Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về ý chí tự lực, tự cường nội dung và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KIM GIÀU

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC,
TỰ CƯỜNG - NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KIM GIÀU

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC,
TỰ CƯỜNG - NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 8229001

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.GVCC. NGUYỄN XUÂN TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử
dụng trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023
Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Giàu


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ XÃ HỘI, CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI
DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG .16
1.1. Cơ sở xã hội, các tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí
tự lực, tự cường ................................................................................................16
1.1.1. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường ..................................................................................................................16
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ý
chí tự lực, tự cường ............................................................................................22
1.1.3. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường ..................................................................................................................32
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường ...................45
1.2.1. Không phụ thuộc vào lực lượng bên ngồi, có quan điểm độc lập trong
quan hệ quốc tế .................................................................................................47
1.2.2. Nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với

chủ nghĩa quốc tế trong sáng ............................................................................53
1.2.3. Chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng ...................55
1.2.4. Chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh nội lực của nhân dân .................67
1.2.5. Quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc, phát huy tinh thần
lao động sáng tạo, xây dựng và phát triển đất nước .........................................71
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................76
Chương 2. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC,
TỰ CƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................78
2.2. Ý nghĩa lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường .......80


2.1.1. Tư tưởng Hồ Chi Minh về ý chí tự lực, tự cường soi đường cho sự
nghiệp đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta (1945) ..........................80
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường soi đường cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975) .........83
2.2. Ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường
trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................87
2.2.1. Ngọn đuốc soi đường, điểm tựa quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch
định đường lối chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay ...........87
2.2.2. Động lực, chỗ dựa để đất nước chủ động hội nhập quốc tế trong giai
đoạn hiện nay ....................................................................................................113
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................126
KẾT LUẬN ....................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................131


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, sự hình thành và phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc trước hết vào ý chí và khát vọng
sống, tồn tại và phát triển của cộng đồng dân tộc, tự mình cố kết lại để bảo vệ
mình trước sức mạnh của tự nhiên, của các thế lực bên ngoài muốn thơn tính,
đơ hộ, áp bức, đồng hóa dân tộc. Lịch sử đã chứng minh không hiếm dân tộc,
nền văn minh trên thế giới bị đồng hóa, bị tiêu diệt trong q trình biến thiên
lâu dài của lịch sử, khi khơng có sự đồn kết tồn dân tộc, thiếu ý chí, khát
vọng độc lập, tự cường và phát triển.
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
đã sản sinh ra những bậc anh hùng giải phóng dân tộc, những nhà tư tưởng
lớn, những danh nhân văn hóa của dân tộc, trong đó có Hồ Chí Minh, Người
được UNESCO tôn vinh là
một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam,1990, tr.5).
Giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại cho dân tộc quyền tự
do, bình đẳng trong phát triển, đồng bào mình ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành, sống trong niềm vui hạnh phúc chính là mục tiêu khơng
bao giờ thay đổi ở Hồ Chí Minh. Do vậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường vì
mục tiêu khơng thay đổi đó được xem là nội dung quan trọng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, người thầy vĩ đại của
cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đi xa hơn nữa thế kỷ, song những tư
tưởng của Người nói chung, những tư tưởng về phát huy của Người nói riêng
vẫn giữ nguyên giá trị và đang trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho


2

cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi

mới đất nước.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi
mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng để xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (64); đồng thời Nghị quyết
Đại hội cũng nêu rõ: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất
nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
(66).
Trong bối cảnh toàn Đảng và tồn dân Việt Nam đang tích cực học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tồn khóa: “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, nghiên cứu,
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự
lực, tự cường, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đó của Người trong
bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về ý chí tự lực, tự cường - nội dung và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về
ý chí tự lực, tự cường - nội dung và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay nói riêng
là một đề tài hết sức phong phú, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.


