183
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT
Ở PHÍA NAM TỈNH BÌNH ĐNNH
Nguyễn Văn Thuận
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Trần Ngọc Hải
Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
TÓM TẮT
Cho đến nay, ở phía Nam tỉnh Bình Định đã biết 33 loài và phân loài giun đất thuộc 8
giống, 6 họ, trong đó giống Pheretima (họ Megascolecidae) có số loài phong phú nhất (chiếm
75,76% tổng số loài và phân loài). Ngoài ra còn gặp đại diện của các giống Lampito, Perionyx
(họMegascolecidae), Pontoscolex (họ Glossoscolecidae), Drawida (họ Moniligastridae),
Glyphidrilus (họ Microchaetidae), Eukeria (họ Ocnero-drilidae) và Dichogaster (họ
Octochaetidae). Bổ sung 22 loài và phân loài giun đất cho vùng nghiên cứu, trong đó có 1 loài
quý hiếm.
Trong các vùng cảnh quan, thành phần loài giun đất phong phú nhất ở vùng đồng bằng,
thấp nhất ở vùng núi. Giữa các vùng cảnh quan có sự xâm nhập các loài từ vùng núi, đồi xuống
vùng đồng bằng và ngược lại.
I. Mở đầu
Giun
đất là một đại diện của lớp giun ít tơ (Oligochaeta) sống ở cạn, thuộc bộ
Lumbricimorpha, ngành giun đốt (Annelida). Ngoài vai trò góp phần cải tạo đất, nó còn
cung cấp nguồn thực phNm giàu đạm và là nguồn dược liệu. Phân giun đất là một loại
phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cải tạo và tăng độ phì phiêu của đất [5].
Vi
ệc nghiên cứu giun đất ở Bình Định còn ít, chưa có công trình nghiên cứu về
sự phân bố của nhóm động vật này trong các sinh cảnh và vùng cảnh quan. Huỳnh Thị
Kim Hối (1996) đã thống kê được 11 loài giun đất ở phía Nam tỉnh Bình Định [4]. Từ
tháng 01/2006 đến tháng 9/2007, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giun đất ở phía Nam
tỉnh Bình Định, nhằm bổ sung thêm dẫn liệu về thành phần loài, đồng thời đặt cơ sở
khoa học cho việc định hướng sử dụng chúng.
184
II. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
M
ẫu giun đất được thu trong các sinh cảnh thuộc vùng núi, vùng đồi và vùng
đồng bằng ở 5 huyện phía Nam tỉnh Bình Định, trong đó có một huyện đảo và thành
phố Quy Nhơn, từ tháng 01/2006 đến tháng 9/2007. Định loại giun đất dựa theo các tài
liệu của Chen Y (1946) [8], Gates (1972) [9], Nguyễn Văn Thuận (1994) [7], Thái Trần
Bái (1996) [2] và Huỳnh Thị Kim Hối [4]. Các mẫu vật được lưu trữ ở phòng thí
nghiệm Động vật học, Khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
III. K
ết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Thành ph
ần loài giun đất ở phía Nam tỉnh Bình Định
Trên c
ơ sở phân tích 4.110 cá thể giun đất của 124 hố đào định lượng và 115 hố
đào định tính, đã thống kê được 33 loài và phân loài giun đất, thuộc 8 giống và 6 họ
(Bảng 1). Trong đó, có 6 loài gặp ở đảo Nhơn Hội (Lampito mauriti, Pheretima bahli,
Ph. posthuma, Ph. rodericensis, Ph. modigliani và Ph. sp).
Bảng 1: Thành phần, phân bố của các loài và phân loài giun đất ở phía Nam tỉnh Bình Định.
