Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại tòa án nhân dân tỉnh phú thọ (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ THỊ NGUYỆT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN
THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

VŨ THỊ NGUYỆT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN
THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Huệ


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên
cứu của riêng em, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào
khác.Các thông tin và tài liệu được trích dẫn trong Luận văn là trung thực,
khách quan dựa trên các nghiên cứu khoa học thực tế đã được công bố.

Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn

PGS.TS Trần Thị Huệ

Chữ ký của học viên

Vũ Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo đang
công tác giảng dậy tại trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau Đại học, Thư
viện trường đã cung cấp cho em những kiến thức pháp lý nâng cao, tài liệu và
điều kiện cần thiết trong thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến

S.TS Trần Th Huệ (khoa

Luật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội) là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và
hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2017
Học viên

Vũ Thị Nguyệt


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: ộ luật Dân sự

BLDS 1995

: ộ luật Dân sự của nước Cộng h a xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1995

BLDS 2005

: ộ luật Dân sự của nước Cộng h a xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2005

BLDS 2015

: ộ luật Dân sự của nước Cộng h a xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2015


TAND

:T a án nhân dân

Nxb.

:Nhà xuất bản

Tr.

:Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài....................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................... 5
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................ 6
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn ...................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 6
7. ố cục của luận văn ...................................................................................... 7
Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỪA KẾ VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ ...... 8
1.1 Khái niệm di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế ................................ 8
1.1.1. Khái niệm di sản thừa kế ......................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm phân chia di sản thừa kế ...................................................... 10
1.1.2.1. hân chia di sản thừa kế theo thỏa thuận. .......................................... 12
1.1.2.2. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc. ............................................... 14

1.1.2.3. Phân chia di sản theo pháp luật. ......................................................... 18
1.2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp về di sản thừa kế .................................. 21
1.2.1. Khái niệm tranh chấp tranh chấp về di sản thừa kế .............................. 21
1.2.2. Đặc điểm tranh chấp về di sản thừa kế: ................................................ 22
1.3. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế tại T a án
nhân dân. ......................................................................................................... 23
1.3.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp tranh chấp về di sản thừa kế tại T a án
nhân dân. ......................................................................................................... 23
1.3.2 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế. ......... 25
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ DI SẢN THỪA KẾ VÀ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ DI
SẢN THỪA KẾTẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ. ............... 27
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và nguyên nhân tác động
đến tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại tỉnh Phú Thọ. ................. 27
2.2. Tình hình tranh chấp, giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa
kế tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ. ........................................... 30


2.2.1 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tai T a
án nhân dân tỉnh hú Thọ................................................................................ 36
2.2.1.1. Án liên quan đến xác đ nh di sản phân chia theo pháp luật.................... 36
2.2.1.2. Án liên quan đến di sản thờ cúng. ...................................................... 42
2.2.1.3. Án tranh chấp về di sản thừa kế liên quan đến người thừa kế thế v . 45
2.2.1.4. Án liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo di chúc. ................... 48
2.2.2. Đánh giá thực tiễn giải quyết các tranh chấp phân chia di sản thừa kế tại
Tòa án nhân dân tỉnh hú Thọ ........................................................................ 50
2.2.2.1. Những ưu điểm đã đạt được. ............................................................... 51
2.2.2.2.Những hạn chế c n tồn tại. ................................................................. 53
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong giải quyết các tranh chấp phân chia
di sản thừa kế................................................................................................... 54

Chƣơng 3.QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ .................................................... 58
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng trong việc giải quyết các tranh chấp di
sản thừa kế tại ngành Tòa án nhân dân nói chung. ......................................... 58
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng trong việc giải quyết các tranh chấp di
sản thừa kế tại Tòa án nhân dân tỉnh hú Thọ. ............................................... 61
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ............................... 61
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện LDS: ....................................................... 62
3.2.3. Nhóm giải pháp về hướng dẫn áp dụng văn bản pháp luật liên quan đến
giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế. .............................................. 63
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với ngành Tòa án nhân dân................................... 64
3.2.4.1. Nâng cao phẩm chất chính tr , phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Thẩm
phán, Thẩm tra viên - lực lượng chủ yếu thực hiện hoạt động áp dụng pháp
luật trong việc xét xử các tranh chấp phân chia di sản thừa kế. ...................... 64
3.2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa nhận thức, năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán. ......................................................... 66
3.2.4.3. ồi dưỡng, tổ chức lại lực lượng Hội thẩm nhân dân để đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh
chấp phân chia di sản thừa kế ......................................................................... 67
3.2.4.4. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân, hoàn
thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân ............ 70


