Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Lv ths luật học áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.58 KB, 85 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN
LỆ TRONG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

9

1.1.

Khái niệm án lệ và áp dụng án lệ

9

1.2.

Đặc điểm, vị trí và vai trị của án lệ

15

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay

25

Chương 2:


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP

DỤNG ÁN LỆ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TỈNH PHÚ
THỌ

2.1.

Quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng án lệ

2.2.

Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ và tổ chức,

2.3.

35
35

hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ

40

Hoạt động áp dụng án lệ tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ

46

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG, ÁP


DỤNG ÁN LỆ TRONG THỜI GIAN TỚI

63

3.1.

Quan điểm về xây dựng và áp dụng án lệ trong thời gian tới

63

3.2.

Các giải pháp xây dựng và áp dụng án lệ trong thời gian tới

66

KẾT LUẬN

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNGC CÁC BẢNGNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang


bảng
2.1

Án thụ lý xét xử từ năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ

2.2

47

Thống kê kết quả công tác kiểm sát thụ lý của Tòa án
nhân dân tỉnh Phú Thọ trong hai năm 2017 – 2020

48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với sự phát triển không
ngừng và luôn biến động của kinh tế - xã hội, khi phát sinh, thay đổi các quan
hệ xã hội, đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi để điều chỉnh cho phù
hợp.Trong mối quan hệ đó, về cơ bản các quan hệ xã hội tương đối ổn định
trong phạm vi quốc gia đã được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật thành văn.
Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số vấn đề như quy phạm pháp luật thành văn
chưa phù hợp, chưa chi tiết, rõ ràng hoặc chưa có quy phạm pháp luật thành
văn điều chỉnh thì vấn đề án lệ và áp dụng án lệ được đặt ra với sự quan tâm,
chú trọng rất lớn cả trong giới nghiên cứu luật học cũng như những chủ thể có

thẩm quyền ban hành và áp dụng pháp luật.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Anglo - Sacxon), theo quan
điểm luật học của trường phái này thì án lệ được hiểu bao gồm các phán quyết
của Tịa án có giá trị đặt ra quy tắc xử sự trong trường hợp hoặc những trường
hợp cụ thể hay nói cách khác là những sự kiện pháp lý tương đồng. Hoặc án
lệ là là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp
một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào phán quyết của vụ việc trước đó,
đặc biệt là các phán quyết của các Tòa án quan trọng như Tòa án cấp cao
(Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và Tòa án tối cao (Supreme
Court) hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết
định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được cơng
nhận và hình thành thơng qua các quyết định của Tịa án. Án lệ trong hệ thống
thơng luật (common law) cũng có vai trị hết sức quan trọng, thể hiện ở chỗ
chúng được coi là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn
đề tương tự và là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử.
Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quy
phạm pháp luật mâu thuẫn, không phù hợp hoặc thiếu hụt các quy phạm pháp


2

luật để điều chỉnh các tranh chấp, các quan hệ trong xã hội. Vì vậy xu hướng
tất yếu chúng ta phải nghiên cứu, ban hành và áp dụng án lệ để kịp thời khắc
phục những hạn chế của quy phạm pháp luật thành văn và điều chỉnh các
quan hệ xã hội một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và dự báo xu hướng
biến động. Trong các Nghị quyết Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam
như Nghị quyết 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật đã đưa ra yêu cầu nghiên cứu để ban hành và áp dụng trong quá
trình xét xử tại các Tịa án. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
02 tháng 6 năm 2005 xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng

kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển
án lệ”. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực từ ngày
01/6/2015, quy định Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm
vụ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất
chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết, phát triển thành án lệ và cơng bố án lệ
để các Tịa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Sau đó, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 17/10/2016 công
bố 04 án lệ. Ngày 28/12/2017, ban hành Quyết định số 229/QĐ-CA công bố
06 án lệ. Tiếp theo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số
199/QĐ-CA công bố 11 án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thơng qua ngày 17/10/2018. Đến năm 2020 Tịa án nhân dân tối cao tiếp
tục công bố 08 án lệ bằng Quyết định 50/QĐ-CA. Gần đây nhất, theo Quyết
định số 42/QĐ-CA ngày 13/3/2021 đã công bố thêm 04 án lệ. Như vậy, tính
đến thời điểm hiện tại chúng ta đã ban hành được 43 bản án lệ để các Tòa án
áp dụng trên thực tế.
Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ là cơ quan xét xử trên phạm vi
thẩm quyền theo địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ, là địa bàn có địa bàn rất
rộng, dân cư đơng đúc thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc. Hàng năm
Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Phú Thọ thụ lý và giải quyết hàng nghìn vụ án dân


