Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp và khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ở thái bình " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.47 KB, 11 trang )

Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp và khôi phục hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở thái bình
Ngô Đình Quế - Nguyễn Đức Minh
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng triều Việt Nam, là vốn
quý giá vô tận. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng
sinh học, RNM còn có ý nghĩa kinh tế, quốc phòng và là những điểm du lịch sinh
thái - văn hóa quan trọng.
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, RNM của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị
thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt hiện tượng phá RNM quai
đầm nuôi tôm phát triển ở khắp các tỉnh ven biển, làm cho RNM bị suy giảm
mạnh. Chỉ 20 năm trở lại đây, RNM đã bị mất 1/3 diện tích. RNM các tỉnh phía
Bắc cũng đang trong tình trạng báo động như vậy. Để vừa bảo vệ và phát triển
RNM bền vững, vừa đảm bảo nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với RNM có hiệu quả
lâu dài, Trung tâm Ngiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng đã tiến hành nghiên
cứu xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp, vừa bảo vệ được rừng, vừa cho thu nhập
ổn định và lâu dài cho người dân địa phương. Đây là một trong các kết quả nghiên
cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước " Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ
thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại
một số vùng phân bố ở Việt Nam"
1. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu

Mô hình được xây dựng từ 33 ha đầm nuôi tôm theo hình thức quảng canh tại thôn
Chỉ Bồ, xã Thuỵ Trường, huyện Thái Thuỵ - Thái Bình có hiệu quả rất thấp.
Nguồn tôm giống và thức ăn cho tôm hoàn toàn dựa vào nguồn tự nhiên, mực
nước trong đầm tôm nông (0,6m) nước không lưu thông được dẫn đến cây RNM
trong đầm tôm bị chết dần đặc biệt là cây Trang có nguy cơ bị tiêu diệt, nguồn
nước trong đầm tôm bị ô nhiễm, nguồn tôm giống và thức ăn cho tôm ngày càng ít
và bị cạn kiệt dần. Hàng năm chủ đầm chỉ thu được bình quân 120 triệu đồng trên
toàn bộ diện tích.


Đề tài chọn đầm tôm này để xây dựng mô hình Lâm ngư kết hợp theo kiểu ao tôm
sinh thái, vừa bảo vệ rừng vừa kết hợp với nuôi tôm.
2. Nội dung xây dựng mô hình.
Trên cơ sở 33ha đầm nuôi quảng canh cải tiến (QCCT), đề tài đã xây dựng thành 3
mô hình: bán thâm canh, QCCT và đối chứng.
+ Mô hình nuôi tôm bán thâm canh: quy mô 2 a bao gồm:
· Mặt nước nuôi tôm: 0,8a
· Diện tích rừng trong ao: 0,8a
· Bờ bao: 0,4a
Tỷ lệ mặt nước và rừng là 1:1, có 2 cống cấp và thoát nước để nước trong ao luôn
được lưu thông.
· Rừng trong ao tôm được trồng bổ sung thêm cây Trang để đảm bảo mật độ 2000
cây/ha với cách bố trí ao nuôi tôm ở phía trước, rừng ở phía sau, xung quanh ao có
mương để dẫn và thoát nước.
+ Mô hình nuôi tôm QCCT: quy mô 10ha, bao gồm:
· Mặt nước nuôi tôm: 2,7ha
· Diện tích rừng trong ao: 6,3ha
· Bờ bao: 1,0ha
Tỷ lệ mặt nước và rừng là 2:5, có 3 cống cấp và thoát nước để nước trong ao luôn
được lưu thông.
· Rừng trong ao tôm cũng được trồng bổ sung thêm cây Bần và Trang để đảm bảo
mật độ cây Trang 4000 - 5000 cây/ha, cây Bần 400 - 500 cây/ha. Cũng bố trí theo
kiểu ao trước, rừng sau.
Trên bờ bao của cả 2 mô hình đều trồng cây ăn quả như: Chanh, Dừa, Hoè, cây gỗ
như Keo lai.
3. Biện pháp tác động.
Sên vét lại toàn bộ kênh mương đã có, thau rửa đáy lọc, dùng vôi bột khử phèn,
diệt cá dữ. Thả 10 con tôm giống/m
2
đối với ao bán thâm canh và thả 5 con tôm

giống đối với ao QCCT. Từ tháng 4 đến tháng 8 cho bổ xung thức ăn công nghiệp.
4. Kết quả
4.1. Về Rừng ngập mặn:
Qua 2 năm xây dựng mô hình, diện tích RNM trong các ao tôm được bảo vệ tốt,
không bị xâm lấn, chặt phá. Nhờ thuỷ triều được lưu thông do các hệ thống cống
nên sinh trưởng của RNM vẫn tốt.

