Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÓ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CAO CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2001-2005 " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.26 KB, 7 trang )


NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÓ NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CAO CHO MỘT SỐ LOÀI
CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ YẾU
GIAI ĐOẠN 2001-2005

Hà Huy Thịnh, Lê Đình Khả, Nguyễn Đức Kiên, Phí Hồng Hải
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Đoàn Thị Mai, Trần Hồ Quang
Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các khảo nghiệm loài/xuất xứ tương đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các loài/xuất xứ có triển
vọng cho trồng rừng tại Việt Nam được thực hiện từ năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước. Từ đó đến nay,
nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm cải thiện chất lượng di truyền của các vật liệu trồng rừng ở mức
độ và cường độ cao hơn thông qua việc chọn lọc các gia đình, các cây trội và đặc biệt là các dòng vô tính.
Để phục cho mục tiêu lâu dài, một số quần thể chọn giống có nền tảng di truyền tương đối rộng và đa dạng
cũng đã được thiết lập cho một số loài bạch đàn và keo.
Là sự tiếp nối các định hướng chiến lược cải thiện giống đã được hoạch định từ trước cho từng loài và
đang trong quá trình triển khai, các nội dung nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng
suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001-2005 là sự kế thừa các kết
quả đã đạt được của các đề tài cấp Nhà nước trong các giai đoạn trước với những mục tiêu mới:
1. Xác định được một số giống thích hợp cho một số vùng sinh thái chính.
2. Chọn tạo được một số giống mới có năng suất và/hoặc chất lượng cao hơn các giống đang
dùng trong sản xuất 20-30%
3. Xây dựng vườn tập hợp tập đoàn giống công tác có tính đa dạng di truyền cao nhằm phục
vụ các chương trình chọn tạo giống lâu dài.
4. Hoàn thiện công nghệ nhân nhanh các giống mới chọn tạo và chuyển giao giống gốc cho
một số cơ sở sản xuất cây giống trong cả nước.
5. Xây dựng một số rừng giống, vườn giống có chất lượng di truyền được cải thiện cho các
loài cây nghiên cứu .


6. Xây dựng được một số bản hướng dẫn kĩ thuật về nhân giống và chọn tạo giống.
Để thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh việc xây dựng mới các rừng trồng thí nghiệm (khảo nghiệm
hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính), cho một số loài đã qua khảo nghiệm xuất xứ nhằm phục vụ cho
các nội dung nghiên cứu của đề tài và các chương trình cải thiện giống trong tương lai, các khảo nghiệm
giống và rừng trồng thí nghiệm đã được xây dựng trong khuôn khổ của các đề tài chọn tạo giống trước đây
cũng được tiếp tục chăm sóc, theo dõi, đánh giá và được sử dụng như các vật liệu khởi đầu để tiến hành
các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Về đối tượng, đề tài chỉ tập trung vào một số loài cây trồng rừng chính đã được xác định là thích hợp với
điều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam và có diện tích gây trồng tương đối lớn trong các chương trình trồng
rừng cụ thể là:
1. Nhóm các loài keo bao gồm: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai.
2. Nhóm các loài bạch đàn bao gồm: Bạch đàn urophylla, Bạch đàn trắng camal và têrê, Bạch
đàn pellita.

3. Nhóm các loài thông bao gồm: Thông caribaea, Thông nhựa, Thông ba lá và Thông đuôi
ngựa.
Về lĩnh vực nghiên cứu, bên cạnh việc tiến hành các nghiên cứu chọn giống theo thế hệ bằng các
phương pháp truyền thống và chọn lọc giống theo mục tiêu sử dụng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và
công nghệ mới như sử dụng các chỉ thị phân tử, tạo đa bội, kích thích ra hoa kết quả sớm…nhằm rút ngắn
chu kì và nâng cao hiệu quả của công tác cải thiện giống cũng đã được áp dụng cho một số đối tượng. Mặt
khác, để có thể chuyển giao nhanh các kết quả chọn tạo giống cho thực tiễn sản xuất, các nghiên cứu xác
định phương thức nhân nhanh hàng loạt cho các giống mới có triển vọng bằng công nghệ mô-hom cũng là
một nội dung nghiên cứu quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong đề tài.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cải thiện giống cho các loài keo
Dựa trên giá trị kinh tế, khả năng gây trồng và triển vọng trồng rừng trong tương lai, đề tài đã tập trung
chủ yếu và các đối tượng là các loài keo vùng thấp bao gồm Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo tai tượng
(A. mangium), giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm gọi tắt là Keo lai tự nhiên (A. hybrid) và
Keo lá liềm (A. crassicarpa). Đây là những loài keo có có giá trị kinh tế, sinh trưởng nhanh, thích ứng tốt trên
các điều kiện lập địa chủ yếu ở vùng thấp nước ta. Các kết quả chính đạt được về cải thiện giống các loài