3

sự, hình sự, hành chính các loại. Kết quả cơng tác giai đoạn 2016-2020, Tòa
án nhân dân tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao, tỉ lệ giải quyết đạt trên 90%, rất ít
bản án bị hủy, cải, sửa. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử tại tòa án vẫn chủ
yếu chú trọng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, đối
với áp dụng án lệ còn rất thận trọng. Trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước và
của Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường áp dụng án lệ, thì trong hoạt động

xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa qua đã có một số vụ án được
các chủ thể tham gia đề nghị áp dụng án lệ được Hội đồng xét xử chấp nhận
để giải quyết mang lại hiệu quả cao, được sự đồng tình của các bên trong
quan hệ trong tranh chấp, việc khiếu nại, kháng cáo ít khi xảy ra. Điều này
phần nào cho thấy tính hiệu quả công tác áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử
của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh đó, việc cơng bố các án lệ để các Tịa án áp dụng trong xét
xử đã khắc phục được phần nào những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác
xét xử, giúp cho việc xét xử của Tòa án được thống nhất, góp phần nâng cao
trình độ của đội ngũ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và cả các đương sự là
cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ tố tụng tại tòa án.
Từ những vấn đề trên tác giả luận văn lựa chọn đề tài:”Áp dụng án lệ
trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài
Theo số liệu thống kê hiện nay, có thể liệt kê một số cơng trình nghiên
cứu và cơng bố về án lệ ở Việt Nam như:
Trương Hịa Bình (Chủ nhiệm đề tài), “Triển khai án lệ vào công
tác xét xử của Tòa án Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà
Nội, 2015;
Nguyễn Văn Nam, “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp
luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012;


4

Đỗ Thanh Trung, “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt Nam hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, 2008;

Hoàng Mạnh Hùng, “Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật”,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;
Đỗ Thanh Trung, “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt Nam hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, 2008;
Nguyễn Linh Giang, “Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước
trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2005;
Nguyễn Thu Trang,”Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ
thống pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2014;
Phan Nhật Thanh, “Khái niệm và những nguyên tắc của tiền lệ pháphình thức pháp luật đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 5/2006;
Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Ánh: “Nhận thức chung về án lệ,
tầm quan trọng của án lệ trong công tác xét xử, khái quát các trường phái án
lệ trên thế giới”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 4/2009;
Lưu Tiến Dũng, “Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật
án lệ và các nước trong hệ thống dân luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 1/2006;
Triệu Quang Khánh, “Việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật
dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2006;
Nguyễn Đức Lam, “Án lệ ở Anh quốc: lịch sử, khái niệm, nguyên tắc
và cơ chế thực hiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2012;
Bùi Tiến Đạt, “Áp dụng án lệ - Nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải
cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học (Luật học), số 25/2009, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Loạt bài của Đỗ Thị Mai Hạnh như: “Tiếp cận án lệ của Thông luật:
một giải pháp cho khuyết điểm của văn bản pháp luật tại Việt Nam” đăng trên


