Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu khoa học " Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền Bắc Việt Nam " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.87 KB, 15 trang )

Trồng rừng bán ngập ven hồ chứa nước ở miền Bắc Việt Nam
Âu Văn Bẩy
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Hồ chứa nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế như làm thuỷ điện,phòng lũ,
cung cấp nước cho nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, điều tiết
nước mùa mưa, xả lũ cho các con sông, tạo cảnh quan du lịch sinh thái, văn hoá,
điều hoà khí hậu môi trường
Do đặc điểm khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, chế độ thuỷ văn hình thành hai
mùa rõ rệt : mùa mưa (thường từ tháng 4 - tháng 10), Mùa khô (từ tháng 11 -
tháng 3 năm sau) nên mực nước ở các hồ lên xuống cũng theo mùa. Ngoài ra, nó
cũng bị ảnh hưởng do tưới tiêu cho nông nghiệp. Mực nước lên xuống ở các hồ đã
làm cho một vùng đất bị ngập theo mùa, gọi là đất bán ngập. Như vậy đất bán
ngập là diện tích đất có ranh giới nằm giữa mực nước cao nhất (mùa mưa) và mực
nước thấp nhất (mùa khô) .
Miền Bắc nước ta có rất nhiều hồ, đầm nước ngọt rộng lớn, diện tích hàng chục
ngàn ha như : Hồ ba bể (tỉnh Bắc Kạn) : 357.2 ha, hồ thuỷ điện Hoà Bình(tỉnh Hoà
Bình) khoảng 21.000 ha, hồ Kẻ Gỗ (tỉnh Hà Tĩnh) 2.806 ha, và hồ thuỷ điện Sơn
La sắp khởi công xây dựng, dự kiến diện tích vùng đất ngập khoảng 44.702 ha.
Thực tế cho thấy, việc gây trồng rừng tại vùng đất bán ngập là rất cần thiết để đưa
vùng bán ngập vào quản lý, tăng cường việc phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn
và sử dụng, khai thác lợi ích của hồ có liên quan đến rừng, bảo vệ hồ chứa nước,
đảm bảo an toàn sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội vùng ven các hồ. Đây cũng là
mục tiêu, ý tưởng nghiên cứư của đề tài “ Xây dựng mô hình trồng rừng bán ngập
ven hồ chứa nước ở miền Bắc Việt nam” do Trung tâm ứng dụng KHLKT Lâm
nghiệp thực hiện, từ 5/2002-12/2006, bước đầu đã thu được một số kết quả.
1. Mục tiêu đề tài.
- Điều tra hiện trạng đất đai vùng bán ngập ven hồ, thống kê danh lục cây xanh
sống chịu nước, tuyển chọn được một số loài cây (trừ cây thân thảo) để trồng rừng
bán ngập ven hồ chứa nước ở phía Bắc Việt Nam.
- Xây dựng được một số mô hình trồng rừng bán ngập bền vững nhằm tạo vành


đai phòng hộ vùng ven hồ, phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, có kết hợp về
kinh tế.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng bán ngập vùng ven hồ nước ngọt để
nhân rông mô hình.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh RRA để phỏng vấn một số chỉ tiêu về thực
trạng, mức nước, tình hình xói lở, bồi lắng… của hồ nước, về nguồn giống cây,
kinh nghiệm gây trồng.
Tham khảo các chuyên gia một số ngành liên quan như lâm sinh, thuỷ lợi, thủy
điện, khuyến ngư…
Sử dụng phương pháp thống kê lâm nghiệp trong điều tra cây sống ở vùng bán
ngập, đo đếm tính toán số liệu cho mô hình.
Kỹ thuật nuôi dưỡng cây giống có kích thước cao để khắc phục sau khi trồng bị
ngập nước cây vẫn còn phần tán lá không bị ngập chìm trong nước.
Dùng phương pháp cây định vị để đo đếm và theo dõi sinh trưởng với dung lượng
mẫu đủ lớn ≥ 30 cá thể (các chỉ số: đường kính gốc, đường kính 1 m
3
, tán lá, chiều
cao…).
3. Đặc điểm của một số hồ trọng điểm ở miền Bắc.
Theo các tài liệu của tổng cục địa chính,bộ thuỷ sản,các cơ quan quản lý hồ và
thực tế điều tra khảo sát cho thấy : Hầu hết các hồ đều thuộc địa bàn vùng trung
du, miền núi, gồm các loại hồ : hồ tự nhiên ( hồ ba Bể) hồ bán nhân tạo, hồ nhân
tạo: hồ núi Cốc, hồ kẻ Gỗ, hồ Hoà Bình có diện tích đất bán ngập rất rộng, có hồ
tới hơn chục ngàn ha, thể hiện qua biểu 01.
Bảng 1 : Diện tích đất bán ngập của một số hồ trọng điểm ở miền Bắc
Diện tích ( ha)
T.T