Sinh trưởng bình quân của RNM trong mô hình nuôi tôm ở Thái Thuỵ - Thái
Bình.
Trang Bần Loại mô hình

Cây /ha D
0
(cm)

H (m)

Cây/ha D
0
(cm)

H (m)
Bán thâm
canh
2.500 6,0 - 6,5

1,5 -1,7

- - -
QCCT 5.000 -

6.000
9 - 10 1,5 -1,7

400-500 19 - 20

6,5 - 7,0

Đối chứng 8.000 -
10.000
9 - 10 1,7 -1,8

400 - 500

19 - 20

6,5 - 7,0

4.2 Về nuôi trồng thuỷ sản.
Thả tôm sú vào tháng 4/2001 và tháng 4/2002. Sau 3 tháng nuôi cho thấy trọng
lượng, chiều dài con tôm, năng suất giữa các hình thức nuôi có sự chênh lệch rõ
rệt.
Kết quả nuôi tôm trong các mô hình thử nghiệm ở Thái Thuỵ - Thái Bình.
Mô hình thử nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi
Ao bán thâm Ao QCCT Ao đối chứng

canh
2001


2002 2001

2002

2001

2002

Thời gian nuôi (ngày) 100 100 100 100 100 100
Mật độ thả (con/m
2
) 10 10 5 5 5 5
Cỡ tôm thả (cm/con) 3-4 3-4 3-4 3-4 3-4 3-4
Loại thức ăn sử dụng Kp Kp Kp Kp Kp Kp
Tỷ lệ sống (%) ao giống 70-75

75-80 >70 70-75

70 70-72

Cỡ tôm thu hoạch (g/con) 25.4 28.4 23.5 27.2 22.4 26.1
Năng suất kg/ha mặt nước 614 848 385 438 274 288
Năng suất kg/tổng số diện
tích
307 512 154 175 130 135
Kết quả trên cho thấy, nuôi bán thâm canh thì trọng lượng và chiều dài con tôm
lớn nhất, đạt chất lượng và yêu cầu xuất khẩu cao. Tuy nhiên, mức độ đầu tư cho
nuôi bán thâm canh cao, khi bị rủi ro thì bị thiệt hại lớn, cho nên cần tiếp tục
nghiên cứu nhiều và tính toán kỹ, có thể nuôi QCCT phù hợp hơn trong điều kiện
canh tác hiện nay ở đa số các hộ gia đình nuôi tôm kết hợp với RNM ở Thái Bình.

4.3. Về diễn biến môi trường
Biến động một số yếu tố môi trường trong các mô hình
thí nghiệm năm 2001- 2002 ở Thái Bình.
Ao bán thâm
canh
Ao qu
ảng canh
cải tiến
Ao đối chứng


Các chỉ tiêu môi trường
2001

2002

2001

2002

2001

2002

Trước khi nuôi 8,26 8,0 8,76 7,8 8,66 8,6
Trước khi thu
hoạch
7,74 7,8 7,86 8,0 7,86 7,8
Độ pH
Biến động 1,12 0,2 0,90 0,2 0,8 0,8

Trước khi nuôi 16,2 14,0 16,6 14,0 16,2 16,0 Đ
ộ mặn(%)
Trước khi thu
hoạch
4,2 6,0 3,8 4,0 3,6 3,8
Biến động 12 8,0 12,8 10,0 12,6 12,2
Trước khi nuôi 7,4 5,5 7,3 5,2 7,2 7,0
Trước khi thu
hoạch
3,6 5,3 4,7 4,5 4,8 4,8
DO
mgO
2
/lit
Biến động 3,8 0,2 2,6 0,7 2,4 2,2
Trước khi nuôi 2,8 3,0 3,1 4,0 3,6 3,2
Trước khi thu
hoạch
16,2 11,0 13,8 14,0 10,8 10,5
BOD mg
O
2
/lit
Biến động 13,4 8,0 10,7 10,0 8,8 7,3
Trước khi nuôi 7,4 5,0 2,2 6,0 20 3,5
Trước khi thu
hoạch
21,2 12,0 16,2 18,0 10,8 12,5
COD mg
O

2
/lit
Biến động 13,8 7,0 14,0 12,0 8,3 8,0
Trước khi nuôi 0 0,014

14,4 0,010

0 0,01
Trước khi thu
hoạch
1,15 0,121

0,01 0,236

0,54 0,58
H
2
S mg/lit

Biến động 1,15 0,107

0,56 0,226

0,54 0,57
Trước khi nuôi 0,010

0,001

0,55 0,001


0,003

0,002

Trước khi thu
hoạch
0,324

0,104

0,020

0,022

0,006

0,003

NO
2
mg.lit

Biến động 0,340

0,103

0,118

0,021


0,003

0,001

Trước khi nuôi 0,086

0,025

0,098

0,011

0,052

0,050

Trước khi thu
hoạch
0,450

0,028

0,430

0,051

0,440

0,400


PO
4
3-
mg/lit
Biến động 0,364

0,003

0,332

0,040

0,388

0,350

Môi trường của các ao thử nghiệm nuôi tôm bán thâm canh và QCCT ít biến động
trong 2 năm qua. Đặc biệt là các yếu tố môi trường như DO và BOD được cải
thiện rõ rệt. Các yếu tố bất lợi cho nuôi tôm như H2S là chất gây độc cho tôm năm
2002 giảm đáng kể so với năm 2001.
4.4. Về hiệu quả kinh tế:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Lâm- Ngư kết hợp
tại Thái Thuỵ- Thái Bình

