Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

báo cáo thường niên năm 2009 annual report 2009 quỹ đầu tư cân bằng prudential PRUBF1 prudential balanced fund PRUBF1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 88 trang )

Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Prudential Balanced Fund - PRUBF1
Báo cáo Thường niên năm 2009 - Annual Report 2009
02
04
06
10
12
16
20
41
84
Thông điệp của Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ
Thông điệp của Ban Giám đốc
Tổng quan nền Kinh tế và Thị trường Chứng khoán năm 2009
Dự báo tình hình Kinh tế và Thị trường Chứng khoán năm 2010
Ban Đại diện Quỹ
Báo cáo Kết quả hoạt động của Quỹ
Báo cáo Tài chính của Quỹ
Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Ghi chú
Ông Đinh Bá Thành
Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ
2 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Kính gửi Quý Nhà Ðầu tư,
Thay mặt cho Ban Ðại diện Quỹ, tôi xin gửi tới Quý vị lời chào trân trọng và chúc cho mọi sự tốt đẹp sẽ đến trong
năm 2010.
Chúng ta đang bước qua năm thứ tư trong thời hạn bảy năm hoạt động của Quỹ PRUBF1. Có thể nói ba năm
vừa qua là một chặng đường đầy những biến động của kinh tế thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng và của
cả Quỹ Đầu Tư Cân Bằng PRUBF1. Trong những biến thiên đồ thị này, niềm tin luôn là động lực lớn nhất cho các


nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà cụ thể là sự vực dậy mạnh mẽ của thị trường cả về chất và
lượng trong năm vừa qua ngay sau cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vào thời điểm này năm 2009, với bài thông điệp đầu năm, trong tình hình kinh tế còn bất ổn và mọi định hướng
còn bỏ ngỏ, thay mặt cho Ban Đại diện Quỹ, tôi đã nhấn mạnh đến việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố vĩ mô
nhằm có sự phân bổ tài sản phù hợp bảo toàn vốn nhưng “không thể để vuột mất cơ hội có thể một khi thị
trường chứng khoán khởi sắc trở lại”.
Trong 3 năm qua, Quỹ đã làm được công việc bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư, một trong hai mục tiêu chính
được đề ra trong chiến lược “cân bằng”. Mục tiêu còn lại là “tăng trưởng”. Ở thời điểm hiện tại, bức tranh đã sáng
sủa hơn cho nền kinh tế dù sẽ còn rất nhiều thách thức trong ngắn hạn. Và dù thời gian chỉ còn 4 năm để phấn
đấu, cần phải xem mọi thứ như luôn là sự khởi đầu. Tôi tin tưởng rằng 4 năm còn lại sắp tới sẽ là những thành
tích “bứt phá” của Ban Điều hành Quỹ trong việc đưa chứng chỉ Quỹ vượt qua chính mình, thật sự nắm bắt một
cách chính xác các cơ hội luôn mở ra ở thị trường.
Tôi tin tưởng rằng với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp với tinh thần tận tụy, đạo đức nghề nghiệp cao và với quyết
tâm trong việc xác lập lại vị thế của một Quỹ đầu tư công chúng có số lượng nhà đầu tư nhiều nhất, Ban điều
hành Quỹ sẽ có những quyết định sáng suốt, hợp lý trong chiến lược phân bổ tài sản và chọn lựa cổ phiếu trong
các năm tới. Muốn vậy, những bài học trong quá khứ luôn phải được xem trọng, đó là sự kiên định trong chiến
lược dài hạn nhưng bảo đảm nắm bắt thời cơ trong các quyết định của mình, sự không ngừng học hỏi và cập
nhật nhanh nhạy thông tin thị trường cũng là tiêu chí quan trọng cho các nhà quản lý Quỹ hiện nay.
Nhiệm vụ trong năm 2010 được đặt ra là phải tăng trưởng cao nhưng bền vững giá trị tài sản ròng, tạo dựng tâm
lý ổn định cho nhà đầu tư nhằm thu hẹp dần biên độ chiết khấu lớn đã kéo dài hơn một năm qua.
Về phía mình, Ban Đại diện Quỹ vẫn luôn tích cực thay mặt cho nhà đầu tư trong việc giám sát và tư vấn Ban Điều
hành Quỹ. Chúng tôi tin tưởng rằng, bằng tất cả các trách nhiệm của mình, trong những năm tháng qua chúng
tôi đã thay mặt nhà đầu tư giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của Quỹ, nhưng vẫn bảo đảm sự ủng hộ tối đa
trước các quyết định đầu tư của Ban Điều hành Quỹ. Trong bối cảnh 4 năm còn lại, tôi tin tưởng đây sẽ là cam kết
quan trọng cho các thành viên Ban Đại diện, dù sẽ có những thay đổi theo nhiệm kỳ theo tinh thần của Điều lệ
của Quỹ.
Kính chúc các nhà đầu tư, chúc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam và các đơn vị liên quan một năm
2010 dồi dào sức khỏe, thịnh vuợng và Xin chúc Quỹ PRUBF1 một năm hoạt động thuận lợi hơn, tạo đà bứt phá
trong nhiệm vụ của 4 năm còn lại.
Báo cáo Thường niên 2009 3