Tên hồ Tỉnh

Mặt nước
(cao nhất)
mùa mưa
Mặt nước
(thấp nhất)
mùa khô
Đất bán
ngập
Ghi chú
1 Hồ Ba Bể Bắc Kạn 375,2 325,2 50
xung quanh
chủ yếu là
núi đá
2 Hồ Thác Bà Yên Bái 23.400 18.400 5.000
3 Hồ Núi Cốc Thái Nguyên 1.000 300 700
4 Hồ cấm Sơn Bắc Giang 2.600 1.400 1.200
5
Hồ thuỷ điện
Hoà Bình
Hoà Bình 21.000 7.890 13.110
6 Hồ Đại Lải Vĩnh Phúc 520 270 250
7 Hồ Đồng Mô

Hà Tây 1.500 276 1.224
8 Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 2.806 2.306 500
9
Hồ thuỷ điện
Sơn La
Sơn La
44.702

(diện tích
vùng ngập)

chưa xác
định
chưa xác
định
khởi công
XD năm
2004-hoàn
thành năm
2015
Tổng cộng
52.826
97.528
30.842
-
21.984
-
-

(c
ộng cả hồ
S.La)

Tổng diện tích đất bán ngập của các hồ đã xác định chiếm gần 50% diện tích của
các hồ khi mặt nước cao nhất. Diện tích đất bán ngập của hồ nhỏ nhất 250 ha (hồ
Đại Lải) chiếm tới 48% diện tích của hồ, diện tích đất bán ngập lớn nhất đến
13.110ha của hồ thuỷ điện Hoà Bình. Hiện tại những chỗ đất bán ngập canh tác
được, người dân chỉ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, Khi mùa

nước cạn, canh tác kiểu này gây rửa trôi, xói mòn
Nhiều vùng đất bán ngập ven hồ: Núi Cốc, Đại Lải, bị sạt lở, gây hiện tượng bồi
lắng, sình lầy lòng hồ, ảnh hưởng tới tác dụng của hồ.
4- Kết quả điều tra cây xanh ở vùng bán ngập ven các hồ.
Khi hình thành hồ chứa nước: đắp đập, ngăn sông thì phần lớn lớp thảm thực vật
rừng ở vùng đất bán ngập đã bị phá huỷ. Một số loài cây rừng do không thích nghi
với điều kiện ngập nước nên tự đào thải, một số khác bị khai thác để làm nhà,
công trình xây dựng do dân phải di dời nên cao. Nhiều loài thực vật có khả năng
thích nghi với điều kiện bán ngập nhưng lại phân bố rải rác. Qua điều tra ở vùng
đất bán ngập ven hồ và những nơi có cây chịu nước, đề tài đã thống kê được danh
lục các loài cây chịu nước như ở bảng 2.
Bảng 2 : Danh lục các loài thực vật sống chịu nước
TT

Tên cây Tên khoa học Họ Ghi chú

1 Lộc vừng
Barringtonia acutangula
Gaertu.
Lecythidaceae
2 Vậy nước Canthium naucleoides D.C. Rubiacea
3 Và nước Salis tetrassperma Roxb. Salicaceae
4 Thang chua Sp.
5 Dành dành nước

Gardenia tonkinensis Pitard.

Rubiaceae
6 Gáo nước
Anthocephalus indicus

A.Rich.
Rubiaceae
7 Tre gai Bambusa blumeana Schult. Bambusacea
8 Vối nước
Cleistocalyx operculatuss
Rosb.
Myrtaceae
9 Tràm úc
Melaleuca leucadendrra.
Myrtaceae
10 Sung Ficus glomerata Roxb. Moraceae
11 Snh Ficus retusa L. Moraceae
12 S đỏ Ficus benjamina L. Moraceae
13 Vng anh Saraca dives Pierre. Caesalpiniaceae
14 Nội Bischofia javanica BL. Euphorbiaceae
15 Bn sp.
16 Da Cocos nucifera L. Arecaceae
17 Bt mọc Taxodium disticum Rich. Taxodiaceae
18 Ci
Pterocarya tonkinensis
Franch.
Juglandaceae
19 Dối Streblus asper Lour. Moraceae
20 My cạy Sp.
21 Dc (nụ) Garcinia multiflora Champ. Guttiferaceae
22 Sy
Phragmites vallatoria
(l).Veldk.
Poaceae
23

