Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.65 KB, 13 trang )

Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông
Hà Quảng trị
Nguyễn Trọng Nhân
Nguyễn Đình Hợi
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ đã trồng được 900 ha
rừng các loại trên đất do Trung tâm quản lý. Những loại cây có khả năng phát triển
tốt trên vùng đất trống đồi núi trọc ở Quảng Trị đã được lựa chọn để trồng rừng
nguyên liệu dăm giấy xuất khẩu là Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), A.
mangium (xuất xứ Pongaki) Một số loại cây đã được trồng mở rộng hoặc đã
được đưa vào sản xuất như E. camaldulenses , A. mangium, A. auriculiformis, Keo
lai Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), P. merkusii, P. Caribea
Hiện nay, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai không những sử dụng để sản xuất
dăm giấy xuất khẩu mà còn sử dụng để sản xuất đồ mộc xuất khẩu, trong đó, đồ
mộc sử dụng ngoài trời chiếm một số lượng lớn.
Gỗ tròn nguyên liệu sử dụng để sản xuất đồ mộc xuất khẩu với đường kính từ 17-
18 cm trở lên có giá cao hơn hẳn so với giá nguyên liệu dùng để sản xuát dăm
giấy.
Để đánh giá nguồn nguyên liệu gỗ ở Bắc Trung bộ, tháng 3 năm 2004 chúng tôi đã
tiến hành xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai trồng tại
Quảng Trị.
1. Tiến hành thực nghiệm
Đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà, Quảng Trị được
xác định tại tiểu khu 77 thuộc Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm Nghiệp Bắc
Trung bộ. Khi tiến hành lấy mẫu, cây có cấp tuổi 7 năm.
Trong thực tế sản xuất các cơ sở sản xuất sử dụng cây gỗ có đường kính lớn hơn
hoặc bằng 10 cm làm gỗ xẻ để sản xuất bàn ghế xuất khẩu. Vì vậy, để phân loại
cây theo mục đích sử dụng làm dăm hoặc gỗ xẻ, chúng tôI đã tiến hành xác định
đường kính ngang ngực, chu vi ngực, chiều cao đạt đường kính d³10 cm, chiều cao
phân cành và chiều cao vút ngọn từng cây trên diện tích 300 m
2


, chia thành 3 lô,
mối lô có diện tích 100 m
2
. Sau khi đo, theo đường kính ngang ngực, phân loại cây
gỗ theo đường kính. Các cây gỗ có đường kính d<10 cm được xếp loại quá nhỏ,
đường kính D>10-14 cm xếp loại nhỏ, D>14 -17 cm xếp loại trung bình, D>17 cm
xếp loại lớn.
Ngoài kích thước, đặc điểm cây gỗ còn được đánh giá theo khối lượng thể tích và
tỷ lệ vỏ, giác, lõi. Chất lượng của gỗ một phần được thể hiện bằng sự thay đổi của
khối lượng thể tích từ ngoài vỏ vào tâm gỗ.
Để xác định khối lượng thể tích và tỷ lệ vỏ, giác, lõi chúng tôi sử dụng khoan sinh
trưởng. Mẫu khoan được lấy bằng khoan Sounto của Finland tại chiều cao ngang
ngực của cây đứng. Khi lấy mẫu, tiến hành khoan ở một số cây trong 1 lô có diện
tích 100 m
2
, mỗi loại lấy mẫu trong 3 lô. Sau khi khoan, mẫu được cuộn ngay vào
giấy Parafiln chuyên dùng để không bị mất độ ẩm.
Mẫu khoan sinh trưởng bao gồm vỏ cây, giác và phần lõi gỗ có chiều dài từ vỏ đến
tâm gỗ được mang về phòng thí nghiệm để xác định tỷ lệ và khối lượng thể tích
của vỏ, giác, lõi. Để xác định khối lượng thể tích, mẫu khoan sinh trưởng được cắt
thành đoạn ngắn, sấy đến khối lượng không đổi (khô kiệt). Khối lượng thể tích
khô kiệt của gỗ từ vỏ cây vào tâm gỗ được xác định bằng phương pháp thay thế
nước, (Water replacement method).
2. Kết quả xác định và thảo luận
Tại địa điểm lấy số liệu, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai được trồng với mật
độ trung bình 10 cây trên diện tích 100 m
2
, mỗi loại đo 3 lô, tổng số 90 cây. Số
liệu trung bình đặc điểm cây gỗ được ghi ở bảng 1. Theo số liệu ở bảng 1, nếu tính
theo đường kính ngang ngực, Keo tai tượng có đường kính trung bình lớn nhất,

