Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG QUẾ CÓ NĂNG SUẤT TINH DẦU CAO " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 9 trang )


80

NGHIÊN CỨU CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG QUẾ
CÓ NĂNG SUẤT TINH DẦU CAO

Nguyễn Huy Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Quế (Cinnamomum cassia BL.) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu Quế là nguyên liệu quí
trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Hầu hết các giống Quế đang trồng rừng hiện nay là giống
chưa được cải thiện. Việc chọn giống và nhân giống Quế có năng suất tinh dầu cao là cần thiết. Kết quả
bước đầu đã chọn được 79 cây trội với các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các cây xung quanh từ 9,0-75,7%
về đường kính, từ 5,0-54,9% về chiều cao vút ngọn và từ 5,0-63,9% về chiều cao dưới cành. Hàm lượng
tinh dầu trong vỏ của các cây trội đều đạt từ 2,2-5,15%, hàm lượng aldehyd cinnamic đạt từ 89,90-98,10%.
Phương pháp ghép nêm có triển vọng hơn các phương pháp ghép mắt, ghép áp và giâm hom, thời vụ ghép
thích hợp vào tháng 10, đường kính gốc ghép từ 0,5-0,7cm, vật liệu ghép lấy từ cây 10-13 năm tuổi, tỷ lệ
sống của cây ghép đạt từ 55,6-63,3%.
Từ khóa: Quế, nhân giống, chọn giống, tinh dầu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quế (Cinnamomum cassia BL.) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, tinh dầu Quế là nguyên liệu quí trong
công nghiệp dược phẩm và thực phẩm, gỗ Quế sau khi bóc vỏ còn được dùng để làm nhà và đóng các đồ
mộc gia dụng. Ngoài ra, do có tán lá khá dày, rậm và xanh quanh năm nên rừng trồng Quế còn có tác dụng
phòng hộ khá hiệu quả. Vì thế Quế còn được gọi là cây đa mục đích và là một trong những loài cây trồng
chính trong chương trình 5 triệu ha rừng nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng
xa ở một số tỉnh miền núi trong những năm qua. Ở nước ta, Quế được trồng nhiều ở các tỉnh Yên Bái,
Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhưng hầu hết là giống chưa được cải
thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu chọn và nhân giống Quế có năng suất tinh dầu cao là cần thiết và có ý nghĩa


cả về khoa học lẫn thực tiễn sản xuất. Tuy thời gian thực hiện đề tài còn quá ngắn so với chu kỳ kinh doanh
của cây Quế, nhưng những kết quả bước đầu này cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định nhằm định hướng
phát triển cây Quế có hiệu quả cho mỗi địa phương.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Rừng trồng Quế từ 10-19 năm tuổi ở Văn Yên (Yên Bái), Trà Mi (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng
Ngãi).
- Cây trội từ các rừng trồng nói trên, vật liệu nhân giống bao gồm cả hạt giống và hom cành lấy từ các
cây trội đã chọn lọc.
- Thuốc kích thích ra rễ gồm: IAA; IBA và ABT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thông tin về lý lịch các khu rừng trồng Quế ở các địa phương điều tra theo phương pháp phỏng vấn.
- Thu thập số liệu sinh trưởng rừng trồng theo phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn từ 300-500m
2
, sao cho
đảm bảo dung lượng mẫu n30, các chỉ tiêu điều tra gồm: đường kính ngang ngực (D
1,3
), chiều cao vút
ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán lá (Dt).

81

- Cây trội được chọn có các chỉ tiêu sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu vượt trội so với quần thể xung
quanh theo quy phạm QPN15-93 của Bộ NN&PTNT kết hợp phương pháp chuyên gia và phân tích trong
phòng thí nghiệm.
- Xác định hàm lượng tinh dầu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, phân tích hàm lượng
aldehyd cinnamic theo phương pháp sắc ký.
- Nhân giống và khảo nghiệm xuất xứ Quế theo phương pháp sinh thái thực nghiệm, bố trí thí nghiệm
theo phương pháp ngẫu nhiên không đầy đủ lặp lại 3 lần.