Muồng gai(trinh
nữ,
xấu hổ ông)
Mimosa diplotricha (
Wright
ex Sauvalle.)
Fabaceae
Nhìn chung, số loài cây không nhiều;mỗi hồ có khoảng trên 10 loài cây, tổng hợp
chung lại có hơn 20 loài cây chịu nước có ở ven các hồ. Có nhiều loài cây có ở hầu
hết các hồ như tre gai, sanh, si Có loài chỉ thấy xuất hiện ở một hồ như cây
thang chua, cây dành dành nước (Hồ Kẻ Gỗ). Có loài số lượng cá thể không nhiều
nhưng có giá trị thương mại, kinh tế cao như lộc vừng. Có loài số lượng cá thể
nhiều (chiếm tới trên 75% ở điểm điều tra) như cây vối nước ở Hồ Ba Bể.
Về đặc điểm sinh thái, hình thái: Các loài cây hiện có ở vùng bán ngập là những
loài cây ưa ẩm, chịu nước, một số là cây bụi. Có loài cây tán lá ngập chìm dưới
nước vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường như cây dành dành nước Nhiều
loài cây có rễ phụ ký sinh (rễ cây mọc ra từ thân, cành) ở cả môi trường không khí
hay nước; có loài cây có rễ phụ thuỷ sinh (mọc ra từ thân, cành chỉ có ở môi
trường nước như: cây vối).
5. Bước đầu nghiên cứu trồng rừng ở vùng bán ngập ven hồ
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng rừng bán ngập ven hồ.
a. yếu tố tự nhiên: Đất đai, địa hình
- Đất đai: Vùng bán ngập ven hồ chứa nước có các dạng:
+ vách núi đá : (hồ Ba Bể), do hồ tự nhiên nên có những loài cây sống ở vách núi
đá ven hồ như vối nước, dọc, sanh, si
+ Đồi đất, núi đất, đảo đất nổi: ven các hồ chủ yếu là loại này, có khả năng trồng
rừng bán ngập.
- Mẫu đất được lấy ở địa điểm xây dựng mô hình trồng rừng của 3 hồ: Hồ Kẻ Gỗ
(Hà Tĩnh); Hồ Cấm Sơn (Bắc Giang); Hồ Thác Bà (Yên Bái). Mẫu đất được lấy ở
các vị trí mực nước ngập khác nhau. Kết quả phân tích cho ở bảng 3.

Bảng 03: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá tại địa điểm xây dựng mô hình
trồng rừng bán ngập.
PH Mùn

Các chất dễ tiêu
(Lđl/100g đất)
Tỷ
trọng
Dung
trọng
Số
TT

Hồ
Vị trí
cốt
nước
PH
(H
2
O)

PH
(KCl)

%

K
2
O


P
2
O
5

(g/cm
3
)

(g/cm
3
)