keo bao gồm:
 Keo lá tràm (A. auriculiformis)
- Kết quả đánh giá các khảo nghiệm dòng vô tính xây dựng trong giai đoạn 1996-2000 đã xác
định được 5 dòng vô tính có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt với kí hiệu là: BVlt
25; BVlt 83; BVlt 84 và BVlt 85. Các dòng này đã được hội đồng khoa học chuyên ngành của
Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật để mở rộng và phát triển vào sản xuất.
- Kết quả đánh giá các khảo nghiệm dòng vô tính xây dựng giai đoạn 2001-2002 đã chọn được
một số giống mới rất có triển vọng. Cụ thể là:
o Dòng số 7 và 26 cho cả 3 vùng.
o Dòng số 62 cho tại Ba Vì và Đồng Hới;
o Các dòng 57, 159, 92 và 98 cho Ba Vì;
o Các dòng 13, 86, 49, 10, 81, 199 và 62 cho Đồng Hới;
o Các dòng 43,1e, 58, 57, 13, 147 và 85 cho Bầu Bàng.
- Tỷ trọng gỗ của Keo lá tràm biến động trong khoảng từ 0,51-0,66kg/m
3
; Trung bình là
0,58kg/m
3
. Tỷ trọng gỗ có tương quan âm với sinh trưởng đường kính (r = - 0,75). Do đó,
phương pháp hữu hiệu nhất để cải thiện giống Keo lá tràm theo cả hai tính trạng là phải bằng
phương pháp chọn lọc theo chỉ số dựa trên giá trị kinh tế tương đối của từng tính trạng để xác
định ngưỡng chọn lọc tối ưu.
- Tiến hành xác định hệ số di truyền theo nghĩa hẹp cho các tính trạng nghiên cứu đã cho thấy
hệ số di truyền của tỷ trọng gỗ là tương đối cao (h
2
= 0,42), tiếp đến là sinh trưởng thể tích (h
2
=
0,36). Do cả tỷ trọng gỗ và sinh trưởng đều có qui mô biến dị khá lớn và hệ số di truyền tương
đối cao, việc cải thiện giống theo hai tính trạng sẽ tạo ra tăng thu di truyền thoả đáng ở các thế

hệ kế tiếp.

- Sử dụng vật liệu giống có phẩm chất di truyền khác nhau để xác định tăng thu di truyền thực tế
về sinh trưởng thể tích tại 3 địa điểm khác nhau là Đồng Hới (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị)
và Ba Vì (Hà Nội) đã cho thấy, nếu sử dụng hạt các vườn giống xây dựng ở Việt nam để trồng
rừng thì tăng thu đạt được so hạt nhập nội từ Coen River (xuất xứ đã được công nhận là giống
TBKT) là 10,3-21,1%; của các cây trội chọn trong vườn giống là 29,1-33,9%; của cây trội chọn
trong rừng giống là 16,3-25,7%; còn nếu sử dụng hạt thu hái đại trà thì có tăng thu âm là (-2,6) -
(-24,8%).
 Keo tai tượng.
- Đánh giá sinh trưởng của các dòng vô tính dẫn giống từ các cây trội trong các khảo nghiệm
dòng vô tính kết hợp làm vườn giống thế hệ 1,5 tại các điểm Bầu Bàng -Bình Dương (100 dòng;
trồng 2001); Đồng Hới- Quảng Bình (100 dòng; trồng 2002) Cầu Hai - Phú Thọ (120 dòng; trồng
2003) và trong Mô hình khảo nghiệm 20 dòng vô tính tốt nhất cũng tại Đồng Hới- Quảng Bình
(2002) đã chọn được một số dòng có triển vọng để có thể công nhận là giống mới. Cụ thể là:
o Tại Bầu Bàng: các dòng số 19, 179, 62, 94, 67, 41, 9 và 68.
o Tại Đồng Hới: các dòng số 4, 42. 62 và 76.
o Tại Cầu Hai; các dòng số 25, 113, 77, 42 và 69.
o Các dòng 62, 68, 41 và 9 là những dòng có triển vọng tại cả Bầu Bàng và
Đồng Hới.
o Các dòng 113, 42 là những dòng có triển vọng tại cả Đồng Hới và Cầu Hai.
o Dòng 69 là dòng có triển vọng tại Bầu Bàng và Cầu Hai.
- Tại thời điểm 2,5-3 tuổi, thể tích của các lô hạt giống thu hái từ các rừng giống và vườn giống
vượt 27% so với giống sản xuất đại trà và tương đương với xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất
tại Việt Nam.
 Keo lưỡi liềm.
- Kết quả đánh giá sinh trưởng của các xuất xứ và các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế tại
Bình Thuận và Quảng Trị đã xác định được thêm một số xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng
như: Chilli Beach (Qld), Bimadebum (PNG) và Bensbach (PNG) cho vùng Nam Trung Bộ; xuất
xứ Oriomo (PNG), Gubam Village (PNG) và Bimadebum cho các lập địa đất đồi ở miền Trung.

