Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Skkn Trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng 2536 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 10 trang )

1

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Cơ sở khoa học
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mỗi độ tuổi phát triển có những
đặc điểm riêng biệt về cấu tạo tâm, sinh lý lứa tuổi. Do đó, trẻ em cần có những
biện pháp chăm sóc thích hợp để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt. Ở
mỗi độ tuổi trẻ đều có nhận thức khác nhau so với thế giới bên ngồi. Trẻ nhỏ có
chương trình học phù hợp với tuổi, trẻ càng lớn kiến thức của trẻ càng được
nâng cao hơn.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc là yếu tố quan trọng tác động trực
tiếp tới thị giác. Thông tin sẽ được chuyển từ các dây thần kinh ở mắt tới não
bộ, sẽ kích thích não bộ phát triển tư duy, tâm trạng, hành vi,… Vì thế, ngay từ
việc trang trí đồ nội thất phòng ngủ hay chọn đồ chơi màu sắc cũng phải chú ý
màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ.
Ta biết rằng trẻ 25- 36 tháng tuổi thường khám phá thế giới xung quanh
chủ yếu bằng các giác quan. Khả năng tri giác, đặc biệt là quan sát, và đặt câu
hỏi, tiếp nhận kiến thức từ câu trả lời một cách nhanh nhạy là những đặc điểm
phản ánh năng lực học hỏi của một đứa trẻ. Trong đó quan sát là yếu tố đầu tiên
và có ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình học hỏi, giúp trẻ phát triển nhận
thức sau này. Việc quan sát sẽ giúp trẻ ghi nhận thơng tin và có sự phân tích, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái qt hóa, cụ thể hóa. Tư duy của trẻ nhờ thế sẽ
được kích thích để phát triển, trẻ sẽ nhạy bén, có sự cảm nhận tinh tế với thế giới
xung quanh hơn. Năng lực học hỏi cũng nhờ đó sẽ có sự tác động tích cực để
khơng ngừng nâng cao. Màu sắc là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý đầu
tiên của trẻ. Màu sắc rất cần cho cuộc sống, có màu sắc thì cuộc sống mới thêm
sinh động, mọi vật, cỏ, cây, hoa, lá, xung quanh ta có biết bao nhiêu điều kỳ
diệu. Mỗi loại hoa, mỗi loài cây... cho ta một sắc màu khác nhau.
2. Cở sở thực tiễn
Trẻ lứa tuổi 25 –36 tháng tuổi chưa nhận biết được rõ các màu cơ bản. Trẻ
nhìn màu sắc đang cịn mơ hồ chưa rõ rệt, đơi khi trẻ cịn ngại giao tiếp khi được


cơ hỏi. Chẳng hạn trẻ nhìn màu xanh thì nói màu vàng, nhìn thấy vật màu vàng
lại nói màu đỏ. Thực tế ở lớp tơi việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ,
vàng của trẻ là không đồng đều. Bởi đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác
nhau. Có trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt, nhưng cũng có
trẻ vẫn khơng phân biệt được màu sắc khi cơ u cầu.
Chương 2: Thực trạng
1. Đặc điểm tình hình
Trường Mầm non Vạn Thắng là ngơi trường nằm ở khu trung tâm của xã
Vạn Thắng, chính vì thế nơi đây rất thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ
đến trường. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cơ sở
vật chất, trang thiết bị giảng dạy được mua mới và bổ sung hàng năm. Cho đến
nay cơ sở vật chất của trường tôi có thể nói là khang trang, đảm bảo cho cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt, phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay. Cảnh quan


2

nhà trường thống mát, sạch đẹp, sân trường có cây che bóng mát có đầy đủ các
trang thiết bị ngồi trời.
Giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, giáo viên có trình độ trên chuẩn
87%. Giáo viên nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong việc chăm
sóc ni dạy trẻ, tâm huyết với nghề luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục của
nhà trường. Luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.
2. Thực trạng
Năm học 2023-2024 nhà trường phân cơng tơi dạy nhóm nhà trẻ 25-36
tháng tuổi D1. Bản thân tôi qua thời gian trực tiếp đứng lớp và đi sâu tìm hiểu
q trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trẻ tôi nhận thấy thực trạng sau:
a) Thuận lợi:
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và kiến thức cho