5


Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, các số 25-26/2011 và Luận án tiến sĩ của cùng
tác giả bảo vệ vào năm 2011 tại Austrailia về đề tài: “Đánh giá khả năng áp
dụng án lệ tại Việt Nam”; cơng trình nghiên cứu cấp bộ của Tòa án nhân dân
tối cao: “Triển khai án lệ vào cơng tác xét xử của Tịa án Việt Nam” (Chủ
nhiệm cơng trình Trương Hịa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hà
Nội, 2012); Luận văn thạc sĩ của Hoàng Mạnh Hùng bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013 với đề tài: “Án lệ trong hệ thống các loại
nguồn pháp luật”;… Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu về
án lệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nghiên cứu vai trò của án lệ
trong cả hai trường phái pháp luật Common Law và Civil Law nhằm đưa đến
cái nhìn tồn diện về án lệ như: “Các trường phái án lệ trên thế giới - Mơ
hình nào cho Việt Nam?” của Lưu Tiến Dũng; hay bài viết “Án lệ trong hệ
thống pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt
Nam” của Nguyễn Văn Nam, Học viện An ninh nhân dân;…
Ngồi ra, có thể nêu tiêu biểu cơng trình nghiên cứu nước ngồi như:
“The Doctrine of Precedent in English and Norwegian Law - Some Common
and Specific Features”; “Precedent in English and Continental Law” của
A.L. Goodhart; “President in English Law” của R.Cross, …
Tuy nhiên, các cơng trình này thực hiện một khoảng thời gian đã khá
lâu, chưa cập nhật, gắn với tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt
hiện nay pháp luật nước ta đã công nhận án lệ thì chưa có cơng trình nghiên
cứu nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng án lệ trên địa bàn một tỉnh cụ thể đặt
trong thực tế hoạt động xét xử của tồ án đó. Do đó, việc tác giả chọn đề tài
“Áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ”
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài có mục tiêu là nghiên cứu và luận giải về án lệ trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Thông qua việc đánh giá các quy định hiện hành và thực



6

tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những tồn tại trong thực
tiễn, phân tích các nguyên nhân để từ đó có các đề xuất các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật và những vấn đề thuộc về cơ quan, đơn vị, người áp dụng
trong ngành tòa án.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở các mục tiêu chung đó, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận về án lệ, bao gồm: Khái niệm, vai
trò, vị trí và yêu cầu của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi
sâu phân tích các yêu cầu áp dụng tại tòa án.
Thứ hai, đánh giá về thực trạng áp dụng án lệ tại Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Thọ
Thứ ba, nhận diện định hướng của Nhà nước, kiến nghị các giải pháp
để khắc phục và giúp hoàn thiện các quy định pháp luật về án lệ cũng như
tăng cường khả năng áp dụng trên thực tiễn; phát huy kết quả đạt được; khắc
phục hạn chế, tồn tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm chỉ đạo của Đảng,
quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng án lệ trong Hiến pháp 2013,
Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự
năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Thương mại năm 2005,...
và các văn bản có liên quan
- Thực tiễn áp dụng án lệ tại Tòa án tỉnh Phú Thọ, quan điểm, giải
pháp áp dụng án lệ trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có các phạm vi nghiên cứu sau đây:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Trong phạm đề tài luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu các quy định về án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam và

thực tiến áp dụng tại Tòa án tỉnh Phú Thọ.


7

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về áp dụng án lệ tại tòa án tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng các quy định
pháp luật và thực tế áp dụng án lệ từ sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành đến thời điểm
hiện nay (năm 2021).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt quy định Nghị
quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp. Cụ thể
hóa các quy định về án lệ và các quan điểm của giới nghiên cứu và áp dụng
pháp luật.
- Phương pháp thực tiễn: Phương pháp nghiên cứu thống kê: Phương
pháp này chủ yếu thống kê các số liệu liên quan đến án lệ và thực tiễn áp dụng;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đặt pháp luật về án lệ trong hệ
thống pháp luật và thực tiễn áp dụng tại tòa án trong mối quan hệ với nhu cầu
giải quyết các tranh chấp tại tịa án từ phía nhà nước và người dân để đánh giá
khả năng và thực trạng áp dụng;
- Phương pháp phân tích: Phân tích các quy định pháp luật hiện hành,
chỉ ra bất cập, dự đoán biến động xã hội để định hướng hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu về án lệ mặc dù đã có nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu và công bố các tác phẩm ra công chúng, tuy nhiên thực sự án lệ là một
trong những nội dung vô cùng to lớn của hệ thống pháp luật. Án lệ thâm nhập

vào rất nhiều ngành luật khác nhau và có lịch sử phát triển hàng nghìn năm.
Do đó, việc nghiên cứu về án lệ khơng bao giờ là đủ đối với giới học thuật.
Việc tác giả mạnh dạn nghiên cứu một khía cạnh về án lệ và đặc biệt khả
năng áp dụng trên thực tế ở một địa phương cụ thể là một vấn đề mang tính


8

sáng tạo về lý luận và mạnh dạn về tư duy. Việc nghiên cứu này đã đưa ra
một nhận thức mới về án lệ, khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như khả
năng áp dụng trên thực tiễn. Nhiều nội dung được ghi nhận và quan tâm trong
luận văn này.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập
pháp, hành pháp và xét xử trong việc xây dựng thực hiện và áp dụng án lệ để
thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Ngồi ra, luận văn cịn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ
sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về án lệ và áp dụng án lệ trong xét
xử của Tòa án.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng án lệ tại tòa
án nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp về xây dựng, áp dụng án lệ trong
thời gian tới.