- Kết quả đánh giá sinh trưởng của các vườn giống tại Quảng Trị, Huế và Bình Thuận cho thấy
có sự tương tác di truyền – hoàn cảnh rất lớn. Do đó cần xây dựng các vườn giống trên các lập
địa khác nhau nhằm đạt được tăng thu di truyền cao nhất.
 Keo lai tự nhiên.
- Từ kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Hà Nội, Nghệ An và Bình Dương, đã chọn được 7 dòng
Keo lai và đã được Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Bộ NN&PTNT công nhận là giống
mới. Cụ thể là:
o Dòng BV 33 được công nhận là giống quốc gia cho trồng rừng ở khu vực
miền Bắc và miền Trung
o Dòng BV71, BV75 là giống tiến bộ kỹ thuật cho lập địa miền Bắc
o Dòng BV73 là giống tiến bộ kỹ thuật cho lập địa miền Trung

o Dòng TB1, TB7 và TB11 cho lập địa miền Đông Nam Bộ
2. Nghiên cứu cải thiện giống cho các loài bạch đàn.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, các nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào các đối tượng Bạch đàn
uro (E. urophylla), Bạch đàn trắng caman (E. camaldulensis), Bạch đàn trắng tere (E. tereticornis) và Bạch
đàn pellita (E. pellita). Các nội dung nghiên cứu tạp trung vào xác định các thông số di truyền cho các tính
trạng như sinh trưởng, chất lượng thân cây, tỷ trọng gỗ, hàm lượng cellulose. Chọn lọc cây trội trong các
vườn giống và xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính của các loài bạch đàn nhằm xác định các dòng có
sinh trưởng tốt trên các vùng sinh thái. Bước đầu thiết lập quần thể chọn giống hạt nhân (nucleus breeding
population) cho các đối tương nghiên cứu thông qua việc chọn lọc cây trội tổng hợp theo nhiều chỉ tiêu và
tương tác kiểu gene - hoàn cảnh thông qua việc đánh giá trên nhiều dạng lập địa để phục vụ cho các
chương trình cải thiện giống ở cường độ cao trong tương lai. Các kết quả nghiên cứu chính đạt được đối
với nhóm loài cây này bao gồm:
 Bạch đàn urô:
- Kết quả tính toán hệ số di truyền cho các tính trạng cho thấy tỷ trọng gỗ có hệ số di truyền cao
hơn so với các chỉ tiêu về sinh trưởng. Độ lớn của hệ số di truyền có thể sắp xếp theo thứ tự từ
cao đến thấp như sau: tỷ trọng gỗ > thể tích > đường kính > chiều cao > độ dày vỏ > độ thẳng
thân và độ nhỏ cành.
- Kết quả tính hệ số tương quan di truyền giữa tỷ trọng gỗ và các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy

giữa hai nhóm tính trạng không có tương quan với nhau. Như vậy, có thể tiến hành chọn lọc các
cá thể theo hai tính trạng sinh trưởng và tỷ trọng gỗ bằng phương pháp chọn lọc trước - sau
(independent culling) hoặc sử dụng phương pháp chỉ số chọn lọc (selection index) để tối ưu hóa
quá trình chọn lọc trên cơ sở giá trị kinh tế tương đối của mỗi tính trạng.
- Sử dụng chỉ số chọn lọc kết hợp các tính trạng sinh trưởng, tỷ trọng gỗ, độ thẳng thân, độ nhỏ
cành đã chọn lọc được 20 gia đình có sinh trưởng tốt, tỷ trọng gỗ tương đối cao và có hình dạng
thân đẹp. Kết hợp chọn lọc gia đình với chọn lọc cá thể trong gia đình tốt đã chọn lọc được 20
cá thể tốt nhất có độ vượt về thể tích so với trung bình các gia đình tốt nhất là 125,7% và tỷ
trọng gỗ vượt so với trung bình vườn giống là 12%. Đây là những cá thể ưu trội cả về sinh
trưởng, tỷ trọng gỗ và các chỉ tiêu khác cần được nhân giống vô tính để xây dựng các khảo
nghiệm dòng vô tính và tiến hành các phép lai trong loài và khác loài nhằm tạo ra những giống
lai ưu việt cả về sinh trưởng và tỷ trọng gỗ.
- Kết quả đánh giá hàm lượng cellulose của các cá thể được chọn lọc trong vườn giống tại Ba
Vì đã xác định được một số cá thể thuộc các gia đình 26, 29, 56, 89, 145, 149 và 150 có sinh
trưởng tốt đồng thời có hàm lượng cellulose cao.
 Bạch đàn pellita
- Đánh giá sinh trưởng của hai vườn giống xây dựng năm 2002 tại Bình Dương và Gia Lai đã
thấy Bạch đàn pellita tại Bình Dương sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với tại Gia Lai.
- Có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng giữa 10 xuất xứ tham gia khảo nghiệm và các xuất xứ có
triển vọng tại 2 vùng trồng có sự khác nhau. Các xuất xứ có sinh trưởng nhanh nhất tại Bầu
Bàng là các lô hạt 19673 và 19718 có nguồn gốc từ vườn giống ở Cardwell và Melville, tại
Playku là các xuất xứ Artheton (vườn giống) và Bupul Muting (Indonesia).

- Tại thời điểm 3 tuổi, hệ số di truyền về các chỉ tiêu sinh trưởng là ở mức thấp đến trung bình,
cao nhất là đối với chiều cao cũng chỉ đạt giá trị h
2
= 0,27- 0,30; tiếp đến là thể tích (0,18-0,22)
và thấp nhất là hệ số di truyền của đường kính (0,15-0,18).
- Tương tác di truyền - hoàn cảnh: Có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính, chiều cao
(kiểu biểu hiện) của các xuất xứ và gia đình (nhân tố di truyền) tại 2 lập địa (nhân tố hoàn cảnh)

là Pleyku và Bầu Bàng. Hoạt động cải thiện giống cần phải tiến hành độc lập cho từng vùng.
- Tại thời điểm 3 tuổi, tỷ trọng gỗ của Bạch đàn pellita tại Bầu Bàng biến động trong khoảng từ
470 - 630kg/m
3
, trung bình là 540kg/m
3
và có sự sai khác rõ rệt giữa các gia đình. Hệ số di
truyền về tỷ trọng là tương đối cao (h
2
= 0,43).
- Đã chọn được 9 (trong tổng số 105 gia đình của vườn giống) vừa có sinh trưởng nhanh và có
tỷ trọng gỗ cao tại vườn giống Bầu Bàng là các gia đình với số hiệu: 20; 21; 54; 80; 85; 88; 92;
97 và 101.
 Bạch đàn camal
- Với tập đoàn dòng vô tính về cơ bản là giống nhau, nhưng sinh trưởng của các cây trong
khảo nghiệm tại Bình Thuận tốt hơn rất nhiều so với khảo nghiệm tại Quảng Bình. Trị số
trung bình về thể tích của các cây trong khảo nghiệm tại Bình Thuận 4 năm sau khi trồng là
83,6dm
3
/cây, gấp hơn 5 lần so với thể tích của cây trung bình tại Quảng Bình (14,5dm
3
/cây).
Điều đó chứng tỏ các lập địa đất đồi ở khu vực miền Trung là không thích hợp cho gây trồng
Bạch đàn trắng camal.
- Đều có nguồn gốc từ các cây trội chọn lọc trong vườn giống thế hệ 1 nhưng sinh trưởng của
các dòng vô tính tại Hàm Thuận Nam có sự phân hoá rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho chọn
lọc dòng vô tính. Trị số trung bình về thể tích của 20 dòng vô tính tốt nhất tại đây là
124,2dm
3
/cây (tương đương 34,1m