Đơn vị tính: 1.000đồng
Ao bán thâm
canh (2ha)
Ao QCCT (10ha) Ao đối chứng (16ha)



Các chỉ tiêu
2001 2002 2001 2002 2001 2002
Giá trị SX GO 63.660

75.980

176.260

187.708

178.260

198.820

Chi phí trung gian
IC
25.500

27.500

64.075 67.568 89.100 89.100
Chi phí cố định
FC
5.000 5.000 15.000 15.000 20.000 20.000
Tổng chi phí SX
TC/ha
15.250

16.250


7.907 8.256 6.818 6.818
Thu nhập hỗn 32.160

42.480

32.400 35.000 10.800 14.000
hợp/ha mặt nước
Qua số liệu tính toán các chỉ tiêu trên cho thấy: tổng thu nhập (GO) trong ao đối
chứng là lớn nhất, nhưng thu nhập hỗn hợp/ha mặt nước là thấp nhất, nguyên nhân
là do đầu tư thấp (TC/ha). Số liệu trên cũng cho thấy, ở ao bán thâm canh có tổng
chi phí (TC/ha) là cao nhất, nhưng đem lại hiệu quả lớn nhất (42.480.000 đồng).
5. Nhận xét chung:
Ao nuôi tôm bán thâm canh và QCCT dạng ao trước rừng sau, với tỷ lệ ao/rừng là
1/1 hoặc 2/5 đáp ứng được yêuảiafu ao nuôi tôm kết hợp với RNM, là mô hình có
triển vọng cần theo dõi tiếp và có thể nhân rộng ra một số địa phương ở phía Bắc.
- Tăng số lượng cống cho mỗi ao nuôi tôm nhằm đạt tỷ lệ 2-3 ha/cống, đảm bảo
cho nước thuỷ triều lưu thông thường xuyên trong ao, vừa hạn chế ô nhiễm môi
trường, vừa đảm bảo cho cây rừng trong ao tôm phát triển bình thường.
- Chặt tỉa bớt cây rừng nơi quá dày, trồng bổ sung cây rừng vào nơi còn trống,
đảm bảo mật độ trong ao bán thâm canh < 2500 cây/ha, ao QCCT < 5000 cây/ha,
trong đó có 400-500 cây Bần là hợp lý nhất.
- Chỉ nên thả tôm ở mật độ vừa phải 5-10 con/m
2
, đảm bảo cho tôm có môi trường
sống tốt. Nếu thả dày quá thì lượng thức ăn cho vào phải nhiều dẫn đến ô nhiễm
nguồn nước, có hại cho năng suất và sản lượng của tôm.
Trên đây là một số kết quả xây dựng mô hình Lâm- ngư kết hợp ở Thái Bình, mô
hình cần một thời gian theo dõi thêm trước khi nhân rộng ra nhiều nơi. Tuy nhiên,
nhiều hộ gia đình ở Thái Thuỵ và Tiền Hải- Thái Bình đã áp dụng và bước đầu
cho kết quả tốt.

Tài liệu tham khảo
1. Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản , 1984. Kết quả nghiên cứu hệ thực vật
RNM Việt Nam – Tuyển tập hội thảo quốc gia về HST RNM, Hà Nội, 12 / 1984.
2. Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn
Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, 1997 – Vai trò của RNM Việt Nam, kỹ thuật trồng và
chăm sóc, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Đỗ Đình Sâm,1999– Một số vấn đề trong quản lý sử dụng bền vững hệ sinh
thái RNM và rừng Tràm, Hội thảo quốc gia về bảo vệ và Phát triển RNM ven biển
Nam Bộ, Cà Mau, Viện KHLN Việt Nam.
4. Đỗ Văn Khương, Vũ Dũng, 1998. Hiện trạng và khả năng phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ở các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam– Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu khoa học, Nha Trang.
5.FAO, 1984. Mangrove forests in Asia– Pacific Region, Fao Bangkok, Thailand.
6. UNEP. Transboundary Diagnotic Analysis for the South China Sea– EAS /
RCU Technical reports series N.14.
Summary
The paper deals with the silvo-pisci culture model as ecological fish-pond that
serves forest protection at the same time allows shrimp farming on the 33ha of
extensive shrimp farming squares at present in Thai Thuy, Thai Binh.After
implementation in 2 years, rather good results have been obtained from the model
as regards growth of mangrove forest, aqua-culture and environment
improvement.

×