thứ đến Keo lai, cuối cùng là Keo lá tràm. Chiều cao phân cành của Keo tai tượng,
Keo lai tương tự nhau đạt 8,45 và 8,52 m, Keo lá tràm chỉ đạt 6,77 m. Chiều cao
tại điểm có đường kính d³10 cm Keo lá tràm thấp nhất, chỉ đạt 4,96 m, trong khi
đó Keo tai tượng, đạt chiều cao trên 8 m.
Bảng 1. Đặc điểm cây gỗ đứng
TT Nội dung Đơn vị KTtượng KLtràm Klai
1 Tổng số cây/ 1 lô cây 10.00 10.00 10.00
2 Độ tròn thân cây 0.04 0.06 0.06
3 Đường kính ngang ngực cm 16.28 13.02 14.87
4 Chi
ều cao tại điểm D>10 cm
m 8.05 4.96 7.44
5 Chiều cao phân cành m 8.45 6.77 8.52
6 Chiều cao vút ngọn m 13.85 11.88 14.67
Phân loại cây gỗ theo đường kính ngang ngực trung bình được ghi ở bảng 2. Theo
bảng này, trong 1 lô trung bình 10 cây, Keo tai tượng không có cây gỗ đường kính
quá nhỏ, số cây gỗ đường kính nhỏ và trung bình (5/10 cây) với số cây có đường
kính lớn (5/10 cây) ngang bằng nhau. Keo lai cũng không có cây có đường kính
quá nhỏ, nhưng số cây có đường kính lớn không nhiều (chỉ chiếm 2/10) còn lại là
những cây nhỏ và trung bình (8/10 cây). Keo lá tràm chủ yếu là những cây có
đường kính quá nhỏ, nhỏ và trung bình (8/10 Cây), số cây có đường kính lớn chỉ
có ít (1/10 cây).
Bảng 2. Phân loại cây gỗ theo đường kính ngang ngực
TT Phân loại Đơn vị KTTượng KLTràm Klai
1 Số cây D<10 cm cây 0.00 2.00 0.00
2 Số cây D>10-14 cm cây 2.00 5.00 5.00
3 Số cây D>14 -17 cm cây 3.00 2.00 3.00
4 Số cây D>17 cm cây 5.00 1.00 2.00
Khối lượng thể tích trung bình của Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai được ghi ở
bảng 3. Theo bảng này, không xuất hiện quy luật về khối lượng thể tích của 3 loại

gỗ này.
Bảng 3. Số liệu trung bình vỏ, giác, lõi
Thành phần Đơn vị KTT KLT Klai
Vỏ g/cm
3
0.391 0.317 0.445
Giác g/cm
3
0.483 0.529 0.497
Lõi g/cm
3
0.434 0.495 0.507
Khối lượng thể tích của các mẫu khoan tuần tự từ ngoài vỏ vào tâm gỗ được
ghi ở các bảng 4, bảng 5 và bảng 6.
Đồ thị diễn tả diễn biến thay đổi khối lượng thể tích từ ngoài vỏ vào tâm gỗ của
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai được thể hiện ở các hình 1, hình 2, hình 3.
Bảng 4. Khối lượng thể tích Keo tai tượng từ ngoài vào tâm gỗ (g/cm
3
)
TT mẫu

