiện nay đã tăng gần gấp hai lần, cụ thể (Nguyễn Xuân Quát et al,
2003):
- Rừng trồng bạch đàn europhylla bằng cây mô đạt năng suất 16 m
3
/ha/năm ở tuổi
7-8 ở Bắc bộ và trung Trung bộ.
- Bạch đàn caman trồng bằng hạt đạt 15 m
3
/ha/năm ở tuổi 8-9 ở miền Trung và
hơn 16 m
3
/ha/năm ở Đông Nam bộ.
- Keo tai tượng trồng bằng hạt cho năng suất 17-18 m
3
/ha/năm ở tuổi 8 ở miền
Bắc; thâm canh cao ở miền Nam có thể đạt 20-25 m
3
/ha/năm.
- Keo lai trồng bằng hom ở nhiều vùng đã đạt năng suất 20m

3
/ha/năm ở tuổi 7 năm
và có những khu rừng thí nghiệm đạt 30-35m
3
/ha/năm.
3. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiện nay vào trồng
rừng sản xuất ở các tỉnh phía Bắc
Các tỉnh phía Bắc bao gồm ba vùng kinh tế sinh thái: Vùng Tây Bắc (Hoà Bình,
Lai Châu và Sơn La), Vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang) và Vùng Trung tâm (Hà Giang, Yên Bái, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai). Các loài cây trồng ưu tiên cho trồng
rừng sản xuất ở các vùng này bao gồm: nhóm các loài keo, các loài bạch đàn, các
loài thông và các loài tre luồng để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ và gỗ
gia dụng.
Các thành tựu về kỹ thuật lâm sinh nói ở phần trên đã được áp dụng đặc biệt với
nhóm loài nguyên liệu, gỗ nhỏ có chu kỳ ngắn. Thông qua các chương trình, dự
án, đáng lưu ý là dự án trồng rừng KfW1 ở các tỉnh vùng Đông Bắc, trồng rừng
nguyên liệu giấy ở các tỉnh vùng Trung tâm, các kỹ thuật tiến bộ đã được chuyển
giao và sử dụng rất hiệu quả.
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì các kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản
xuất vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều khâu quan trọng chưa được chú ý, vẫn còn
nhiều khoảng trống chưa được giải quyết thậm chí còn bế tắc. Đó là chưa nói các
kỹ thuật đã được xây dựng thành qui trình, qui phạm nhưng không được áp dụng
một cách nghiêm túc trong sản xuất vì thiếu các cơ chế và biện pháp giám sát.
Công nghệ lâm sinh chưa thực sự trở thành động lực chính thúc đẩy trồng rừng
sản xuất. Rất nhiều cơ sở sản xuất vẫn còn sử dụng giống không có nguồn góc rõ
ràng, và sử không sử dụng cây con sản xuất bằng công nghệ mô hom vì lý do giá
thành cao (đặc biệt là các chủ dự án trồng rừng bằng vốn ngân sách 661). Các kỹ
thuật chưa được sử dụng một cách liên hoàn từ chọn lập địa đến thiết kế vi mô,
xác định phương thức trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tổng hợp.

Các phương thức trồng rừng thuần loài vẫn còn được sử dụng phổ biến dẫn đến
những nguy cơ về sâu bệnh và thoái hoá đất. Các tiến bộ về đa dạng hoá lâm sinh,
trồng rừng hỗn giao mới trong tình trạng bắt đầu và chưa được phổ cập rộng rãi.
4. Những bài học kinh nghiệm
Tổng quan các thành tựu về khoa học lâm sinh và thực trạng ứng dụng các kỹ
thuật tiến bộ vào trồng rừng sản xuất, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau
đây:
· Công tác nghiên cứu khoa học để phát triển các công nghệ lâm sinh tuy đã được
phát triển và đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa được đồng bộ và liên
hoàn, còn thiên lệch vào một số vấn đề đơn lẻ. Sai sót này là do: (i) Chưa có một
quan niệm đúng đắn về bản chất của đối tượng, rừng là một quần thể thực vật phát
sinh, phát triển và tái sinh theo những qui luật khách quan. Cây rừng và đất đai
cùng với các yếu tố khí hậu tạo thành một tổng thể thống nhất, một hệ sinh thái
với những đặc trưng rất phức hợp. Với tư cách là đối tượng của sản xuất lâm
nghiệp thì đặc trưng cơ bản nhất của hệ sinh thái rừng là ở chổ nó vừa là đối
tượng, vừa là tư liệu sản xuất. Cây rừng từ khi được trồng cho đến khi có thể cho
sản phẩm thường cần một thời gian rất dài (8-10 năm đối với cây mọc nhanh, và
hàng chục, có khi hàng trăm năm đối với cây gỗ lớn, gỗ quí); trong khi đó các đề
tài nghiên cứu thường theo kế hoạch dài nhất là 5 năm. (ii) Thiếu sự kế tục giữa
các thế hệ nghiên cứu lâm nghiệp. Kinh phí nghiên cứu thường tuỳ theo khả năng
ngân sách hàng năm dẫn đến các nghiên cứu không thực hiện đúng như thiết kế thí
nghiệm và cuối cùng không đủ cơ sở khoa học để kết luận một vấn đề về kỹ thuật.
(iii) Hiện trường nghiên cứu không được bảo quản sau khi các đề tài kết thúc do
nhiều lý do thuộc về cơ chế gây nhiều lãng phí và thiếu cơ sở vật chất hoá của các
thành tựu nghiên cứu cho các thế hệ kế tục. (iv) Trong khi nghề rừng là một nghề
gắn liền với các quá trình sinh học rất phức tạp và cần phải có kỹ thuật cao thì
quan niệm phổ biến lại cho việc trồng rừng là quá trình lao động giản đơn ai làm
cũng được. (vi) Trong phát triển kỹ thuật liên hoàn cho trồng rừng sản xuất ít chú
ý đến các điều kiện lập địa vi mô; việc chăm sóc rừng thường qui định trong vài
năm đầu mà đáng lẽ phải coi đó là công việc thường xuyên.

· Sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất chưa được chú ý đúng mức.
Trong một thời gian dài các nhà quản lý ít chú trọng đến vai trò của công nghệ lâm
sinh trong sản xuất mà chỉ tập trung chỉ đạo việc hoàn thành kế hoạch là chính.
Nhiều thành tựu trong nghiên cứu lâm sinh chỉ dừng lại ở báo cáo khoa học, chậm
được chuyển thành hướng dẫn kỹ thuật hay qui trình qui phạm. Ngay cả khi đã có
qui trình qui phạm thì việc chấp hành cũng không được nghiêm túc và thường bị
vi phạm. Điều đó đã dẫn đến những thất bại như tỷ lệ thành rừng không cao, năng
suất rừng trồng quá thấp ở các lâm trường quốc doanh.
· Trong hệ thống tổ chức sản xuất nghề rừng việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công
nhân kỹ thuật lâm sinh chưa được chú ý đúng mức do các quan niệm coi thường
kỹ thuật trong trồng rừng. Những điển hình tốt về rừng trồng thành công và có
hiệu quả đều gắn với việc áp dụng các kỹ thuật lâm sinh như giống tốt, kỹ thuật
thâm canh được áp dụng nghiêm túc và ngược lại những thất bại là kết quả của
việc coi thường kỹ thuật.
· Suất đầu tư cho trồng rừng sản xuất không hợp lý và thường được khống chế một
cách chủ quan, định tính dẫn đến việc chấp hành các qui trình không nghiêm túc
và hiệu quả rừng trồng thấp.
5. Khuyến nghị.
· Cần phải có có chế đầu tư cho nghiên cứu công nghệ lâm sinh một cách có hệ
thống, kế thừa được những kết quả nghiên cứu trước và giải quyết trọn vẹn tất cả
các khâu trong các giai đoạn sản xuất một cách liên hoàn cho từng loài chủ lực từ
việc cải thiện giống, chọn vi lập thích hợp, xác định phương thức trồng, các biện
pháp thâm canh và quản lý lâm phần. Trong đầu tư nghiên cứu cần chú ý đến đặc
trưng cơ bản của đối tượng để có thời gian nghiên cứu thích hợp hơn. Cần có cơ
chế đầu tư tiếp tục để giải quyết các vấn đề hậu đề tài/dự án cho việc tiếp tục bảo
vệ và theo dõi các hiện trường nghiên cứu như là các mô hình vật thể hoá các kết
quả nghiên cứu công nghệ lâm sinh.
· Để các thành tựu nghiên cứu lâm sinh được nhanh chóng đi vào sản xuất có hiệu
quả, cần phải có các cơ chế và giải pháp gắn kết các cơ quan nghiên cứu với các
cơ sở sản xuất lâm nghiệp, có mạng lưới phổ cập, chuyển giao và khuyến lâm rộng

rãi đến cấp cơ sở. Có hệ thống giám sát thực hiện qui trình, qui phạm kỹ thuật một
cách hiệu quả.
· Cần có chính sách tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trồng rừng sản xuất
trong việc quyết định suất đầu tư thích đáng và chịu trách nhiệm hạch toán hiệu
quả kinh tế của hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật phát triển và bảo vệ
rừng. Nhà nước chỉ kiểm soát bằng việc giám sát các doanh nghiệp về việc chấp
hành các văn bản pháp qui về qui trình kỹ thuật liên quan đến môi trường sinh thái
và quản lý bền vững tài nguyên đất lâm nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001: Lâm nghiệp Việt Nam1945-
2000, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
2. Quyết định số 2490/QĐ/BNN/KL ngày 30/7/2003của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
về việc công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002.
3. Bộ NN&PTNT, 2001 Vụ khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm: Văn
bản tiêu chuẩn về kỹ thuật lâm sinh, 2001.
4. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Quang Minh. Thực trạng về
trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong 5 năm
qua (1998-2003). Tài liệu hội thảo Nâng cao năng lực hiệu quả trồng rừng sản
xuất ở Việt Nam. Hoà Bình 22-23/12/2003.
Systemization of silvicultural techniques applied in production forest planting
in the northern mountainous provinces.
Summary
The report gives an overview about silviculture technologies applied for
afforestation in Northern mountainous provinces. There have been many advances
in application of silvicultural technology in forest planting, especially in tree
improvement. As regards fast growing species such as Acacia hybrid, Eucalyptus
europhylla , the breeding and propagation techniques with cutting and tissue
culture have made much progress. However, there are many basic problems
remain unsolved, crop composition of main using tree species is still partial. There
are also many techniques developed in plantation establishment and management.

But key intensive plantation management methods have not been attached much
importance to. Chain technical system has just been applied singly. Investment
rate per ha of plantation is still low, controlled subjectively and qualitative as
subsidized patter.

×