Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài tập nhóm môn luật hôn nhân và gia đình đề số 1 hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.86 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đề số 1:
Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014.

NHĨM

:

01

LỚP

:

N05 – TL1

Hà Nội, 2023


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHĨM MƠN LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Nhóm: 1
Lớp: N05.TL1
Đề bài: Hạn chế quyền u cầu ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014.


1. Kế hoạch làm việc của nhóm
- Chọn đề, định hướng nội dung và phân chia công việc;
- Họp nhóm thảo luận, chỉnh sửa bài lần 1;
- Sửa chữa bài sau lần 1, hoàn thiện bài.
2. Phân chia công việc, đánh giá mức độ tham gia của các thành viên
MSSV

Họ và tên

Công việc
thực hiện
Đánh giá

Đánh
giá của
SV

442418

Phạm Mây Linh

442908

Vũ Sơn Tùng

442927

Tống Thị Chinh

Phần 3


A

452323

Ngô Minh Ngọc

Phần 2

A

452852

Trần Thị Hiền

452855
461801
461802

461803
461805

(Phần 2)
Kiến nghị
(Phần 3)

Quy định
(Phần 1)

Nguyễn Phương


Tổng hợp

Ánh

nội dung bài

Lê Thị Anh

Phần 1

Nguyễn Minh
Anh
Vũ Hoàng Diệu
Anh
Nguyễn Bảo

A
A

A
A
A

Phần 2, tổng
hợp, chỉnh

A

sửa bài

Phần 2

A

Phần 2

A

Đánh giá của GV
SV ký tên

Điểm Điểm
(số) (chữ)

GV ký
tên


Châu
461806

Mai Linh Chi

Phần 1

A
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023
Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Minh Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................
NỘI DUNG.........................................................................................................................
1. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền yêu cầu ly
hôn.......................................................................................................................................
1.1. Khái niệm hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.............................................................
1.2. Cơ sở của quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hơn trong Luật Hơn
nhân và gia đình 2014....................................................................................................
1.2.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................................
1.2.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................
1.3. Nội dung quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong Luật Hơn
nhân và gia đình 2014....................................................................................................
1.3.1. Chủ thể bị hạn chế...........................................................................................
1.3.2. Các trường hợp bị hạn chế.............................................................................
1.4. Ý nghĩa quy định.....................................................................................................
2. Đánh giá quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền
yêu cầu ly hơn.....................................................................................................................
2.1. Mặt tích cực.............................................................................................................
2.2. Một số vướng mắc, bất cập, hạn chế trong áp dụng quy định...........................
3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn...........................
KẾT LUẬN.......................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................................


MỞ ĐẦU
Gia đình là cái nơi hình thành và ni dưỡng nhân cách của mỗi con người.
Những nhân cách ấy đã góp phần tạo nên bộ mặt của mỗi quốc gia. Những gia

đình tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh, và ngược lại, một xã hội
văn minh, tiến bộ sẽ là cơ sở để xây dựng một gia đình tốt đẹp. Xã hội ngày càng
thay đổi và phát triển, điều này đã khiến cho các bộ phận đã tạo nên xã hội cũng
thay đổi và phát triển khơng ngừng, trong đó có sự vận động, biến đổi của gia đình.
Bởi gia đình là tế bào của xã hội. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp, thì mặt trái
của xã hội tạo nên một thực trạng đáng lo ngại, đó là vấn đề ly hơn ngày càng trở
nên phổ biến và trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên, để bảo vệ
quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về
hạn chế quyền yêu cầu ly hơn. Để làm rõ và có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề
này, nhóm chúng em đã lựa chọn và phân tích về “Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”. Trong q trình làm,
nhóm khó tránh khỏi một số sai sót, hạn chế, mong nhận được những góp ý từ thầy
cơ để có thể rút kinh nghiệm. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền yêu
cầu ly hôn
1.1. Khái niệm hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án, và tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hơn nhân và gia đình
(HN&GĐ) năm 2014 đã quy định: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền u cầu
Tịa án giải quyết ly hơn". Quyết định ly hơn của Tịa án có thể được thể hiện dưới
hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
Theo quy định tại Từ điển Tiếng Việt thì “hạn chế” được hiểu là “giữ lại,
ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không thể hoăc khơng để cho vượt qua”.1
Như vậy, có thể hiểu hạn chế quyền yêu cầu ly hôn là giới hạn của pháp luật
mà khi có những điều kiện được quy định trong Luật thì người chồng khơng được
quyền u cầu ly hôn. Trong trường hợp này, điều kiện hạn chế quyền yêu cầu ly
1