- Khảo nghiệm 6 xuất xứ ở 2 vùng sinh thái chính là Văn Yên-Yên Bái và Trà Mi-Quảng Nam, mỗi địa
điểm 2,0ha. Số liệu thu thập định kỳ 6 tháng 1 lần trên các ô tiêu chuẩn định vị, diện tích ô tiêu chuẩn
≈250m
2
, n30cây. Chỉ tiêu điều tra gồm: đường kính gốc (D
0
), chiều cao vút ngọn (Hvn), tỷ lệ sống.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mềm Excel 5.0 và
SPSS.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả chọn giống Quế theo khả năng sinh trưởng ở các vùng sinh thái
Sản phẩm thu hoạch chính của cây Quế là vỏ, cây càng cao và to thì sản lượng vỏ càng lớn. Mặt khác,
sản lượng vỏ còn phụ thuộc vào độ dày của vỏ và độ dày của phần vỏ chứa tinh dầu. Tuy nhiên, việc xác
định độ dày vỏ và độ dày phần vỏ chứa tinh dầu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tuổi cây, vị trí lấy mẫu và
đo mẫu, thời gian lấy mẫu và đo mẫu, thời tiết lấy mẫu và đo mẫu khó có thể xác định chính xác ngay ở
trên rừng. Hơn nữa, nội dung này có thể xác định thông qua hàm lượng tinh dầu trong các mẫu vỏ phân tích
trong phòng thí nghiệm, nên kết quả chọn giống theo hàm lượng và chất lượng tinh dầu được thể hiện ở
phần sau.
Bảng 1. Số cây trội đã chọn theo các chỉ tiêu sinh trưởng

Độ vượt (%)
Số
tt
Địa điểm
điều tra cây trội
Số cây
trội
D
1,3

Hvn Hdc
1 Văn Yên -Yên Bái 27 9,0-49,6 5,1-29,4 5,0-63,9
2 Trà Mi - Quảng Nam 47 9,0-45,6 5,0-21,0 5,3-24,0
3 Trà Bồng - Quảng Ngãi 34 9,0-75,7 8,0-54,9 7,0-59,0
Tổng số 108
Từ 200 cây trội sơ tuyển ban đầu ở 3 địa điểm (Văn Yên-Yên Bái; Trà Mi-Quảng Nam và Trà Bồng-
Quảng Ngãi) đã chọn được 108 cây trội theo các chỉ tiêu sinh trưởng. Trong đó, Văn Yên-Yên Bái có 27 cây
ở giai đoạn 17 năm tuổi, Trà Mi-Quảng Nam có 47 cây (20 cây ở tuổi 15; 8 cây ở tuổi 18; còn lại là tuổi 19),
Trà Bồng-Quảng Ngãi có 34 cây (8 cây ở tuổi 10; 3 cây ở tuổi 12; 4 cây ở tuổi 13; 6 cây ở tuổi 14; 1 cây ở
tuổi 16; còn lại là ở tuổi 17). Kết quả cho thấy cây trội được chọn là những cây có độ vượt về đường kính
ngang ngực biến động từ 9,0-75,7%, chiều cao vút ngọn biến động từ 5,0-54,9% và chiều cao dưới cành
biến động từ 5,0-63,9% (bảng 1).
3.2. Kết quả chọn giống Quế theo hàm lượng và chất lượng tinh dầu
Ngoài khả năng sinh trưởng có liên quan chặt chẽ tới sản lượng vỏ thì hàm lượng và chất lượng tinh dầu
của vỏ Quế cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống Quế. Trên cơ sở các cây trội đã được
chọn theo các chỉ tiêu sinh trưởng, tiến hành phân tích hàm lượng tinh dầu và hàm lượng hợp chất chủ yếu
của tinh dầu là aldehyd cinnamic. Kết quả (bảng 2) cho thấy hàm lượng tinh dầu trong vỏ của các cây trội
đều cao và đạt từ 2,2% trở lên, thậm chí có cây còn đạt tới 5,15%, trong khi đó ở các mẫu đối chứng là