Ông Ðinh Bá Thành
Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ
Trân trọng,
4 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Ông Adrian Tse Hok Hoi
Q. Tổng Giám Đốc
Ông Trần Lê Khánh
Tổng Điều hành Đầu tư
Kính gửi Quý nhà Đầu tư,
Năm 2009 là năm hoạt động thứ tư của Quỹ Đầu Tư Cân Bằng PRUBF1. Có thể nói rằng trong đúng khoảng
thời gian này, từ 2007 đến 2009 là chu kỳ có nhiều biến động và nhiều sự kiện nhất của nền kinh tế thế giới nói
chung và kinh tế Việt nam nói riêng. Đó là việc tăng trưởng đến chóng mặt của các nền kinh tế mới nổi, kéo theo
sự gia tăng lạm phát phi mã, biến động tỷ giá hối đoái, nợ dưới chuẩn và sau đó là cuộc đại khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Và tiếp theo là sự hồi phục ngoạn mục nhanh nhất trong lịch sử kinh tế thế giới trong cuộc chiến
chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu này.
Đúng vào thời điểm này năm ngoái, bức tranh kinh tế trong ngắn hạn thật ảm đạm và cho dù bất cứ một chuyên
gia kinh tế nào cũng không thể hình dung ra được sự hồi phục nhanh chóng đến như vậy, cho dù niềm tin vào
bức tranh trung dài hạn của nền kinh tế Việt Nam là luôn vững chắc và không thay đổi. Kết quả của chính sách
kích cầu của các chính phủ nói chung và Việt Nam nói riêng, cùng với sự quyết tâm của các doanh nghiệp đã
giúp GDP của Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia hàng đầu, 6,23% trong năm 2008 và 5,32% trong năm 2009.
Nhưng đáng kể nhất là sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cả chất và lượng, bao gồm mức
thanh khoản cao nhưng ổn định, số lượng tài khoản giao dịch tăng gấp đôi, biểu đổ chứng khoán tăng vọt từ
đáy lên đỉnh nhưng sau đó dao động xung quanh mức trung bình ổn định, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn
cho các cổ phiếu có tiềm năng tốt nhưng ở mức giá dài hạn và hợp lý, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước bắt
đầu giữ vai trò dẫn dắt thị trường.
Trong bức tranh tổng thể này, Quỹ Đầu Tư Cân Bằng PRUBF1, sau khi thành công trong việc “tránh bão” vào năm
2008 qua việc nhanh chóng chuyển cơ cấu danh mục đầu tư qua trái phiếu (hơn 90%), đã từng bước tái cấu trúc
danh mục vào đầu tư cổ phiếu trong năm 2009, đặc biệt là các cổ phiếu có tiềm năng phát triển dài hạn. Cụ thể
đến thời điểm cuối năm 2009, danh mục tài sản được cân bằng ở mức 39% cổ phiếu và 61% trái phiếu. Danh
mục đầu tư cổ phiếu liên tục được hoán đổi linh động hơn đặc biệt theo ngành nghề và tính thanh khoản nhằm

thích ứng với tình hình biến động của thị trường, mang lại lợi ích tối đa cho nhà đầu tư.
Đứng vào thời điểm này năm ngoái, như đã đề cập ở trên, bức tranh kinh tế ngắn hạn còn ảm đạm và việc dò
đáy của khủng hoảng là không thể, thì thời điểm này năm nay bức tranh trung và dài hạn đã rất rõ nét và sáng
sủa, cho dù những khó khăn thách thức trước mắt vẫn còn nhiều, vẫn là các vấn đề về tài chính tiền tệ, lạm phát
và hiệu quả chất lượng đầu tư. Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta tiếp tục lại với cụm từ “phát triển bền vững”. Bền
vững về sự tăng trưởng và bền vững của chất lượng tăng trưởng, và từng thời cơ để tạo đà nhảy vọt cho Quỹ
trong 4 năm còn lại.
Với triết lý “bền vững” này, cũng như các năm qua, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của mình trong việc
thực thi quy trình đầu tư một cách có kỷ luật nhưng khéo léo hơn, tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân viên tận tụy,
chuyên nghiệp và trong sạch. Và quan trọng hơn hết là tập trung các nỗ lực tối đa, từ các chuyên viên đầu tư
của khu vực và đội ngũ trong nước để có thể đưa ra được những chiến lược “cân bằng” danh mục ngắn hạn và
dài hạn có hiệu quả hơn, kịp thời hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào cơ cấu đầu tư các ngành nghề có lợi
nhuận tốt trong các năm tới, các chiến lược phòng vệ trái phiếu hiệu quả như đã áp dụng trong các năm qua.
Cuối cùng, chúng tôi xin kính chúc Quý nhà đầu tư một năm mới 2010 thành công và tốt đẹp.
Báo cáo Thường niên 2009 5
Ông Adrian Tse Hok Hoi
Q. Tổng Giám Đốc
Ban Giám đốc
Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Ông Trần Lê Khánh
Tổng Điều hành Đầu tư
KINH T VĨ MÔ
Khi năm 2009 bắt đầu, các nhà kinh tế học dự báo một viễn cảnh ảm đạm cho nền kinh tế Việt Nam. Họ đã chỉ ra
rằng nền kinh tế, giữa bối cảnh siết chặt tín dụng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đã quá phụ thuộc vào xuất khẩu
(khoảng 70% GDP) và ngoại hối. Họ cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam có thể bị giới hạn về nguồn lực tài chính và sự
uyển chuyển tiền tệ để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh bị hạn chế về dự trữ ngoại tệ, thâm hụt ngân sách và
đồng thời đối phó với đợt lạm phát cao vừa rồi.
0
5
10