Xem Từ điển Tiếng Việt, Ngọc Lương (chủ biên), nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, tr262


1


hôn áp dụng cho người chồng khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi theo quy định định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 
1.2. Cơ sở của quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong Luật
Hôn nhân và gia đình 2014
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình
2014 được xây dựng dựa trên cơ sở chế định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đã xuất
hiện, tồn tại, phát triển qua tất cả các Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam
trước đây (năm 1959, 1986, 2000). Điều 27 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định:
“Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh
đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của
người vợ”. Tương tự tại Điều 41 Luật HN&GĐ năm 1986: "Trong trường hợp
người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hơn sau khi vợ đã sinh con được một
năm”. Luật HN&GĐ năm 2000 có một số điểm khác biệt nhất định: “Trong trường
hợp vợ có thai hoặc đang ni con nhỏ dưới mười hai tháng tuổi thì chồng khơng
có quyền u cầu ly hơn".
Quy định này cịn được xây dựng dựa trên ngun tắc hiến định về bình
đẳng giới được quy định trong Hiến pháp năm 20132, cũng như các nguyên tắc về
bình đẳng giới đã được ghi nhận tại Luật Bình đẳng giới năm 2006.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Liên hệ với thực tiễn có thể thấy những lý do cơ bản đặt ra yêu cầu cần thiết
phải bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn như sau: 
Thứ nhất, xuất phát từ cơ sở sinh học xã hội, phụ nữ và trẻ em là hai đối
tượng cần thiết được bảo vệ trong xã hội. Phụ nữ phải thực hiện chức năng làm
mẹ; trẻ em sinh ra được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, xã
hội và gia đình ln phải có trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho

phụ nữ và trẻ em, chẳng hạn như: quyền được làm mẹ, quyền sinh con.
Thứ hai, với những đặc thù về giới tính, phụ nữ và trẻ em là một trong
những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm và bảo vệ một
cách đặc biệt. Vì vậy nếu trong giai đoạn phụ nữ mang thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà người chồng xin ly hơn vào thời điểm này có thể
2 Điều 26 Hiến pháp 2013: Cơng dân nam nữ bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2


khiến người vợ luôn trong trạng thái căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm
cảm sẽ dẫn đến những hành động nguy hiểm cho cả người mẹ và con. Hơn nữa,
khi giải quyết ly hôn, không hiếm trường hợp người phụ nữ đã bị đe dọa, gây áp
lực về tinh thần và vật chất từ phía người chồng dẫn đến phải từ bỏ quyền ni con
của mình. Hay sau khi ly hôn, việc ổn định cuộc sống là một vấn đề nan giải được
đặt ra với người phụ nữ, có thể việc sinh con, ni con nhỏ sẽ làm hạn chế cơ hội
để kiếm thêm thu nhập của người mẹ.
Đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước, luôn được đặc biệt quan tâm
và bảo vệ. Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em của
Việt Nam và các văn bản pháp luật khác quy định rất cụ thể các quyền cơ bản của
trẻ em như quyền được biết nguồn gốc của mình, biết cha mẹ là ai và được cha mẹ
chăm sóc; quyền được lớn lên trong gia đình; ...
Chính vì vậy Nhà nước phải xây dựng chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ
khi mang thai, sinh con và ni con nhỏ, trong đó đặt ra quy định tại Khoản 3 Điều
51 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
1.3. Nội dung quy định về hạn chế quyền u cầu ly hơn trong Luật Hơn
nhân và gia đình 2014
1.3.1. Chủ thể bị hạn chế 
Khoản 3 Điều 51 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định: “Chồng khơng
có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang

ni con dưới 12 tháng tuổi”. Quy định này chỉ đặt ra đối với người chồng, hạn
chế tạm thời quyền ly hôn của người chồng trong một khoảng thời gian theo luật
định, mà không áp dụng đối với người vợ. Chủ thể duy nhất bị hạn chế là người
chồng bởi lẽ pháp luật Hôn nhân và gia đình muốn bảo vệ tối đa phụ nữ và trẻ em
trong giai đoạn người phụ nữ cực kỳ nhạy cảm, khó khăn, đứa trẻ cịn yếu ớt. Cụ
thể:
Thứ nhất, nếu người chồng yêu cầu ly hôn trong thời kỳ này sẽ có thể gây ra
tác động tiêu cực lớn với người vợ và thai nhi hay đứa con vừa mới sinh. Và thời
kỳ này cũng là thời kỳ nghỉ thai sản của người phụ nữ, nếu không nhận được sự
ủng hộ về vật chất từ người chồng cũng là một thiệt thòi rất lớn đối với người phụ
nữ. 