3


Chính bởi lẽ ấy, từ đó đến nay, với các tác phẩm đa dạng và phong phú đã
chứng tỏ được sự theo dõi, chú ý của các nhà nghiên cứu. Có thể khái qt
các cơng trình nghiên cứu về vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường - nội dung và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay như sau:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến q trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường
Những cơng trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như sự
nghiệp giải phóng dân tộc với ý chí tự lực, tự cường của Người nói riêng đã
được khơng ít các nhà khoa học, các học giả, các chính khách quốc tế quan
tâm, nghiên cứu, trong đó phải kể đến:
Tác gia Philíp Đờvile (1993), Paris - Sài Gịn Hà Nội, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh; L.A. Pátti (1995), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng; G.
Xanhtơny (1970), Đối diện với Hồ Chí Minh, Nxb Sơi, Paris, bản dịch tiếng
Việt lưu Bảo tàng Hồ Chi Minh: Furata Motoo (1997), Hồ Chí Minh giải
phóng dân tộc và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; William Duiker
(2000), Ho Chi Minh A life Hyperion, New York, America (Bản dịch tiếng
Việt); Jonh Lê Văn Hóa (2003), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội; Daniel Hémery (1980), Tuổi trẻ
của một người dân thuộc địa lưu vong, Tạp chí Approchs (bản dịch tiếng Việt
tr.39); Pitơ Pinlơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đều Nícxơn,
Nxb Thơng tin lý luận, Hà Nội; Gabrien Cơncơ (1991), Giải phẫu một cuộc
chiến tranh, Tập 1, 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Cácphôn Claudơvit
(1981), Bàn về chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Philip B.
Đavisơn (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Daniel Ellsberg (2000). Những bí mật về chiến tranh Việt
Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ lầu Năm Góc), Nxb Cơng an nhân dân, Hà


4


Nội; Henry Kitsinggiơ (1998), Những năm tháng ở Nhà Trắng (1968 1973),
Thư viện quân đội, Hà Nội; Sophie Quynn (2002), Ho Chí Minh The missing
years (Hồ Chí Minh những năm lưu lạc), The University of Caliphornia,
Press; Daniel Hémery (1990), Từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ...
Từ việc nghiên cứu các cơng trình nêu trên, có thể rút ra mấy nhận xét sau:
Một là, rất nhiều trong các tác giả của các cơng trình trên là nhân chứng
sống cùng thời, hiểu về Hồ Chí Minh và Việt Nam nên tư liệu phong phú. Họ
có cái nhìn thiện cảm, kính trọng và khâm phục Hồ Chí Minh. Các nghiên
cứu đều cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường trong đó
“Tư tưởng về sự tự chủ của cách mạng thuộc địa trong tương lai đã được
khẳng định một cách cơ bản” (Daniel Hémery, 2004, tr.103) của Hồ Chí
Minh là một minh chứng cho bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh, trở thành chân
lý cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, là tiền
dễ, hướng di quyết định sự thành cơng trên con đường giải phóng dân tộc của
Hồ Chí Minh.
Hai là, các cơng trình nêu trên đã ít nhiều chỉ ra cơ sở hình thành,
những quan điểm Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Các tác giả đều thừa
nhận, Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, nhà ngoại giao xuất sắc, luôn nắm
vững diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới và biết hành động
theo thời thế. Kẻ ca những người ở bên kia chiến tuyến cũng coi Hồ Chí Minh
như “một đối thủ đáng được kính trọng và người bênh vực cho các dân tộc
yếu hèn bị áp bức” (William J. Duiker, 2003, tr.614), thành cơng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trước hết là đã nắm chắc được đổi phương, đoàn kết được tồn
dân, khơng chỉ nhân dân Việt Nam mà cịn là nhân dân thế giới trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, điều đó góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại
của dân tộc.


5


Ba là, các cơng trình nêu trên chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu về Hồ
Chí Minh dưới góc độ lịch sử tư tưởng, tiếp cận theo tiến trình lịch sử, theo
các sự kiện lịch sử từ khi người tham gia hoạt động cách mạng cho đến khi
Người qua đời, không rút ra hệ thống, quan điểm lý luận. Dù vậy, chúng tôi
vẫn coi đây là những tư liệu quý để tham khảo trong nghiên cứu đề tài của
mình.
Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước
Song song với nghiên cứu về nguồn gốc, việc nghiên cứu quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được đặt ra, tiêu biểu
là các cơng trình: Lê Duẩn (1981), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập
tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật,
Hà Nội; Hồng Tùng (1992), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chi Minh, Nxb
Sự thật, Hà Nội; Song Thành (1993), “Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
từ Các Mác đến Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6; Nguyễn Bá Linh
(1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nội dung cơ bản, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mạch
Quang Thắng (Chủ biên) (2009), Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng sáng tạo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Hồng Chương và Dỗn Thị Chín
(Đồng chủ biên) (2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Bộ giáo dục và Đạo tạo (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Thị Minh Tuyết (2015), Tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội... Qua khảo cứu
các cơng trình trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, những cơng trình nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn khá sâu sắc
và tồn diện về bước đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và
quá trình hình thành hệ thống các tư tưởng cụ thể của Người trên từng lĩnh



