Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Chính sách đối ngoại của trung quốc đối với khu vực đông nam á dưới thời tập cận bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ PHƯỜNG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ PHƯỜNG

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 8310206

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thành Trung

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, sự ủng hộ và động viên của q thầy cơ cũng như gia đình,
bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ là động
lực để tôi không bỏ cuộc.
Đầu tiên, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy - TS. Nguyễn Thành
Trung, người đã truyền động lực và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này. Đã kiên trì đến bao dung cho sự lười biếng và trì hỗn của tơi. Tiếp đến,
tơi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Quan hệ
quốc tế đang công tác tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu cho đến khi đề tài
luận văn này được hồn thành.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đã ln ủng hộ tơi trên con
đường học tập, nghiên cứu này. Cảm ơn các anh chị, bạn bè đã động viên những lúc
tơi gặp khó khăn, để tơi kiên trì đến cùng.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
TPHCM, tháng 01 năm 2023

Lê Thị Phƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ Luận văn thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ
quốc tế với đề tài Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đơng
Nam Á dưới thời Tập Cận Bình là cơng trình nghiên cứu của tơi, dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung.
Mọi trích dẫn trong Luận văn này được ghi nguồn đầy đủ, cụ thể. Luận văn
này không trùng lặp với bất kỳ nội dung Luận văn nào được công bố trước đây.
Tác giả


Lê Thị Phƣờng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACFTA

ASEAN-China Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc

ADIZ

Air Defense Identification Zone
Vùng nhận dạng phịng khơng

ADMM

ASEAN Defense - Military Meeting
Hội nghị Quốc phịng – Qn sự ASEAN

AI

Artificial intelligence
Trí tuệ nhân tạo

AIIB

Asian Infrastructure Investment Bank
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á


AEC

ASEAN Economic Community
Cộng đồng Kinh tế ASEAN

APSC

ASEAN Political – Security Community
Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of SouthEast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASCC

ASEAN Socio Cultural Community
Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN

A2/AD

Anti-Access/Area Denial
Chiến lược chống xâm nhập


BRI

Belt and Road Initiative
Sáng kiến Vành đai và Con đường

BRICS

Brazil – Russia – India – China – South Africa
Tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi

CATTC

China – ASEAN Technology Transfer Center


Trung tâm chuyển giao công nghệ Trung Quốc – ASEAN
DOC

Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông/Nam Trung Hoa

EU

European Union
Liên minh Châu Âu

EEZ

Exclusive Economic Zone

Vùng đặc quyền kinh tế

EAS

East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Area
Hiệp định thương mại Tự do

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

MOU

Memorandum of Understanding
Biên bản ghi nhớ

NATO

North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NDB

New Development Bank
Ngân hàng Phát triển mới BRICS

PCA

Permanent Court of Arbitration
Tòa án trọng tài thường trực

PBOC

People’s Bank of China
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

TAC

Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á

TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương


WB


World Bank
Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại Thế giới

USD

United States Dolla
Đồng đô la Mỹ

UNCLOS United Nations Convention on the Law of the Sea
Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển
STI

Science, Technology and Innovation
Khoa học, Công nghệ và Đổi mới


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ước tính chi tiêu Quốc phịng Trung Quốc (2011-2020)
Hình 1.2. 10 quốc gia dẫn đầu Sản lượng sản xuất toàn cầu năm 2019
Hình 1.3. Dịng chảy thương mại Dầu thơ ở Biển Đơng
Hình 2.1. FDI của Trung Quốc vào ASEAN năm 2020
Hình 2.2. Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Hình 2.3. Ảnh vệ tinh đá Ba Đầu năm 2020
Hình 2.4. Ảnh vệ tinh đá Ba Đầu năm 2021

Hình 2.5. Chi tiêu Quốc phòng khu vực ASEAN giai đoạn 2006-20019
Hình 2.6. Hệ thống đập thủy điện hiện tại và quy hoạch trên lưu vực sơng Mekong
Hình 2.7. Tỷ lệ các thị trường xuất khẩu của ASEAN, giai đoạn 2005-2019
Hình 2.8. Tỷ lệ các thị trường nhập khẩu của ASEAN, giai đoạn 2005-2019
Hình 2.9. Tỷ trọng 5 nguồn đầu tư FDI hàng đầu ASEAN (2005, 2010, 2019)
Hình 2.10. Sáng kiến Vành đai và Con đường
Hình 2.11. Số lượng thỏa thuận Hoán đổi song phương đã ký từ năm 2009 – 2020
Hình 2.12. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi bằng đồng Nhân dân tệ (2016-2020)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ước tính trữ lượng Dầu thô ở Biển Đông
Bảng 2.1: Thời gian và quá trình thiết lập mối quan hệ đối thoại giữa Trung Quốc
và các quốc gia Đông Nam Á
Bảng 2.2. Tiến trình phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN (19912012)
Bảng 2.3. Quan hệ đối thoại Trung Quốc – ASEAN giai đoạn 2013 – 2020
Bảng 2.4. Thành viên sáng lập AIIB ở Đông Nam Á
Bảng 2.5. So sánh mức độ Quốc tế hóa tiền tệ (2019)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 15
5. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 15
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 16
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17
8. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 18
9. Bố cục luận văn ................................................................................................ 18
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 19