3.2.4.5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra hoạt động của
Đảng đối với các Tòa án nhân dân. ................................................................. 71
3.2.4.6. Xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm nâng
cao chất lượng áp dụng pháp luật. ................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế và giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là vấn đề
mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức
tạp về mặt pháp lý. Có thể nói, di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế. Đích cuối
cùng của tranh chấp thừa kế chính là xác đ nh đúng khối tài sản thừa kế và
phân chia di sản thừa kế theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được
hưởng. Trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế thì việc phân chia di sản
thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng, thừa kế di sản chính là sự chuyển d ch tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người chết cho cá nhân, tổ chức có
quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được
hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên
trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có v trí quan
trọng trong các chế đ nh pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh
phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí c n phản ánh được tính chất
từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế th trường và xây
dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền
sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì vậy, vấn đề
giải quyết tranh chấp di sản thừa kế của những cơ quan thi hành pháp luật
cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết, đặc
biệt là đối với ngành T a án nhân - nơi phán quyết cuối cùng của mọi tranh
chấp.
Chức năng của ngành Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.Trong thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời
sống kinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn


2

chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. C n
một số quy đ nh pháp luật về thừa kế chung chung, mang tính chất khung,
chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng
vấn đề cụ thể. Các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng tăng trong
thực tế với tính chất ngày càng phức tạp. Sự áp dụng pháp luật không thống
nhất giữa các cấp T a án, sự hiểu biết pháp luật c n hạn chế của các cá nhân
là những yếu tố làm cho tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là các tranh chấp liên
quan đến việc phân chia di sản thừa kế ngày một tăng, làm cho các vụ kiện
tranh chấp về b k o dài, không dứt điểm. Hơn nữa, khi cơ chế th trường
được mở ra, con người có điều kiện lao động tốt hơn vì vậy mà khối tài sản
họ làm ra trước khi chết là rất lớn, đồng nghĩa với đó là quyền lợi của những
người được thừa kế khối tài sản đó cũng b ảnh hưởng rất nhiều do vậy cách
phân chia di sản sai thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người
được hưởng thừa kế. Tất cả những nguyên nhân trên tạo áp lực lớn đối với
ngành T a án, do vậy yêu cầu về việc hoàn thiện thể chế pháp luật, chỉ ra
được những vướng mắc thiếu sót c n tồn đọng trong quá trình thụ lý và giải
quyết các vụ án về tranh chấp phân chia di sản thừa kế đặt ra vô cùng cấp
thiết. Hơn nữa ngành T a án nhân dân nước ta cần bổ sung các giải pháp
nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về
phân chia di sản thừa kế
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Giải quyết tranh
chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ”làm đề
tài luận văn thạc sĩ luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách

cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Có thể thấy rằng, thừa kế là một trong những nội dung nhận được sự
quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. Cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất
nhiều các đề tài nghiên cứu về thừa kế và được thực hiện ở các cấp độ khác
nhau như các khoá luận cử nhân, luận văn cao học và các luận án tiến sĩ.


3

Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và háp
luật của ộ Tư háp, Tạp chí Toà án Nhân dân... Có thể kể đến một số công
trình tiêu biểu như sau:
+ Các luận án tiến sĩ luật học:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Th Huệ về: “Di sản thừa kế theo
pháp luật Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án tập trung
nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lý luận về di sản thừa kế, quy đ nh
của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán và phân chia di
sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác đ nh, thanh toán, phân chia di
sản thừa kế và kiến ngh hoàn thiện quy đ nh của pháp luật về di sản thừa kế.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phùng Trung Tập về: “Thừa kế theo pháp
luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam từ năm
1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính tr ,
kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và
hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ của tác giả hạm Văn Tuyết về: “Thừa kế theo di chúc
trong BLDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về
di chúc, quyền của người lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

+ Luận văn thạc sĩ luật học:
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Nhật Huy về "Phân chia
di sản thừa kế theo BLDS năm 2015 " Đề tài đầu tiên nghiên cứu khá chi tiết
về những quy đ nh của LDS 2015 về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa
kế"
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Th Vĩnh về: “Thừa kế
theo pháp luật trong LDS ViệtNam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau:
khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế v , các
trường hợp thừa kế theo phápluật.