9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ
TRONG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
1.1. Khái niệm án lệ và áp dụng án lệ
1.1.1. Khái niệm án lệ
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “precedent” được hiểu là án lệ, thuật ngữ
này phát sinh từ hệ thống thông luật (Common law) và cho đến nay, đã có rất
nhiều quan niệm giải thích về án lệ.
Thứ nhất, án lệ được hiểu là những phán quyết (judgment/decision nghị quyết xét xử) của Tịa án Cơng lý quốc tế của Liên hợp quốc
(International Court of Justice). Ở đây khái niệm “bản án” (nghị quyết xét xử)
nêu ra tại Điều 38 sẽ được hiểu là những phán quyết của Tịa án Cơng lý quốc
tế trong việc xét xử những vụ việc tranh chấp giữa các quốc gia theo quy định
của Điều 34 và 35 của Quy chế Tòa án quốc tế.
Thứ hai, khái niệm án lệ hiểu cũng có thể bao gồm cả những kết luận
tư vấn của Tòa. Mặc dù về nội hàm của Điều 38 được hiểu chỉ bao gồm những
phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý mà không bao gồm những kết luận tư
vấn, tức là những khuyến nghị về một vấn đề pháp lý mà Tòa án được yêu cầu
phải đưa ra quan điểm. Xét về ý nghĩa và giá trị của những kết luận tư vấn, thể
hiện qua những đóng góp của chúng vào sự phát triển của hệ thống luật quốc tế
nói chung, có thể xem những kết luận tư vấn này là một dạng “án lệ” hiểu theo
nghĩa rộng. Ở cách hiểu này, các bản “kết luận tư vấn” có tính chất giống như
các bản án của Tòa, chúng đề cập đến một nội dung pháp lý cụ thể và làm sáng
tỏ nội dung của chúng, giúp cho việc thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế
một cách thống nhất và đúng đắn. Một số các kết luận tư vấn của Tòa có giá
trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳng định nguyên tắc jus cogen của luật quốc
tế, xác định nội hàm pháp lý của những quy phạm pháp luật quốc tế. Do đó,
xét ở góc độ này, các kết luận tư vấn có thể xét như một dạng “án lệ” đặc biệt.


10


Thứ ba, tuy thuật ngữ “án lệ” được quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa
án quốc tế, nhưng điều đó khơng có nghĩa là Tịa chỉ viện dẫn những án lệ của
chính mình mà có thể viện dẫn tới những bản án của các cơ quan tài phán
quốc tế khác. ”Án lệ” do đó có thể được hiểu là thuật ngữ pháp lý chỉ thực
tiễn xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế. Theo cách hiểu này, khái niệm
“án lệ” sẽ không chỉ dừng lại trong phạm vi những bản án đã được Tịa án
Cơng lý quốc tế xét xử mà cịn có thể bao gồm các phán quyết trọng tài do kết
quả của việc lựa chọn phương thức trọng tài tự nguyện hoặc bắt buộc. Những
phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác trong trường hợp này đã có
những đóng góp nhất định đến sự phát triển của luật quốc tế, đặc biệt khi
chúng được viện dân trong các vụ tranh chấp sau đó hoặc trong các cơng trình
nghiên cứu về luật quốc tế cũng như được sử dụng bởi Ủy ban Pháp luật quốc
tế của Liên hợp quốc. Chẳng hạn phán quyết của Ủy ban Trọng tài quốc tế
trong vụ Alabama Claims 1898 có ý nghĩa mở đường cho việc áp dụng rộng
rãi việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình mà cụ
thể là phương thức trọng tài và tòa án quốc tế. Phán quyết của trọng tài Max
Huber trong vụ Las Palmas đã đóng vai trị to lớn trong việc làm rõ vấn đề
chủ quyền lãnh thổ và phương thức chiếm hữu lãnh thổ hợp pháp trong luật
quốc tế hiện đại, sau đó được viện dân trong rất nhiều vụ quyết định giải
quyết tranh chấp của Tịa có liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Trong
lĩnh vực môi trường quốc tế, các phán quyết của những cơ quan tài phán quốc
tế đã góp phần hình thành hệ thống các quy phạm tập quán trong luật môi
trường quốc tế. Chẳng hạn như các phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực
(Permanent Court of Arbitration, PCA) trong vụ MOXplant giữa Ireland và
Anh, Iron Rhine (Bỉ và Hà Lan), Tòa án Quốc tế về Luật biển (International
Tribunal for the Law of the Sea, ITLOS) trong vụ MOX (Ireland và
Anh); Trung tâm Quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư (International
Centre for the Settlement of Investment Disputes, ICSID) trong các vụ Trail
Smelter (Mỹ và Canada) hay Metaclad (Metalclad Corporation và Mexico).