82

những cây xung quanh chỉ đạt dưới 2,1%. Tuỳ thuộc vào tuổi cây và vùng sinh thái mà hàm lượng tinh dầu
có thể cao thấp khác nhau. Cụ thể là những cây trội ở Văn Yên-Yên Bái có hàm lượng tinh dầu biến động từ
2,20-2,85%; ở Trà Mi-Quảng Nam biến động từ 2,80-5,15%; Trà Bồng-Quảng Ngãi biến động từ 2,20-
3,86%. Mặc dù các cây trội ở Yên Bái là những cây đều ở giai đoạn 17 năm tuổi nhưng hàm lượng tinh dầu
thấp hơn khá nhiều so với các cây trội ở Quảng Nam. Ở Quảng Ngãi, do cây trội phân bố ở nhiều cấp tuổi,
từ tuổi 10-18, nhất là ở tuổi 10-14 chiếm tới 44,6% số cây mà hầu hết số cây trội ở độ tuổi từ 10-14 đều có
hàm lượng tinh dầu biến động từ 2,2-3,0% nên hàm lượng tinh dầu của cây trội ở Quảng Ngãi thấp hơn so
với các cây trội ở Quảng Nam. Qua số liệu này cho thấy giống Quế ở Quảng Nam có hàm lượng tinh dầu
cao hơn hẳn giống Quế ở Yên Bái.

Bảng 2. Số cây trội được chọn đồng thời theo cả sinh trưởng,
hàm lượng và chất lượng tinh dầu

Hàm lượng (%)
Số
tt
Địa điểm
điều tra cây trội
Số cây
trội
Tinh dầu Aldehyd cinnamic
1 Văn Yên -Yên Bái 23 2,20-2,85 89,90-97,60
2 Trà Mi - Quảng Nam 31 2,80-5,15 92,50-97,20
3 Trà Bồng - Quảng Ngãi 25 2,20-3,86 92,50-98,10
Tổng số 79
Tương tự như hàm lượng tinh dầu, hàm lượng aldehyd cinnamic trong tinh dầu Quế là yếu tố quan trọng
để đánh giá chất lượng tinh dầu. Theo Dược điển Việt Nam, hàm lượng aldehyd cinnamic trong tinh dầu của
vỏ Quế phải đạt từ 80% trở lên mới đảm bảo chất lượng. Kết quả phân tích các mẫu vỏ Quế từ 108 cây trội
theo khả năng sinh trưởng ở phần trên đã chọn được 79 cây có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao hơn
hẳn so với các mẫu đối chứng, mẫu đối chứng là mẫu hỗn hợp vỏ của 15 cây xung quanh, các cây được
chọn đều có hàm lượng aldehyd cinnamic đạt từ 89,90-98,10%.
Như vậy, kết hợp cả tiêu chuẩn về sinh trưởng và hàm lượng cũng như chất lượng tinh dầu đã chọn
được 79 cây trội. Trong đó, ở Văn Yên-Yên Bái có 23 cây, ở Trà Mi-Quảng Nam có 31 cây và ở Trà Bồng-
Quảng Ngãi có 25 cây.
3.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính
3.3.1. Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom
Hom được lấy từ thân của cây 1 năm tuổi và những cành bánh tẻ của những cây từ 3, 5, 7, 10, 13 và 15
năm tuổi, kích thức hom ≈5cm và phải có ít nhất 2 chồi ngủ trở lên (2 nách lá). Giá thể giâm hom là cát tinh
và đất tầng A. Thuốc kích thích ra rễ gồm IAA, IBA và ABT. Nồng độ thử nghiệm các loại thuốc gồm: 0,5;
0,75; 1,0 và 1,5%. Thời vụ thử nghiệm giâm hom gồm: vụ xuân và vụ hè.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi cây lấy hom càng trẻ thì tỷ lệ ra rễ càng cao, hom lấy từ cây 1 năm tuổi
ra rễ đến 98,6%, nhưng hom lấy từ cây 13 năm tuổi thí nghiệm trong công thức thuốc và thời vụ tốt nhất
cũng chỉ ra rễ được 15,5%, hom của cây 15 tuổi chỉ ra rễ được 4,3%. Giá thể giâm hom là cát tinh cho tỷ lệ
ra rễ cao hơn giá thể là bầu đất. Mặc dù tỷ lệ ra rễ của những hom lấy từ cây 1 năm tuổi cao nhất nhưng
không có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống, vì những cây này chưa thể xác định được chúng có phải là
cây trội khi thành thục sinh học hay không.
Trong một thí nghiệm khác với hom là các chồi vượt mọc trên thân của cây 7 tuổi cũng được bố trí với
các loại thuốc và nồng độ tương tự. Kết quả cho thấy giâm hom vào mùa hè với loại thuốc IBA nồng độ 1%
cho tỷ lệ cao nhất, đạt ≈77% (bảng 3). Tuy nhiên, ở giai đoạn 7 năm tuổi thì việc xác định cây trội cũng chưa
chắc chắn, vì chúng chưa phải ở gần giai đoạn thành thục sinh học hoặc thành thục công nghệ để khai thác,