Chƣơng 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á dƣới thời Tập Cận Bình ...................................................... 19
1.1. Tình hình quốc tế, Trung Quốc và khu vực Đơng Nam Á từ năm 2013
đến năm 2021 ............................................................................................................... 19
1.1.1. Tình hình thế giới ...................................................................................... 19
1.1.2. Tình hình Trung Quốc ................................................................................ 21
1.1.3. Tình hình Đơng Nam Á .............................................................................. 24
1.2. Nhân tố tác động đến q trình hoạch định chính sách đối ngoại của
Trung Quốc dƣới thời chủ tịch Tập Cận Bình ......................................................... 28
1.2.1. Sức mạnh kinh tế - chính trị của Trung Quốc ............................................ 28
1.2.2. Sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.................. 30
1.2.3. Vấn đề biển Đông ....................................................................................... 37
1.2.4. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc .................................................................. 44
* Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 48
Chƣơng 2: Nội dung và q trình triển khai chính sách đối ngoại của
Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dƣới thời Tập Cận Bình ..................... 49
2.1. Quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á từ năm 2002 đến nay ............................................................ 49
2.1.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ
2002 đến 2012 ............................................................................................................... 49


2.1.2. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
Đông Nam Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình (từ 2013 đến 2021) ........................... 51
2.2. Nội dung và q trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dƣới thời Tập Cận Bình ................................. 54
2.2.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ................................................................ 54
2.2.2. Lĩnh vực an ninh – quốc phòng ............................................................... 62
2.2.2.1. Hợp tác an ninh – quốc phịng giữa Trung Quốc và các quốc gia khu
vực Đơng Nam Á ......................................................................................................... 62

2.2.2.2. Vấn đề Biển Đông và an ninh nguồn nước tiểu vùng Mekong .............. 69
2.2.3. Lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 78
2.2.3.1. Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế và xây dựng cộng đồng chung vận
mệnh ASEAN – Trung Quốc ...................................................................................... 78
2.2.3.2. Thực tiễn triển khai chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ...... 83
* Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 93
Chƣơng 3: Những tác động của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với
khu vực Đơng Nam Á dƣới thời Tập Cận Bình ....................................................... 95
3.1. Cơ hội và thách thức đối với khu vực Đông Nam Á ................................ 95
3.1.1. Lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao ................................................................. 95
3.1.2. Lĩnh vực Kinh tế ......................................................................................... 96
3.1.3. Lĩnh vực An ninh – Quốc phòng ................................................................ 100
3.2. Triển vọng và thách thức trong mối quan hệ Trung Quốc và các nƣớc
Đông Nam Á ở tƣơng lai ............................................................................................ 101
* Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 104
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 109


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa phát triển kinh tế và là một
quốc gia nghèo trên thế giới. Đến năm 2008, đối mặt với cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu, trong khi Hoa Kỳ bị sa lầy trong tăng trưởng thấp và đầy bi quan,
thì Trung Quốc vẫn tăng trưởng với tốc độ hai con số và trở thành nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới sau Mỹ từ năm 2010. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung
Quốc luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng GDP toàn cầu. Bất chấp ảnh hưởng
của đại dịch COVID, trong khi GDP thế giới năm 2020 đạt 84,71 nghìn tỷ USD,

GDP của Trung Quốc đạt 14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,38% GDP thế giới. (WB,
2021) Từ sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc đang dần chuyển thành sức
mạnh chính trị, điều này ta có thể thấy rõ qua những bước chuyển trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc từ đầu những năm 1990 đến nay.
Dưới thời Chủ tịch Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc theo đuổi chính sách đối
ngoại hạn chế, với khẩu hiệu “Ẩn mình chờ thời”. Khẩu hiệu này dẫn đầu cho
chính sách ngoại giao thận trọng trong suốt quá trình lãnh đạo sau này của các nhà
lãnh đạo Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào; với mục tiêu thân cận
với càng nhiều quốc gia càng tốt, tránh việc khiêu khích lẫn tranh giành vai trị lãnh
đạo trên đấu trường quốc tế. Nhờ đó, từ vị trí bị cơ lập ngoại giao gần như hồn
tồn sau cuộc Cách mạng văn hóa năm 1970, Trung Quốc đã thành công việc thiết
lập quan hệ với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới vào năm 2000.
Đến năm 2012, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, với cách tiếp cận mới hơn,
mạnh mẽ hơn về các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, sáng kiến
“Vành đai và con đường” hay “Giấc mơ Trung Hoa”, dường như Trung Quốc đã từ
bỏ cách tiếp cận ẩn mình và dần trở nên mạnh mẽ hơn trong phương thức ngoại
giao liên quan đến các vấn đề thời sự ở khu vực lẫn quốc tế. Một bước tiến nổi bật
chính là Bắc Kinh đã trở nên tham vọng hơn trong việc tuyên bố các mục tiêu đối
ngoại nâng tầm vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế hơn nữa.


3

Những biểu hiện cụ thể nhất trong chính sách đối ngoại Trung Quốc từ năm
2012 là việc Trung Quốc bắt đầu tận dụng cơ hội nhiều nhất có thể đối với những
vấn đề trong quan hệ quốc tế để chèo lái những diễn biến quốc tế theo hướng Trung
Quốc mong muốn. Từ sự kiện Crimea vào năm 2014 đã tạo rạn nứt lớn trong quan
hệ Nga - Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hướng tới thúc đẩy quan hệ gần như đồng
minh với Nga vào thời điểm nước Nga cần phá vỡ sự cô lập quốc tế. Tương tự, sau
chiến thắng của Tổng thống Mỹ - Donald Trump vào tháng 11/2016, tận dụng việc