11

Như vậy, trong khoa học luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu
theo nghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ
quan tài phán quốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu là của Tịa án Cơng lý
quốc tế của Liên hợp quốc.
Theo giáo sư luật dân sự nổi tiếng G.Cornu người Pháp định nghĩa án lệ
“là một tổng thể được nêu trong các phán quyết trong quá trình thực thi luật
pháp (nhất là giải thích luật trong trường hợp quy định của luật không rõ ràng)
hoặc tạo ra pháp luật (trong trường hợp cần bổ sung hoặc thay thế một quy định)”.
Tại Việt Nam, quan niệm về án lệ đã xuất hiện từ lâu và có thể liệt kê
một số quan niệm như:
- GS. Vũ Văn Mẫu cho rằng:”Án lệ là đường lối giải thích và áp dụng
luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý đã được coi như
thành một lệ khiến các thẩm phán có thể noi theo đó mà xét xử trong các
trường hợp tương tự”1.
- Theo Từ điển Luật học thì án lệ được hiểu là: “Bản án đã tuyên
hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở
để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự” 2.
Ngoài ra, còn khá nhiều quan niệm về án lệ khác được trình bày trong
các cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý khác nhau, song đó chỉ là quan
niệm của các nhà nghiên cứu hoặc hoạt động thực tiễn và là quan niệm về mặt
khoa học. Cịn quan niệm chính thức về án lệ được ghi nhận trong pháp luật
nước ta là quan niệm được trình bày trong Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP
do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 28/10/2015
về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ (có hiệu lực ngày
16/12/2015) thì “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án
1

. Vũ Văn Mẫu, Pháp luật thơng khảo, tập 1, Sài Gịn 1974, tr. 108.
. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, tr. 13.

2


12

nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử”.
Quy định này cho thấy, ở nước ta, án lệ chủ yếu được sử dụng để giải
thích pháp luật thành văn nhằm hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong
xét xử. Nói một cách cụ thể là án lệ được sử dụng để làm rõ các quy định của
pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý,
chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý và quy phạm pháp luật cần áp dụng trong
một vụ việc cụ thể. Vì thế, khi luật thành văn thay đổi thì đương nhiên án lệ
giải thích luật đó sẽ không được áp dụng và phải bị hủy bỏ.
Như vậy, quy định này cũng cho thấy ở nước ta, văn bản quy phạm
pháp luật hay luật thành văn vẫn là nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất
của pháp luật. Án lệ, mặc dù đã được thừa nhận là nguồn chính thức của pháp
luật và trong thời gian có hiệu lực thì có giá trị bắt buộc Thẩm phán và Hội
thẩm phải nghiên cứu, áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự, song chủ
yếu được sử dụng để giải thích pháp luật thành văn vì vậy chỉ có thể được coi
là nguồn thứ yếu, nguồn bổ trợ cho pháp luật thành văn.
Mặc dù cịn có những quan điểm khác nhau về “án lệ”, nhưng đều
thống nhất ở những điểm sau:
Thứ nhất, án lệ trước hết là bản án, quyết định của Tịa án