4

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Th Hồng ắc về: “Một
số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong LDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu
có tính sơ lược về l ch sử của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, một số
nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp luật, căn
cứ phân chia hàng thừa kế.
+ Các công trình nghiên cứu khác:
- Viện Khoa học háp lý: “ ình luận khoa học một số vấn đề cơ bản
của

LDS”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh

trong LDS 1995 nói chung và các qui đ nh về thừa kế nói riêng.
- Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: “Những vấn đề cơ bản
về

LDSViệt Nam”. Đây là số tạp chí chuyên đề về


1995).Trong đó có chuyên đề về chế đ nh thừa kế trong

LDS (số 5/

LDS.Chuyên đề

này nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật về thừa kế,
căn cứ khoa học để phân chia các hàng thừa kế.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về LDS (1996).
Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng
trong LDS so với háp lệnh Thừa kế 1990.
- T a án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại T a án nhân
dân”. Đây là công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của
đề tài là các vấn đề thực tiễn x t xử của Toà án trong việc giải quyết tranh
chấp về thừa kế.
- Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong

LDS”.Tác

giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và
so với chế đ nh thừa kế trong BLDS.
Những công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau về các quy đ nh liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên, các công trình này
chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận cũng như luật thực đ nh
về thừa kế mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn áp


5


dụng pháp luật về thừa kế trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là việc giải
quyết các tranh chấp về di sản thừa kế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy
đ nh của luật về di sản thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế tại T a án
nhân dân, Qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót và nêu phương hướng hoàn
thiện của việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp phân chia di sản
thừa kế của ngành T a án nhân dân. Với mục đích trên, luận văn thực hiện
một số nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến di sản thừa kế và
phân chia di sản thừa kế làm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo của luận
văn. Với nhiệm vụ này, tác giả xây dựng các khái niệm khoa học về di sản, di
sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế,giải quyết tranh chấp về phân chia di
sản thừa kế, tổng quan về thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc.. v.v .
- Nghiên cứu các quy đ nh của pháp luật hiện hành về di sản và phân
chia di sản. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy đ nh của LDS, tìm
hiểu mục đích, cơ sở của các điều luật nhằm đưa ra cách hiểu điều luật mang
tính khoa học và phù hợp với thực tiễn nhất. Luận văn cũng tìm ra những bất
cập, thiếu khoa học, thiếu chính xác trong quy đ nh của pháp luật về giải quyết
tranh chấp phân chia di sản thừa kế làm tiêu đề cho hướng hoàn thiện các quy
đ nh của LDS.
Luận văn không nghiên cứu thừa kế nói chung mà chỉ tập trung làm
rõ nội dung của di sản thừa kế và giải quyết tranh chấp phân chia di sản trên
cơ sở nghiên cứu những vấn đề chính như: Khái niệm di sản thừa kế, khái
niệm phân chia di sản thừa kế, khái niệm tranh chấp di sản thừa kế, giải quyết
tranh chấp di sản thừa kế, Tổng quan về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo
thỏa thuận, thừa kế theo pháp luật. Qua đó phân tích đối chiếu với thực trạng
giải quyết tranh chấp về sản thừa kế tại T a án nhân dân tỉnh hú Thọ. Luận
văn nêu được hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình thụ lý và giải



6

quyết các vụ án tranh chấp phân chia di sản thừa kế và đưa ra được những
giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật, nâng
cao nghiệp vụ giải quyết cho các Thẩm phán ngành T a án.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, phân tích, đánh giá
những quy đ nh của pháp luật về giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa
kế cũng như việc áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chấp này tại
T a án nhân dân đ a phương. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng và thực
tiễn áp dụng pháp luật liên quan tới việc giải quyết tranh chấp tranh chấp phân
chia di sản thừa kế để nhận diện, phát hiện những hạn chế, bất cập trong các
quy đ nh của pháp luật hiện hành có liên quan tới giải quyết tranh chấp phân
chia di sản thừa kế. Từ đó, tìm ra các nguyên nhân, các yêu cầu và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tranh chấp phân chia
di sản thừa kế
Xuất phát từ mục đích của việc nghiên cứu đề tài nêu trên, việc nghiên
cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết
tranh chấp tranh chấp phân chia di sản thừa kế; nghiên cứu đường lối của
Đảng và các quy đ nh của pháp pháp luật dân sự liên quan tới giải quyết tranh
chấp phân chia di sản thừa kế và khảo sát thực tiễn thực hiện các chính sách
của Đảng, các quy đ nh của pháp luật của Nhà nước về giải quyết tranh chấp
phân chia di sản thừa kế của T a án đ a phương.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Trong quá trình xây dựng luận văn, tôi đã sử dụng các phương pháp liệt
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp logic và hệ thống để làm sáng
tỏ vấn đề cần tìm hiểu. Các số liệu và thông tin thực tiễn được đưa ra theo
cách thống kê và tổng hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn



7

Đề tài luận văn là giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế. Do
vậy x t trên khía cạnh khoa học, luận văn có những ý nghĩa khoa học đặc thù
như sau:
- hân tích làm rõ nội dung các quy đ nh của pháp luật dân sự hiện
hành liên quan tới việc giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế
- Hoàn thiện khái niệm tranh chấp phân chia di sản thừa kế; chỉ rõ đặc
điểm, ý nghĩa và phân loại giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế.
- Đánh giá đúng thực trạng các quy đ nh của pháp luật liên quan tới
giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế và thực tiễn giải quyết các
tranh chấp này tại hệ thống TAND đ a phương.
- hát hiện những yêu cầu và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện và thực hiện các quy đ nh của pháp luật trong lĩnh vực này.
Đồng thời với tính chất là một bài luận văn thạc sĩ theo đ nh hướng ứng
dụng, bài viết cũng hướng đến những ý nghĩa thực tiễn đó là:
- Thông qua việc tìm hiểu để thấy được những mặt được cũng như
những hạn chế, bất cập của thủ tục giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa
kế tại T a án.
- Đưa ra những đ nh hướng về nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
tranh chấp phân chia di sản thừa kế của T a án nhân dân tỉnh hú Thọ nói
riêng cũng như của cơ quan x t xử nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về di sản thừa kế, và giải quyết các
tranh chấp về phân chia di sản thừa kế.
Chương 2: Thực trạng tranh chấp về di sản thừa kế và áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại T a án nhân
dân tỉnh hú Thọ

Chương 3: Quan điểm và các gải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết
tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại T a án nhân dân tỉnh hú Thọ


8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN THỪA KẾ VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
1.1 Khái niệm di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế
1.1.1. Khái niệm di sản thừa kế
Từ trước đến nay, trong pháp luật dân sự chưa có văn bản nào nêu ra
khái niệm về di sản thừa kế, tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu khoa
học đã có nhiều quan điểm về di sản thừa kế, cụ thể như sau:
"Theo từ điển Tiếng Việt, Di sản là một từ Hán Việt được gh p bởi hai
từ “Di” và từ “Sản”, theo đó mỗi từ có những khía cạnh hiểu khác nhau. Đối
với từ “Di” có thể có những cách hiểu sau:
“Di” là biểu hiện của sự chuyển động ra khỏi v trí nhất đ nh thông qua
sự tác động nào đó lên một vật để lại dấu vết nhất đ nh.
“Di” cũng được hiểu là dời đi nơi khác, đi chỗ khác, không c n ở v trí
ban đầu, nó là một biểu hiện của sự chuyển động từ v trí này đến v trí khác
trong không gian và thời gian.
Ngoài ra “Di” con được hiểu là sự truyền lại, lưu lại để lại cho người
sau, thế hệ sau.
Như vậy một cách chung nhất có thể hiểu “Di” là sự d ch chuyển sự
vật, hiện tượng, làm thay đổi v trí của chúng trong không gian và thời gian,
sự thay đổi này luôn luôn thể hiện yếu tố trước và sau, nó có thể diễn ra trong
thời gian ngắn, nhưng cũng có thể diễn ra trong cả một quá trình.
Đối với từ “Sản” cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như:
Sinh ra, làm ra, tạo ra sản phẩm để sinh sống.

Cái do con người tạo ra, là kết quả tự nhiên của quá trình lao động sản xuất.
Là từ dùng để chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tổng thể của những tài
sản trong một khối.


9

Với các nghĩa này “sản” có thể hiểu là tài sản hoặc khối tài sản nằm
trong sự chiếm hữu và sử dụng để mang lại lợi ích cho con người. Từ “di” và
từ “sản” gh p lại được từ “di sản” với ý nghĩa chỉ của cải, gia tài, sản nghiệp
của thời trước để lại cho đời sau. Thuật ngữ “di sản” được sử dụng trong các
lĩnh vực văn hóa, kinh tế, pháp luật, khảo cổ học, nghệ thuật, thẩm mỹ…
Theo tác giả han Văn Nghĩa, di sản được khái niệm như sau:
"Di sản là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng
với các nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ
thế hệ khác và được pháp luật bảo hộ."1
Như vậy, theo quan điểm này, di sản không chỉ bao gồm các tài sản có
giá tr vật chất mà c n bao gồm cả các tài sản có giá tr về mặt tinh thần.
Đồng thời, di sản cũng bao gồm cả các nghĩa vụ về tài sản mà thế hệ trước để
lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, không cần thiết phải mô tả về
giá tr của tài sản là vật chất hay tinh thần, bởi vì pháp luật cũng không có quy
đ nh giá tr của tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất hay tinh thần nên
có thể ghi nhận cả hai dạng giá tr này. Do đó, chỉ cần khẳng đ nh di sản bao
gồm toàn bộ tài sản và nghĩa vụ về tài sản là đủ.
Dưới góc độ pháp luật, di sản cũng được cụ thể hóa tại Điều 612 LDS
2015theo đó"di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản
của người chết trong tài sản chung với người khác".Tài sản riêng của người
chết gồm tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân, phần tài sản trong khối tài sản chung nhưng đã
được vợ, chồng thỏa thuận chia và phần tài sản của người chết trong khối tài