15
20
25
30
Jun-
06
Sep-
06
Dec-
06
Mar-
07
Jun-
07
Sep-
07
Dec-
07
Mar-
08
Jun-
08
Sep-
08
Dec-
08
Mar-
09
Jun-
09

Sep-
09
Dec-
09

Tỉ lệ %
30
0
5
10
15
20
25
T9-2006T6-2006 T12-2006 T3-2007 T6-2007 T9-2007 T12-2007 T3-2008 T6-2008 T9-2008 T12-2008 T3-2009 T6-2009 T9-2009 T12-2009
Năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Chỉ số lạm phát (% so với cùng kỳ nãm ngoái)
6 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Với sự quyết tâm trong việc khắc phục lạm phát trong năm 2008, Việt Nam đã thực hiện một trong những chính
sách tài chính và tiền tệ mạnh mẽ nhất để đối phó với sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng nhà nước đã liên
tục cắt giảm lãi suất cơ bản đến 7%, cùng lúc Chính phủ đã thực hiện một gói kích cầu tài chính khổng lồ đến 8 tỷ
USD (tương đương 8% GDP), bao gồm cả khoản trợ cấp lãi suất đến 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp. Chương trình
trợ cấp này có hiệu quả đáng kể vì đã giúp bơm vào nền kinh tế khoảng 25 tỷ USD với lãi suất thấp.
Trong suốt quý I năm 2009, đã có rất nhiều quan ngại về các kịch bản xấu cho nền kinh tế sẽ bị kiệt sức mặc dù
không ác nghiệt như các nước phụ thuộc vào xuất khẩu khác ở Đông Nam Á. Tăng trưởng xuất khẩu đã suy sút
vào tháng 03/2009, tăng trưởng sản xuất công nghiệp hàng tháng giảm xuống đến 2,4% vào tháng 03/2009 từ
mốc hơn 10% cùng kỳ, và tăng trưởng bán lẻ đã bị yếu đi chỉ còn 6,5%. Tương ứng, tăng trưởng GDP giảm xuống
3,1% trong quý I năm 2009 so với mức 5,7% trong quý IV năm 2008.
Bắt đầu từ quý II, sự phục hồi của nền kinh tế đã bắt đầu có sức kéo từ các chương trình tiền tệ và tài chính. Chạm
đáy vào tháng 03/2009, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã gia tăng hai chữ số vào tháng 08/2009. Tương tự,

bán lẻ tăng lên 10,2% vào tháng 09/2009 và đạt 11% vào tháng 11/2009. Theo đó, nhu cầu nội địa mạnh được
củng cố bởi các chính sách tài chính tiền tệ năng nổ đã góp phần bù đắp các ảnh hưởng từ nhu cầu yếu từ bên
ngoài và sự suy giảm dòng tiền đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 4,5% vào quý II và đến 5,7% vào
quý III, và 6,9% vào quý IV. Trong cả năm 2009, tăng trưởng GDP đạt mức đáng kể là 5,3% so với mức 6,2% của
năm 2008.
Báo cáo Thường niên 2009 7
Một điểm đáng lưu ý là mặc dù các chính sách mạnh mẽ để chống lại ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng
cũng dẫn đến sự thâm hụt cán cân thanh toán thương mại, lạm phát leo thang và thiếu hụt ngân sách lớn. Các
khoản vay ngân hàng không đảm bảo khả năng hoàn trả có thể là một vấn đề sau này. Lạm phát chạm đáy 2%
vào tháng 08/2009 và tăng trở lại lên 6,5% vào tháng 12/2009. Thâm hụt cán cân thanh toán thương mại cũng đã
cao hơn 1 tỷ USD vào tháng 04/2009 và hơn 1,5 tỷ USD vào tháng 09/2009.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1% và giảm giá trị đồng Việt Nam 5% vào đầu tháng 12/2009
khi nhận ra các dấu hiệu quá nóng này. Chúng tôi mong đợi lãi suất cơ bản sẽ tăng để đáp ứng các lo ngại về
thâm hụt cán cân thương mại và lạm phát gia tăng.
Mức tăng trưởng GDP thực
12%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Tăng trưởng GDP của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
8 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
TH TRƯNG VN
Chỉ số VN Index tăng 58% trong suốt năm 2009.
Trong quý I, thị trường chứng khoán đã giảm đáng kể