6

vực nói riêng (như q trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh, q trình hình thành tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh, q trình hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam...) thông qua các
mốc thời gian và sự kiện tiêu biểu trong hoạt động thực tiễn của Người.
Hai là, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đều phân kỳ dựa vào
những mốc lớn trong quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Nếu xét
về q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, phần lớn các tác giả
đều thống nhất phân chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn hình thành tư tương
u nước và chí hướng cách mạng (Trước năm 1911); Giai đoạn tìm tịi con
đường cứu nước, khảo nghiệm (1911-1920); Giai đoạn hình thành về cơ bản
tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam (1921-1930); Giai
đoạn vượt qua thử thách, kiên trì, kiểm nghiệm và khẳng định trong thực tiễn
con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam (1930-1941) (ở giai đoạn
này một số nhà nghiên cứu lấy dấu mốc từ 1930-1945. Các tác giả cho rằng,
chọn đến năm 1945 vì nó đánh dấu sự kết thúc giai đoạn tư tưởng Hồ Chí
Minh bị thử thách, kiệm nghiệm và được khẳng định trong thực tế, bằng
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đồng thời, đây cũng là dấu
mốc (1945) mở đầu cho giai đoạn tư tưởng của Hồ Chí Minh tiếp tục phát
triển); Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục
được phát triển và hiện thực hóa trong thực tiễn (1941-1969). Việc phân kỳ
như vậy đòi hỏi các nhà nghiên cứu, sau khi phân tích sự kiện thơng qua các
giai đoạn của tiền trình lịch sử, cần rút ra hệ thống quan điểm, lý luận để đánh
giá giai đoạn sau phải có những bước phát triển hơn so với giai đoạn trước.
Ba là, xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu khác nhau mà các
cơng trình có sự phân kỳ khác nhau. Có tác giả gộp 2 giai đoạn (1890-1911 và
1911-1920) thành một giai đoạn và đây được xem là giai đoạn, thời kỳ trước
năm 1920. Có tác giả lại lấy dấu mốc năm Hồ Chi Minh ra di tìm đường cứu



7

nước (1911) để phân chia, đánh dấu giai đoạn bắt dầu cho việc hình thành tư
tưởng qn sự Hồ Chí Minh (1911-1930) (Trần Thị Minh Tuyết, 2015, tr.58).
Nhìn chung, sự phân kỳ này cịn phụ thuộc việc hình thành từng tư tưởng cụ
thể.
Nhìn chung, qua khảo sát các cơng trình nêu trên cho thấy, các nghiên
cứu chủ yếu đi vào nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tương Hồ
Chí Minh nói chung. Đã có cơng trình nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển trên những nội dung tư tưởng cụ thể nhưng chưa nhiều, đặc biệt là
nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí
tự lực, tự cường theo phân kỳ lịch sử và khái quát hóa tư trởng hoặc nghiên
cứu đến nay chưa được các tác giả quan tâm, chưa được nghiên cứu thành hệ
thống. Tất nhiên, khi nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về ý chí tự lực, tự cường, tác giả xem những nghiên cứu của những người đi
trước là những chỉ dẫn, cách tiếp cận, là định hướng cho đề tài nghiên cứu của
mình. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
ý chí tự lực, tự cường khơng nằm ngồi những dấu mốc quan trọng và sự
phân kỳ của các giai đoạn này.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về ý chí tự lực, tự cường
Nguyễn Xuân Tế (2018), Nghị lực phi thường, vượt lên mọi thử thách,
khó khăn - phẩm giá đặc biệt của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học
Đại học Văn Lang, số 12 - tháng 11. Trong bài viết này, tác giả nêu rõ, chủ
tịch Hồ Chí Minh vừa là bậc “đại nhân, đại trí” vừa là người “đại dũng” - đó
là nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, thử thách để hồn thành mục
tiêu cao đẹp đặt ra. Với những dẫn chứng sâu sắc về nếp sống và làm cách
mạng, dù cịn nhiều khó khăn nhưng sáng lên trong con người Bác vẫn là nghị
lực phi thường - một bài học lớn cho cuộc đời này.