sản chung với người khác (nếu người chết có quyền sở hữu chung theo phần
hay sở hữu chung hợp nhất). Người chết khi để lại di sản cho người thừa kế,
han Văn Nghĩa (2015), Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội- tr 7
1


10

về bản chất, là đã chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người thừa kế.
Lúc này, người thừa kế trở thành chủ sở hữu đối với di sản và họ có toàn
quyền đối với di sản mà họ được hưởng, cụ thể, họ có quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền đ nh đoạt đối với tài sản đó. Theo quy đ nh này, di sản
thừa kế bao gồm tài sản do người chết để lại.
Di sản thừa kế là các loại tài sản được quy đ nh tại Điều 105

LDS

năm 2015, không b hạn chế về số lượng , giá tr miễn là thuộcquyền sở hữu
của cá nhân trước khi chết bao gồm: là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản.
Tuy nhiên, LDS 2015 quy đ nh tại Điều 612 và các Điều từ 656 đến
660 về thanh toán và phân chia di sản, đáng chú ý là điều 658 quy đ nh các
nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Trong đó, có thể
thấy rằng, khi cá nhân chết đi có di sản để lại và có các nghĩa vụ chưa được
thực hiện như theo quy đ nh tại Điều 658, thì phần di sản của người chết phải
được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ này xong, c n lại mới được chia cho
người thừa kế. Có thể hiểu rằng, theo quy đ nh của


LDS 2015, di sản của

người chết sẽ bao gồm phần di sản dùng để thanh toán nghĩa vụ theo Điều
658 và phần di sản được dùng để phân chia cho người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật, phần di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc di tặng cho
người khác.
Như vậy, di sản mà người chết để lại cần được hiểu bao gồm cả phần di
sản để thanh toánnghĩa vụ của người chết để lại (nghĩa vụ tài sản và các chi
phí khác) và phần di sản để chia thừa kế.Theo đó, khái niệm di sản có thể
được hiểu như sau:
Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết
được chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó sau khi đã thanh
toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản từ di sản của người chết để lại với người khác.
1.1.2. Khái niệm phân chia di sản thừa kế


11

Cũng giống như khái niệm di sản thừa kế, từ trước đến nay trong pháp
luật dân sự cũng chưa có văn bản nào nêu ra khái niệm về phân chia di sản
thừa kế, qua các tài liệu mà tác giả đã nghiên cứu thì khái niệm phân chia di
sản thừa kế được hiểu như sau:
Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tài sản tích lũy của
mỗi cá nhân và gia đình ngày càng nhiều. Vì vậy, các tranh chấp nói chung và
các tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về số
lượng đồng thời mang tính chất phức tạp hơn. Đích cuối cùng của tranh chấp
thừa kế giữa các bên chủ thể là phân chia di sản thừa kế đúng để đảm bảo
quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa kế.
hân chia theo nghĩa kỹ thuật của từ ngữ là một tập hợp các hoạt động
nhằm chấm dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc

nhiều tài sản.
Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì
họ là sở hữu duy nhất của khối di sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản
của người chết để lại và cũng chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài
sản đó. Vì lẽ đó mà việc phân chia di sản thừa kế chỉ đặt ra khi có ít nhất từ
hai người trở lên có quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết để lại.
hân chia di sản được hiểu như là công việc của những người thừa kế
có quyền sở hữu chung theo phần đối với tài sản thuộc di sản hoặc công việc
của cơ quan nhà nước cụ thể là T a án nhân dân giải quyết phân chia di sản
thừa kế khi có tranh chấp về di sản thừa kế sảy ra giữa các đương sự; mục
đích của việc phân chia là chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần bằng
cách cấp hẳn cho những người liên quan vật này hay vật kia thuộc khối tài sản
chung, nếu cần có thể k m theo quyền yêu cầu trả tiền chênh lệch.
Có thể nói, phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác
lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng
thừa kế trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di