bởi các lo ngại về viễn cảnh của kinh tế Việt Nam trong
suy thoái toàn cầu.
Trong suốt cuối quý I và quý II, thị trường đã tăng
điểm hơn 120%, được dẫn dắt chủ yếu bởi lượng
thanh khoản khổng lồ liên quan đến việc nới lỏng tiền
tệ và gói kích cầu tài chính to lớn.
Trong suốt quý III, thị trường tiếp tục tăng xấp xỉ 20%
cho thấy các dấu hiệu phục hồi kinh tế đã hình thành.
Trong hai tháng cuối năm 2009, thị trường bình ổn
lại khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu chu kỳ xiết chặt
tiền tệ.
Index
1200
0
200
400
600
800
1000
Khối lượng giao dịch
Index
Khối lượng giao dịch
Chỉ số VN Index và khối lượng giao dịch
20.000.000
40.000.000
60.000.000
80.000.000
100.000.000
120.000.000
140.000.000

0
T1-2008
T2-2008
T3-2008
T4-2008
T5-2008
T6-2008
T7-2008
T8-2008
T9-2008
T10-2008
T11-2008
T12-2008
T1-2009
T2-2009
T3-2009
T14-2009
T5-2009
T6-2009
T7-2009
T8-2009
T9-2009
T10-2009
T11-2009
T12-2009
Nguồn: Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
Báo cáo Thường niên 2009 9
VIN CNH CA NN KINH T & TH TRƯNG VN
Trong ngắn hạn, chúng tôi lạc quan một cách thận trọng về kinh tế Việt Nam.
Cho dù có nhiều sự quan tâm về giá trị đồng Việt Nam, chúng tôi có quan điểm trái ngược rằng vấn đề ngoại

hối không tiêu cực như đã nghĩ. Dự trữ ngoại hối dường như rơi vào mức báo động tương đương 16 tỷ USD (ít
hơn 3 tháng của xuất khẩu) chủ yếu nhờ vào dự trữ vàng và USD, nhưng chúng tôi tin tưởng việc dự trữ vàng
và USD có thể được giải quyết về mặt hành chính. Chúng tôi chú ý về lệnh ngưng hoạt động sàn giao dịch
vàng gần đây cũng như sức ép của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước về việc chuyển USD thành
VND. Việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu bằng USD đã hỗ trợ dự trữ ngoại hối, và sẽ có những cải
tiến khả quan hơn nữa trong bối cảnh gia tăng cả đầu tư trực tiếp FDI, kiều hối, nguồn vốn viện trợ không
hoàn lại ODA và xuất khẩu.
Về mặt lạm phát, chúng tôi hy vọng rằng gia tăng lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái sẽ lên đỉnh vào giữa
năm 2010 với 2 số thấp, dù chúng tôi nhìn nhận rằng lạm phát có thể thay đổi trong bối cảnh ảnh hưởng
to lớn từ việc thay đổi giá cả hàng hóa toàn cầu với các chỉ số giá cả (CPI) là tiêu chí hàng đầu. Nói như vậy,
chúng tôi có cơ sở tin rằng với những kinh nghiệm về vấn đề lạm phát năm 2008, Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp kiềm chế lạm phát ở mức có thể chấp thuận được.
Tỉ USD
60
70
0
10
20
30
40
50
19951994199319921991 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
FDI đăng ký
FDI giải ngân
10 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Về tổng thể, chúng tôi tin tưởng có cơ sở tăng trưởng
GDP năm 2010 sẽ đạt mục tiêu 6,5%. Như đã đề cập,

kinh tế thế giới dường như đã phục hồi tốt hơn dự
báo, và chúng tôi dự đoán rằng việc phục hồi kinh
tế thế giới sẽ đưa đến việc đầu tư trực tiếp FDI nhiều
hơn, kiều hối, ODA và xuất khẩu sẽ dẫn đến việc tăng
trưởng GDP của Việt Nam hơn nữa. Thực tế, chúng tôi
sẽ không ngạc nhiên nếu tăng trưởng GDP đạt mức
dự đoán dài hạn từ 7%-8%. Nói như vậy, chúng tôi
công nhận rằng rủi ro cho kịch bản tăng giá bao gồm
cả viễn cảnh suy thoái hai lần ở các thị trường phát
triển và lạm phát cao không lường trước được.
Tương tự cho quan điểm của chúng tôi về nền kinh tế
Việt Nam, chúng tôi lạc quan nhưng thận trọng về thị
trường cổ phiếu trong ngắn hạn và tin vào việc tăng
giá trong dài hạn.
Cho năm 2010, chúng tôi dự đoán tăng trưởng
doanh thu của doanh nghiệp sẽ ở mức yên tâm hơn
20%. Dù rằng tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ
phần (EPS) có thể chỉ là một con số trong bối cảnh lãi
suất cao, lợi nhuận từ đầu tư giảm, và việc bão hòa từ
việc phát hành cổ phần mới, dù sao đi nữa chúng tôi
cũng tin vào chỉ số VN-Index, dựa vào giá trị cổ phiếu
vẫn còn khá hấp dẫn so với trong quá khứ và các
quốc gia lân cận.
Ở mức độ ngành, chúng tôi tin đặt niềm tin vào các
ngành như Công nghệ và Viễn thông, Công nghiệp
và Vận tải. Chúng tôi chủ động không lựa chọn các
ngành như Hóa dầu và Tiện ích.
Về mặt trái phiếu, chúng tôi vẫn tiếp tục quan ngại về
khả năng lợi nhuận vẫn còn cao, dựa vào các dự đoán
lạm phát sẽ không đạt đỉnh cho đến giữa năm 2010.