3


Thứ hai, pháp luật không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ là để
trong thời kỳ này nếu mâu thuẫn khơng thể giải quyết, việc duy trì hôn nhân làm
ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người vợ, thai nhi hay là trẻ sơ sinh (ví dụ
như trường hợp người chồng có hành vi bạo hành, đánh đập hay bỏ rơi vợ con) thì
pháp luật vẫn để cho người vợ có thể chủ động yêu cầu ly hơn nhằm bảo vệ lợi ích
tối đa của bản thân và đứa bé.
1.3.2. Các trường hợp bị hạn chế
Pháp luật về hơn nhân và gia đình hiện hành hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
của người chồng trong một số trường hợp nhất định sau:
Trường hợp 1: Người vợ đang mang thai.
Thời kỳ mang thai được xác định kéo dài từ khi thụ thai tới thời điểm người
phụ nữ chuẩn bị sinh nở (thường là 40 tuần).
Lưu ý: Hiện nay y học đã phát triển với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống
nghiệm, Sự thụ tinh có thể diễn ra trong cơ thể người phụ nữ hoặc có thể diễn ra
trong phịng thí nghiệm (gọi là thụ tinh trong ống nghiệm). Tuy nhiên, quá trình

phát triển của trứng để thành thai nhi nhất định phải diễn ra trong cơ thể người phụ
nữ. Do vậy, đối với các trường hợp thơng thường, người vợ có khả năng mang thai
thì dù sự thụ tinh diễn ra trong cơ thể của họ hay trong ống nghiệm rồi được cấy
vào tử cung của họ (thành cơng) thì họ đều được xác định là đang có thai. Khi đó,
việc xác định chồng của họ khơng có quyển u cầu ly hơn là hồn tồn có cơ sở.
Trường hợp 2: Người phụ nữ vừa sinh con, hay đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi.
Theo nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con tại khoản 1 Điều 88 Luật Hơn
nhân và gia đình 2014, “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có
thai trong thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng”. Như vậy, khi người vợ
sinh ra đứa con thì dù đứa trẻ là con ruột hay khơng phải con ruột của người chồng,
quyền yêu cầu ly hôn của người chồng vẫn bị hạn chế theo khoản 3 Điều 51 Luật
Hơn nhân và gia đình 2014.
Quy định này áp dụng cả trong trường hợp con do vợ sinh ra không phải con
ruột của chồng là bởi trong thời kỳ này sức khỏe, tâm lý của người phụ nữ, hạnh
phúc của đứa trẻ đặc biệt mong manh, và nghĩa vụ của vợ chồng vẫn là yêu
thương, chăm sóc nhau. Đúng người vợ đã có lỗi, tuy nhiên sức khỏe, tính mạng
4


con người vẫn là quan trọng, có thể chờ tới khi người vợ khỏe mạnh rồi yêu cầu li
hôn; đồng thời, đứa bé khơng hề có tội. Trong trường hợp người chồng vì uất hận,
lại khơng được ly hơn nên nảy sinh những hành vi ảnh hưởng đến vợ và đứa bé
trong thời kỳ nhạy cảm3, pháp luật vẫn cho người vợ quyền được u cầu ly hơn để
giải thốt cho cả hai bên.
1.4. Ý nghĩa quy định
Quy định hạn chế quyền u cầu ly hơn có những ý nghĩa quan trọng về mặt
pháp lý và đạo lý, cụ thể là:
Quy định này đã thể hiện một trong những nguyên tắc của Luật Hơn nhân và
gia đình đó là ngun tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai

nhi- một nguyên tắc mang tính tồn cầu. Đây là một quy định thể hiện sâu sắc tính
nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta
nói chung và pháp luật Hơn nhân và gia đình nói riêng. 
Trên thực tế, quy định giúp bảo vệ lợi ích người vợ khi mang thai, sinh con
hoặc đang nuôi con mới đẻ, bảo vệ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Khi người
vợ gần như khơng có thời gian làm việc để kiếm thêm thu nhập, việc người chồng
ở bên cạnh để hỗ trợ về mặt tài chính và chăm sóc là điều vơ cùng cần thiết. Mặt
khác, người phụ nữ trong thời gian mang thai, sinh và chăm sóc con nhỏ thường có
tâm lý nhạy cảm, bất ổn, dễ xúc động, nếu bị tác động nặng sẽ dẫn đến những hành
động và suy nghĩ tiêu cực, dại dột. Cịn đối với con thì đây là thời gian cần có sự
bao bọc, chăm sóc của cả bố và mẹ để có thể phát triển ổn định. 
Bên cạnh đó, quy định giúp tạo cơ hội cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là
người chồng có có thời gian cân nhắc, tránh bồng bột, vội vàng đưa ra yêu cầu ly
hôn trong giai đoạn nhạy cảm của hôn nhân. Qua đây, giúp thúc đẩy sự cân nhắc
và giảm tỷ lệ ly hơn, khuyến khích các cặp vợ chồng giữ vững hơn nhân.
2. Đánh giá quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về hạn chế
quyền u cầu ly hơn
Nhìn chung, quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về hạn chế quyền
yêu cầu ly hôn là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đã có sự tiến bộ
so với quy định trước đây, phát huy tốt vai trị, ý nghĩa của mình trong thực tiễn,
3

“Với trường hợp trẻ không phải là con của người chồng thì thực tế, người chồng thường có diễn biến tâm lý bất
thường, dễ dẫn đến bạo hành tinh thần, bạo lực gia đình như đay nghiến, chửi mắng vợ, thậm chí gây ra thương tích,
án mạng.” – Trích bài viết Vợ ngoại tình mang thai, chồng được ly hơn? | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

5


đặc biệt trong hạn chế ly hôn, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, không

thể phủ nhận bên cạnh những ưu điểm ấy, quy định này vẫn bộc lộ một số những
điểm chưa rõ ràng dẫn tới vướng mắc trong áp dụng, hay vẫn còn hạn chế, bất cập
khi một số Tòa án áp dụng sai quy định này để từ chối thụ lý giải quyết u cầu ly
hơn của người chồng.
2.1. Mặt tích cực
Thứ nhất, về sự phù hợp của quy định này trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.
Có thể thấy quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng tại
khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 đã bảo đảm nguyên tắc hiến định về bình
đẳng giới được quy định trong Hiến pháp năm 20134, cũng như các nguyên tắc về
bình đẳng giới đã được ghi nhận tại Luật Bình đẳng giới năm 2006. Cụ thể, dưới
góc độ pháp luật bình đẳng giới, về nguyên tắc, để bảo đảm bình đẳng về mặt pháp
lý giữa nam và nữ, bên cạnh quy định các quy phạm pháp luật bình đẳng chung
cho cả nữ và nam (các quy phạm trung tính về giới), ví dụ như khoản 1 Điều 51
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định vợ và chồng đều có quyền u
cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn bình đẳng như nhau; thì với hiện trạng xã hội
hiện nay, khi phụ nữ cịn có vị thế yếu hơn nam giới trong các mối quan hệ cụ thể,
nguyên nhân là do các khác biệt về giới tính khơng thể loại bỏ được, cũng như các
định kiến giới còn tồn tại nặng nề, cần có các quy định riêng cho một giới để bảo
đảm bình đẳng thực chất cho nữ giới khi họ thực hiện chức năng làm mẹ hoặc
trong những lĩnh vực cụ thể còn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ và bất
bình đẳng nam nữ. Trên cơ sở đó, có thể nhận thấy quy định về về hạn chế quyền
yêu cầu ly hôn của người chồng tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình
năm phù hợp với khoản 4 Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006 về ngun tắc
“Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới”
cũng như nguyên tắc tại Điều 7 của Luật này về “Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi
mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam nữ chia sẻ công việc gia
đình”.
Thứ hai, về tiến bộ của quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 so với các luật trước. 