STT Loài và phân loài
Các vùng
cảnh quan
Các vùng phụ cận
Núi
Đồi
Đồng bằng
Quảng Ngãi
Phú Yên
Gia Lai
QN - ĐN
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Glossoscolecidae (Mich, 1928)
1 Pontoscolex corethrurus
(Muller, 1856)
+ + + + + + +
Megascolecidae (Mich, 1900)
2 Lampito mauritii (Kinberg, 1866) + + + +
3 Perionyx excavatus (Perrier, 1872) + + + + + +
4 Pheretima anomala (Mich, 1907) + + +
5 Ph. aspergillum ( Perrier, 1872) + + + + +
6 Ph. bahli (Gates, 1945) + + + + + +
7 Ph. bianensis (Stephenson, 1931) + + + + +
8 Ph. brevicapitata (Thai,1984) + + +
9 Ph. campanulata (Rosa, 1890) + + + + +
10 Ph. danangana (Thai, 1984) + + + + +
11 Ph. dawydowi (Mich, 1934) + +
12 Ph. digna (Chen, 1946) + + +
13 Ph. elongata (Perrier, 1872) + + + +
185
14 Ph. magnodiverculata (Thai, 1984) + + +
15 Ph. modigliani (Rosa, 1889) + + + + + + +
16 Ph. morrisi (Beddard, 1892) + + + +
17 Ph. multitheca multitheca
(Chen, 1938)
+ + + +
18 Ph. papulosa (Rosa, 1886) + + + + + +
19 Ph. Parataprobanae
(Thai et Nguyen, 1993)
+ + + +
20 Ph. peguana (Rosa, 1890) + + +
21 Ph. pingi (Stephenson, 1925) + + + +
22 Ph. posthuma (Vaillant, 1869) + + + + +
23 Ph. rodericensis (Grube,1879) + + + + + + +
24 Ph. taprobanae (Beddard, 1892) + + + + +
25 Ph. truongsonensis (Thai,1984) + + +
26 Ph. tuberculata (Gates, 1935) + + + + + + +
27 Ph. varians songbaana (Thai, 1984) + + + + + + +
28 Ph. Sp +
Microchaetidae (Michaelsen, 1921)
29 Glyphidrilus papillatus (Rosa,1880) + +
Moniligastridae Claus, 1880
30 Drawida beddardi (Rosa, 1890) + + +
31 Dr. delicata (Gates, 1962) + + + +
Ocnerodrilidae Beddard, 1891
32 Eukeria saltensis (Berddar, 1895) + + +
Octochaetidae Beddadr, 1891
33 Dichogaster modigliani (Rosa, 1896) + + + +
Tổng số loài và phân loài
19 21 25
Ghi chú: (6) theo Nguyễn Thị Tường Vy (2004); (7) - Trần Văn Hai (2005);
(8) - Huỳnh Thị Kim Hối (1996); (9) - Phạm Thị Hồng Hà (1995);
QN - ĐN: Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ở khu vực nghiên cứu, giống Pheretima có số loài và phân loài cao nhất (chiếm
75,76% tổng số loài). Các giống còn lại mỗi giống chỉ có 1-2 loài. Trong giống
Pheretima, có 3 loài (Ph. elongata, Ph. taprobanae và Ph. parataprobanae), thuộc
nhóm loài không có manh tràng (Acoecata). Trong đó, Ph. elongata và Ph. taprobanae
là các loài có nguồn gốc từ quần đảo Mã Lai, thích nghi sinh thái rộng, di nhập vào
nhiều vùng của lục địa Đông Nam Á. Riêng Ph. parataprobanae là loài phân bố hẹp,
mới gặp ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Đến nay, ở khu vực Đông Dương đã gặp 12 loài,
Việt Nam đã tìm thấy 9 loài trong nhóm loài không có manh tràng [2]. Như vậy, ở khu
vực nghiên cứu, số loài trong nhóm Acoecata ít hơn số loài đã gặp ở Đà Nẵng [3] và
186
nhiều hơn số loài đã gặp ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc [1], [6]. Trong
các loài giun đất gặp ở vùng nghiên cứu có Pheretima anomala là loài quý hiếm cần
được bảo tồn [2]. Ở Việt Nam, loài này đã gặp ở Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu, Côn Đảo
[7].
Nếu so sánh với những vùng giáp ranh, chúng tôi nhận thấy khu hệ giun đất ở
phía Nam tỉnh Bình Định mang nhiều đặc điểm của giun đất ở các khu vực lân cận.
Trong đó, số loài chung với khu hệ giun đất Quảng Ngãi là nhiều nhất tiếp đến là Quảng
Nam – Đà Nẵng rồi đến Phú Yên và cuối cùng là Gia Lai. Các loài chung với các vùng
lân cận phần lớn là các loài phân bố rộng ở vùng đồng bằng và vùng đồi nước ta.