8

Ngơ Văn Thạo (2021), Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí của
Ban Tuyên giáo Trung ương, thứ 2, 10/05/2021. Bài viết khẳng định vai trị
quan trọng của ý chí, khát vọng phát triển đất nước trong tồn dân tộc: tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí và khát vọng phát triển đất nước gắn liền với tấm
gương và sự nêu gương về trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc giữ vững độc lập, tự chủ, khơi dậy
và phát huy ý chí tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc góp phần
giữ vững mơi trường hịa bình, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức
đối với độc lập, hịa bình và phát triển của dân tộc; động lực cho sự phát triển
trong giai đoạn mới: sự đồng lòng của nhân dân là điều kiện tiên quyết để
phát huy có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc, muốn phát huy
có hiệu quả ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc trong bất kỳ thời đại nào
cũng phải dựa vào dân; tin vào sức mạnh phi thường của quần chúng nhân
dân.
Bùi Ðình Phong (2021), Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, báo Nhân dân, thứ 3, 15/06/2021.
Trong bài viết, tác giả đã trình bày nền tảng truyền thống vững chắc rằng dân
tộc Việt Nam là dân tộc có đạo lý làm người, trong đó nổi bật là ý chí tự lực,
tự cường và khát vọng độc lập tự do mà sợi dây xuyên suốt là chủ nghĩa yêu
nước, khẳng định các nội dung của vấn đề phát huy ý chí tự lực, tự cường và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sâu sắc, sinh động: tự
lực, tự cường là tự mình lo cơng việc của mình và gây sức mạnh cho mình,
khơng lệ thuộc, khơng phụ thuộc, khơng ỷ lại ngồi chờ, nêu lên nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giành lấy độc lập, tự lực, tự cường trong
việc chuẩn bị đầy đủ các nhân tố về tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giải

phóng, tự lực, tự cường gắn với ngoại giao theo tinh thần “chiêng có to tiếng


9

mới lớn”, tự lực, tự cường từ đường lối đến lãnh đạo, chỉ đạo bằng những
phương pháp cách mạng cụ thể, sáng tạo để phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc.
Trần Thị Minh Tuyết, Phạm Thị Lan (2021), Từ quan điểm của Hồ Chí
Minh về tự lực, tự cường đến phát huy nội lực đất nước hiện nay, Tạp chí của
Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ 7, 10/07/2021. Các tác giả đã chỉ rõ một số
nội dung chính của tinh thần tự lực tự cường như sau: Thứ nhất, Hồ Chí Minh
coi tự lực, tự cường là tiền đề của độc lập tự do và là điều kiện tiên quyết để
phát triển quan hệ, vị thế ngoại giao; Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định phát
huy tinh thần tự lực, tự cường là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam trong mọi chặng đường lịch sử; Thứ ba, Hồ Chí Minh cho rằng tinh thần
tự lực, tự cường của dân tộc phải được xây đắp bằng ý chí tự lực, tự cường, tự
lực cánh sinh của mỗi cá nhân; Thứ tư, Hồ Chí Minh khẳng định việc phát
huy tinh thần tự lực, tự cường hồn tồn khơng loại trừ việc tranh thủ sự giúp
đỡ của thế giới trên nguyên tắc lấy nội lực làm nhân tố quyết định. Đồng thời
chỉ ra cách thức giúp phát huy nội lực của đất nước đó là tinh thần đồn kết,
nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của người lãnh đạo trong việc phát huy
tinh thần tự lực, tự cường và khát vọng phát triển để làm gương cho cán bộ
dưới quyền và nhân dân.
Có thể thấy, bằng các cách tiếp cận khác nhau nhưng các học giả đều
khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là một người yêu nước, một người đi tiên
phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là người
Việt Nam tiêu biểu cho ý chí tự lực, tự cường, quyết thắng trong cuộc đấu
tranh đòi tự do và độc lập dân tộc. Sức mạnh của sự nghiệp giải phóng dân
tộc là sức mạnh của đường lối đúng đắn, sức mạnh đồn kết, đồng lịng của

một dân tộc anh hùng. Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn một số vấn đề đặt ra:


10

Một là, nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu là dựa trên những nguồn
tư liệu chưa được đầy đủ, chủ yếu được trích dẫn từ Hồ Chí Minh tuyển tập
hoặc tồn tập.
Hai là, các cơng trình đã đi vào phân tích, luận chứng nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khi
nghiên cứu cần làm rõ hơn nữa khái niệm về ý chí tự lực, tự cường trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu tổng thể, có hệ thống và sâu sắc về nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Tất nhiên, tất cả những
nghiên cứu của các cơng trình nêu trên đều là nguồn tư liệu quý mà chúng tôi
cần tiếp thu, kế thừa.
2.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí
Minh về ý chí tự lực, tự cường
Nội dung này là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chi Minh về ý chí tự lực, tự cường. Các cơng trình nghiên cứu không chỉ
làm rõ những quan điểm cơ bản mà quan trọng và cần thiết phải đánh giá, rút
ra ý nghĩa của tư tưởng đó. Nghiên cứu sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường trong điều kiện thực tiễn mới, góp phần
khẳng định sức sống của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
Đỗ Văn Hoan (2021), Khát vọng Hồ Chí Minh và trách nhiệm của hệ
thống chính trị cùng toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay,
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ năm, 02/09/2021. Bài viết trình
bày các nội dung cơ bản sau: Trọn cuộc đời hoạt động của mình, khát vọng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh
phúc, dân chủ, phồn vinh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm

châu luôn mãnh liệt và trở thành định hướng quan trọng cho cách mạng Việt
Nam; khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền động lực mạnh mẽ cho


11

toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trong mọi thời kỳ cách mạng, bên cạnh
nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng luôn coi trọng nhiệm vụ đẩy
mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân; tác giả nêu lên ba nhiệm vụ cấp thiết cần thực hiện: cả hệ
thống chính trị và tồn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy lùi đại
dịch COVID-19; các cấp ủy, chính quyền coi trọng việc triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó đặc biệt là việc phát huy yếu tố
con người; phát huy các nguồn lực to lớn trong nhân dân và kiều bào ta ở
nước ngồi.
Bùi Đình Phong (2021), Khát vọng Hồ Chí Minh: Việt Nam độc lập, tự
do, hạnh phúc, dân chủ, phồn vinh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc
năm châu, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Theo tác giả Bùi Đình Phong,
Đại hội XIII của Đảng vừa kết thúc thành công tốt đẹp; những điểm mới,
điểm nhấn của Đại hội là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, bảo đảm
trên hết và trước hết là lợi ích quốc gia - dân tộc. Kiên định và vận dụng sáng
tạo lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định sự nghiệp cách mạng vì một Việt Nam
phồn vinh, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
vững vàng vươn lên và sánh vai với nhiều cường quốc năm châu; kiên định
các nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Đảng cần thực hiện tốt trọng
trách lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, trong đó cơng tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng phải được thực hiện thường xuyên, thực chất, gắn liền với hoàn thiện hệ
thống chính trị. Khơi dậy mạnh mẽ lịng u nước, tinh thần dân tộc, ý chí
độc lập, tự cường, tự chủ, niềm tin và sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc và

giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Coi trọng đóng góp của khoa
học - cơng nghệ hiện đại trong đổi mới và q trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


12

Đại hội khẳng định với hướng đi đúng đắn, khát vọng phát triển mãnh
liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích mới
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện
thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của
toàn dân tộc.
Xuất phát từ sự kiện cách đây 110 năm, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài xem các nước họ làm thế nào rồi trở về
giúp đồng bào, những khát vọng lớn lao giải phóng dân tộc và xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, hùng cường, đi lên chủ nghĩa xã hội theo suốt cuộc
đời của Người. Và, những khát vọng lớn lao ấy của Người đã được thể hiện
trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần này. Chúng ta
có thể nhận ra, mong muốn, tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát
vọng Việt Nam, ước vọng của tồn dân tộc hịa quyện, gắn bó với nhau. Khi
đi sâu vào nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, di sản Hồ Chí Minh, nhân dân
Việt Nam hồn tồn có cơ sở khẳng định rằng tư tưởng, đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh đã và đang phát huy giá trị, tiếp tục nuôi dưỡng, làm rạng
rỡ tương lai để trường tồn với dân tộc Việt Nam và thế giới; là tài sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi như Đảng ta ghi trang
trọng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Nhìn chung có thể thấy vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực,
tự cường - nội dung và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay đã nhận được sự quan

tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả. Các cơng trình này đã đạt được những
thành tựu nhất định: một số cơng trình đã trình bày về các khái niệm, làm rõ
những nội dung về ý chí tự lực, tự cường, vai trị động lực của nó trong quá


13

trình phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đề ra một số các nhiệm vụ cần
thực hiện.
Tuy nhiên, việc các lựa chọn một vài khía cạnh để trình bày ở mỗi bài
viết nên vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường - nội dung và
ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần phải được nghiên cứu, hệ thống
hóa và làm rõ và sâu sắc hơn điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận, hệ
thống hóa các khái niệm, các nội dung cơ bản của ý chí tự lực, tự cường - nội
dung, ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, các giá trị cốt lõi và đề ra các phương
hướng phù hợp với bối cảnh và yêu cầu thực tế của Việt Nam ngày nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường - nội dung và ý nghĩa
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và những tư liệu lịch sử về
quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước có liên
quan đến đề tài luận văn.
Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường.
Phân tích ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường tỏng
giai đoạn hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích của luận văn

Nghiên cứu để làm rõ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực,
tự cường và ý nghĩa của nó đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn


14

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn hướng vào thực hiện
được những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, trình bày và phân tích cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình
thành quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường.
Thứ hai, trình bày nội dung và ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý
chí tự lực, tự cường đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên nền tảng thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
đồng thời luận văn cũng áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp khoa
học khác như: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp,
đối chiếu và so sánh,... trong nghiên cứu và trình bày.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, trên cơ sở trình bày và phân tích những nội dung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, ý nghĩa của nó trong giai
đoạn hiện nay, luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý
luận cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường trong
giai đoạn hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua việc đánh giá bối cảnh, yêu cầu và ý
nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường luận văn góp phần
rút ra những bài học bổ ích từ đó có thể trở thành luận cứ khoa học cho các cơ
quan, ban ngành trong quá trình đề ra các chủ trương, quyết sách chính trị.
Kết quả của đề tài luận văn có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công

tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực
tự cường trong các trường Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam.


15

7. Kết cấu cơ bản của luận văn
Luận văn được kết cấu thành: Phần Mở đầu, Phần Nội dung gồm 2
chương, 4 tiết và Phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo.


16

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI, CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG
1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI, CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG
Mỗi học thuyết ra đời là sản phẩm của q trình hoạt động sáng tạo
khơng ngừng nghỉ của mỗi cá nhân, đồng thời phản ánh đúng thực tại xã hội
cũng như kế thừa, tiếp thu có chọn lọc truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường khơng nằm ngồi
quy luật này, tư tưởng của Người được hình thành và phát triển trên cơ sở kế
thừa, phát huy những tư tưởng, văn hóa dân tộc, tinh hoa tư tưởng Đông - Tây,
chủ nghĩa Mác - Lênin, khả năng học hỏi, sự sáng tạo trong nhận thức, tư duy
của Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, của thời đại.
1.1.1. Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường
Vậy đâu sẽ là cơ sở xã hội ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường?

1.1.1.1. Gia đình và q hương
Hồ Chí Minh sinh ra trong một dòng họ nhà nho rất gần gũi và chân
thành với nhân dân địa phương, có truyền thống yêu nước. Cha của Người là
cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho tiêu biểu, nức tiếng có tinh thần
u nước, tình dân sâu nặng, có ý chí quật cường, đã từng trải qua biết bao
thử thách, gian nan; chủ trương dùng dân để trợ lực, phát triển các phong trào
chính trị - xã hội, điều này có tác động khá nhiều vào tư duy và việc hình
thành nhân cách của Hồ Chí Minh sau này.
Quê hương Nghệ Tĩnh, vùng đất nổi danh với truyền thống yêu nước,
đánh đuổi giặc ngoại xâm với việc ra đời của nhiều tên tuổi như Mai Thúc