Thứ hai, khơng phải tồn bộ bản án, quyết định của Tịa án đều có giá
trị án lệ mà chỉ những bản án, quyết định chứa đựng những vấn đề về giải thích
và áp dụng pháp luật từ đó có thể rút ra nguyên tắc chung để áp dụng cho
những vụ việc tương tự. Tính tiền lệ này khác nhau ở từng hệ thống pháp luật.
Đối với hệ thống pháp luật Civil law thì tiền lệ này chỉ có sự ràng buộc về mặt
tâm lý. Còn với các nước theo hệ thống Common law thì tính tiền lệ này có
hiệu lực pháp lý bắt buộc. Do đó, Tịa án cấp dưới xét xử vụ việc sau bắt buộc
phải áp dụng giải pháp của các Tòa án cấp trên đã xét xử vụ việc trước tương
tự. Đặc biệt là bản án, quyết định của Tòa án tối cao trong cùng một hệ thống.


13

Thứ ba, bản án, quyết định có giá trị án lệ phải là cơ sở cho Tòa án
cấp dưới vận dụng khi xét xử các vụ án tương tự về sau. Cơ sở này có thể
mang tính chất bắt buộc hoặc mang tính chất tham khảo. Tính tương tự ở đây
được hiểu là tương tự nhau về tình tiết, sự kiện cơ bản và tương tự về vấn đề
pháp lý.
Hệ thống pháp luật Việt Nam được đánh giá là có nhiều đặc điểm
tương đồng với hệ thống pháp luật Civil law. Điều này được thể hiện thông
qua quan điểm về việc xây dựng và áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay. Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận án lệ và vai trò
của Tòa án trong việc phát triển án lệ. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán Tịa án
nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tịa án, tổng kết phát triển thành án lệ
và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
1.1.2. Khái niệm áp dụng án lệ
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học
pháp lý đã xác định và khái quát hóa thành thành khái niệm như sau:

Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà
chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa
quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.
Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về
quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà
nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;
Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu
thiếu sự can thiệp của Nhà nước;
Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật;


14

Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể
quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện
thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng
chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền...
Thơng qua hình thức này ý chí của Nhà nước được trở thành hiện thực,
Nhà nước thực hiện được chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội, kết hợp với trật tự xã hội, đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật.
Sự áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành qua các trường hợp sau:
- Trong trường hợp khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước,
hoặc áp dụng chế tài xử lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
- Trong trường hợp khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp
của Nhà nước. Ví dụ, cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
Nhà nước nhưng khi kinh doanh phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền hoặc trong quan hệ kinh tế liên quan đến việc ký kết thực hiện hợp
đồng kinh tế mà các bên không tự giải quyết được khi có tranh chấp xảy ra,
thì các bên phải nhờ đến Tòa án kinh tế giải quyết...
- Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải
tham gia để giám sát, kiểm tra hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ
đó; hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại của một số vụ việc, sự kiện thực tế. Ví
dụ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận việc đăng ký kết hôn,
xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp...
Như vậy, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù,
do cơ quan nhà nước, công chức nhà nước được trao quyền tiến hành theo
một thủ tục do pháp luật quy định; nhằm thực hiện các biện pháp cưỡng chế
khi có hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; khi phải giải quyết các tranh
chấp về quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong một
quan hệ pháp luật nhất định; hoặc khi Nhà nước thấy cần phải can thiệp, cần


15

phải tham gia để bảo đảm việc thực thi trên thực tế của các chủ thể trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật.
Hoạt động áp dụng án lệ là một trong những hoạt động áp dụng pháp
luật của Tòa án do vậy bắt buộc phải tuân theo thủ tục tố tụng. Bản án, quyết
định của Tịa án dù có lập luận chặt chẽ đến đâu nhưng nếu thủ tục tố tụng
không được đảm bảo hoặc bị vi phạm thì đó là một trong những căn cứ để
hủy án. Thực tiễn áp dụng án lệ trong các vụ án nêu trên cho thấy Tòa án đều
áp dụng đúng các thủ tục tố tụng trong giải quyết các vụ án. Các vụ án có áp
dụng án lệ đều có căn cứ pháp lý và đúng quy trình, thủ tục tố tụng; vụ án có
kháng cáo nhưng do đương sự không đồng ý với đường lối xét xử của Tịa án
chứ khơng liên quan đến thủ tục tố tụng.
Về việc đảm bảo nguyên tắc trong áp dụng án lệ: Từ thực tiễn áp dụng