giáo viên: Cụ thể hàng tháng trường tổ chức 2 buổi họp chuyên môn để trao đổi
về phương pháp cũng như kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp giúp tất cả
giáo viên nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ.
Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng gửi con và luôn phối hợp chặt chẽ
với giáo viên trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó là đội ngũ đồng nghiệp ln nhiệt tình, tạo mọi điều kiện để
học hỏi lẫn nhau trong công tác. Ngoài ra, các cháu đi học được sắp xếp vào lớp
theo đúng độ tuổi của mình.
Là một giáo viên trẻ có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với ngành
GDMN, u nghề mến trẻ, ln giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bản
thân luôn biết tận dụng những mơi trường sẵn có ở địa phương để tạo cảm xúc
cho trẻ khi trẻ học nhận biết phân biệt. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của
việc hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động nhận biết phân biệt, không những
cung cấp kiến thức để cho trẻ nhận biết phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng mà
còn mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về nhận biết phân biệt các đồ dùng đồ chơi
khác nhau, quan trọng hơn là bước đầu nhen nhóm khả năng nhận biết phân biệt
cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Bên cạnh đó bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi
kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp giảng dạy trẻ một
cách tốt nhất giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất.
b) Khó khăn
Chất lượng học sinh đầu năm chưa đồng đều, trẻ lần đầu đến lớp cịn quấy
khóc, chưa quen cơ nên chưa chịu hợp tác cùng cô trong công tác giảng dạy.
Việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm giúp trẻ nhận biết phân
biệt ba màu cơ bản cho còn chưa phong phú, đa dạng
Môi trường lớp học cũng như đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ nhận biết
phân biệt ba màu cơ bản cịn đơn giản, ít, chưa tạo được hứng thú cho trẻ.
Tài liệu hướng dẫn các trò chơi phát triển nhận thức cũng như giúp trẻ nhận
biết phân biệt ba màu cơ bản cịn ít. Việc lựa chọn, sắp xếp nội dung các trò chơi
chưa thật phù hợp với chủ đề, sự kiện của hoạt động.
Phụ huynh học sinh chủ yếu làm công việc kinh doanh, nơng dân nên ít có

thời gian cùng trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản. Phụ huynh chưa hiểu hết


3

tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ
bản: phụ huynh khơng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về màu sắc của trẻ cứ nghĩ lớn
rồi biết hết, có khi phụ huynh áp đặt màu sắc cho trẻ trên các hoạt động...
Đối với trẻ 25-36 tháng tuổi ở địa phương thường là các cháu ở nông thôn
trẻ ở nhà với ông bà để bố mẹ đi làm ăn nên các cháu khơng được quan tâm
nhiều. Vì vậy khi thực hiện chương trình giáo viên phải chú ý rất nhiều đến các
kĩ năng cho trẻ, đặc biệt là kĩ năng phát âm chuẩn tiếng phổ thơng ở trẻ cịn có
nhiều khó khăn.
Ngơn ngữ của trẻ cịn hạn chế, nhiều trẻ cịn nói ngọng, trẻ chưa diễn tả
được ý hiểu của mình đối với người khác.
Chương 2: Giải pháp nghiên cứu
1. Giải pháp 1: Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt các màu đỏ,
vàng, xanh.
Xây dựng môi trường học tập là rất quan trọng, bởi trong mơi trường đó trẻ
được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách tự nhiên, không cứng nhắc, gị
bó. Tùy theo chủ điểm tháng, tối sắp xếp đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, ngang tầm
với trẻ, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Đồ chơi phong phú với nhiều chủng loại màu
sắc chủ yếu của các đồ chơi vẫn là màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với từng chủ đề.
* Xây dựng môi trường học tập trong lớp phù hợp với chủ đề.
Tùy theo chủ đề, tối sắp xếp đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, ngang tầm với trẻ,
thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Đồ chơi phong phú với nhiều chủng loại màu sắc chủ
yếu của các đồ chơi vẫn là màu xanh, đỏ, phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ 1: Ở chủ đề “Bé và các bạn” tơi chọn đồ chơi có các màu xanh đỏ
như:
+ Búp bê đồ chơi: Mặc váy xanh, váy đỏ, vàng