ông Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà
lãnh đạo G20 lần thứ 15, chủ tịch Tập Cận Bình cam kết bảo vệ chủ nghĩa đa
phương và thương mại tự do, đồng thời chủ động cải cách hệ thống quản trị toàn
cầu. (Xinhua, 2020) Các học giả nghiên cứu về chính sách đối ngoại đánh giá rằng,
kể từ khi nắm quyền lực, ông Tập đã nỗ lực xây dựng nền tảng giúp Trung Quốc
chủ động và mạnh mẽ hơn trong việc đối phó các diễn biến bên ngoài.
Vậy, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và tham vọng trở thành
cường quốc tồn cầu, với vị trí địa lý là láng giềng gần của Trung Quốc, các quốc
gia Đông Nam Á cần phải làm gì để đạt được trạng thái cân bằng trong quan hệ
ngoại giao với một cường quốc đang lên, trong khi Trung Quốc xác định Đông
Nam Á là khu vực ngoại vi có tầm quan trọng đối với nền kinh tế, chính trị của
mình? Đây là câu hỏi mà các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế, cũng như các
chính trị gia trên thế giới đi tìm lời giải đáp.
Với vị trí địa chính trị, kinh tế đặc biệt, Đông Nam Á là ngã tư của con đường
hàng hải quốc tế nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đồng thời, là
khu vực địa chiến lược có sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc, từ Mỹ,
Nga, Nhật Bản đến Ấn Độ. Vì lẽ đó, Trung Quốc ln cố gắng duy trì quan hệ tốt
với các quốc gia trong khu vực này để loại bỏ bất kỳ nguy cơ nào khiến Đông Nam
Á bị các cường quốc lôi kéo hoặc thành lập một liên minh chống Trung Quốc. Từ
những lý do trên, khu vực Đông Nam Á dần trở nên quan trọng trong chính sách
ngoại giao của Trung Quốc.


4

Từ những ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế
trong các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phịng, tác giả
mong muốn được tìm hiểu những cơ hội và thách thức sẽ xảy ra đối với các quốc
gia trong khu vực Đơng Nam Á khi đứng trước những chính sách ngoại giao của

Trung Quốc dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình. Với mục đích cuối cùng là hiểu rõ
bản chất thật sự phía sau những chính sách mà quốc gia này đang triển khai đối với
khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhằm đưa ra các đề xuất để tránh bẫy
ngoại giao và nguy cơ trở thành sân sau của Trung Quốc. Vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài ―Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới
thời Tập Cận Bình‖ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khái niệm chính sách đối ngoại đã được nhiều học giả định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau để nhấn mạnh các quan điểm xoay quanh thuật ngữ này.
Theo Padelford và Lincoln (1962) định nghĩa, chính sách đối ngoại là “yếu tố
quan trọng trong quá trình mà nhà nước chuyển các mục tiêu và lợi ích thành các
hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu này và gây áp lực lên lợi ích của nó”.
Trong khi đó, Josep Frankel (1968) giải thích thuật ngữ chính sách đối ngoại “bao
gồm các quyết định và hành động liên quan đến mối quan hệ giữa một quốc gia này
và một quốc gia khác”. Tương tự, C.C. Rodee (1983) định nghĩa thuật ngữ này là
“việc xây dựng và thực hiện các nguyên tắc nhằm định hình hành vi của một quốc
gia trong khi đàm phán (liên hệ) với các quốc gia khác để bảo vệ hoặc nâng cao lợi
ích của nó”.
Và theo Hill (2003), vấn đề cơ bản của chính sách đối ngoại là làm thế nào để
các nhóm có tổ chức, ít nhất khơng liên quan với nhau, tương tác với nhau”. Chính
sách đối ngoại là một thuật ngữ được định nghĩa như “tổng thể của các quan hệ đối
ngoại được tiến hành bởi một chủ thể độc lập (thường là nhà nước) trong quan hệ
quốc tế.
Bằng những định nghĩa này, có thể thấy rằng chính sách đối ngoại là một tập
hợp các hành động hợp pháp của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu và lợi ích


5

quốc gia. Mặc dù các học giả có sự khác biệt về định nghĩa chính sách đối ngoại,

nhưng quan điểm chung về chính sách đối ngoại chủ yếu là việc quan tâm đến lợi
ích và cách ứng xử của quốc gia này đối với các quốc gia khác. Vai trò của chính
sách đối ngoại là giảm thiểu tác động của các yếu tố bất lợi và gia tăng ảnh hưởng
của các yếu tố thuận lợi và hành động của các quốc gia khác. Mục tiêu của nó thúc
đẩy và bảo vệ lợi ích của các quốc gia khác. (Khara, Nabin Kumar, 2018).
Như vậy, quá trình chuyển đổi phong cách ngoại giao của Trung Quốc trong
thế kỷ của sự trỗi dậy về kinh tế là điều tất yếu. Từ những thành tựu đạt được trên
lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đã thay đổi nhận thức về vai trị của mình trên trường
quốc tế, coi lợi ích quốc gia là nguyên tắc cao nhất, dùng nguyên tắc hợp tác thay
đối kháng, hòa bình thay cách mạng; dùng tư duy nước lớn để tiến hành ngoại giao
với các quốc gia bên ngoài. Do đó, nghiên cứu về những biến đổi trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc luôn là đề tài được giới học giả quan tâm.
Nhìn lại quá trình phát triển của nền ngoại giao Trung Quốc, ta có thể chia
thành ba giai đoạn: ngoại giao cách mạng (1.0) từ 1949 – 1978 tập trung vào việc
củng cố chế độ mới sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được hình thành và tìm
kiếm sự cơng nhận từ quốc tế; ngoại giao phát triển (2.0) từ 1979 – 2012 đánh dấu
quá trình mở cửa và cải cách từ năm 1979 của Trung Quốc với mục tiêu cải thiện
quan hệ với các nước láng giềng và tăng cường quan hệ với một số nước đang phát
triển; ngoại giao nước lớn (3.0) kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của
Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tổng quan tài liệu này sẽ đề cập đến những đặc điểm chính trong chính sách
đối ngoại Trung Quốc, bao gồm phong cách ngoại giao nước lớn, sự trỗi dậy và
mối đe dọa của Trung Quốc, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đối với sự hình
thành chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực Đơng Nam Á.
Bước ngoặt trong sự thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời
Chủ tịch Tập Cận Bình là từ bỏ phương thức “Ẩn mình chờ thời” của nhà lãnh đạo
Đặng Tiểu Bình, thay bằng chính sách đối ngoại quyết đoán và chủ động hơn. Với
mục tiêu chủ động thực hiện chính sách “ngoại giao nước lớn” để xử lý các vấn đề