3.2. C
ấu trúc thành phần loài
Xét về họ: Họ Megascoleccidae có số loài phong phú nhất (chiếm 81,82 % tổng
s
ố loài), họ Glossoscolecidae, Moniligastridae, Ocnerodrilidae và Microchaetidae có số
loài nghèo nhất, mỗi họ chỉ gặp 1 loài (chiếm 3,03 % tổng số loài). Mức độ đa dạng họ
theo trật tự sau: Megascoleccidae > Molinigastridae > Ocnerodrilidae, Octochaetidae,
Glossoscolecidae và Microchaetidae (bảng 2).
Bảng 2: Số lượng taxon bậc loài và phân loài của các họ giun đất ở phía Nam tỉnh Bình Định
STT Tên họ Số loài Số phân loài Tỷ lệ
1 Glossoscolecidae 1 0 3,03
2 Megascoleccidae 25 2 81,82
3 Microchaetidae 1 0 3,03
4 Moniligastridae 2 0 6,06
5 Ocnerodrilidae 1 0 3,03
6 Octochaetidae 1 0 3,03
Tổng cộng 31 2 100,0
Xét về giống: Giống Pheretima có số lượng loài cao nhất (chiếm 75,76 % tổng
s
ố loài), các giống khác mỗi giống chỉ có 1- 2 loài. Số liệu ở bảng 3 ghi nhận mức độ đa
dạng của các giống theo trật tự sau: Pheretima > Drawida > Dichogaster, > Eukerria,
Gliphydrilus, Lampito, Perionyx, Pontoscolex. Như vậy, giun đất ở phía Nam tỉnh Bình
Định tập trung số lượng loài và phân loài cao nhất ở giống Pheretima, điều này phù hợp
với đặc điểm chung của giun đất Đông Dương là khu vực nằm trong vùng phân bố gốc
của giống Pheretima [1].
187
Bảng 3: Số lượng taxon bậc loài và phân loài của các giống giun đất ở phía Nam tỉnh Bình Định
STT Giống Loài Số phân loài Tỷ lệ %
1 Drawida 2 0 6,06
2 Dichogaster 1 0 3,03
3 Eukerria 1 0 3,03
4 Gryphidrilus 1 0 3,03
5 Lampito 1 0 3,03
6 Peryonyx 1 0 3,03
7 Pheretima 23 2 75,76
8 Pontoscolex 1 0 3,03
Tổng cộng 31 2 100,0
3.3. Phân bố của giun đất theo các vùng cảnh quan ở phía Nam tỉnh Bình
Định
Khu v
ực phía Nam tỉnh Bình Định có 3 vùng cảnh quan: vùng núi, vùng đồi và
vùng đồng bằng. Bảng 1 giới thiệu đặc điểm phân bố của các loài giun đất theo các
vùng cảnh quan. Ở vùng núi đã gặp 19 loài giun đất (chiếm 57,57% tổng số loài). Các
loài đặc trưng cho vùng cảnh quan này bao gồm: Pont. corethrurus, Ph. bianensis, Ph.
campanulata, Ph. papulosa, Ph. pingi và Ph. rodericensis. Trong đó, Pont. corethrurus
có mật độ và sinh khối cao nhất. Ngoài ra, còn gặp các loài xâm nhập từ các vùng cảnh
quan khác: Ph. morrisi, Ph. tuberculata (vùng đồi) và Ph. elongata, Ph. bahli (vùng
đồng bằng).
Vùng đồi gặp 21 loài giun đất (chiếm 63,63 % tổng số loài). Các loài đặc trưng
cho vùng này là: Ph. aspergillum, Ph. danangana, Ph. digna, Ph. penichaetifera, Ph.
rodericensis, Ph. tuberculata và Pont. corethrurus. Ngoài ra, còn gặp các loài xâm nhập
từ vùng núi (Ph. bianensis và Ph. varian songbana) và các loài xâm nhập từ vùng đồng
bằng (Ph. bahli, Ph. elongata, Ph. posthuma, Ph. robusta, Lampiti mauritii,
Gordiodrilus elegans và Ocnerodrilus occidentalis ).