+ Tranh vẽ bé đang chơi với các bạn.,...có những bạn mặc váy xanh, váy
đỏ, áo xanh áo đỏ, quần xanh, quần đỏ, áo vàng,..
+ Bộ xếp hình: Khối vng, khối chữ nhật có màu xanh, màu đỏ, màu
vàng.
+ Bộ xâu hạt màu xanh, đỏ, vàng
+ Các hình ảnh trên góc mở cũng được trang trí nổi bật theo 3 màu cơ
bản xanh, đỏ, vàng
Ví dụ 2: Ở chủ đề “Rau, củ, quả ngon” với nội dung giáo dục nhận biết
phân biệt “Màu xanh- Màu đỏ” tôi chuẩn bị đồ chơi cho trẻ ở các góc sao cho
nổi bật chủ đề.
+ Bộ đồ chơi làm từ xốp và các nguyên vật liệu phế thải thành các loại
rau, củ, quả hoa có màu xanh, đỏ
+ Tranh về các loại rau, củ, quả hoa có màu xanh, đỏ
+ Bộ xếp hình: các loại rau, củ, quả hoa có màu xanh, đỏ có màu xanh,
màu đỏ
+ Bộ xâu hạt các loại lá, hoa có màu xanh, đỏ.


4

Ví dụ 3: Chủ đề : “Những con vật đáng u” ở các góc chơi tơi cũng
trang trí nổi bật chủ đề và các màu chủ yếu là màu xanh- đỏ- vàng
+ Góc chơi thao tác vai: Tơi sắp xếp các con vật gần gũi ngộ nghĩnh như
con mèo, con vịt, con gà, con lợn, con trâu…một số thức ăn lúa gạo rau cỏ, chậu
đựng thức ăn…có màu xanh, màu đỏ, màu vàng rõ nét
+ Góc nghệ thuật: Tơi chuẩn bị các mũ múa hình con vật ngỗ nghĩnh
(con gà, vịt, mèo…) , dụng cụ xắc xô, trống phách, đất nặn, các con vật làm từ
vỏ ngao, sò, các cuốn sách có các con vật…có màu xanh, đỏ, vàng
+Góc hoạt động với đồ vật: Một số con vật có đục lỗ phun màu xanh đỏ
để trẻ xâu vòng, đồ chơi lắp ghép hình con vật, khối gỗ để xếp chuồng gà, vit.

+ Góc vận động: Tơi chuẩn bị các loại vịng, bóng, gậy, đồ chơi màu
xanh, màu đỏ, màu vàng.
* Xây dựng mơi trường ngồi lớp.
Vào đầu năm học tơi và các cô giáo trong trường đã tạo một sân chơi
thoáng mát sạch sẽ, trồng vườn hoa cây cảnh xanh tốt rực rỡ màu sắc, có vườn
rau củ quả theo mùa, có vườn thuốc nam đủ loại, có góc thiên nhiên ngồi lớp
để trẻ tìm hiểu khám phá trải nghiệm các sự vật hiện tượng. Môi trường “xanh,
sạch, đẹp” là điều kiện rất tốt để tận dụng môi trường dạy trẻ nhận biết phân biệt
màu một cách nhanh và chính xác.
Ví dụ: Tận dụng vườn hoa ở sân trường cho trẻ quan sát đặt một số câu hỏi
cho trẻ trả lời như sau:
+ Các con thấy bơng hoa có màu gì?
+ Lá hoa màu gì?
Kết luận: Với việc tạo dựng môi trường giáo dục đầy đủ, thuận tiện cho
trẻ hoạt động tôi thấy việc lồng ghép giáo dục màu sắc cho trẻ được thuận lợi và
dễ dàng hơn nhiều.
2. Giải pháp 2: Thông qua hoạt động quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng
tư duy, nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ.
Quan sát trẻ là theo dõi trẻ có mục đích, ghi lại những trẻ nhận biết phân
biệt màu tốt chưa tốt, hay mức độ phân biệt màu của trẻ.
Dựa trên kết quả quan sát này tôi thấy được khả năng nhận biết và phân
biệt màu của từng trẻ để từ đó có biện pháp phát triển giúp cho trẻ nhận biết
phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2 – 3 trẻ ở một hoạt động nào đó. Sau
mỗi buổi làm việc tôi dành ra 2 – 3 phút ghi lại những gì quan sát được ở trẻ.
(Phụ lục 5: Bé xâu vịng tặng bạn ở góc hoạt động với đồ vật - Trang 29)
Kết quả: Qua các kết quả quan sát giúp tôi biết cách điều chỉnh phương
pháp dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, màu đỏ, màu vàng cho từng trẻ và
lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Từ đó có
biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo

sở thích, khơng gị bó, áp đặt trẻ.
3. Giải pháp 3: Dạy trẻ nhận biết màu đỏ, vàng, xanh thông qua các
hoạt động chơi tập có chủ đích