3
/ha/năm với mật độ 1100 cây/ha), gấp 1,5 lần so với trung
bình chung của vườn giống (83,6dm
3
/cây) và gấp 2,5 lần so với các dòng có sinh trưởng kém
(50,4dm
3
/cây).
3. Nghiên cứu cải thiện giống cho các loài thông.
So với nhóm bạch đàn và keo, diện tích gây trồng thông ở Việt Nam chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn và chỉ
vào khoảng 10-15% diện tích trồng rừng hàng năm. Tuy nhiên, thông cũng là một nhóm loài cây trồng rừng
chính và không thể thiếu trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, đặc biệt là trên các loại đất đồi trọc và nghèo
dinh dưỡng. Hoạt động cải thiện giống đối với các loài thông trong giai đoạn 2000-2005 chủ yếu là điều tra
tuyển chọn các cây trội tại các vùng và thu thập hạt với qui mô đủ lớn (100- 150 lô hạt gia đình thụ phấn tự
do) để thiết lập quần thể chọn giống dưới dạng các khảo nghiệm hậu thế. Sau đây là một số kết quả chính
đạt được trong giai đoạn 2001-2005:
- Tiến hành điều tra lượng nhựa thực tế cho các dòng vô tính là cây ghép tại hai vườn giống vô
tính xây dựng năm 1990 tại Xuân Khanh và Cẩm Quỳ (Ba Vì) đã chọn được một số dòng vô tính
có sản lượng nhựa cao bao gồm các dòng số 3, 7, 16, 18, 21 và 23 có sản lượng nhựa cao
vượt 2-3 lần so với công thức đối chứng.
- Sử dụng Gibberrelin GA 4/7 kích thích ra hoa cho các cho các dòng vô tính trong vườn giống
Thông nhựa cho thấy: Thời điểm xử lí GA 4/7 thích hợp đôi với Thông nhựa là vào tháng 10 là
thời điểm chuẩn bị phân hoá chồi.
- Hàm lượng chất kích thích phù hợp nhất cho cây ghép ở giai đoạn 6-7 năm tuổi là 150 mg/cây,
làm tăng sản lượng nón đực và nón cái lên gấp 1,5 lần so với công thức đối chứng.

4. Nhân giống sinh dưỡng và ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu cải thiện giống cây
rừng.
Nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng và ứng dụng các tiên bộ về công nghệ sinh học trong cải thiện
giống cây rừng là một trong những nội dung không thể thiếu của đề tài. Các nghiên cứu tiến hành trong giai

đoạn 2001-2005 của đề tài về các lĩnh vực này tập trung vào nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô và
giâm hom cho các giống có triển vọng và sử dụng các chỉ thị phân tử để đánh giá chất lượng của các vườn
giống và rừng giống Keo tai tượng. Các kết quả chính đạt được trong giai đoạn 2001-2005 về các nội dung
nghiên cứu và thực nghiệm này bao gồm:
 Nhân giống sinh dưỡng.
- Đã tiến hành các thí nghiệm giâm hom để xác định thời vụ, loại thuốc và nồng độ, giá thể và
phương thức giâm hom…cho Keo lá liềm, một loài cây mới được quan tâm trong những năm
gần đây và được xem là một trong những loài khó ra rễ. Kết quả cho thấy, IAA (với nồng độ 3%
ở dạng bột và 2000 ppm ở dạng nước) và NAA (với nồng độ 1% ở dạng bột và 1000 ppm dạng
nước) là có hiệu quả nhất để nhân giống hom đối với Keo lá liềm. Tỷ lệ ra rễ ở các công thức
này dao động trong khoảng từ 60 - 80%.
- Đã nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thành công cho 34/40 dòng Keo tai
tượng tứ bội. Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2MS cải tiến có bổ sung 1,5mg/l IBA. Các dòng
này hiện đã được gây trồng với mục đích làm cây bố mẹ để tạo các giống lai tam bội bất thụ.
- Đã xác định được thời vụ lấy mẫu, phương thức khử trùng, ảnh hưởng về nồng độ của các
loại auxine và cytokinin cũng như sự tương tác giữa các chúng với nhau để xác định môi trường
nuôi cấy tối ưu cho nhân chồi và tạo nhiều chồi hữu hiệu, môi trường ra rễ cũng như phương
thức thích hợp để huấn luyện cây mô cho 5 giống mới được công nhận là giống TBKT của Keo
lá tràm. Môi trường thích hợp cho việc nhân chồi là MS cơ bản có bổ sung BAP (2mg/l) và GA
3