83

nên việc nhân giống hom ở giai đoạn này dù có tỷ lệ cây sống cao nhưng cũng ít có ý nghĩa trong công tác
cải thiện giống.
Bảng 3. Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom

Nồng độ (%)
Thời vụ
giâm hom
Loại thuốc
0,5 0,75 1,0 1,5
IAA 21,2 16,1 22,8 33,3
Vụ xuân IBA 14,9 25,9 34,9 30,0
ABT 15,0 26,2 3,0 5,1
Đối chứng 5,9 6,0 6,0 6,1
IAA 43,2 49,7 52,6 63,0
Vụ hè IBA 76,1 73,2
76,9
75,7

ABT 65,8 72,8 70,1 72,5
Đối chứng 5,7 5,9 6,0 6,3

Như vậy, hom lấy từ chồi vượt mọc ở thân cây có khả năng ra rễ cao hơn hẳn so với chồi từ cành, giâm
hom vào mùa hè cho tỷ lệ ra rễ cao hơn mùa xuân, thuốc IBA với nồng độ 1% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất trong
phạm vi thí nghiệm này.
3.3.2. Kết quả nhân giống bằng phương pháp ghép
Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép
Gốc ghép là cây con tạo từ hạt trong vườn ươm 2 năm tuổi, đường kính gốc (D
00
) đạt từ 0,5- 0,7cm. Thí
nghiệm được thực hiện vào tháng 3 và 10 năm 2004 với 3 phương pháp ghép khác nhau, kết quả (bảng 4)
cho thấy phương pháp ghép nêm đạt tỷ lệ cây sống cao nhất ở cả 2 vụ ghép, vụ ghép tháng 3 đạt 70,3% và
vụ ghép tháng 10 đạt 76,8%. Trong khi đó phương pháp ghép mắt chỉ đạt tỷ lệ sống tương ứng với 2 vụ
ghép là 8,2% và 37,7%; phương pháp ghép áp cũng chỉ đạt các trị số tương ứng là 11,5% và 47,8%.
Bảng 4. Kết quả của các phương pháp ghép khác nhau

P/p ghép

T/vụ ghép
Ghép nêm
(%)
Ghép mắt
(%)
Ghép áp
(%)
- Tháng 3 70,3 8,2 11,5
- Tháng 10 76,8 37,7 47,8