1 2 3 4 5 6 7 8
m1 0.410 0.410 0.445 0.433 0.383 0.533
m2 0.380 0.525 0.447 0.482 0.438 0.484 0.432
m3 0.400 0.540 0.481 0.445 0.437 0.302
m4 0.396 0.460 0.490 0.397 0.419 0.385 0.486
m5 0.387 0.521 0.514 0.421 0.539 0.360
m6 0.400 0.483 0.444 0.411 0.408 0.462 0.480 0.400
m7 0.387 0.579 0.556 0.399 0.368 0.389 0.343
m8 0.350 0.505 0.463 0.515 0.451 0.374 0.337

m9 0.408 0.427 0.436 0.455 0.457 0.389 0.415
Bảng 5. Khối lượng thể tích Keo lá tràm từ ngoài vào tâm gỗ (g/cm
3
)
TT mẫu

1 2 3 4 5 6 7
m1 0.289 0.552 0.452 0.435 0.486 0.492
m2 0.320 0.547 0.511 0.532 0.488 0.413
m3 0.300 0.564 0.585 0.577 0.565 0.570
m4 0.375 0.500 0.530 0.515 0.465 0.461
m5 0.309 0.482 0.466 0.590 0.404 0.447 0.410
m6 0.310 0.589 0.556 0.561 0.518 0.426 0.518
Bảng 6. Khối lượng thể tích Keo lai từ ngoài vào tâm gỗ (g/cm
3
)
TT mẫu

1 2 3 4 5 6 7 8
m1 0.446 0.473 0.484 0.536 0.530 0.464 0.416
m2 0.451 0.465 0.621 0.476 0.511 0.512
m3 0.447 0.562 0.505 0.535 0.479 0.511 0.551 0.534
m4 0.446 0.496 0.471 0.515 0.543 0.521 0.472 0.503
m5 0.434 0.466 0.402 0.454 0.455 0.445
m6 0.448 0.514 0.466 0.541 0.518 0.504
m7 0.444 0.552 0.608 0.559 0.552 0.485 0.519 0.484
m8 0.446 0.476 0.436 0.675 0.545 0.557 0.455
m9 0.441 0.527 0.478 0.490 0.596 0.550
Số liệu ở bảng 4 và đồ thị ở hình 1 cho thấy, khối lượng thể tích Keo tai tượng ở
trong tâm gỗ giảm đột biến, số lượng mẫu có khối lượng thể tích giảm đột biến

chiếm tới 40% số lượng mẫu khảo sát. Các số liệu ở bảng 5, bảng 6, đối với Keo lá
tràm và Keo lai không có hiện tượng giảm đột biến.


Hình 1. Khối lượng thể tích Keo tai tượng từ vỏ vào tâm gỗ
Giá trị tỷ lệ vỏ, giác, lõi của Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai được ghi ở
các bảng 7,8,9. Các giá trị trung bình ở cuối các bảng cho thấy, ở cấp tuổi
như nhau, tỷ lệ vỏ, giác, lõi của Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở địa điểm
khảo sát không có sự khác biệt lớn.
Hình 2: Khối lượng thể tích Keo lá tràm tượng từ vỏ vào tâm gỗ
Hình 3: Khối lượng thể tích Keo lai tượng từ vỏ vào tâm gỗ
Bảng 7. Tỷ lệ vỏ, giác, lõi Keo tai tượng
TT TL Vỏ(%) TL giác(%) TL lõi(%)
1 5.709 29.973 64.318
2 6.280 31.400 62.320
3 5.322 26.610 68.068
4 5.509 22.035 72.456
5 6.157 28.322 65.522
6 6.978 32.098 60.924
7 6.497 22.738 70.766
8 5.709 29.687 64.604
9 5.607 31.400 62.993
Trung bình 5.974 28.251 65.774
Bảng 8. Tỷ lệ vỏ, giác, lõi Keo lá tràm
TT
TL Vỏ(%) TL giác(%) TL lõi(%)
1 5.925 21.328 72.747
2 5.842 30.670 63.488
3 6.611 25.340 68.049
4 5.815 26.748 67.437