12

sản, chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng thừa kế từ
một hoặc nhiều tài sản do người chết để lại.
Sau khi hoàn tất việc thanh toán di sản thừa kế, nếu di sản thừa kế vẫn
c n, phần di sản này sẽ được sử dụng để phân chia di sản thừa kế cho những
người được thừa kế. hân chia di sản thật ra chỉ đơn giản trong trường hợp
không điển hình: chỉ có một người thừa kế được gọi và không có di chúc.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp,
người có di sản để lại không dưới hai người có quyền hưởng di sản và có
quyền sở hữu chung theo phần đối với một hoặc nhiều tài sản thuộc di sản.2
Sau khi mở thừa kế, thi bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có

quyền yêu cầu chia di sản.Tuy nhiên trong thực tế rất ít khi di sản được phân
chia ngay mà thường trải qua một thời gian dài hay ngắn kể từ khi mở thừa
kế, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu không có sự
thỏa thuận thì di sản mà người chết để lại có thể được phân chia cho những
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
1.1.2.1. Phân chia di sản thừa kế theo th a thuận.
Khi người chết để lại di sản nếu chỉ có một người thừa kế duy nhất thì
vấn đề phân chia di sản không cầnđặt ra bởi vì khi đó toàn bộ di sản thừa kế
sẽ thuộc về chính người đó. Nhưng thực tế, trong hầu hết các trường hợp
người chết thường để lại di sản cho nhiều người thừa kế hoặc người chết có
nhiều người thừa kế nên việcphân chia di sản cho những người thừa kế là việc
tất yếu phải được thực hiện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả
những người thừa kế. Nếu người để lại di sản đã phân chia di sản theo di chúc
thì phân chia di sản theo di chúc nếu như không có di chúc thì sẽ phân chia di
sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Việc phân chia di sản thừa kế, có thể được thực hiện tại T a án hoặc do
Nguyễn Nhật Huy (2016), Phân chia di sản thừa kế theo BLDS 2015, ,Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,Hà Nội - tr.36.
2


13

những người thừa kế thỏa thuận với nhau. Trên thực tế hiện nay, các tranh
chấp về phân chia di sản thừa kế đa số thường không đượcđưa ra T a án
nhân dân giải quyết mà các bên tranh chấp giải quyết bằng con đường h a
giải, thỏa thuận với nhau như: anh ch em thuyết phục nhau, nhờ hội đồng gia
tộc giải quyết.... bất dắc dĩ mới đưa đơn khởi kiện ra T a án. Để hiểu rõ về
phân chia di sản thừa kế theo thỏa thuận ta cùng làm rõ các vấn đề sau:
Chủ thể của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trước hết là nững

người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Những
chủ thể này thường có quan hệ hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc huyết thống,
hoặc quen biết nhau.Đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là khối
di sản mà người chết để lại. Hình thức của thỏa thận phân chia di sản thừa kế
chính là văn bản thỏa thuận của những thừa kế người đủ điều kiện để được
hưởng di sản do người chết để lại.
Hiện nay, LDS 2015 quy đ nh những người thừa kế có thể họp mặt để
thỏa thuận về cách thức phân chia di sản tại điểm b khoản 1 Điều 656 LDS
2015 (tương ứng với điểm b khoản 1 Điều 681 LDS 2005). Như vậy, BLDS
2015 đã thừa nhận việc phân chia di sản theo thỏa thuận của những người
thừa kế. Theo quy đ nh tại Điều 656 LDS 2015, nội dung của sự thỏa thuận
này chính là thỏa thuận về “cách thức phân chia di sản” Thực tế, khái niệm
cách thức phân chia di sản phải được hiệu một cách linh hoạt. Theo đó “phân
chia di sản theo thỏa thuận không nhất thiết phải phân chia di sản cho những
người thừa kế theo các phần ngang bằng nhau bằng giá tr hay bằng hiện vật”.
Các tài sản có thể được thỏa thuận phân chia bao gồm: các tài sản do
người chết để lại mà không phải là đối tượng của di tặng vật đặc đ nh, các
phần cắt giảm bằng hiện vật của di tặng vượt quá mức cũng như hoa lợi, lợi
tức gắn liền với các tài sản ấy. 3
Nguyễn Nhật Huy (2016), Phân chia di sản thừa kế theo BLDS 2015, ,Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội - tr.109.
3