4

Điều 26 Hiến pháp 2013: Cơng dân nam nữ bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

6


Hiện nay, vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được Luật
HNGĐ năm 2014 quy định tại khoản 3 Điều 51: “Chồng khơng có quyền u cầu
ly hơn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi”. Trước đây, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn được quy định của người
chồng tại khoản 2 Điều 85 của Luật HN&GĐ năm 2000: “Trong trường hợp vợ có
thai hoặc đang ni con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng khơng có quyền u
cầu xin ly hơn.” 
Có thể thấy, quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã bổ sung trường hợp người vợ sinh con. Đây là
một sự bổ sung đúng đắn của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 bởi thời điểm người
vợ sinh con là thời điểm rất quan trọng, là thời khắc sinh tử với người phụ nữ. Do
đó, việc người chồng yêu cầu ly hôn đúng thời điểm đó có thể đẩy người vợ vào
tình huống nguy hiểm, khơng thể lường trước. Bên cạnh đó, việc bổ sung trường
hợp người vợ sinh con hoàn thiện giai đoạn từ mang thai đến nuôi con dưới mười
hai tháng tuổi của người phụ nữ, hạn chế trường hợp hiểu chưa đúng về quy định
hay lợi dụng sự thiếu sót của quy định để thực hiện hành vi sai trái.
Thứ ba, về những kết quả tích cực đã đạt được trong áp dụng quy định
về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong Luật Hơn nhân và gia đình 2014 trong
thực tế.
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hơn giữa các cặp vợ chồng trên địa
bàn cả nước khá phức tạp. Đơn cử, theo số liệu thống kê tại TAND thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La, số lượng các vụ án ly hơn qua các năm có chiều hướng tăng giảm

khơng đồng đều. Số vụ của năm 2019 là 287 vụ, giảm 40 vụ so với cùng kỳ năm
2020. Tuy nhiên vào năm 2021, số lượng vụ, việc về hôn nhân và gia đình ly hơn
là 330 vụ, tăng cao đột biến so với cùng kỳ năm 2020 là 83 vụ. Đến năm 2022, số
lượng vụ, việc ly hơn lại có chiều hướng giảm xuống so với năm 2021 là 46 vụ.
Đến năm 2023 với cùng ký 6 tháng đầu năm số lượng vụ, việc ly hôn cũng khá
cao.5 
Tuy nhiên trên thực tế, các Tòa án trên cả nước cũng đã có những thành tựu
nhất định trong việc áp dụng quy định pháp luật về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
trong giải quyết, giúp bảo vệ quyền lợi người phụ nữ và trẻ em trong thời buổi yêu
cầu ly hôn trở nên phổ biến. Số lượng án tại Toà án cấp huyện thụ lý, giải quyết dù
5

Bảng thống kê về giải quyết ly hơn của Tịa án nhân dân thành phố Sơn La xem tại Phụ lục.

7


tăng nhưng chất lượng giải quyết án được đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ
của Tòa án nhân dân. 
Khi giải quyết đơn u cầu ly hơn các Tịa án đã áp dụng các quy định của
pháp luật về giải quyết các trường hợp ly hơn, trong đó có các trường hợp tịa án
phải trả đơn xin ly hơn do người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy
định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Có rất nhiều
trường hợp các vụ án ly hôn mà người chồng là người u cầu ly hơn khi người vợ
đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi đã bị trả lại đơn khởi kiện
theo đúng quy định.
Đặc biệt, sự linh hoạt của nhiều Tòa án cũng được ghi nhận. Thực tế, khi
xem xét đơn u cầu ly hơn có nhiều trường hợp dù người vợ đang mang thai, sinh
con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng hai vợ chồng lại có đơn u cầu
thuận tình ly hơn, tự thỏa thuận được việc chia tài sản và vấn đề nuôi con chung.

Đối với việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp này
thì người chồng khơng được ly hơn, các Tịa án đã giải thích cho các đương sự biết
về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này, đồng
thời linh hoạt hướng dẫn để người vợ là người viết đơn u cầu ly hơn thay vì nộp
đơn u cầu thuận tình ly hơn. Từ đó, Tịa án vẫn có thể thụ lý vụ án ly hơn theo
yêu cầu của một bên (người vợ) căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2014, và mong muốn ly hôn của các bên vẫn được thực hiện.
2.2. Một số vướng mắc, bất cập, hạn chế trong áp dụng quy định
Thứ nhất, cụm từ “sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
chưa giải thích được thời kì “sinh con” kéo dài đến bao giờ.
Như phân tích tại mục 1.3, có 02 trường hợp người chồng khơng được
quyền ly hơn vợ: vợ đang có thai; vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi. Việc xác định thời kì mang thai và ni con dưới 12 tháng tuổi đã khá rõ
ràng, tuy nhiên trên thực tiễn áp dụng lại phát sinh 02 cách hiểu khác nhau về thời
kì sinh con theo quy định “sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”6. Cụ thể:
Một là, cụm từ “dưới 12 tháng tuổi” chỉ bổ trợ mốc thời gian cho vế “ni
con”, cịn “sinh con” là một vế độc lập hoàn toàn so với “đang ni con dưới 12
tháng tuổi. Tức là thời kì sinh con chỉ kéo dài đến lúc hoàn thành ca sinh nở. Cách
6

Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền u cầu ly hơn tại Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La: Luận văn thạc sĩ Luật
học / Nguyễn Thị Bích Ngọc; PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh hướng dẫn

8


hiểu này xuất phát từ ngôn từ diễn đạt của điều luật, tuy nhiên áp dụng cách hiểu
này lại dẫn tới một “khe hở” trong bảo vệ quyền lợi của người vợ, đó là: Trường
hợp phụ nữ đã sinh con, sau đó con mất trước khi đủ 12 tháng tuổi, vậy thời kì sinh
con đã qua, chồng sẽ được quyền yêu cầu li hôn trong khi vợ đang vừa chưa hồi

phục sau sinh, vừa chịu nỗi đau mất con?
Hai là, “dưới 12 tháng” bổ trợ cho cả “sinh con”, tức người chồng không
được quyền ly hôn khi vợ sinh con mà kể từ thời điểm sinh chưa đủ 12 tháng. Theo
nhóm, cách hiểu này hợp lý hơn, bảo vệ tối đa người phụ nữ.
Như vậy, bất cập đầu tiên của chế định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
trong Luật HNGĐ 2014 là vấn đề diễn đạt chưa rõ ràng dẫn tới nhiều cách hiểu
khác nhau về điều luật, trong đó có một cách hiểu mà nếu Tịa án áp dụng sẽ dẫn
đến không đảm bảo được đúng vai trò của chế định trong bảo vệ quyền lợi các đối
tượng yếu thế trong xã hội.
Thứ hai, pháp luật HNGĐ hiện hành chưa có hướng dẫn áp dụng chế
định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn cho trường hợp mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo và ni con ni dưới 12 tháng tuổi.
 Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: 
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là chế định mới rất nhân văn của Luật
HNGĐ 2014. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn áp dụng hạn chế
quyền ly hôn đối với chế định này, dẫn tới vướng mắc trong xét xử thực tiễn ở các
trường hợp sau:
Trường hợp 01: Cặp vợ chồng vơ sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo, nhưng người chồng hoặc vợ lại có yêu cầu ly hơn, hoặc hai vợ chồng nhờ
mang thai hộ có u cầu thuận tình ly hơn. 
Theo khoản 2 Điều 98 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, “quyền, nghĩa
vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời
điểm con được sinh ra”. Do đó, sự kiện sinh đẻ của người đồng ý mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp lý cha mẹ và con
giữa cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ và đứa trẻ được sinh ra. Như vậy, nếu
cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, sau đó người chồng
nhờ mang thai hộ yêu cầu ly hôn khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì đương
nhiên vẫn áp dụng khoản 3 Điều 51 để hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người
9