17

Loan, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,... cũng là nơi đã nằm
xuống của biết bao liệt sỹ như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến,... nơi
anh chị của Người đấu tranh yêu nước, bị quân Pháp bắt sống phải lưu lạc
mấy chục năm.
Miền quê Nghệ Tĩnh ấy cũng là nơi khởi nguồn, chuẩn bị cho Hồ Chí
Minh về nhiều mặt, chính q hương, đất nước đã ni dưỡng vị anh hùng
giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, văn hóa kiệt xuất.
1.1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những biến đổi
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1858, khi thực dân
Pháp tiến hành xâm chiếm, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến và có nền
kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Giai đoạn đầu khi thực dân Pháp gây hấn, trấn áp,
triều đình nhà Nguyễn chống trả một cách yếu ớt, sau dần từng bước nhượng
bộ, thoả hiệp rồi tiếp theo là nhún nhường nhằm giành lại ngôi vị và quyền lợi
hoàng gia. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cùng lúc phải đấu tranh chống cả
Triều lẫn Tây.

Từ năm 1858 đến những năm cuối thế kỷ XIX, dưới sự lãnh đạo của
ngọn cờ phong kiến, với lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần diệt giặc sôi
sục đã làm dấy lên phong trào vũ trang đấu tranh kháng Pháp, nâng cao và lan
nhanh khắp cả nước, từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Trần Tấn, Nguyễn
Xn Ơn, Phan Đình Phùng đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích,...
trải dài từ Nam ra Bắc. Nhưng ngọn cờ giữ nước theo tư tưởng phong kiến
cuối cùng đã thất bại do khơng có đường hướng đấu tranh thích hợp dẫn
đường.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau quá trình trấn áp các phong trào
đấu tranh và hồn tất việc chiếm đóng Việt Nam về quân sự, thiết lập thành
công bộ máy cai trị ở Việt Nam thì thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược


18

thuộc địa lần thứ nhất. Dưới chế độ cầm quyền của Pháp, xã hội Việt Nam có
sự biến hướng và phân hố khi bắt đầu hình thành giới tiểu tư sản, giai cấp tư
sản. Với những cuộc đấu tranh cách mạng của Khang Hữu Vi và Lương Khải
Siêu, nhiều tân thư bắt đầu lộ rõ có ảnh hưởng ở Trung Quốc đến Việt Nam.
Phong trào kháng Pháp dần chuyển đổi thành xu hướng dân chủ tư sản với sự
khởi đầu của phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt
Nam Quang phục hội,...
Nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản tại Việt
Nam đã nổ ra thường xuyên, sôi động, thu hút rộng rãi quần chúng tham
dự với các loại hình đấu tranh đa dạng, phản ánh ý chí dân tộc, tinh thần đánh
đuổi đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, song sau cùng lại thất bại do giai
cấp tư sản Việt Nam quá yếu cả về tổ chức và tư tưởng cho nên khơng có khả
năng giương cao ngọn cờ thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Dù thất bại nhưng những hoạt động yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản đã thực sự cổ vũ rộng rãi tinh thần yêu nước của nhân dân ta, vun

đắp thêm cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt là khích lệ mọi thành phần u
nước, kể cả tầng lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản tìm
kiếm một con đường mới, một chiến lược cứu nước, giải phóng dân tộc theo
xu thế của thời đại và điều kiện mới của nhân dân Việt Nam.
Cuối thập niên đầu của thế kỷ XX, lúc Nguyễn Ái Quốc ngày càng
trưởng thành thì phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc đang trong giai
đoạn cam go nhất. Muốn cách mạng đi đến thành cơng thì nhất định phải tìm
đến và đi theo con đường cứu nước mới.
1.1.1.3. Điều kiện thời đại
Tới đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh về chất đã
chuyển mình sang thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Chúng vừa bóc lột, giành giật
thuộc địa vừa trói buộc những dân tộc khác trong sự kìm kẹp. Cũng bởi lý do