6

quốc tế và khu vực, tích cực thúc đẩy xây dựng khuôn khổ quan hệ quốc tế kiểu
mới và cộng đồng chung vận mệnh nhân loại nhằm nâng tầm uy tín quốc tế của
Trung Quốc với vai trị một cường quốc mới nổi. Đồng thời, tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, từ việc sử dụng hình thức viện trợ hoặc cho vay vốn trong các dự án lớn
làm công cụ thúc đẩy mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc mở rộng cách tiếp cận bằng
việc thành lập và vận hành các tổ chức tài chính đa phương, qua đó tập hợp các
nguồn lực, đồng thời thiết lập sự hiện diện ở các khu vực được xem là sân sau của
các nước phát triển. Như, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Ngân hàng Đầu
tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới BRICS (NDB) và Quỹ
Con đường Tơ lụa là những ví dụ điển hình về điểm mới trong chính sách đối ngoại
Tập Cận Bình.
Trong bài đăng “Con đường Tơ lụa hay tư lợi trên biển Đơng” trên Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, tác giả Nguyễn Hồng Thao (2014) khi nghiên cứu về Con
đường tơ lụa trên biển cho rằng bản chất thực sự của dự án này là “tạo ra một vành
đai kinh tế tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương để đối phó với sáng
kiến Hiệp định đối tác chiến lược xun Thái Bình Dương và chính sách xoay trục
châu Á của Mỹ, góp phần tăng thêm sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ở
khu vực”. Bên cạnh đó, Trung Quốc thực hiện đổi mới chính sách đối ngoại đối với
các nước láng giềng; coi việc duy trì mơi trường ổn định trong khu vực lân cận là
một yếu tố cốt lõi của chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Bởi, một trật tự khu
vực ổn định cho phép Trung Quốc tập trung mọi nguồn lực sức mạnh quốc gia vào
phát triển kinh tế trong nước với mục tiêu vươn lên dẫn đầu khu vực. Đồng thời,
thúc đẩy ngoại giao đa phương, để cải cách hệ thống quốc tế và quản trị tồn cầu,
tăng cường tính đại diện và tiếng nói của Trung Quốc ở các nước đang phát triển
khác. Mở rộng quan điểm trên, Phạm Sỹ Thành (2019) đã đưa ra những kiến giải
chi tiết về vai trị của Đơng Nam Á trong sáng kiến Vành đai và Con đường từ cách
nhìn của nội bộ Trung Quốc cũng như quan điểm địa-chính trị-kinh tế tổng quát,
đồng thời cảnh báo những khả năng có thể xảy ra như bẫy nợ, bẫy tiêu chuẩn, hay

sự thay đổi trật tự xã hội địa phương vì lực lượng lao động và cộng đồng người Hoa


7

mới xuất hiện đột ngột từ lục địa. Dự án này nhằm vào các nước có vị trí chiến
lược, giàu tài ngun để tìm kiếm lợi ích về kinh tế; mặt khác BRI đã có thêm nội
dung hợp tác an ninh – đây là điều khiến cho nhiều nước e ngại về bản chất thực sự
của BRI, liệu BRI có vượt ra ngồi khn khổ những hợp tác kinh tế để trở thành
một dạng gắn kết lợi ích chiến lược.
Khu vực Đơng Nam Á đang trở thành điểm nóng của sự cạnh tranh ảnh hưởng
của các cường quốc trên thế giới, vì vị trí địa chiến lược của khu vực này đóng vai
trị quan trọng trong hàng hải quốc tế. Trong khi đó, quan hệ Trung Quốc và Đơng
Nam Á đã bước vào giai đoạn phát triển toàn diện từ an ninh chính trị, kinh tế,
thương mại, văn hóa - xã hội, vì vậy Đơng Nam Á là lựa chọn số một của Trung
Quốc để mở rộng ảnh hưởng của mình nhằm thực hiện mục tiêu vượt Mỹ, đây là cơ
hội cũng là thách thức đối với khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Trung Quốc đang
thi hành chính sách nước đôi với các nước trong khu vực ASEAN (Bùi Hải Đăng,
2019); ngồi mặt thì hợp tác tồn diện trên các lĩnh vực từ an ninh – chính trị đến
kinh tế, như việc Trung Quốc đã thực hiện ký kết các hiệp thương trong các vấn đề
về Biển Đông, Hiệp định thương mại Tự do (FTA), Hiệp ước Thân thiện và Hợp
tác Đông Nam Á (TAC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với bề nổi nhằm tạo ra
môi trường ổn định và hợp tác khu vực – quốc tế, nhưng bản chất chính để tăng
tính ràng buộc với các nước Đơng Nam Á để tránh tình trạng liên kết với các nước
lớn chống lại Trung Quốc.
Về bản chất, ngoại giao nước lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung vào
đẩy mạnh ngoại giao đa phương, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế; đồng
thời thể hiện trách nhiệm của một nước lớn thông qua việc thể hiện vai trị người
dẫn dắt đối với các vấn đề tồn cầu. Trong đó, vai trị lãnh đạo của ơng Tập là yếu
tố then chốt trong việc thúc đẩy chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc

đạt được hiệu quả mạnh mẽ. Weixing Hu (2018) cho rằng sự thay đổi trong nhận
thức cá nhân của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đóng vai trị quan trọng trong việc
xác định lại chiến lược quốc gia trong từng thời kỳ. Trong đó, ông cho rằng sự
thành công trong phong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình xuất phát từ việc nhìn