14

Như vậy, việc phân chia di sản theo thỏa thuận không phải là vấn đề
chỉ mang tính thực tiễn, mà đó c n lại một trong những vấn đề pháp lý được
ghi nhận trong LDS. Về nguyên tắc, khi người chết có để lại di chúc thì di
sản phải được phân chia theo đúng di chúc (trừ trường hợp xuất hiện người

thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644). Tuy nhiên,
ngay cả khi người chết có để lại di chúc nhằm phân đ nh di sản cho những
người thừa kế, thì những người thừa kế vẫn có quyền thỏa thuận để phân chia
khối di sản mà người chết để lại.Đây là một trong những quyền đã được
LDS ghi nhận.Sự ghi nhận này thể hiện sự phù hợp của các quy đ nh về
thừa kế với các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự tại Điều 3

LDS 2015,

trong đó có nguyên tắc thỏa thuận.
1.1.2.2. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
Trong trường hợp người chết để lại di chúc, nếu di chúc đó hợp pháp
hoặc một phần di chúc có hiệu lực pháp luật thì chia di sản theo di chúc hoặc
theo phần của di chúc có hiệu lực pháp luật.Di sản thừa kế chia theo di chúc
chính là một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế do người lập di chúc đ nh đoạt
trong một bản di chúc hợp pháp cho những người hưởng thừa kế.
Sau khi thanh toán các nghĩa vụ của họ, số di sản c n lại sẽ được phân
chia theo nguyện vọng của họ đã được xác đ nh theo di chúc. Tùy theo sự
đ nh đoạt cụ thể của người để lại di sản thừa kế, di sản có thể được phân chia
theo một trong các cách được xác đ nh tại Điều 659 LDS 2015:
“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di
chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản
được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp
có th a thuận khác.
2. Trường trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật
thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ
hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời


15


điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì
người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ
đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản
đang còn vào thời điểm phân chia di sản”.
háp luật luôn tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên nếu họ có để lại
di chúc hợp pháp và trong đó đã xác đ nh cách phân chia di sản, phần di sản mà
mỗi người thừa kế được nhận thì di sản phải được phân chia theo đúng ý đ nh
mà người để lại di sản đã xác đ nh trong di chúc. Ví dụ: ông A xác đ nh rõ
trong di chúc cho con

được hưởng thửa đất A, con C được hưởng thửa đất

B, con D được hưởng thửa đất C thì các con , C, D sẽ được hưởng thừa kế
theo đúng nội dung đã được phân chia trong di chúc.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, người lập di chúc đã đ nh đoạt tài sản
phạm vào kỷ phần luật đ nh đối với người thừa kế được xác đ nh theo Điều 644
LDS năm 2015 thì khi chia di sản theo di chúc không tuyệt đối theo sự đ nh
đoạt của người lập di chúc mà phải chú ý và đảm bảo quyền lợi của những người
được thừa kế theo điều luật nói trên. Để đảm bảo di sản thừa kế được phân chia
theo đúng ý nguyện của người lập di chúc thì di sản phải được chia theo một
trong ba trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Di sản được chia đều cho những người thừa kế
theo di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế theo di chúc: Đây
là trường hợp người để lại di sản không xác đ nh rõ phần di sản mà từng
người thừa kế được hưởng hoặc xác đ nh tất cả những người được chỉ đ nh
trong di chúc được hưởng một phần di sản bằng nhau. Vì vậy nếu trong di
chúc chỉ xác đ nh một người thừa kế thì sau khi trích phần di sản cho người
thừa kế theo luật được xác đ nh tại Điều 644 LDS năm 2015, di sản c n lại

sẽ thuộc về người có tên trong di chúc. Nếu di chúc chỉ đ nh nhiều người thừa
kế và đã xác đ nh những người đó được hưởng ngang bằng nhau đối với toàn