án lệ trong xét xử của các Tòa án nhân dân trong cả nước có thể thấy việc áp
dụng án lệ đều đảm bảo các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Tố tụng
dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy
trình áp dụng án lệ trong xét xử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết
số 03/2015/NQ-HĐTP để áp dụng án lệ, thứ nhất đối tượng khởi kiện, quan
hệ pháp luật điều chỉnh chưa có điều luật để áp dụng; thứ hai, các tình tiết
khách quan, sự kiện pháp lý cần được giải quyết trong vụ án dân sự mà Tòa
án đã thụ lý “tương tự” với các tình tiết khách quan, vấn đề pháp lý đã được
giải quyết trong án lệ. Đây là hai yếu tố cơ bản, quan trọng để Thẩm phán
quyết định áp dụng án lệ.
1.2. Đặc điểm, vị trí và vai trò của án lệ
1.2.1. Đặc điểm của án lệ
* Những đặc điểm chung của án lệ
Như vậy, qua những khái niệm và ví dụ cụ thể về án lệ như trên, có
thể rút ra được một số đặc điểm cơ bản của án lệ đó là:
Thứ nhất, án lệ có mối quan hệ mật thiết với ý chí thẩm phán vì án lệ
do thẩm phán sáng tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên


16

không phải bản án của thẩm phán của bất cứ cấp tòa án nào cũng được coi là án
lệ mà nó phải được thơng qua một số trình tự thủ tục nhất định tùy theo quy định
của mỗi quốc gia. Vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra nên nhiều nơi và nhiều lĩnh
vực quy định án lệ có giá trị thấp hơn luật thành văn để tránh sự lạm quyền của
thẩm phán.Tuy án lệ luôn gắn với một vụ việc cụ thể nhưng nó phải có tính
khái qt cao để có thể đảm bảo việc xét xử cho các vụ việc tương tự.
Thứ hai, án lệ phải có tính nhắc lại, điều này thể hiện ở việc khi một
bản án được cơng nhận là án lệ thì nó sẽ được lấy làm khn mẫu cho các vụ
việc có tính chất tương tự và sẽ cịn được sử dụng nhiều lần nữa. Ví dụ như án

lệ “con ốc sên Paisley” ở trên có thể được áp dụng với trường hợp vật thể lạ
trong chai sữa hoặc nước ngọt, những sự việc này thì khơng chỉ năm 1932
mới có mà hiện nay vẫn xảy ra vì thế mà án lệ đó có từ năm 1932 nhưng vẫn
có giá trị cho đến hơm nay và sẽ cịn tồn tại trong một thời gian dài nữa. Nó
được sử dụng khơng chỉ trong phạm vi các quốc gia thuộc khối thịnh vượng
mà còn được cơng nhận tại một số nước khác có sử dụng án lệ. Điều đó thể
hiện tính nhắc lại của án lệ này.
Thứ ba, án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa là nếu một bản án được đem
ra sử dụng cho một vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì
khơng được coi là án lệ mà bản án đó phải là khn mẫu buộc các thẩm phán
phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. Sự bắt buộc này cũng giống
như việc tại Việt Nam các thẩm phán buộc phải dẫn ra các quy phạm pháp
luật thành văn để xét xử.
* Những đặc điểm riêng của án lệ ở Việt Nam
Tương tự như án lệ ở các nước khác trên thế giới, ở nước ta, án lệ chỉ
được hình thành bằng con đường tòa án, trên cơ sở hoạt động thực tiễn xét xử
của tòa án. Bản thân án lệ là phán quyết hoặc lập luận để đưa ra phán quyết,
được thể hiện trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án về một vụ việc cụ thể.