84



Ảnh 1. Quế mới ghép trong vườn ươm

Ảnh hưởng của thời vụ và tuổi cây mẹ lấy cành ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép
Gốc ghép là cây con tạo từ hạt trong vườn ươm 2 năm tuổi, đường kính gốc (D
00
) đạt từ 0,5-0,7cm. Thí
nghiệm được tiến hành vào các tháng 3; 4; 9; 10 và 11, phương pháp ghép chọn là ghép nêm ở phần ngọn
bánh tẻ của cây làm gốc ghép. Cành ghép là những cành bánh tẻ của các cây mẹ ở các cỡ tuổi khác nhau:
1; 10; 13 và 15 năm tuổi.
Kết quả (bảng 5) cho thấy tuổi cây mẹ càng cao thì khả năng ghép thành công càng giảm, tỷ lệ cây ghép
sống cao nhất ở công thức ghép đoạn thân của cây 1 năm tuổi và thấp nhất ở công thức ghép cành của cây
15 tuổi. Sự thành công của cây ghép 1 năm tuổi không có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống. Ở giai
đoạn từ 10-15 năm tuổi, rừng trồng đã thành thục cả về sinh học và công nghệ nên việc chọn cây trội lấy vật
liệu ghép để xây dựng rừng giống và vườn giống là có ý nghĩa quan trọng trong công tác cải thiện giống.
Tuy nhiên, cành ghép của cây mẹ 15 năm tuổi có tỷ lệ sống đều thấp dưới 50% qua các tháng ghép, riêng
cành ghép của cây mẹ từ 10-13 năm tuổi ghép vào tháng 10 cho tỷ lệ sống cao nhất và đạt từ 55,6-63,3%.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng giống cần cải thiện và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật của từng
đơn vị mà chọn tuổi cây mẹ lấy cành ghép cho thích hợp, chọn cây mẹ cho cành ghép có tuổi cao càng gần
với tuổi thành thục công nghệ để khai thác thì mức độ chính xác của việc chọn giống càng cao và chất lượng
giống càng đảm bảo.
Bảng 5. Ảnh hưởng của thời vụ và tuổi cây mẹ lấy cành ghép
đến tỷ lệ sống của cây ghép
Thời gian ghép
Số
tt
Tuổi cây mẹ

lấy hom
T.3 T.4 T.9 T.10 T.11
1 1 56,6 53,3 63,3 73,3 8,9
2 10 57,7 41,1 53,3 63,3 3,3
3 13 46,6 38,8 42,2 55,6 1,1
4 15 36,6 32,2 30,6 31,1 0,0



85



Ảnh 2. Cây Quế ghép nêm sau 8 tháng tuổi

Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép
Thí nghiệm phương pháp ghép nêm tiến hành lặp lại 3 lần vào các tháng khác nhau trên gốc ghép có
đường kính gốc (D
00
) được phân làm 3 cấp: 0,5-0,7cm; 0,71-0,9cm và 0,91-1,1cm (bảng 6).
Kết quả cho thấy kích thước gốc ghép có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống của cây ghép. Trong phạm vi
đường kính gốc ghép biến động từ 0,5-1,1cm thì tỷ lệ sống của cây ghép giảm dần, cao nhất ở cỡ đường
kính từ 0,5-0,7cm trong cả 3 lần ghép, thấp nhất ở cỡ đường kính từ 0,91-1,1cm. Ngoài ra, thời gian ghép
cũng ảnh hưởng khá rõ đến kết quả thí nghiệm, tỷ lệ sống của cây ghép đạt cao nhất vào tháng 10. Kết quả
này cũng rất phù hợp với kết quả của thí nghiệm trên
Bảng 6. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép

Kích thước gốc ghép (cm)
Thời gian
ghép

0,5-0,7 0,71-0,9 0,91-1,1
1. Tháng 10/2005 70,5 61,6 29,7
2. Tháng 11/2005 59,8 51,5 20,3
3. Tháng 12/2005 63,3 48,3 24,9