Và như vậy, chúng tôi sẽ đặt niềm tin vào trái phiếu dài
hạn trong suốt nửa năm sau của 2010.
Báo cáo Thường niên 2009 11
Ông Đinh Bá Thành
Chủ tịch/ Tổng Giám đốc Tổ hợp Truyền thông
Ða phương tiện Ðất Việt VAC

Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ
Ông Lương Quang Hiển
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh Đô

Thành viên Ban Đại diện Quỹ
Ông Phạm Trường Giang
Trưởng phòng Đầu tư Chứng từ có giá thuộc
Ban Đầu tư Công ty Tài chính Dầu khí
Thành viên Ban Đại diện Quỹ
12 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Ông Lê Văn Bé
Phó Chủ tịch HĐQT
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Thành viên Ban Đại diện Quỹ
Ông Lê Chí Hiếu
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức
Thành viên Ban Đại diện Quỹ
Ông Thái Nhị Đức
Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Quản trị
Doanh nghiệp Công ty TNHH Bảo hiểm
Nhân thọ Prudential Việt Nam
Thành viên Ban Đại diện Quỹ

Báo cáo Thường niên 2009 13
Từ Đại hội Nhà Đầu tư lần thứ ba ngày 25 tháng 3
năm 2009, Ban Đại diện Quỹ gồm có 06 thành viên:

1) Ông Đinh Bá Thành, Nhà Đầu tư cá nhân,
Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ
2) Ông Lê Văn Bé, đại diện Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội
3) Ông Nguyễn Văn Hảo, đại diện Công ty TNHH
Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam
4) Ông Lê Chí Hiếu, đai diện Công ty Cổ phần
Phát triển Nhà Thủ Đức
5) Ông Trần Lệ Nguyên, đại diện Công ty Cổ phần
Kinh Đô
6) Ông Đàm Minh Đức, đại diện Công ty Tài chính
Dầu khí – Chi nhánh TP. HCM
Ngày 10/3/2009, Công ty Công ty Cổ phần Kinh Đô
có văn bản tiến cử Ông Lương Quang Hiển tham gia
Ban Đại diện Quỹ thay thế Ông Trần Lệ Nguyên.
Ngày 7/9/2009, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ
Prudential Việt Nam có văn bản tiến cử Ông Thái Nhị
Đức (Allen Thai) tham gia Ban Đại diện Quỹ thay thế
Ông Nguyễn Văn Hảo.

Ngày 22/9/2009, Công ty Tài chính Dầu khí cũng có
văn bản tiến cử Ông Phạm Trường Giang tham gia
Ban Đại diện Quỹ thay thế Ông Đàm Minh Đức.
Các sự thay đổi trên của Ban Đại diện Quỹ sẽ được
thông báo tại kỳ Đại hội Nhà Đầu tư lần thứ tư vào
tháng 03/2010. Do vậy, tại kỳ Đại hội Nhà Đầu tư

ngày 26/03/2010, Ban Đại diện Quỹ gồm có:
1) Ông Đinh Bá Thành, Nhà Đầu tư cá nhân,
Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ.
2) Ông Lê Văn Bé, đại diện Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân Đội.
3) Ông Thái Nhị Đức đại diện Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
4) Ông Lê Chí Hiếu, đai diện Công ty Cổ phần
Phát triển Nhà Thủ Đức
5) Ông Lương Quang Hiển, đại diện Công ty
Cổ phần Kinh Đô.
6) Ông Phạm Trường Giang, đại diện Công ty
Tài chính Dầu khí
CÁC THÀNH VIÊN TRONG BAN ĐI DIN QU
14 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
Trong năm 2009, Ban Đại Diện Quỹ đã họp định kỳ
hàng quý với 4 cuộc họp.
1. Cuc hp ngày 9/3/2009:
Số thành viên hiện diện: 4/7
Đây là cuộc họp đầu tiên của Ban Đại diện Quỹ trong
năm 2009. Ban Đại diện Quỹ đã thảo luận và thông
qua các vấn đề sau:
1. Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ trong cả
năm 2008;
2. Chiến lược đầu tư năm 2009;
3. Quyết định tỷ suất lợi nhuận chuẩn 70%/30%
cho danh mục Trái phiếu và Cổ phiếu;
4. Đề nghị thay đổi mức phí Giám sát của HSBC
trước khi trình Đại hội Nhà Đầu tư phê chuẩn và;
5. Vấn đề tổ chức Đại hội Nhà Đầu tư năm tài