16

bộ khối di sản thừa kế thì phải xác đ nh giá tr của từng loại di sản để tính
tổng giá tr di sản được chia và theo đó chia đều trên tổng giá tr của di sản
hiện c n vào thời điểm phân chia cho tất cả những người được chỉ đ nh trong
di chúc. Nếu di chúc chỉ đ nh nhiều người thừa kế nhưng không xác đ nh rõ
phần của từng người thừa kế thì cũng chia đều cho những người được chỉ
đ nh trong di chúc trên tổng giá tr của di sản hiện c n vào thời điểm phân
chia di sản. Ví dụ: ông A chỉ xác đ nh người được thừa kế là các con , C, D
mà không nói rõ mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc xác đ nh trong di
chúc là chia đều cho các con , C, D thì các con , C, D sẽ được xác đ nh là
người thừa kế và hưởng số di sản bằng nhau.
Trường hợp thứ hai: Di sản được phân chia theo từng hiện vật cụ thể:
Cách phân chia này được thực hiện trong trường hợp người để lại đã xác đ nh
rõ trong di chúc về người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì một
cách cụ thể hoặc trong trường hợp người để lại di sản chỉ xác đ nh người thừa
kế mà chưa xác đ nh cụ thể về cách phân chia di sản nên những người thừa kế
theo di chúc đã thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế theo hiện
vật. Di sản được giao cho từng người thừa kế bằng hiện vật như di chúc đã
xác đ nh hoặc theo sự thỏa thuận giữa những người hưởng di sản thừa kế.
Người thừa kế nhận vật theo tình trạng hiện tại của vật vào thời điểm phân
chia di sản thừa kế. Nghĩa là khi người thừa kế nào đã nhận di sản là hiện vật
cụ thể sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức có được từ di vật đó đồng thời phải ch u
tổn thất nếu di vật đó b giảm sút hoặc b tiêu hủy tự nhiên, nếu vật b tiêu hủy
do lỗi của người khác thì người thừa kế được nhận hiện vật đó có quyền yêu
cầu người có lỗi làm cho vật đó b tiêu hủy bồi thường thiệt hại cho mình. Ví

dụ: ông A xác đ nh theo di chúc chia cho con

căn nhà 100m2, con C được

căn nhà 300m2 , con D được căn nhà 400m2. Căn nhà

được thừa kế hiện vẫn

cho X thuê với giá 5 triệu đồng/tháng, thời hạn thuê theo hợp đồng A và X ký
còn 1 năm nữa mới hết hạn. Căn nhà C được thừa kế, sau khi A chết nhà nước


17

quy hoạch và thu hồi 50m2 đất làm hành lang giao thông. Như vậy,

sẽ được

sở hữu căn nhà 100m2 k m theo khoản tiền thuê nhà tính từ thời điểm A chết,
C được sở hữu căn nhà 300m2 và phải ch u thiệt hại thực tế liên quan khi b
nhà nước thu hồi đất (trừ trường hợp số thiệt hại này xảy ra do lỗi của người
khác chứ không phải do nguyên nhân khách quan).
Trường hợp thứ ba: Di sản được chia theo tỷ lệ được xác đ nh trong di
chúc: Trong trường hợp người lập di chúc đã chỉ đ nh những người thừa kế
đồng thời đã xác đ nh rõ trong di chúc về tỷ lệ mà mối người thừa kế được
hưởng trên tổng giá tr di sản thì sau khi đ nh giá từng tài sản dể xác đ nh tổng
giá tr của khối di sản thừa kế hiện c n vào thời điểm phân chia di sản, di sản
được phân chia cho từng người thừa kế theo tỷ lệ đã được xác đ nh trong di
chúc. Tuy nhiên cần lưu ý là nếu có phần di sản không c n vào thời điểm
phân chia di sản nhưng do người thừa kế được hưởng theo di chúc đã sử dụng

hết hoặc đã đ nh đoạt thì vẫn tính vào tổng giá tr khối di sản vào thời điểm
phân chia di sản và người thừa kế đã sử dụng hoặc đã đ nh đoạt phần di sản
đó sẽ b khấu trừ khi nhận di sản. Ví dụ: ông A xác đ nh theo di chúc cho con
được hưởng 1/4 tổng số di sản, con C được 1/3 tổng số di sản, con D được
hưởng 1/3 tổng số di sản. Sau khi thanh toán các khoản nợ, tổng số di sản c n
lại sẽ được đ nh giá cụ thể sau đó xác đ nh phần tỷ lệ mà mỗi người thừa kế
được hưởng dựa trên tổng số di sản này. Nếu có phần di sản không c n vào
thời điểm phân chia do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã đ nh đoạt thì
vẫn tính vào tổng giá tr khối di sản vào thời điểm phân chia, và người thừa kế
nào sử dụng, đ nh đoạt phần di sản đó sẽ b khấu trừ khi nhận di sản.
hân chia di sản theo di chúc là việc phân chia di sản dựa trên ý chí
đ nh đoạt của người để lại thừa kế được xác đ nh theo di chúc, thừa nhận cho
người lập di chúc quyền ấn đ nh phần di sản mà người thừa kế được hưởng và
quyền xác đ nh phương thức phân phối di sản. Tuy nhiên, ý chí này của người
để lại di chúc có một số trường hợp b hạn chế theo quy đ nh của pháp luật.


×