17

Ở nước ta, bản án, quyết định của bất cứ Tịa án nào cũng có thể trở
thành án lệ khi được lựa chọn và được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao thông qua. Quy định này thể hiện sự khác biệt với quy định của một số
nước khác, chẳng hạn, ở Đức thì chỉ có bản án của Tòa án Hiến pháp Liên
bang hoặc Tòa lao động Liên bang mới có thể trở thành án lệ.
Chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành án lệ ở nước ta chỉ có
Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao. Như vậy, trong cả hệ thống tịa

án của nước ta thì Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao là chủ thể duy
nhất có quyền xây dựng và ban hành án lệ. Một bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật chỉ có thể trở thành án lệ khi được Hội đồng thẩm phán Tịa án
nhân dân tối cao xem xét thơng qua và được Chánh án Tịa án nhân dân tối
cao cơng bố là án lệ.
1.2.2. Vị trí và vai trị của án lệ
1.2.2.1. Vị trí của án lệ
Án lệ ở Việt Nam ngày càng đóng một vai trị quan trọng, trở thành
một nguồn pháp luật không thể thiếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nguồn pháp luật được hiểu là tất cả các căn cứ được sử dụng làm cơ
sở để xây dựng, giải thích, thực hiện và áp dụng pháp luật. Hiện nay các nhà
nước sử dụng nguồn pháp luật phổ biến vẫn là: Văn bản quy phạm pháp luật;
tập qn pháp; tiền lệ pháp (án lệ). Ngồi ra, cịn có các loại nguồn pháp luật
khác như: Học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp luật, chính sách pháp luật, các
hợp đồng…mỗi nhà nước khác nhau có sự quan niệm và sử dụng các loại nguồn
pháp luật khác nhau. Việc nhà nước ghi nhận nguồn pháp luật nào và mức độ
ưu tiên áp dụng của từng loại nguồn pháp luật nào phụ thuộc vào hệ thống
pháp luật quốc gia đó3. Ở Việt Nam, án lệ mới chính thức được thừa nhận là một
loại nguồn của pháp luật từ năm 2014, sau khi Luật tổ chức Tòa án năm 2014
được ban hành. Tuy nhiên, khi đi so sánh, đối chiếu vị trí của án lệ với các
loại nguồn khác đang được thừa nhận ở Việt Nam thì ở Việt Nam hiện nay
3

. Tập bài giảng Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, 2017, tr. 145.


18

văn bản quy phạm pháp luật được ưu tiên hơn so với tập quán pháp và án lệ
trong giải quyết các vụ việc. Chỉ khi nào khơng có luật thành văn hoặc luật

thành văn không phù hợp mà tập quán hoặc án lệ phù hợp hơn với trường hợp
cụ thể đó thì mới được áp dụng tập qn hoặc tiền lệ. Theo Điều 6 Bộ luật
Dân sự năm 2015, thì thứ tự ưu tiên giữa các nguồn luật được xác định như sau:
“Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và
khơng có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều
chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ cơng bằng”.
Tại Quyết định số 74/QĐ-TANDTC vị trí của án lệ trong tương quan với
luật thành văn cũng được chỉ rõ là: “việc sử dụng án lệ chỉ coi là thứ yếu, sau
văn bản quy phạm pháp luật…”, “án lệ bổ trợ cho các văn bản
quy phạm pháp luật”, “án lệ là sự bổ sung cho sự thiếu hụt của các văn
bản hướng dẫn áp dụng pháp luật khi chưa có văn bản hướng dẫn
áp dụng pháp luật điều chỉnh”.
Như vậy, cho đến hiện tại ở Việt Nam, án lệ cũng chỉ được xếp hạng thứ
yếu, án lệ là một loại nguồn bổ trợ cho luật thành văn. Trong quá trình áp dụng
pháp luật ở Việt Nam, Điều ước quốc tế được ưu tiên trước, rồi đến văn bản
quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật được ưu tiên so với các nguồn pháp luật
khác trong nước, sau đó đến tập quán, áp dụng pháp luật tương tự rồi mới đến án
lệ và cuối cùng là lẽ công bằng. Theo đó, án lệ vẫn mới chỉ được coi là một
nguồn bổ sung, có tính chất giải thích pháp luật đối với các tình huống cụ thể.
Việc đưa án lệ vào sử dụng một cách chính thức và nâng cao vị trí của
án lệ trong các loại nguồn ở Việt Nam là cần thiết, xuất phát từ chính nhu cầu
thực tế của công tác xét xử khi mà pháp luật thành văn còn tồn tại nhiều




×