chính 2008 trong tháng 3 năm 2009.
2. Cuc hp ngày 19/6/2009:
Số thành viên hiện diện: 5/6
Cuộc họp định kỳ hàng Quý của Ban Đại diện Quỹ
nhằm xem xét và thảo luận các vấn đề:
1. Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ trong
Quý I 2009;
2. Ban Đại diện Quỹ đề nghị Công ty Quản lý Quỹ
nên tái cơ cấu lại danh mục và tăng tỷ lệ phân
bổ vào danh mục Cổ phiếu tận dụng cơ hội tốt
từ thị trường hồi phục.
3. Cuc hp ngày 22/9/2009
Số thành viên hiện diện: 4/6
Cuộc họp định kỳ hàng quý của Ban Đại diện Quỹ.
Ban Đại diện Quỹ xem xét hoạt động của Quỹ và
các vấn đề:
1. Thay đổi đại diện thành viên Ban Đại diện
Quỹ của các Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân
thọ Prudential Việt Nam và Công ty Tài chính
Dầu khí;
2. Ban Đại diện Quỹ nhìn nhận về việc Công
ty Quản lý Quỹ đã nâng tỷ trọng đầu tư của
danh mục Cổ phiếu trong thời gian qua
lên 30% tuy nhiên với tình hình thay đổi
nhanh chóng của thị trường hiện nay Công
ty Quản lý Quỹ nên linh hoạt hơn nữa nhằm
mục đích nâng cao giá trị (NAV) của Quỹ
vào những thời điểm thích hợp giống như
những Quỹ khác;
3. Ông Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ và các thành

viên thảo luận một vấn đề về BĐD Quỹ và yêu
cầu các thành viên nên đi họp đều đặn hơn.
4. Cuc hp ngày 11/12/2009
Số thành viên hiện diện: 5/6
Cuộc họp định kỳ hàng quý của Ban Đại diện Quỹ.
Ban Đại diện Quỹ xem xét hoạt động của Quỹ :
1. Quy trình đánh giá lại danh mục Trái phiếu đề
cập bởi Ngân hàng Giám sát HSBC, Công ty
Quản lý Quỹ giải thích là không có sự thay đổi
trong phương pháp định giá của các danh mục
Trái phiếu;
2. Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ trong
mười tháng đầu năm 2009 và nhận định tình
hình kinh tế vĩ mô;
3. Trong cuộc họp Ban Đại diện Quỹ có nêu một
số vấn đề tới Công ty Quản lý Quỹ: (i) nên linh
hoạt hơn nữa về tái cấu trúc danh mục và tỷ
trọng đầu tư trong thời gian tới; (ii) Đánh giá
lại quyết định đầu tư và ủy thác nhiếu hơn nữa
cho Người điều hành Quỹ; (iii) cung cấp thông
tin cho Ban Đại diện Quỹ nhanh chóng và kịp
thời hơn; và
4. Xem xét đề nghị thay đổi thành viên Ban Đại
diện Quỹ của Công ty Cổ phần Kinh Đô.

HOT ĐNG CA BAN ĐI DIN QU
Báo cáo Thường niên 2009 15
1. HOT ĐNG ĐU TƯ NĂM 2009:
Trong năm 2009, thị trường cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ đến 58% do các dự báo về hồi phục kinh tế, tuy
nhiên, sự tăng trưởng cũng đầy biến động. Chỉ số VN-Index thoát khỏi đáy ở mức 236 điểm vào cuối tháng

02/2009 và sau đó đạt đỉnh ở mức 624 điểm vào cuối tháng 10/2009 và sau đó hạ dần đến 495 điểm vào cuối
năm. Trong khi đó thị trường trái phiếu có sự thay đổi về lãi suất theo chiều hướng đi lên do lạm phát có thể
quay trở lại.
2. CHIN LƯC PHÂN B TÀI SN:
Trong quý I năm 2009, Ban Đại diện Quỹ đã thông qua chiến lược phân bố tài sản của Quỹ với 70% tài sản vào
trái phiếu và 30% tài sản vào cổ phiếu để mang lai hoạt động đầu tư vào trái phiếu nhiều hơn cổ phiếu cho
năm 2009 vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng năm 2009 là một năm đầy thử thách cho các quyết định phân bổ tài sản khi toàn bộ
bức tranh kinh tế vĩ mô đã thay đổi rất nhanh trong năm. Thị trường cổ phiếu đã thay đổi nhanh hơn dự đoán
về phục hồi kinh tế. Chúng tôi nên đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu và cũng nên có các hành động quyết liệt
hơn để chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu sớm hơn những gì mà chúng tôi đã thực hiện.
Trong suốt năm nay, chúng tôi đã dần dần chuyển một phần đầu tư từ trái phiếu /hoặc tiền mặt sang
đầu tư cổ phiếu. Tính đến ngày 31/12/2009, Quỹ đã phân bổ 60% tài sản vào trái phiếu, 39% vào cổ
phiếu và 1% tiền mặt.
Index
Trái phiếu chính phủ 5 năm
Chỉ số VN Index so với Tỉ suất lợi nhuận trái phiếu Chính phủ 5 năm trong năm 2009
VN Index
Tỉ suất lợi nhuận (%)
800
600
200
T12-2008
T1-2009
T2-2009
T3-2009
T4-2009
T5-2009
T6-2009
T7-2009