8

nhận đúng sứ mệnh lịch sử và có tầm nhìn rõ ràng trong việc thực hiện “Giấc mơ
Trung Hoa”; đồng thời phong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình – can đảm, chấp
nhận rủi ro và chịu trách nhiệm, đã giúp cho chính sách đối ngoại của Tập mạnh
mẽ, năng động hơn những người tiền nhiệm. Mặt khác, quyết định bãi bỏ giới hạn
nhiệm kỳ đối với vị trí Chủ tịch nước của Tập Cận Bình tại Đại hội Tồn quốc lần
thứ 13 vào tháng 3 năm 2018 đã củng cố vị thế của ơng trong hệ thống chính trị
Trung Quốc, khi ơng vừa là Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Chủ tịch
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa là Chủ tịch Quân ủy Trung Ương (Baijahao,
2018).
Sự tập trung quyền lực này đảm bảo tính thống nhất trong quá trình triển khai, thực
hiện và giám sát đối với các hoạt động đối ngoại; đồng thời tăng hiệu lực và hiệu
quả của quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, theo Zhimin Lin (2018), khi bàn về vấn
đề này, ông cho rằng việc tập trung quyền lực vào một cá nhân – Tập Cận Bình làm
tăng năng lực ngoại giao của Trung Quốc theo hướng mạnh mẽ, quyết đoán hơn,
nhưng sự vắng mặt trong việc đóng góp cùng với vai trị trách nhiệm của những
người làm cơng tác đối ngoại, nó trái ngược với xu hướng “đặt ngoại giao lên hàng
đầu”. Bởi, cần phải tạo không gian để những người làm cơng tác ngoại giao thực
hiện chức trách của mình, để đảm bảo tính khách quan trong vấn đề ra quyết định.
Điều này, sẽ có thể dẫn đến ý chí chủ quan từ một cá nhân đối với chính sách
chung của một đất nước.
Đồng thời, khi đề cập đến năng lực ngoại giao mạnh mẽ của Trung Quốc dưới
thời Tập Cận Bình, Zhimin Lin cho rằng nâng tầm ngoại giao kinh tế là nội dung

cốt lõi của ngoại giao nước lớn của Trung Quốc. Việc Trung Quốc tích cực xây
dựng mạng lưới giao dịch, các dự án toàn cầu; đồng thời thúc đẩy ngoại giao đa
phương nhằm xoay chuyển trọng tâm trong quan hệ quốc tế từ Washington về phía
Bắc Kinh. Nhưng Jianwei Wang (2018) cho rằng lợi ích kinh tế khơng cịn là sự
cân nhắc quan trọng và áp đảo trong ngoại giao Trung Quốc dưới thời Tập Cận
Bình, thay vào đó, việc Trung Quốc hướng tới xây dựng cộng đồng chung vận
mệnh nhân loại và ông đánh giá đây là mục tiêu bao trùm cho ngoại giao nước lớn


9

của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Zhimin Lin, Weixing Hu hay
Jianwei Wang đều có chung nhận định, chính sách ngoại giao nước lớn của ơng
Tập gửi một thông điệp rõ ràng đến với thế giới rằng Trung Quốc tơn trọng lợi ích
chung giữa các quốc gia, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc từ
bỏ các quyền ―hợp pháp‖ của mình, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi
của quốc gia. Nhận định này đã được kiểm chứng trong bài phát biểu của Bộ
trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại Hội nghị chuyên về về tình hình quốc tế và
Quan hệ đối ngoại Trung Quốc năm 2021 “Trung Quốc kiến quyết bảo vệ các lợi
ích cốt lõi, chống lại bất kỳ mối đe dọa, thách thức nào có thể làm suy yếu chủ
quyền, an ninh và lợi ích của Trung Quốc; đồng thời kiên quyết chống lại bất kỳ nỗ
lực hèn hạ nào nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc hoặc làm mất
uy tín của đất nước. Chúng tơi sẽ không bao giờ nhượng bộ trước bất kỳ hành vi ép
buộc và đe dọa nào”. (FMPRC, 2021) Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là Trung Quốc
sẵn sàng đảm nhận bao nhiêu trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu nếu như những
trách nhiệm này mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của mình.
Minh chứng lớn nhất cho vấn đề này là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển
Đông giữa Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á. Liệu Trung Quốc có chịu từ
bỏ lợi ích cốt lõi ở Biển Đơng để duy trì mối quan hệ “láng giềng tốt” với các nước
Đông Nam Á? Trong khi, Trung Quốc luôn xem khu vực Đông Nam Á là “khu vực

ảnh hưởng truyền thống” của mình. Từ đó, Trung Quốc luôn dựa trên sức mạnh
tổng hợp để uy hiếp các quốc gia Đông Nam Á, buộc các nước ASEAN phải
nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông; đồng thời chủ trương kiểm soát thực tế trên
biển, khiến thế giới phải thừa nhận Biển Đơng nằm trong phạm vi lợi ích của Trung
Quốc.
Theo Nguyễn Hồng Quân (2015), Trung Quốc sử dụng con bài viện trợ để các
nước trong khu vực vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước
ASEAN khác trong hồ sơ Biển Đông; thực hiện chủ trương đàm phán song phương
đối với các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông để đạt lợi ích
riêng và phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đơng vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói


10

chuyện” với các nước nhỏ. Trong trường hợp này, vai trò trung tâm của ASEAN
trong việc giải quyết các vấn đề khu vực đang bị suy giảm, cần phải nâng cao vai
trị của ASEAN và hướng tới một ASEAN đồn kết, thống nhất, cùng hướng đến
lợi ích chung. Theo Trần Hồng (2019), mối quan hệ lợi ích giữa Trung Quốc và
Đông Nam Á là mối quan hệ cộng sinh, cả hai đều cần nhau để phát triển, tuy nhiên
liệu hợp tác với Trung Quốc là cơ hội hay thách thức đối với khu vực Đông Nam Á
là câu hỏi mà tác giả cịn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời. Tuy vậy nhưng thế giới đang
nhìn Trung Quốc dưới ánh nhìn như một mối đe dọa tiềm tàng.
Nhận xét về Trung Quốc như một mối đe dọa đang gia tăng được nhấn mạnh
và nhân rộng qua các ấn phẩm khác nhau. Theo Phùng Thị Huệ (2010), Trung
Quốc đang tích cực xóa bỏ hồi nghi, tăng độ tin cậy về sự phát triển của mình
khơng gây nguy hại đến sự phát triển của các nước trong khu vực bằng thuyết
Trung Quốc trỗi dậy hịa bình. Nguồn gốc của thuyết mối đe dọa Trung Quốc bắt
nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1990. Sự trỗi
dậy này kết hợp với chương trình hiện đại hóa qn đội của Trung Quốc với tham
vọng trở thành “anh cả” của hệ thống xã hội chủ nghĩa thay thế quyền lực của Liên

Xô bị tan rã sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, khiến cho thế giới nhìn Trung Quốc
với một hình ảnh khác hơn so với trước đây. Đồng thời, trong những năm 1990,
nhận thức về Trung Quốc ở Hoa Kỳ định hình bởi sự cố Thiên An Mơn và Khủng
hoảng eo biển Đài Loan; việc Trung Quốc mua lại công nghệ quân sự của Liên Xô
cũ; và yêu cầu của Trung Quốc về việc tái cấu trúc trật tự toàn cầu, khiến sự trỗi
dậy của Trung Quốc trở thành mối đe dọa với Hoa Kỳ.
Tương tự, Bernstein & Munro (1998), Tilman Pradt (2016) cho rằng “mối đe
dọa Trung Quốc” đang gia tăng và tập trung về sự phát triển quân sự. Cuộc tranh
luận được thúc đẩy bởi các lý thuyết về sự thay đổi quyền lực, sự cạnh tranh quyền
lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các học giả đưa ra lập luận rằng, trạng thái cạnh
tranh của hai quốc gia này sẽ gia tăng hay suy giảm phụ thuộc vào sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Và theo Mearsheimer (2001) Trung Quốc và Hoa Kỳ được định sẵn là
kẻ thù khi sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhận xét về “mối


11

đe dọa” Trung Quốc được nhìn nhận tích cực hơn sau vụ tấn công khủng bố ngày
11 tháng 9 năm 2001 vào trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ở Hoa
Kỳ, khi Trung Quốc liên kết với Hoa Kỳ trong chiến dịch chống khủng bố. Theo
Suisheng Zhao (2008) chính sách của chính quyền Bush đối với Trung Quốc sau sự
kiện 11 tháng 9 đã chuyển từ việc coi Trung Quốc là một mối đe dọa thành một đối
tác.
Đến năm 2012, dưới thời của Tập Cận Bình, sự phát triển sức mạnh quân sự
của Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng. Zhimin Lin (2018) nhận định, quân đội
Trung Quốc được trao vai trò lớn hơn trong việc thực hiện các hoạt động ngoại giao
của đất nước. Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự của mình để giải
quyết các vấn đề mà từ lâu chưa được giải quyết, như vấn đề tranh chấp đảo
Senkaku với Nhật Bản, Biển Đông, Đài Loan, hay việc sử dụng biện pháp mạnh tay
để đáp trả quyết định của Hàn Quốc về việc triển khai tên lửa THAAD. Những

hành vi ứng xử này của Trung Quốc dường như đang đi ngược lại những gì mà
chính phủ Trung Quốc tun bố với thế giới rằng Trung Quốc “trỗi dậy hịa bình”.
Đặc biệt, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, Trung Quốc vươn
lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, trong khi tăng trưởng kinh tế
của Mỹ ở mức thấp, thì Trung Quốc vẫn giữ vững tăng trưởng hai con số. Sự khủng
hoảng kinh tế Mỹ trong giai đoạn này là cơ hội để Trung Quốc thực hiện giấc mộng
“vượt Mỹ” của mình. Bằng cách tích cực thúc đẩy đầu tư, thực hiện viện trợ ra
nước ngồi, ngoại giao bằng cơ sở hạ tầng thơng qua sáng kiến Vành đai và Con
đường, cố gắng tạo ra các tổ chức đa phương của riêng mình, đồng thời nỗ lực nâng
cao vị thế của mình trong các tổ chức quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh
kinh tế của mình để làm địn bẩy cho tham vọng chính trị, Kroeber (2019) đưa ra
câu hỏi liệu ―Trung Quốc có vượt qua Mỹ để thay đổi lại trật tự toàn cầu?‖. Mặc
dù Trung Quốc hiện giờ là quốc gia lớn và hùng mạnh trong hầu hết các khía cạnh,
nhưng không phải quốc gia dẫn đầu. Về mặt công nghệ, Trung Quốc vẫn còn phải
chạy đua với các quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Về mặt chính trị, thể chế
của Trung Quốc vẫn hạn chế đối với nền kinh tế muốn phát triển tự do như các