Ghi
chú

1 Cốt 49 -
52
5,9 5,18 2,13

1,80

5,10

0,68

2,53 1,34
2 53 - 55 5,88 4,44 2,78


1,95

3,68

0,90

2,48 1,33
3 56 - 58 6,16 5,32 1,60

2,01

7,82

0,75

2,52 1,29
4
Thác

Bình
quân
5,98 4,98 2,17

1,92

5,53

0,77

2,51 1,32

5 Cốt 70 -
71
5,62 5,48 1,12

1,76

5,85

1,19

2,08 1,35
6 74 - 75 5,74 5,56 0,86

2,46

4,83

1,37

2,48 1,36
7 77 - 78 5,94 5,42 1,81

2,23

5,98

1,98

2,40 1,31
8

C
ấm
Sơn

Bình 5,76 5,48 3,79

2,15

5,55

1,51

2,32 1,34
quân
9 Cốt 22 -
23
5,74 5,28 0,13

1,25

3,18

0,56

2,64 1,31
10

26 - 27 6,14 5,44 1,06

1,95


3,79

0,85

2,61 1,28
11

31 - 32 5,82 5,26 0,89

2,05

3,29

0,56

2,58 1,25
12

Kẻ
Gỗ
Bình
quân
5,9 5,33 0,69

1,75

3,42

0,66


2,61 1,28
- Địa hình : Đất bán ngập ven hồ thường có độ dốc trung bình. Chân đồi, núi đất,
đảo nổi có độ soải. ở phía tây bắc của các hồ do bị sóng nước (gió đông, nam tạo
thành) gây sạt lở có độ dốc lớn.
* Nhận xét:
- Tỷ trọng của đất bán ngập thấp hơn so với tỷ trọng của đất trên cạn là do khoáng
vật trong đất bán ngập đã bị rửa trôi xuống tầng sâu bởi tác động áp lực nước.
- Dung trọng của đất bán ngập cao hơn so với dung trọng của đất trên cạn, do áp
lực của nước ngập tác động lên bề mặt đát bán ngập làm cho đất bị nén lại, có sự
lấp đầy các lỗ hổng khe hở do các chất bồi tụ có trong nước.
Hàm lượng bùn của lớp đất mặt rất nghèo, giảm khi độ sâu của nước tăng lên, tầng
đất mỏng.
- Đất bán ngập chua hơn so với đất trên cạn, điều này phù hợp với quy luật: Quy
luật tăng độ chua khi mực nước ngập cao hơn.
- Đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu ở vùng bán ngập thuộc nước nghèo do tác động rửa trôi.
b. Yếu tố xã hội:
Hiện nay việc quản lý hồ rất phức tạp, một hồ có nhiều cơ quan quản lý, chủ yếu
là cơ quan thuỷ nông (điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp). Ban quản lý vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (nếu hồ nằm trong khu bảo tồng thiên nhiên,
Ban quản lý vườn quốc gia). Nhà máy thuỷ điện: Hồ Thác Bà, Hồ Hoà Bình. Ban
quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý khu du lịch
Có những hồ thuộc ranh giới, địa phận nhiều xã, huyện nên ảnh hưởng do việc quy
hoạch đất đai, tập quán canh tác của người dân sống ở vùng đó.
Tất cả yếu tố tự nhiên, xã hội nêu trên đều có ảnh hưởng đến việc xây dựng, phát
triển rừng phòng hộ ven hồ.
* Kết quả bước đầu nghiên cứu trồng rừng bán ngập
a- Những cơ sở cho việc triển khai xây dựng mô hình trồng rừng bán ngập:
- Kết quả điều tra các loài cây phân bố tự nhiên tại vùng bán ngập ven hồ.
- Đặc điểm của vùng bán ngập (mực nước ngập, thời gian ngập, độ dốc mặt đất, độ

dày tầng đất, thảm thực vật hiện có, tình hình sử dụng đất) và kết quả phân loại đối
tượng tác động: chỗ nào có cây thì khoanh nuôi bảo vệ, trồng bổ sung, chỗ nào
chưa có thì trồng mới, nơi đất sạt lở thì phải kè, trồng loài cây chịu sóng, chống
rửa trôi, sạt lở như cây tre gai
- Kết quả chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập, dựa vào đặc điểm hình thái, sinh
thái của cây.
- Kinh nghiệm của nhóm nghiên cưú, cơ quan quản lý hồ, người dân địa phương
để xây dựng mô hình trồng rừng bán ngập.
b- Chọn loài cây trồng: Cây sống chịu nước, có khả năng phòng hộ cao: bảo vệ,
chống xói lở bờ hồ, ngăn cản quá trình xói mòn, rửa trôi đất xuống lòng hồ.
- Thích nghi tốt với điều kiện sinh thái vùng bán ngập, ưu tiên những loài cây chịu
được ngập nước trong thời gian dài, và những loài cây chịu được ngập nước toàn
thân.
- Được người dân vùng hồ và cơ quan quản lý hồ hưởng ứng, nhất trí cao.
- Không gây độc hại đến môi trường nước.
- Có tác dụng về kinh tế, sinh thái, cảnh quan du lịch…
- Hệ rễ bám chắc trong đất, chịu được sóng nước.
c- Kỹ thuật trồng rừng bán ngập:
Phương pháp trồng: có thể trồng thuần loài, trồng hỗn loài.
- Trình tự trồng: trồng theo mức nước rút, trồng theo đường đồng mức, trồng từ
trên cao xuống phía dưới thấp.
- Thời vụ trồng: vào mùa nước rút, từ tháng 2 – 3 – 4, sau khi cây sống, nước hồ
dâng lên dần theo lượng mưa.
- Việc đào hố, bón phân như trồng rừng trên cạn, ở đây cần lưu ý thêm: những
vùng có nước ngập, sóng mạnh có thể phải đóng cọc, buộc dây giữ thân, gốc cây.
- Tiêu chuẩn cây con: có chiều cao vút ngọn từ 1 m trở lên, càng cao càng tốt, khi
nước dâng không bị ngập nhiều.
d- Xây dựng mô hình trồng rừng bán ngập:
Căn cứ vào kế hoạch phê duyệt đề tài, năm 2004 đề tài đã tiến hành trồng cây ở 3
địa điểm đã chọn: hồ Kể Gỗ (Hà Tĩnh) ; hồ Thác Bà (Yên Bái); hồ Cấm Sơn (Bắc