(0,5mg/l). Môi trường ra rễ thích hợp nhất là MS cơ bản có bổ sung IBA (2,0mg/l).
 Ứng dụng sinh học phân tử trong cải thiện giống cây rừng.
Sử dụng 6 cặp chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite) có tính đa hình cao và đặc trưng cho loài Keo tai tượng là
Am 164; Am 041; Ame 018; Ame 173; Ame 387 và Ame 465 để đánh giá đa dạng di truyền và mức độ thụ
phấn chéo thông qua môi tương quan Cây Mẹ - Hậu thế của các cây trong 6 rừng giống và vườn giống khác
nhau của Keo tai tượng tại: (1) Hàm Yên-Tuyên Quang; (2) Phong Châu-Phú Thọ; (3) Ba Vì-Hà Nội; (4)
Đông Hà- Quảng Trị; (5) Bầu Bàng-Bình Dương và (6) Vườn giống FORTIP tại Ba Vì đã thấy:
- Quan hệ di truyền và khoảng cách di truyền giữa các nguồn giống: Sử dụng chương trình
phần mềm GDA (Genetic Data Analysis; Lewis & Zaykin, 1999) để xác định các thông số di

truyền như số lượng trung bình của các alen trong một locus, tỷ lệ dị hợp tử quan sát và tỷ lệ dị
hợp tử mong đợi … trong các rừng giống và so sánh với các quần thể tự nhiên nơi nguyên sản
đã thấy, khoảng cách di truyền giữa các rừng giống Phong Châu, Hàm Yên và Bầu Bàng là rất
gần nhau ( KCDT = 0,1) và đều có nguồn gốc từ vùng Dain tree (Qld), còn các vật liệu xây dựng
rừng giống và vườn giống tại Ba Vì và Đông Hà lại cùng một nhóm và có nguồn gốc từ các xuất
xứ thuộc PNG và Claudie.
- Kết quả xác định mức độ thụ phấn chéo cho thấy 4/6 rừng giống có mức độ thụ phấn chéo rất
cao (93- 100%) và hầu như không phát hiện được trường hợp tự thụ phấn.
- Gây trồng khảo nghiệm các cây hậu thế của các gia đình đã phân tích di truyền tại hiện trường
tại 2 địa điểm là Ba Vì - Hà Nội và Đồng Hới - Quảng Bình đã thấy, sinh trưởng của cây hậu thế

từ các rừng giống có tỷ lệ thụ phấn chéo cao là nhanh hơn rõ rệt so với cây từ các rừng giống
có tỷ lệ thụ phấn chéo thấp.
III. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho
một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2000-2005, có thể rút ra được một số kết luận chung, mang
tính khái quát sau đây:
1. Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã có và thông qua việc phối hợp, hợp tác nghiên cứu với
nhiều tổ chức ở trong và ngoài nước cũng như giữa các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đề tài đã
đạt được một số kết quả rất khả quan, không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có đóng
góp nhất định vào việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng ở nước ta.
2. Đã thiết lập được quần thể chọn giống hữu hiệu, tương đối đa dạng về mặt di truyền và đủ
để đáp ứng cho các mục tiêu nghiên cứu lâu dài và các mục tiêu phát triển trước mắt cho các đối
tượng cây trồng rừng chính bao gồm nhóm các loài keo (A. auriculiformis, A. mangium,
A.crassicarpa) bạch đàn (E. urophylla, E. camaldulensis, E. pellita, E. tereticornis), thông (Thông
nhựa, Thông caribaea, Thông đuôi ngựa và Thông ba lá)
3. Đã bước đầu thiết lập được quần thể chọn giống hạt nhân phục vụ cho các chương trình cải
thiện giống ở cường độ cao cho các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng và Bạch đàn uro.
4. Có 11 giống mới là các dòng vô tính của Keo lá tràm và Keo lai mới chọn tạo đã được công
nhận (10 giống tiến bộ kĩ thuật và 01 giống quốc gia).

5. Đã chọn lọc, khảo nghiệm đánh giá và sơ bộ xác định được số giống mới rất có triển vọng
theo các mục tiêu sử dụng khác nhau như gỗ xẻ, nguyên liệu giấy, cây lấy nhựa của các loài Keo
lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn uro, Bạch đàn trắng caman, Thông nhựa và đang khảo nghiệm
chứng minh để xin công nhận giống vào những năm tới.
Đã xác định được phương thức nhân giống thích hợp bằng công nghệ Mô-Hom cho các giống mới chọn tạo
và các giống có triển vọng và đang hoàn thiện kĩ thuật nhân nhanh hàng loạt các giống mới để chuyển giao
cho sản xuất.

×