5

a) Thơng qua tiết dạy nhận biết tập nói:
Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh,
vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ, màu vàng để trẻ gọi tên kèm theo màu sắc.
Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tơi chọn trị chơi có đồ dùng
trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu
cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích
hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
Ví dụ 1: Ở chủ đề “ Các loại rau, củ, quả ngon” giờ học nhận biết tập nói
“Quả cà chua – Quả bí chanh”
- Tơi cho trẻ quan sát quả thật: quả cà chua màu đỏ, quả bí chanh màu
xanh. Sau đó tơi cho trẻ chơi trị chơi “Thi xem ai chọn đúng”.
- Cách chơi: cơ nói tên quả hoặc nói màu sắc, hình dạng trẻ giơ quả lên và
phát âm nhiều lần “Quả cà chua màu đỏ, quả bí chanh màu xanh”.
+ Tìm cho cơ quả cà chua/ bí chanh
+ Tìm cho cơ quả có màu xanh
+ Tìm cho cơ quả có màu đỏ
+ Tìm cho cơ quả có dạng trịn
Để củng cố kiến thức cho trẻ, tơi cho trẻ thực hành tô màu các loại rau: quả
cà chua màu đỏ, quả bí chanh màu xanh, quả bí ngơ màu vàng….
Mặt khác tôi sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng
kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ nhận biết phân biệt và gây sự tập trung
chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, tơi cịn lồng ghép đan xen các trị chơi gây hứng thú
cho trẻ, tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.

b) Thông qua giờ Nhận biết phân biệt:
Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích
thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung
chú ý của trẻ. Cô lồng ghép đan xen các trò chơi tĩnh - động với nhau để cho trẻ
chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
Ví dụ: Ở chủ đề “ Bé và các bạn”, để củng cố nhận biết đỏ- vàng, tơi cho
trẻ chơi trị chơi “chọn bóng”. Cơ chuẩn bị các quả bóng bay có màu đỏ, vàng.
Cơ và trẻ cùng đọc.
“Quả rơi, quả rơi
Quả rơi ở đâu ?
Quả rơi ở đây”
Cô tung quả bóng lên cho quả bóng bay rơi xuống, trẻ nhặt quả bóng, cơ
hỏi: “Con nhặt quả bóng màu gì?”.
Bên cạnh đó, tơi cịn lồng ghép đan xen các trị chơi gây hứng thú cho trẻ,
tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
Về ôn luyện củng cố kiến thức, cô tổ chức trị chơi “Đội nào chọn đúng”.
Cơ chia lớp thành 2 đội chơi, đội đỏ và đội vàng. Nhiệm vụ của hai đội là đi
trong đường hẹp lên nhặt đúng bóng của đội mình mang về giỏ. Đội đỏ chỉ được
nhặt bóng màu đỏ, cịn đội vàng chỉ được lấy quả bóng bay màu vàng.
c) Thơng qua giờ làm quen với văn học như kể chuyện, đọc thơ:


6

Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: dùng tranh ảnh,
vật thật có màu sắc xanh- đỏ- vàng, câu đố, bắt chước tiếng kêu của con vật để
lơi cuốn trẻ vào giờ học say mê tích cực. Thông qua tiết văn học, cô sử dụng đồ
dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ : Khi dạy bài thơ “Con cua”
Trước khi vào bài dạy tôi cho trẻ thăm quan mơ hình: Một cái ao , trong ao