Giang). Cây tràm úc (Melaleuca leucadendra) tỏ ra có nhiều ưu điểm ở vùng bán
ngập ven hồ. Hiện nay cây đang sinh trưởng, phát triển bình thường, tỉ lệ sống cao
(trên 95%).
6. Kết luận.
Hồ chứa nước hầu hết ở vùng đầu nguồn, liên quan nhiều đến việc quản lý lưu vực
nước, vùng xung yếu rừng phòng hộ đầu nguồn. Trồng rừng bán ngập là cần thiết
để chống sạt lở ven hồ, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế
bồi lắng lòng hồ, tăng cường tác dụng lợi ích của hồ đối với các công trình thuỷ
điện, thuỷ lợi, du lịch sinh thái, tưới tiêu cho nông nghiệp …
Hiện nay hầu hết đất ở vùng bán ngập ven hồ vẫn chưa được tiến hành trồng rừng
nhằm bảo vệ lâu dài, bền vững. Điều này làm ảnh hưởng một phần tới hiệu quả sử
dụng của các công trình.
Các cơ quan và địa phương quản lý hồ đến nay chưa có giải pháp để trồng rừng
bán ngập chống sạt lở ven hồ, bồi lắng lòng hồ, đặc biệt là vấn đề phòng hộ.
Việc tiến hành trồng rừng bán ngập phải theo mùa nước lên, xuống của hồ. Do vậy
ít nhiều ảnh hưởng đến việc trồng rừng của đề tài. Tuy nhiên dựa vào thực tế và sự
nỗ lực của nhóm cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài, cùng với sự giúp đỡ của các
cơ quan, địa phương đề tài bước đầu đã thu được kết quả khả quan và khẳng định
việc trồng rừng bán ngập ven hồ sẽ thành công.
Tài liệu tham khảo.
1. Lê Sỹ Việt,Phạm Văn Điển : “ Một số kết quả ban đầu trong việc xây dựng mô
hình phục hồi rừng trên đất bán ngập ven lòng hồ Hòa Bình”-Trường Đại học Lâm
nghiệp.
2. Hoàng Kim Ngũ : “ Quản lý lưu vực nước”. Tập bài giảng cho học viên cao học
trường Đại học lâm nghiệp.
3. Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan: “ Lâm học nhiệt đới”.Tập bài giảng cho học
viên cao học trường Đại học Lâm nghiệp.
4. Ngô Quang Đê : “ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn”.Tập bài giảng cho học viên
cao học trường Đại học Lâm nghiệp.
5.Võ văn Chi : “ Từ điển thực vật thông dụng”. NXB Khoa học và kỹ thuật 2002.

Summary.
In the North of our country there are many fresh water reservoirs tens of thousands
in areas such as Hoa Binh hydro-electric lake 21,000 ha, Ke Go lake (Ha Tinh;
2,806 ha), Cam Son Lake (Bac Giang; 2,600 ha), Nui Coc lake (Thai Nguyen;
1,000 ha), Thac Ba lake (Yen Bai; 23,400 ha)….
As there are in our country two seasons: rainy season (usually from April to
October) and dry season (from November to March the next year), water in the
lake fluctuates with season resulting in seasonal water submersion in some areas
adjacent to the lake, those are semi-water submersion land.
The research on forest planting in semi-water submersion areas adjacent to the
lakes is just now initially mentioned. The Forest Science and Techniques
Application is carrying out the research subject ‘Establishment of Forest planting
models in semi-water submersion areas adjacent to water reservoirs in North
Vietnam, 2002 – 2006”.
Initial results of establishing forest planting models in semi-water submersion
areas adjacent to Ke Go, Thac Ba, Cam Son lakes affirm the success of forest
planting in semi-water submersion areas.

×