12

nước có thu nhập vừa và cao. Về mặt tri thức và văn hóa thì ảnh hưởng của Trung
Quốc trên thế giới rất ít, vì văn hóa Trung Quốc mang đậm bản sắc dân tộc, khơng
phải xu hướng cho tồn cầu. Đồng thời, xét về khả năng hội nhập toàn cầu, uy tín
trong cộng đồng quốc tế thì con đường trở thành lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc
ngày càng hẹp. Vì trên thực tế, nhìn vào khu vực châu Á, đặc biệt các nước láng
giềng của Trung Quốc đều hoài nghi về sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong quan hệ
với Trung Quốc ln chuẩn bị chiến lược phịng bị nước đôi và chiến lược đối
trọng để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì vậy, Christensen (2015) và
Koerber (2019) đều cùng chung nhận định rằng rất khó để Trung Quốc có thể đoạt
lấy vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ mặc dù Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách

về quyền lực ngoại giao với Mỹ.
Ngoài việc gia tăng sức mạnh thông qua kinh tế, quân sự, an ninh – quốc
phịng thì Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh mềm từ các nguồn lực về văn hóa để
xây dựng hình ảnh quốc gia lớn của mình. Với thế mạnh văn hóa có sẵn của nền
văn minh lâu đời, văn hóa là cửa ngõ để Trung Quốc quảng bá hình ảnh của mình
ra thế giới. Nguyễn Thu Phương (2010), thơng qua sức mạnh mềm về văn hóa,
Trung Quốc muốn che đậy “mối đe dọa Trung Quốc” mà các quốc gia nhắc đến
nhằm xây dựng nên “hình ảnh Trung Quốc thân thiện”, “trách nhiệm” tại Đông
Nam Á. Thông qua đầu tư phát triển kinh tế, Trung Quốc đang lan tỏa văn hóa, việc
đầu tư này vừa bảo đảm những lợi ích kinh tế vừa gia tăng được sức ảnh hưởng của
văn hóa Trung Quốc tại Đơng Nam Á.
Mặc dù Trung Quốc ln cố gắng thể hiện vai trị nước lớn của mình đối với
các nước trong khu vực Đơng Nam Á, với tuyên bố “tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ,
hợp tác cùng phát triển” nhưng với những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải
và tài nguyên biển với Nhật Bản; tranh chấp biển đảo, tài nguyên với một số nước
ASEAN ở Biển Đông; tranh chấp biên giới với Ấn Độ; vấn đề hạt nhân Bắc Triều
Tiên thì Trung Quốc khó có thể nâng tầm uy tín của mình đối với các nước trong
khu vực nói riêng cũng như tạo dựng và nâng cao hình ảnh của mình trên trường
quốc tế nói chung.


13

Tuy nhiên, với não trạng của một nước lớn, đặt lợi ích quốc gia trên hết, thì
chủ nghĩa dân tộc là mục tiêu cuối cùng mà Trung Quốc hướng đến trong suốt q
trình hoạch định chính sách đối ngoại của mình. Trung Quốc đang cố gắng xây
dựng và cải thiện hình ảnh quốc gia trong cộng đồng quốc tế bằng các diễn ngơn
của mình nhằm trấn an thế giới rằng Trung Quốc chỉ đang chấn hưng bản sắc dân
tộc Trung Quốc, khơng bao hàm mục tiêu chính trị nào cả.
Theo Jianwei Wang (2005) nhận định rằng Trung Quốc tuyên truyền nhiều

sáng kiến ngoại giao như “cường quốc có trách nhiệm”, “khái niệm an ninh mới”,
“sự trỗi dậy và phát triển hịa bình” và “thế giới hồ hợp”, đồng thời tích cực thực
hiện chính sách láng giềng tốt, mục đích chính nhằm để cải thiện hình ảnh quốc gia
của Trung Quốc và gia tăng sức ảnh hưởng ở khu vực châu Á, làm giảm các mối lo
ngại đối với Trung Quốc của các quốc gia láng giềng, giúp đảm bảo cho sự trỗi dậy
của Trung Quốc. Vì để trở thành một cường quốc toàn cầu, Trung Quốc cần củng
cố sức mạnh tổng hợp quốc gia của mình, điều chỉnh trong chính sách đối ngoại để
đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo vệ lợi ích dân tộc, củng cố vị thế chủ nghĩa dân
tộc Trung Hoa.
Trong khi đó, Hongying Wang (2003), Chen Zhimin (2006), xem xét vai trò
của chủ nghĩa dân tộc, xây dựng hình ảnh quốc gia trong việc định hình chính sách
đối ngoại của Trung Quốc hơn 100 năm qua. Theo tác giả, chủ nghĩa dân tộc trở
thành trung tâm của chính trị Trung Quốc và mối quan hệ của Trung Quốc với quốc
tế. Chủ nghĩa dân tộc có tác động tích cực đối với sự phát triển của Trung Quốc:
phát triển kinh tế, xây dựng quốc gia, thống nhất chính trị, nền độc lập và sự vĩ đại
của Trung Quốc. Đồng thời, nó đóng vai trị như một sự định hướng trong chính
sách đối ngoại, xây dựng chiến lược quốc tế, nhấn mạnh hợp tác quốc tế và hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc. Do đó, sẽ là một sai lầm nếu loại bỏ
những hình ảnh dự kiến mà chính phủ Trung Quốc hướng đến và cho rằng nó
khơng tác động đến chính sách đối ngoại quốc gia này.
Nhìn vào thực tiễn, sau Chiến tranh lạnh, để cải thiện hình ảnh Trung Quốc
trong mắt bạn bè quốc tế là một quốc gia yêu chuộng hịa bình, là nạn nhân của