19

đó, những cuộc đấu tranh giành thuộc địa trở thành cuộc đấu tranh chung của
mọi dân tộc chịu bóc lột chống lại chủ nghĩa đế quốc xâm lược và nó gắn kết
chặt chẽ với phong trào tự giải phóng mình của giai cấp vô sản trên khắp hành
tinh, trước hết là tại một số nước chính quốc.
Sinh ra và lớn lên trong điều kiện Tổ quốc bị thực dân đô hộ, nhân dân
chịu hai tầng lớp bóc lột gay gắt, Nguyễn Tất Thành đã thể hiện lòng yêu
nước, thương nòi, có ý chí mong muốn giải phóng nhân dân thốt được kiếp
nô lệ. Người tham gia các hoạt động cứu nước do các nhà cách mạng tiền bối
tổ chức một cách tích cực. Trong q trình đó, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ
nhiều về con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh,... chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên, dù rất khâm phục và trân
trọng lòng yêu nước, đánh giá cao những cống hiến của họ, nhưng với một dự
cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở những phong trào cứu
nước ấy cịn có nhiều hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp. Người

quyết tâm phải ra đi tìm con đường cứu nước phù hợp với điều kiện lịch sử
của đất nước.
Nguyễn Tất Thành lựa chọn đi sang phương Tây - một nền văn minh
mới khác với văn minh phương Đơng, sang tận nơi có cái gọi là tự do, bình
đẳng, bác ái mà người Pháp thực dân tuyên truyền để tìm hiểu ngọn nguồn
của chế độ thực dân đô hộ dân tộc Việt Nam, trước là để học hỏi tinh hoa thế
giới, sau là về giúp đồng bào, đây là một đột phá mới trong tư duy chính trị
lúc bấy giờ.
Trong khoảng 10 năm đầu tiên, từ 1911 đến 1920, Nguyễn Tất Thành
vừa phải tìm việc để kiếm thu nhập, đồng thời tự học và tham gia hoạt động
yêu nước tại hải ngoại. Anh đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục; ở đâu anh
cũng quan sát, so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu thực chất, khơng dừng lại ở
hình thức bên ngồi. Vì thế, điều mà nhiều người yêu nước Việt Nam lúc đó


20

khơng phát hiện được thì Nguyễn Tất Thành đã nhận ra: Ở đâu trên thế giới
cũng có kẻ giàu, người nghèo, cũng có kẻ bóc lột và người bị bóc lột, bị áp
bức. Ở các nước chính quốc hay các nước bị thuộc địa vẫn có những người
Pháp, người Mỹ tốt và cũng có những người Pháp, người Mỹ khơng tốt; cũng
có người da trắng áp bức, bóc lột và những người da trắng bị áp bức, bóc lột.
Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra kết luận đanh thép: “Dù màu da có khác nhau,
trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thơi: Tình hữu ái vơ sản”
(Hồ Chí Minh, 2011a, tr.287). Khi sang Mỹ, tìm hiểu cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng, Nguyễn Tất
Thành nhìn thấy ở cách mạng Mỹ có một số giá trị tích cực, nhưng vẫn nhận
xét đó là cuộc cách mạng khơng đến nơi, khơng triệt để vì khơng nói gì đến
giải phóng tầng lớp nhân dân lao động. Ở Pháp, nghiên cứu cách mạng tư sản

Pháp, nghiên cứu bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Người cũng
tìm thấy được một số giá trị tích cực, nhưng cũng phê phán tính chất nửa vời,
khơng triệt để của nó.
Tháng 6 năm 1919, nhóm những người yêu nước đã viết bản Yêu sách
của nhân dân An Nam gồm tám điểm gửi Hội nghị Véc-xây (hội nghị của các
nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất) nhằm kêu gọi các nước
giúp đỡ sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, nhưng khơng
được hội nghị xem xét. Bản Yêu sách không được thừa nhận, Nguyễn Ái
Quốc dần hiểu rõ tính chất vơ nhân đạo của chủ nghĩa đế quốc. Sau này,
Người viết: “Chủ nghĩa Uyn-xơn chỉ là trị bịp bợm lớn” (Hồ Chí Minh,
2011a, tr.441) và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào
mình, trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình. Phân tích cách mạng Mỹ
1776 và cách mạng tư sản Pháp 1789, Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận,
không thể đi theo con đường cách mạng tư sản vì con đường đó khơng giải


×