có các con vật sống dưới nước, ngộ nghĩnh, đáng yêu, những con cua màu đỏ
con ếch màu xanh và con cá màu vàng, khi đàm thoại với trẻ tơi sẽ chú ý lồng
ghép tích hợp hỏi trẻ về màu sắc của các con vật: “Con cua có màu gì?”, cho trẻ
trả lời và phát âm nhiều lần: “Con cua màu đỏ”, “Con cá màu vàng”, “Con ếch
màu xanh”…
d) Qua giờ hoạt động với đồ vật:
Qua giờ chơi hoạt động với đồ vật tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng,
xếp cạnh …mà cịn tích hợp nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng, đặt câu
hỏi gợi mở, khối gỗ màu gì? Khối gỗ để làm gì?
Thơng qua mỗi nhánh trong chủ đề tôi chọn ba màu duy nhất xanh, đỏ,
vàng cho trẻ hoạt động, để từ đó trẻ khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba
màu này.
e) Thơng qua giờ học tạo hình:
- Bên cạnh việc rèn một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất: lăn dọc, xoay
tròn, ấn dẹt…;kỹ năng xé: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ…; kỹ năng
dán: chấm hồ vào vết chấm trịn và đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào
các nét chấm mờ, dán chồng, dán cạnh,.. tơi có lồng ghép nhận biết phân biệt
màu vào trong các hoạt động tạo hình.
h) Thông qua hoạt động phát triển vận động:
Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết phân biệt màu sắc qua các dụng cụ
thể dục, qua trò chơi. Trẻ chia về các tổ, mỗi tổ một dụng cụ thể dục theo đúng
màu quy định. Tổ chim sâu tập với vòng màu đỏ, tổ họa mi tập với vòng màu
xanh, tổ chào mào tập với vịng màu vàng. Cơ u cầu trẻ lấy dụng cụ theo đúng
yêu cầu của cô để tập, khi trẻ lấy dụng cụ cô gợi hỏi để cho trẻ phát âm về các
màu xanh, đỏ, vàng....
Kết quả: Qua các tiết học trẻ được cung cấp biểu tượng ban đầu về màu sắc
và những biểu tượng đó được khắc sâu dần vào ý thức của trẻ giúp trẻ có thể dễ
dàng nhớ và nhớ lâu những màu sắc mà mình được học.
i) Hoạt động âm nhạc:
Âm nhạc là món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với trẻ mầm non”. Khi sử

dụng các dụng cụ âm nhạc (trống, kèn, gõ mõ, sắc xô…); trang phục biểu diễn,
tôi trang trí chúng đẹp mắt bằng ba màu cơ bản để trẻ thích thú với hoạt động
âm nhạc. Tơi lồng ghép nhận biết phân biệt màu vào các hoạt động âm nhạc.
4. Giải pháp 4: Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu đỏ vàng xanh
thơng qua các hoạt động ngồi tiết học.
a) Thông qua các hoạt động vui chơi:
Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, vì thế tơi chọn những
đồ chơi có màu đỏ- vàng- xanh phù hợp với từng góc để trẻ chơi, và trong quá


7

trình chơi tơi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được
khắc sâu khả năng ghi nhớ màu đỏ- vàng- xanh .
Ví dụ: Ở góc phân vai Chủ đề: “Rau, củ, quả ngon” tôi cho trẻ các loại
rau, củ, quả theo màu sắc cơ u cầu . Trị chơi này vừa kích thích tư duy sáng
tạo của trẻ lại vừa giúp trẻ nhận biết phân biệt màu tốt hơn:
+ Quả bí chanh có màu gì?
+ Con tìm cho cơ quả cà chua!
+ Cịn quả dứa có màu gì?
Ở chủ đề nhánh: “Đồ dùng đồ chơi của bé” cũng vậy. Trên tường có 3 cái
hộp màu xanh, màu đỏ, màu vàng và yêu cầu trẻ chọn đồ dùng có màu tương
ứng với cái hộp đó và bỏ vào hộp trên tường tương ứng.Từ đó trẻ lại được khắc
sâu kiến thức nhận biết phân biệt và khả năng ghi nhớ rõ rệt hơn.
b) Trẻ học nhận biết phân biệt mọi lúc mọi nơi:
Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay có ba màu xanhđỏ - vàng thì tơi đều hỏi trẻ. Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi có màu gì?Hoặc
có thể hỏi trẻ xem hơm nay con quan sát xem có bạn nào mặc áo màu xanh, màu
vàng, màu đỏ không? …Trẻ trả lời. Cứ như vậy tôi gợi hỏi trẻ để giúp trẻ nhớ
lâu, nhớ sâu hơn về các màu sắc cơ bản.
Giờ đón trả trẻ giờ chơi tự do tơi ln trị chuyện gần gũi với trẻ để nắm