T8-2009
T9-2009
T10-2009
T11-2009
T12-2009
14
12
10
8
6
4
2
-
400
0
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
16 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
3. HOT ĐNG DANH MC ĐU TƯ:
Năm 2009, điều chỉnh phân bổ tài sản trong việc dự báo các thay đổi kinh tế vĩ mô và tái cấu trúc danh mục
cổ phiếu và trái phiếu là các hoạt động ưu tiên của quỹ.
C phiu: Trong suốt năm 2009, tổng giá trị mua ròng cổ phiếu là 71 tỷ đồng, hoặc tương đương với 18%
tổng giá trị tài sản quản lý tại thời điểm ngày 31/12/2008. Cổ phiếu chiếm 39% tổng tài sản của Quỹ vào cuối
năm 2009 so với tỷ lệ 14% của đầu năm 2009. Trong suốt năm, Quỹ đã phân bổ nhiều tài sản vào các lĩnh vực
như hàng Tiêu dùng không theo chu kỳ, Xây dựng, Vận tải và Mậu dịch. Trong khi đó, Quỹ đã tập trung đầu tư
vào ngành hàng Tiêu dùng không theo chu kỳ, Nguyên vật liệu cơ bản, Mậu dịch, Xây dựng và Vận tải.

Phân bổ tài sản 31/12/2008
Phân bổ tài sản 31/12/2009
Phân bổ tài sản theo ngành của danh mục cổ phiếu vào 31/12/2009
Nông nghiệp 5,0%

Nguyên vật liệu cơ bản 13,4%
Hóa dầu 3,8%
Xây dựng 11,4%
Tiêu dùng, chu kỳ 0,2%
Tiêu dùng, không chu kỳ 33,1%
Tài chính 9,1%
Mậu dịch 12,7%
Vận chuyển 11,2%
Cổ phiếu 14% Cổ phiếu 39%
Tiền gửi có kỳ hạn 1%
Trái phiếu 79%
Trái phiếu 60%
Tiền gửi có kỳ hạn 7%
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Báo cáo Thường niên 2009 17
Trái phiu: Với quan ngại đường lãi suất trái phiếu sẽ dịch chuyển lên cao bởi lo ngại lạm phát quay trở lại,
điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các trái phiếu dài hạn, vì thế chúng tôi đã bán trái phiếu dài
hạn (thời gian đáo hạn bình quân 4 năm trở lên) để đầu tư vào các trái phiếu ngắn hạn (thời gian đáo hạn
bình quân từ 2-3 năm).
Trong năm, chúng tôi đã bán ròng 135 tỷ đồng trái phiếu dài hạn (tương đương 34% tổng tài sản vào
31/12/2008) để đầu tư vào 109 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn (tương đương 28% tổng tài sản vào 31/12/2008).
Việc này đã tỏ ra là một quyết định đúng đắn để hạn chế các thiệt hại cho danh mục trái phiếu khi lãi suất
tăng (giá trái phiếu giảm).
4. GIÁ TR TÀI SN RÒNG NAV TRONG NĂM 2009
Giá trị tài sản ròng là 454 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2009, tăng 15% so với giá trị 396 tỷ đồng vào thời điểm
31/12/2008.
15000
12000
6000

9000
3000
Giá trị tài sản ròng trên mỗi đơn vị Quỹ
Giá trị thị trường trên mỗi đơn vị
Giá trị tài sản ròng trên mỗi đơn vị quỹ so với giá thị trường trên mỗi đơn vị quỹ năm 2009
T12-2008
T1-2009
T2-2009
T3-2009
T4-2009
T5-2009
T6-2009
T7-2009
T8-2009
T9-2009
T10-2009
T11-2009
T12-2009
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
18 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
5. KT QU HOT ĐNG:
Trong năm tài chính 2009, tỷ suất lợi nhuận của Quỹ đạt dưới mức tỷ suất lợi nhuận chuẩn là 3%, chủ yếu là
do phân bổ tài sản chưa hợp lý. Tỷ suất lợi nhuận chuẩn được xác định bởi 70% tỷ suất sinh lời từ trái phiếu
chính phủ kỳ hạn 5 năm và 30% lợi nhuận từ VN-Index cộng với lãi tiền mặt.
6. THU NHP T ĐU TƯ TRONG SUT NĂM 2009:

Trong suốt giai đoạn này, Quỹ đã có lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là 58 tỷ đồng: bao gồm lợi nhuận đã thực
hiện là 21 tỷ đồng và lợi nhuận chưa thực hiện là 37 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận từ trái phiếu và tiền gửi lần lượt là 28 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Tổng chi phí trong suốt năm là 10
tỷ đồng.