chồng. Việc này khơng có gì bàn cãi. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ chưa ra đời mà người
chồng hoặc người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh yêu cầu ly hơn thì phải giải quyết
ra sao? Hiểu theo quy định tại Điều 94 và 98, trước khi đứa trẻ ra đời, người vợ
nhờ mang thai hộ không được xác định là người đang mang thai và sinh con. Do
vậy, có ý kiến cho rằng trước khi đứa trẻ được sinh ra, người chồng trong cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ hồn tồn có quyền đơn phương u cầu tịa án giải quyết
ly hơn với người vợ của mình.7 Nhưng nếu quy định như vậy có đảm bảo cho sự ra
đời của đứa trẻ hay khơng? Có đảm bảo ngun tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và
trẻ em hay không? Bởi nếu vợ chồng nhờ mang thai hộ ly hơn thì khơng chỉ gây
bất ổn đến tâm lí (gây thấp thỏm lo âu) mà còn ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích
của người mang thai hộ. 
Trường hợp 2: Cặp vợ chồng vơ sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo. Vậy người chồng của người mang thai hộ có bị hạn chế quyền u cầu ly hơn
khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con?
 Trường hợp nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi:
Vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng tại khoản 3 Điều 51
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 hiện tại cũng chưa được xem xét trong mối
tương quan với các quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010. 
Như vậy, có thể thấy, việc chưa có hướng dẫn cụ thể áp dụng quy định về
hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng tại khoản 3 Điều 51 cho trường hợp
chồng của người mang thai hộ có u cầu ly hơn cũng như trường hợp vợ chồng
nhận nuôi con nuôi sơ sinh đã dẫn tới hiện tượng dù bảo đảm bình đẳng cho nhóm
nữ (người vợ) trong các trường hợp sinh con bình thường, nhưng lại gây bất lợi
cho nhóm nữ (người vợ) áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hoặc nhận
ni con nuôi sơ sinh.
Thứ ba, thực tế việc áp dụng quy định này cịn máy móc, chưa hợp lý ở
một số Tịa án trong trường hợp người mẹ bỏ rơi, khơng trực tiếp ni dưỡng,
chăm sóc con khi con dưới 12 tháng tuổi.
Một vụ việc đã xảy ra tại TAND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La như sau: Cưới

nhau từ năm 2014, anh Hồng Ngọc Sơn (32 tuổi) và chị Lị Lệ Thúy (25 tuổi), ở
7

Xem bài viết Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014 (moj.gov.vn)

10


huyện Phù Yên đã có với nhau 2 đứa con. Hai đứa con suýt soát tuổi nhau một đứa
sinh năm 2015 và một đứa mới được 9 tháng. Vì hồn cảnh gia đình khó khăn nên
anh Sơn phải đi phụ xe khách tuyến Sơn La- Hà Nội. Chị Thúy ở nhà chăm sóc
con cái. Khi đứa con thứ hai được 9 tháng thì chị Thúy đột ngột bỏ đi theo người
đàn ông khác, để lại 2 đứa con nhỏ cho mẹ anh Sơn chăm sóc. Khi bỏ đi chị Thúy
đã ôm hết tiền dành dụm của cả nhà bỏ đi theo người tình là anh hàng xóm gần
nhà. Chị bỏ đi không quan tâm hay gửi tiền về nuôi con nên anh Sơn đã làm đơn
xin ly hôn nhưng bị tòa án nhân dân huyện Phù Yên trả lại đơn vị đứa con thứ 2
của anh mới được 9 tháng như vậy anh nằm trong trường hợp bị hạn chế quyền yêu
cầu ly hôn.8
Việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết ly hơn của anh là chưa thỏa đáng vì xét
về thực tế chị đang không nuôi con, hơn nữa hành vi của chị là vi phạm về quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. 
Như vậy, việc áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014
trên thực tế còn chưa hợp lý ở một số tòa án, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng
của người chồng và con nhỏ trong trường hợp người vợ mới là người có lỗi.
3. Kiến nghị hồn thiện quy định về hạn chế quyền u cầu ly hơn  
Hồn thiện pháp luật về ly hơn nói chung và hạn chế quyền u cầu ly hơn
nói riêng là u cầu quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, bảo đảm lợi ích
cho các bên trong mối quan hệ hôn nhân. Dựa trên các hạn chế, vướng mắc, bất
cập đã nêu ở mục 2.2, nhóm chúng em đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định

về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như sau:
Một là, kiến nghị pháp luật hôn nhân và gia đình có hướng dẫn giải thích cụ
thể về “sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” theo hướng “người chồng
không được quyền ly hôn khi vợ sinh con mà kể từ thời điểm sinh chưa đủ 12
tháng, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” để tránh các cách hiểu khác nhau,
cũng như đảm bảo được quyền lợi người phụ nữ trong trường hợp con được sinh ra
mà qua đời trước 12 tháng tuổi. Vì trong trường hợp người vợ sinh con, sau đó đứa
trẻ qua đời vì một lý do nào đó khi chưa đủ 12 tháng tuổi, lúc này người vợ về tâm
sinh lý và thể chất đều trong hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, yếu thế, việc xin ly hôn
của người chồng vào thời điểm này dễ ảnh hưởng đến người vợ, có thể gây suy
giảm sức khỏe về cả thể xác lẫn tinh thần, có khả năng ảnh hưởng tính mạng.
8

Nguồn sưu tầm tại TAND huyện Phù Yên.