bắt tâm lý của từng trẻ, khi trị chuyện tơi lấy một vài đồ chơi có màu xanh - đỏ vàng để rèn cho trẻ nhận biết. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ
đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc
này số trẻ trong lớp ít đi, khơng địi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ
khác.
c) Trẻ học nhận biết phân biệt qua hoạt động dạo chơi :
Qua dạo chơi thăm quan ngoài trời, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những
sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát,
gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc qua sự vật hiện tượng được nghe và nhìn thấy.
Ví dụ: Khi dạo chơi đến vườn hoa. Cô cho trẻ quan sát và tìm bơng hoa nào màu
đỏ, bơng hoa nào màu vàng để chỉ cho cô và các bạn cùng quan sát…Hoặc trong
khi trẻ chơi có thể hỏi trẻ “Con đang quan sát gì vậy?”, “Chiếc cầu trượt có màu
gì?”…..
d) Trẻ học nhận biết phân biệt thông qua các hoạt động trải nghiệm:
Trong tất cả các môn học và hoạt động của trẻ, tích cực để trẻ được tự trải
nghiệm và khám phá ra những đặc điểm nổi bật về đặc điểm, màu sắc. Từ đó trẻ
tư duy và khắc sâu những đặc điểm đó vào nhận thức của mình.
Kết quả: Trẻ được ôn luyện về màu sắc giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn
biểu tượng về màu sắc. Trẻ sẽ tự tin hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt
động học, làm quen và trải nghiệm với màu sắc cũng như các trò chơi trong tiết
học.
e) Trẻ học nhận biết phân biệt màu thông qua giờ ăn, giờ ngủ:
Giờ ăn trưa, tơi vui vẻ ân cần, nhẹ nhàng trị chuyện với trẻ. Tôi giới thiệu
thức ăn và hỏi: “hôm nay con được ăn gì?” ,“Cháo nấu với rau(củ) gì? Rau dền


8

màu gì? Rau cải có màu gì? Củ cà rốt màu gì?”. Trẻ nhắc lại tên, màu sắc các
loại rau.
Giờ ăn phụ có các loại hoa quả tơi thường hỏi trẻ: “Con ăn quả gì vậy?”,

“Dưa hấu có màu gì?”, “Quả cam có màu gì?”, “Quả chuối màu gì?”... Để trẻ
nói tên các màu đó.
Hay giờ ngủ cũng vậy, khi trải nệm xong, cho trẻ vào nằm ngủ tôi cũng
thường xuyên hỏi trẻ:
+ Cái gối con đang nằm có màu gì?
+ Con đắp mền màu gì?
+ Con vật con đang ơm có màu gì?
5. Giải pháp 5: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương.
Như chúng ta đã biết tư duy của trẻ là tư duy hình tượng, trẻ mầm non,
nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ thì việc cho trẻ học thông qua các đồ dùng trực quan
là rất cần thiết, trẻ được tri giác bằng vật thật sẽ giúp trẻ nhớ lâu, nhớ sâu, đặc
biệt là những đồ chơi cô tự làm bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
thì trẻ càng thích thú quan sát và học hơn.
Ví dụ: Tơi sử dụng các chai nước bằng nhựa để làm cây hoa cho trẻ xâu
hoa, nắp chai để làm con cá, con cua, hũ sữa chua làm con heo, con tôm.... Với
các đồ dùng tự làm đó cơ đưa ra và u cầu trẻ lấy cho cô con cua màu đỏ cô để
ở đâu rồi? Hay đây là cây chưa có hoa bạn nào giúp cô hãy gắn những bông hoa
đỏ vào cây, hoặc gắn lá xanh cho cây, gắn những đám mây màu xanh lên bầu
trời...
Kết quả: Khi cho trẻ học hoặc chơi với các đồ chơi cơ tự làm trẻ rất thích
và hứng thú học hơn. Còn rèn được cho trẻ kĩ năng phân tích , ghi nhớ màu sắc.
Rèn sự khéo léo linh hoạt của cơ thể.
6. Giải pháp 6: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận
biết và phân biệt ba màu đỏ- vàng- xanh.
a) Qua giờ đón - trả trẻ:
Mơi trường sống của trẻ chủ yếu là ở trường và ở gia đình. Nếu chỉ giáo
dục ở một trong hai nơi này tốt chưa chắc đã có kết quả giáo dục hiệu quả đến
trẻ. Chính vì vậy sự kết hợp giáo dục giữa cha mẹ và cơ giáo theo hướng tích
cực sẽ là chiếc cầu giúp trẻ đến một tương lai tốt.