7. DANH MC 10 C PHIU ĐNG ĐU V T L NM GI CA QU PRUBF1:
10 cổ phiếu đứng đầu trong danh mục cổ phiếu của Quỹ là cổ phiếu của các công ty dẫn đầu trên mỗi lĩnh vực.
Cổ phiếu
Tỷ lệ nắm giữ
trong danh mục cổ phiếu (%)
Tỷ lệ nắm giữ
trên NAV (%)
VNM 14,0 5,5
FPT 12,7 5,0
GMD 9,1 3,6
NTP 8,3 3,3
EIB 5,1 2,0
DIG 5,1 2,0
PAC 5,0 2,0
STB 4,9 1,9
TDH 3,5 1,4
ACB 3,4 1,3
Total 71,1 27,8
-0,225
-0,35
-0,1
0,025
0,15
0,275
Tỉ lệ %
Tỉ lệ %
Tỉ suất lợi nhuận NAV
Tỉ suất lợi nhuận chuẩn (TSLNC)
Tỉ suất lợi nhuận so voi TSLNC
Hoạt động của quỹ PRUBF1

31/12/2009
31/12/2008
31/12/2007
Từ khi
thành lập
-0,4
-0,7
-0,1
0,2
31/12/2009
31/12/2008
31/12/2007
Từ khi
thành lập
Tỉ suất lợi nhuận chuẩn
Tỉ suất thay đổi VN-Index
Trái phiếu Chính phủ VN kỳ hạn 5 năm
Lợi nhuận so sánh
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Nguồn: Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam
Báo cáo Thường niên 2009 19
Giy phép Phát hành Chng ch
Qu Đu tư ra công chúng 02/UBCK-GPQĐT ngày 19 tháng 7 năm 2006
Giy Chng nhn Đăng ký lp
Qu Đu tư 06/UBCK-ĐKQĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006
Giy phép Niêm yt Chng ch qu 02/UBCK-GPNY ngày 22 tháng 11 năm 2006
Giấy phép Phát hành Chứng chỉ Quỹ Đầu tư ra công chúng, Giấy
Chứng nhận Đăng ký lập Quỹ Đầu tư và Giấy phép Niêm yết Chứng

chỉ quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cấp.
Tr s đăng ký Trung tâm Thương mại Sài Gòn
37 Tôn Đức Thắng, Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam
Ban Đi Din Qu Ông Đinh Bá Thành Chủ tịch
Ông Lê Chí Hiếu Thành viên
Ông Lê Văn Bé Thành viên
Ông Lương Quang Hiển Thành viên
(từ 9 tháng 1 năm 2010)
Ông Phạm Trường Giang Thành viên
(từ 22 tháng 9 năm 2009)
Ông Thái Nhị Đức Thành viên
(từ 22 tháng 9 năm 2009)
Ông Nguyễn Văn Hảo Thành viên
(đến 22 tháng 9 năm 2009)
Ông Trần Lệ Nguyên Thành viên
(đến 9 tháng 1 năm 2010)
Ông Trương Đình Khởi Thành viên
(đến 31 tháng 12 năm 2008)
Ông Nguyễn Xuân Sơn Thành viên
(đến 25 tháng 3 năm 2009)
Ông Đàm Minh Đức Thành viên
(từ 25 tháng 3 năm 2009 đến 22 tháng 9 năm 2009)
Công ty Qun lý Qu Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Prudential Việt Nam
Ngân hàng Giám sát Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)
Đơn v kim toán Công ty TNHH KPMG Việt Nam
Thông tin chung
22 Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Prudential - PRUBF1
PHÊ DUYT CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chúng tôi phê duyệt các báo cáo tài chính đính kèm của Quỹ. Các báo cáo này đã phản ánh hợp lý, trên tất cả
các phương diện trọng yếu, tình hình tài chính của Quỹ tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 và kết quả hoạt động
kinh doanh của Quỹ cho năm kết thúc cùng ngày theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
ngày 14 tháng 9 năm 2005 về chế độ kế toán Quỹ đầu tư chứng khoán và Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC do
Bộ Tài chính ban hành ngày 5 tháng 6 năm 2007 về quy chế thành lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, các
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam, và các nguyên tắc kế toán được chấp thuận rộng rãi
tại Việt Nam.
Thay mặt Ban Đại diện Quỹ
________________________
Đinh Bá Thành
Chủ tịch
Ngày 17 tháng 3 năm 2010
Báo cáo ca Ban Đi din Qu
Báo cáo Thường niên 2009 23

×