Vùng đồng bằng gặp 25 loài giun đất (chiếm 75,75 % tổng số loài). Ngoài các
loài đặc trưng cho vùng đồng bằng: (Ph. elongata, Ph. bahli, Ph. robusta, Ph. posthuma,
Ph. parataprobanae, Ph. modigliani, Lampito mauritii, Eukerria kukenthali, E. saltensis,
Gordiodrilus elegans, Ocnerodrilus occidentalis và Dichogaster bolaui) còn gặp các
loài xâm nhập từ vùng núi và vùng đồi, đặc biệt là các loài từ vùng đồi.
188
IV. Kết luận
1. Cho
đến nay, ở phía Nam tỉnh Bình Định đã biết 33 loài và phân loài giun đất
thuộc 8 giống, 6 họ, trong đó giống Pheretima (họ Megascolecidae) có số loài phong
phú nhất (chiếm 75,76% tổng số loài và phân loài). Ngoài ra còn gặp đại diện của các
giống Lampito, Perionyx (họ Megascolecidae), Pontoscolex (họ Glossoscolecidae),
Drawida (họ Moniligastridae), Glyphidrilus (họ Microchaetidae), Eukeria (họ Ocnero-
drilidae) và Dichogaster (họ Octochaetidae). Bổ sung 22 loài và phân loài giun đất cho
vùng nghiên cứu, trong đó có 1 loài quý hiếm.
2. Trong các vùng cảnh quan, thành phần loài giun đất phong phú nhất ở vùng
đồng bằng, thấp nhất ở vùng núi. Giữa các vùng cảnh quan có sự xâm nhập các loài từ
vùng núi, đồi xuống vùng đồng bằng và ngược lại.
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
1. Thái Trần Bái, Trần Thúy Mùi. Đặc điểm phân loại học, phân bố và địa động vật học
của giun đất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí sinh vật học 4(3), (1992), 22-25.
2. Thái Trần Bái. Mô tả các loài Pheretima không có manh tràng (Acoecata) mới gặp ở
Việt Nam và khoá định loại Acoecata ở khu vực Đông Dương. Tạp chí Sinh học 18 (1):
(1996), 1-6.
3. Phạm Thị Hồng Hà. Khu hệ giun đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Luận án Phó tiến sĩ khoa
học Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội, (1995).
4. Trần Văn Hai. Khu hệ giun đất tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường
ĐHSP Huế, (2005).
5. Huỳnh Thị kim Hối. Khu hệ giun đất phía Nam miền Trung Việt Nam. Luận án Phó Tiến
sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, (1996), 1-115.
6. Chư Thị Hòa và cộng sự. Nghiên cứu sự phát triển của giun quế trên các nguồn thức ăn
khác nhau. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao
đẳng khối Nông – Lâm - Ngư toàn quốc lần thứ 3, (2007), 32-38.
7. Đỗ Văn Nhượng. Nhận xét bước đầu về giun đất miền Tây Bắc. Thông báo khoa học,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, số 2, (1994), 58-61.
8. Nguyễn Văn Thuận. Khu hệ giun đất Bình Trị Thiên. Luận án Phó tiến sĩ Sinh học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, (1994), 1- 184.
189
9. Chen. Y. On the terrestrial Oligochaeta from Szechuan III, J. West China Border Res.
Soc., 16, (1946), 83-141.
10. Gates G. E. Southeast Asia. Trans. Am. Phil. Soc, 62 (7), 1972, 148- 226.
THE SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION CHARACTERISTICS
OF EARTHWORMS IN THE SOUTH OF BINH DINH PROVINCE
Nguyen Van Thuan
College of Pedagogy, Hue University
Tran Ngoc Hai
Pham Van Dong University, Quang Ngai Province
SUMMARY
33 species and subspecies of earthworms belonging to 8 families and 6 genus have been
known in the south of Binh Dinh province. Among them, Pheretima (Megascolecidae family) has
the most species (occupying 75,76% of total species and subspecies). Besides, we found the
representative of Lampito, Perionyx (Megascolecidae family), Pontoscolex (Glossoscolecidae
family), Drawida (Moniligastridae family), Glyphidrilus (Microchaetidae family), Eukeria
(Ocnerodrilidae family) and Dichogaster (Octochaetidae family). In addition, 22 species and
subspecies of earthworm were found in the researching area. There was a valuable and rare
species among them.
In the landscapes, the species composition of earthworms was the highest in the plain
area and the lowest in the mountainous area. Among the landscapes, there has been an
intergration of species from the hilly and mountainous areas to the plain area and vice versa.