Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỂ LÝ 2010 TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ "SẠN"? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.08 KB, 3 trang )

ĐỂ LÝ 2010 TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ
"SẠN"?

Trong thời kì hội nhập với thế giới, đề thi không thể quá
thấp so với mặt bằng chung của các nước tiên tiến. Có như
vậy, các sinh viên trong tương lai mới có cơ hội tìm được
việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề thi quá dễ sẽ dẫn đến hậu
quả dạy ít và học ít trong các trường phổ thông. Nền công
nghiệp nước ta rất thấp so với các nước tiên tiến trên thế
giới, nếu không nỗ lực học tập thì khoảng cách đó “mỗi ngày
một cách xa
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong các kì tuyển sinh đại học và
cao đẳng, đề Vật lí được nhiều giáo viên, chuyên gia và học sinh
quan tâm nhiều đến thế. Có lẽ đây là lần đầu tiên, tổ làm đề Vật
lí được ăn ngon ngủ yên. Sự làm việc có trách nhiệm cao của tổ
làm đề năm nay theo đánh giá chung của nhiều giáo viên,
chuyên gia là có nhiều sáng tạo và thành công hơn so với các kì
thi trước. Chẳng hạn, có lẽ đây là lần đầu tiên các đáp án đăng
tải trên các phương tiện truyền thông nhiều câu không chính xác
hoặc dính bẫy. Đến “thầy” cũng dính bẫy đã phần nào cho thấy
chất lượng của một đề thi trắc nghiệm tầm cỡ quốc gia. Nhưng
có lẽ thành công lớn nhất dễ thấy là qua kết quả làm bài học sinh
biết điều chỉnh cách học, giáo viên biết điều chỉnh cách dạy và
các chuyên gia xây dựng chương trình vật lí của Bộ có cách nhìn
sát thực hơn đối với hoạt động dạy và học vật lí ở phổ thông.
Trong bài viết này, tôi tổng hợp các ý kiến của các giáo viên,
chuyên gia, phụ huynh và thí sinh trên các diễn đàn, đồng thời
phân tích và bình luận các ý kiến đó nhằm giúp cho học sinh có
cái nhìn đúng.
1) Đề thi tuyển sinh khác với đề thi tốt nghiệp.
Kì thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh là hai kì thi có mục đích


hoàn toàn khác nhau. Thi tốt nghiệp nhằm mục đích kiểm tra
xem thí sinh có đạt được các yêu cầu tối thiểu đã đề ra hay
không. Vì vậy đề thi tốt nghiệp ra theo “chuẩn tối thiểu”. Còn
thi tuyển là nhằm chọn ra những người giỏi hơn những người
khác về một mặt nào đó, nhằm một mục đích nào đó. Số người
dự thi dù nhiều dù ít, nhưng số người sẽ được chọn thì đã được
ấn định. Vì vậy, đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng yêu cầu tiên
quyết là có tính phân hóa phân loại học sinh nên không thể ra
theo “chuẩn tối thiểu”.
Có ý kiến cho rằng, với đề thi “hay” thì học sinh ở vùng sâu,
vùng xa, vùng nông thôn sẽ “hơn thiệt” so với học sinh thành
phố. Điều này là không đúng bởi vì các học sinh ở vùng sâu,
vùng xa, vùng nông thôn đã được cộng điểm rồi!
Vậy đề ra theo mức nào là hợp lí? Trong thời kì hội nhập với thế
giới, đề thi không thể quá thấp so với mặt bằng chung của các
nước tiên tiến. Có như vậy, các sinh viên trong tương lai mới có
cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề thi quá dễ sẽ
dẫn đến hậu quả dạy ít và học ít trong các trường phổ thông.
Nền công nghiệp nước ta rất thấp so với các nước tiên tiến trên
thế giới, nếu không nỗ lực học tập thì khoảng cách đó “mỗi ngày
một cách xa”.
2) Đề thi nằm trong chương trình phổ thông hiện hành chủ
yếu là lớp 12.
BGD&ĐT đã thông báo từ trước: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ
được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương
trình lớp 12”. Nếu phân tích kĩ ta nhận thấy, đề ra theo chương
trình THPT năm 2010 chứ không phải ra trong SGK 2010 và đề
ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở
trong chương trình lớp 12.
Theo thói quen cũ thí sinh thường hiểu nhầm các cụm từ “học gì

thi nấy”, “đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành” và “đề
thi chủ yếu là ở chương trình lớp 12”. Thí sinh hiểu nhầm cụm
từ “học gì thi nấy” có nghĩa là đề thi lấy từ các bài tập trong
SGK và SBT nên chỉ cố gắng “nhồi nhét” một cách “máy móc”
các bài toán trong các tài liệu đó. Đề thi trắc nghiệm có khả
năng bao quát rộng thậm chí “đào sâu” kiến thức vật lí thuộc
chương trình THPT hiện hành.
Một số học sinh vì chỉ đọc sách giáo khoa VL 12 mà không đọc
kĩ VL10 và VL 11 nên “ngộ nhận” cho rằng một số câu không
nằm trong cấu trúc đề thi!

×