5 6.826 27.304 65.870
6 6.681 37.413 55.906
Trung bình 6.283 28.134 65.583
Bảng 9. Tỷ lệ vỏ, giác, lõi Keo lai
TT TL Vỏ(%) TL giác(%) TL lõi(%)
1 5.925 21.328 72.747
2 5.842 30.670 63.488
3 6.611 25.340 68.049
4 5.815 26.748 67.437
5 6.826 27.304 65.870
6 6.681 37.413 55.906
7 6.978 27.911 65.111
8 6.978 41.867 51.156
9 5.815 26.748 67.437
Trung bình 6.385 29.481 64.133
3. Kết luận
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai được trồng ở tiểu khu 77 thuộc Trung tâm
Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ có cấp tuổi 7 năm được tiến hành
xác định một số đặc điểm bao gồm đường kính trung bình ngang ngực, chiều cao
phân cành, chiều cao vút ngọn và chiều cao có đường kính d>10 cm.
Tại địa điểm khảo sát, Keo tai tượng đạt đường kính trung bình ngang ngực 16,28
cm, không có cây gỗ đường kính quá nhỏ (d<10 cm), cây gỗ đường kính nhỏ và
trung bình (d>10-14 cm và d>14-17 cm) chiếm 50% tổng số cây, cây có đường
kính lớn d>17 cm chiếm 50% tổng số cây, chiều cao cây tại điểm có đường kính d
="10" cm đạt 8,05 m. Keo lai đạt đường kính trung bình ngang ngực 14,87 cm,
không có cây gỗ đường kính quá nhỏ (d<10 cm), cây gỗ đường kính nhỏ và trung
bình (d>10-14 cm và d>14-17 cm) chiếm 80% tổng số cây, cây có đường kính lớn
d>17 cm chiếm 20% tổng số cây, chiều cao cây tại điểm có đường kính d="10" cm
đạt 7,44 m. Keo lá tràm đạt đường kính trung bình ngang ngực 13,02 cm, cây gỗ
đường kính quá nhỏ (d<10 cm) chiếm 20% tổng số cây, cây gỗ đường kính nhỏ và

trung bình (d>10-14 cm và d>14-17 cm) chiếm 70% tổng số cây, cây có đường
kính lớn d>17 cm chiếm 10% tổng số cây, chiều cao cây tại điểm có đường kính d
="10" cm đạt 4,96 m.
Tuy đường kính trung bình ngang ngực đạt d="16,28" cm, nhưng Keo tai tượng có
hiện tượng giảm đột ngột khối lượng thể tích ở tâm gỗ. Có thể những cây gỗ này
đã sớm bị rỗng ruột chỉ khi mới ở độ tuổi 7 năm, tỷ lệ số cây bị rỗng ruột chiếm
40%.
Tài liệu tham khảo
1.Tài liệu Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ-Dông Hà
Quảng trị Tháng 3 Năm 2004.
2. L.W. Jacques (1998): Potential use of Acasia species as raw material for pulp
and paper industry, In Proceedings of International Conference on Acacia species -
Wood properties and utilisation, 20-31, 16-18 March 1998, Penang, Malaysia.
3. K. Ymamoto, NT Nhan (2000): Report on the basic properties and utilisation of
fast growing plantation species in Vietnam; A. auriculiformis, Acacia mangium,
and their hybrid.
Study on determination of characteristics of the wood of Acacia
auriculiformis, Acacia mangium, Acacia hybrid in Quang Tri province
Summary
This paper discusses the growth, characteristics of the wood of Acacia
auriculiformis, Acacia mangium, Acacia hybrid collected from seven-year-old
plantation forest in Đong Ha, Quang Tri.
The reported data show that at the age of seven, Acacia mangium can reach about
16.28 cm in diameter, Acacia hybrid - about 14.87 cm, Acacia auriculiformis -
about 13.02 cm in diameter at breast height of standing trees.
Oven-dried density was lowest near the pith, and increased towards sapwood. The
results of the study indicated that the incidence of heart rot has appeared in A.
mangium. In the seven-year-old forest plantations, 40% of the trees of Acacia
mangium have already been affected by heart rot.


×