Trong thời gian đón - trả trẻ, tôi tranh thủ gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ
huynh tìm ra những biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
khi ở nhà. Vào đầu chủ đề tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của
bé. Giờ đón, trả trẻ, tơi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con
học những gì để về nhà có thể giúp trẻ học thêm ở nhà để trẻ nhanh chóng nắm
bắt được bài học.
b) Thơng tin góc“Cha mẹ cần biết”:
Thơng qua góc tun truyền “Cha mẹ cần biết”, tơi cung cấp cho phụ
huynh kết quả cân - đo, khám sức khỏe của trẻ, nội dung các bài thơ, bài hát câu
chuyện theo chủ đề trong tuần, các bài tuyên truyền về kinh nghiệm nuôi dạy


9

con, những trò chơi hoặc những trang mạng hướng dẫn cách ni dạy trẻ...Nội
dung góc tun truyền được cập nhật thường xuyên, kịp thời.
Qua bảng tin, bảng tuyên truyền ở góc cha mẹ cần biết, giáo viên tuyên
truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho
giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến
trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể
ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên. Ngoài ra,
để củng cố thêm màu sắc cho trẻ, tơi khơng qn trang trí ba màu cơ bản đỏ,
vàng, xanh để phụ huynh dạy cho trẻ khi đón, trả trẻ.
Khơng chỉ gần gũi cởi mở với phụ huynh trao đổi về tình hình học tập và
sức khoẻ của trẻ, tơi cịn trao đổi về những kiến thức, bài học trên lớp đến từng
phụ huynh. Tôi đã nhận được sự đồng tình và giúp đỡ của phụ huynh, đồng nhất
về kiến thức cung cấp cho trẻ, cách giáo dục trẻ nên đa số trẻ rất ngoan, có nề
nếp và kết quả đạt được tốt hơn.
c) Thông qua công nghệ thông tin:
Ngày nay xã hội phát triển kéo theo đó là cơng nghệ thơng tin phát triển.

Các bậc phụ huynh có thể dạy con học trực tuyến trên các website. Những giờ
học giờ chơi trên lớp về nhận biết phân biệt các màu hoặc các đồ dùng đồ chơi
của các bé có những màu xanh, đỏ, vàng tơi thiết kế thành những video clip
ngắn có thể lồng ghép tiếng thành những mẩu chuyện ngắn để tuyên truyền với
phụ huynh.
d) Thông qua các buổi sinh hoạt, họp phụ huynh, các tiết dạy mẫu:
Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo
dục và phát triển toàn diện cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên
mầm non, tơi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình.
Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với
các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nhận biết phân
biệt màu sắc.
Tôi trao đổi thống nhất với phụ huynh về một số biện pháp giúp đỡ trẻ
nhận biết màu xanh đỏ vàng khi ở nhà như: Tận dụng thời gian ở nhà, mọi lúc
mọi nơi, khi nấu ăn, tắm giặt, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ để hỏi trẻ về những đồ
dùng có màu sắc xanh, đỏ, vàng mà ở trong nhà sẵn có để trẻ trả lời.
Giúp phụ huynh sưu tầm các mẫu đồ chơi đơn giản dễ làm để họ có thể tận
dụng những nguyên phế liệu có màu sắc xanh, đỏ, vàng sẵn có ở trong nhà để
làm đồ chơi cho con.
Ngồi ra tơi lập nhóm chat trên ứng dụng Zalo, thông báo đến 100% phụ
huynh của lớp. Hàng ngày, giáo viên quay lại cảnh trẻ chơi - tập ở lớp, cũng như
các hoạt động khác, sau đó đưa lên nhóm lớp để phụ huynh cập nhật. Thơng qua
đó, phụ huynh khơng những vừa nắm được tình hình trẻ khi ở trường mà còn
biết các trò chơi, cách chơi, các câu thơ, đồng dao…của các trò chơi nhận biết
màu sắc ở lớp để phụ huynh có thể chơi với trẻ khi trẻ ở nhà.


10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học mầm non, nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
2. Giáo dục mầm non, nhà xuất bản ĐHSP.
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN .
4. Tham khảo trên sách báo và internet
5. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 25
- 36 tháng tuổi.
- Thạc sĩ: Lê Thị Ánh Tuyết- Vụ giáo dục MN
6. Tài liệu hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm.
7. Ý nghĩa của màu sắc đối với trẻ.
- Tác giả “Đỗ Mai Phương” NXBGD Việt Nam



×