11


Hai là, kiến nghị pháp luật hôn nhân và gia đình đưa thêm văn bản hướng
dẫn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong các trường hợp sau:
Trường hợp vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời
người chồng có u cầu ly hôn, hoặc vợ chồng người nhờ mang thai hộ thuận tình
ly hơn khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con. Trong trường hợp này
nên hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của cả hai vợ chồng nhờ mang thai hộ để đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người mang thai hộ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đứa trẻ được sinh
ra, tránh việc hôn nhân của họ chấm dứt trước khi đứa trẻ chào đời, đồng thời
không ảnh hưởng đến việc xác định cha mẹ, nuôi con sau ly hôn.
Trường hợp cặp vợ chồng vơ sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
người chồng của người mang thai hộ cũng phải bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con.
Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi, người chồng cũng phải
bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ.
Ba là, cần có văn bản hướng dẫn các Tòa án về trường hợp người vợ sinh
con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con. Cụ thể, Tịa phải xem xét lí do tại
sao người vợ lại khơng ni con. Nếu bởi những lí do khách quan như bận công
việc, làm ăn xa mà vẫn gửi tiền chu cấp cho con hay vẫn về chăm nom con thì
người vợ vẫn thực hiện nghĩa vụ đối với con, thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền
yêu cầu ly hôn. Nhưng nếu người vợ không trực tiếp nuôi con, bỏ bê khơng quan
tâm, khơng chăm sóc con, khơng đóng góp vào việc ni dưỡng con chung và
người chồng có chứng cứ người vợ khơng ni con thì thiết nghĩ pháp luật nên có
quy định về vấn đề này, cho phép người chồng có quyền ly hơn.
KẾT LUẬN
Có thể nói, hơn nhân và gia đình là trái ngọt của tình yêu. Tuy nhiên, không
phải cuộc hôn nhân nào cũng đẹp như một câu chuyện cổ tích. Ly hơn chính là giải
pháp cuối cùng để chấm dứt tình trạng căng thẳng trong quan hệ hơn nhân và gia
đình. Thơng thường, khi ly hôn, phụ nữ và trẻ em luôn là những đối tượng phải
gánh chịu những hậu quả thiệt thòi nhất. Xuất phát từ truyền thống nhân đạo của
người Việt Nam cũng để khắc phục tình trạng trên, pháp luật về hơn nhân và gia
đình có quy định về vấn đề hạn chế quyền hơn nhân. Nhìn chung, hạn chế quyền ly
12


hơn theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đang là một chủ đề nhận được rất
nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội. Các căn cứ này đã góp phần giải quyết hạn
chế các vụ án ly hơn, bảo vệ quyền lợi của con cái họ.

13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Bình đẳng giới (sửa đổi và bổ sung) số 73/2006/QH11.
3. Luật Hơn nhân và gia đình (sửa đổi và bổ sung) số 52/2014/QH13.
4. Luật Nuôi con nuôi (sửa đổi và bổ sung) số 52/2010/QH12.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
6. Lê Thị Huyền Trang (2017), Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân gia
đình năm 2014, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền
yêu cầu ly hơn tại Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Hoàng Thị Hải Yến (2016), “Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
của người chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình 2014”, Tạp chí Dân chủ &
Pháp luật, truy cập 3/11/2023.
9. Nguyễn Miến (2023), “Một số bất cập trong quy định về hạn chế quyền ly
hơn của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt
Nam, truy cập 5/11/2023.
10.Thanh Tùng (2013), “Vợ ngoại tình mang thai, chồng được ly hơn?” Báo
Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh (plo.vn). Truy cập 1/11/2023.

14


PHỤ LỤC - BẢNG THỐNG KÊ VỀ GIẢI QUYẾT LY HƠN CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA

Bảng thống kê:                                                                           
Người


Đơn vị:

Số vụ án đã giải quyết
Năm

2019
2020
2021
2022
3/2023

Tổng số thụ


287
247
330
284
104

Số vụ
án đã
xét xử

Đình
chỉ

286
244
320

279
64

69
55
53
60
8

Cơng nhận thuận tình
ly hơn và sự thỏa
thuận của các đương
sự
208
175
249
206
49

Xét xử
9 (còn 1 vụ)
14 (còn 3 vụ)
18
13 (còn 5 vụ)
7 (còn 40 vụ)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Tòa án nhân dân TP. Sơn La, tỉnh Sơn
La)

15




×