14

nước ngoài xâm lược, chống thế lực bá quyền nên chính sách đối ngoại mà chính
phủ Trung Quốc theo đuổi cũng sẽ mang màu sắc thân thiện, dĩ hòa vi quý. Tuy
nhiên, 30 năm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, ở thời điểm hiện tại Trung Quốc
đang theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn và mạnh mẽ hơn, vì trong thế kỷ 21

với sự trỗi dậy trên các lĩnh vực kinh tế - quân sự, hình ảnh mà Trung Quốc muốn
xây dựng nên trong nhận thức của người dân Trung Quốc cũng như đối với thế giới
đó là hình ảnh của một cường quốc mới.
Trong nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tilman Pradt (2016) cho
rằng các quốc gia trong khu vực có xu hướng “thuận dòng” theo Trung Quốc, tuy
nhiên đối với những quốc gia có tranh chấp Biển Đơng tỏ ra nghi ngờ về tun bố
“trỗi dậy hịa bình” của Trung Quốc. Sự kiện chiếm đóng Đá Vành Khăn và các
cuộc tập trận quân sự ở eo biển Đài Loan là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn
sàng sử dụng vũ lực để củng cố các u cầu chính trị của mình. Benjamin Ho
(2019) hành động quyết đốn của Trung Quốc ở Biển Đơng đã tạo ra một hình ảnh
tiêu cực của mình với Đông Nam Á trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời,
việc xây dựng hình ảnh của Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế là một khía cạnh
quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, nhưng tác giả cho rằng
điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong vấn đề tranh
chấp lãnh thổ nếu lợi ích quốc gia bị đe dọa.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu “Chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình”.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ triển khai nghiên cứu 3 nhiệm vụ
sau: Thứ nhất, cơ sở hình thành nên chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á. Để làm rõ và xác định những nhân tố tác động đến sự hình
chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, đề tài sẽ
tập trung nghiên cứu vào 4 nội dung: (i) Sức mạnh Kinh tế - Chính trị của Trung
Quốc; (ii)Sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; (iii) Vấn đề
biển Đơng; (iv) Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.


15

Thứ hai, nội dung và q trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung

Quốc đối với khu vực Đông Nam Á;
Cuối cùng, tác động của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực
Đông Nam Á và tác động như thế nào.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài ―Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam
Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình‖, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là chính
sách đối ngoại của Trung Quốc; vị trí , vai trị của khu vực Đơng Nam Á.
Trong đó, đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tác giả sẽ tìm hiểu
nhân tố tác động chính đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối
với khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, đi sâu vào phân tích chính sách đối ngoại,
q trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông
Nam Á.
Đối với khu vực Đông Nam Á, tác giả sẽ phân tích vị trí, vai trị của khu vực
Đơng Nam Á đối với sự hình thành và phát triển trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc.
Trong khả năng nghiên cứu và năng lực của tác giả, tác giả lựa chọn phạm vi
nghiên cứu liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các quốc
gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong phạm vi dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình (từ
2013 – 2021) lãnh đạo Trung Quốc.
5. Lý thuyết nghiên cứu
Quan niệm của chủ nghĩa hiện thực xoay quanh (1) cái nhìn bi quan về bản
chất con người; (2) cho rằng quan hệ quốc tế phải có xung đột và các xung đột
quốc tế cuối cùng sẽ được giải quyết bằng vũ lực; (3) coi trọng các giá trị an ninh
quốc gia và sự tồn vong của nhà nước; và (4) sự hoài nghi đối với sự tiến bộ của
nền chính trị quốc tế. Quan niệm này định hình tư tưởng của hầu hết các nhà lý
thuyết quan hệ quốc tế theo chủ nghĩa hiện thực trong q khứ và hiện tại. Do đó,
chính trị quốc tế được mô tả như một đấu trường của sự cạnh tranh, xung đột và
chiến tranh giữa các quốc gia trong đó các vấn đề cơ bản giống nhau là bảo vệ lợi



16

ích quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của quốc gia và an ninh của quốc gia đó. Những
người theo chủ nghĩa hiện thực đưa ra một giả định rằng hệ thống nhà nước quốc tế
là vơ chính phủ, quan hệ quốc tế chủ yếu là quan hệ của các quốc gia, tất cả các tác
nhân khác trong chính trị thế giới như các cá nhân, các tổ chức quốc tế (IGO), tổ
chức phi chính phủ (NGO), ít quan trọng hơn hoặc không quan trọng bằng. (Georg
Sørensen, Jørgen Møller, Robert Jackson, 2013, p.68).
Bằng việc thay đổi tư duy đối ngoại qua các thời kỳ lãnh đạo từ “Ẩn mình chờ
thời” đến “Trỗi dậy hịa bình” hay “Giấc mơ Trung Hoa” ta đều thấy mỗi đường lối
đối ngoại đều mang một bản sắc - dấu ấn cá nhân riêng, và những tư duy đối ngoại
này mặc dù khác về phương châm hành động nhưng đều cùng chung một mục đích
- đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Đặt trong phạm vi đề tài nghiên cứu của tác giả, xuất phát từ bản chất của các
vấn đề liên quan đến chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ
kinh tế đến an ninh quốc phòng hay cách ứng xử của Trung Quốc về vấn đề Biển
Đông, sáng kiến Vành đai và Con đường hay Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa, để thể
hiện rõ bản chất cũng như tham vọng mà Trung Quốc ấp ủ khi thực hiện những
chính sách này – trở thành cường quốc tồn cầu, thì lý thuyết của chủ nghĩa hiện
thực sẽ giải thích được nguyên nhân của những hành xử mà Trung Quốc thực hiện
trong các vấn đề liên quan trong chính sách đối ngoại của mình. Vì vậy, tác giả sẽ
sử dụng lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực làm chủ thuyết trong đề tài nghiên cứu
của mình.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sẽ cố gắng trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
Thứ nhất, những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi chính sách đối ngoại
của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình?
Ở nội dung này, tác giả sẽ phân tích 4 yếu tố có vai trị định hướng đến q
trình hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam

Á, bao gồm: sức mạnh kinh tế - chính trị của Trung Quốc; sự ảnh hưởng của Mỹ


×