Như vậy, sử dụng phương pháp ghép nêm với gốc ghép có đường kính gốc từ 0,5-0,7 và ghép vào
tháng 10 cho tỷ lệ sống cao nhất trong phạm vi thí nghiệm này.
3.4. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ Quế ở Yên Bái và Quảng Nam
Khảo nghiệm gồm có 6 xuất xứ được bố trí ở 2 vùng sinh thái chính là Văn Yên-Yên Bái và Trà Mi-
Quảng Nam (bảng 7).

86


Bảng 7. Kết quả sinh trưởng của các xuất xứ trồng từ 18-24 tháng
Văn Yên-Yên Bái
(18 tháng sau khi trồng)
Trà Mi-Quảng Nam
(24 tháng sau khi trồng)
Địa điểm khảo
nghiệm


Xuất xứ
D
00
(cm)
Sd Hvn
(m)
Sh D

00
(cm
Sd Hvn
(m)
Sh
1. Yên Bái 1,02 0,52 0,88 17,4 0,81 0,17 0,83 17,9
2. Quảng Ninh 0,92 0,22 0,86 17,5 0,74 0,22 0,77 22,6
3. Thanh Hoá 1,14 0,35 1,04 23,1 0,79 0,28 0,81 28,2
4. Nghệ An 0,92 0,40 0,83 22,0 0,73 0,16 0,75 16,5
5. Quảng Nam 0,89 0,31 0,79 22,4 0,79 0,18 0,81 17,4
6. Quảng Ngãi 0,88 0,28 0,80 21,3 0,75 0,22 0,77 25,0
Kết quả ở bảng 7 cho thấy khả năng sinh trưởng của các xuất xứ Quế ở 2 địa điểm khảo nghiệm khác
nhau khá rõ rệt (Ft>F05). Sau 18 tháng trồng ở Yên Bái các xuất xứ Quế từ Bắc Trung Bộ trở ra đều sinh
trưởng nhanh hơn các xuất xứ Nam Trung Bộ kể cả về đường kính gốc (D
0
) và chiều cao (Hvn), biến động
từ 0,92-1,14cm về đường kính và từ 0,83-1,04m về chiều cao, trong khi đó các xuất xứ Nam Trung Bộ chỉ
đạt các trị số tương ứng từ 0,88-0,89cm và từ 0,79-0,80m. Tương tự như vậy, sau 24 tháng trồng ở Quảng
Nam, kết quả điều tra cho thấy khả năng sinh trưởng của các xuất xứ được phân làm 2 nhóm khác nhau
khá rõ rệt nhưng không theo vùng sinh thái như ở Yên Bái, nhóm thứ nhất sinh trưởng trội hơn gồm có các
xuất xứ Yên Bái, Thanh Hoá và Quảng Nam với trị số trung bình về đường kính gốc biến động từ 0,79-
0,81cm và chiều cao biến động từ 0,81-0,83m, nhóm thứ hai sinh trưởng kém hơn gồm các xuất xứ Quảng
Ninh, Nghệ An và Quảng Ngãi với các trị số trung bình về đường kính gốc biến động từ 0,73-0,75cm và
chiều cao biến động từ 0,75-0,77m.
So sánh khả năng sinh trưởng của các xuất xứ trồng ở 2 vùng sinh thái khác nhau là Yên Bái và Quang
Nam cho thấy mặc dù số liệu thu được ở Yên Bái mới có 18 tháng tuổi (ít hơn Quảng Nam 6 tháng), nhưng
khả năng sinh trưởng tương đương và có phần trội hơn các xuất xứ Quế trồng ở Quảng Nam 24 tháng tuổi.
Đặc biệt, các xuất xứ ở Yên Bái và Thanh Hoá dù trồng ở Yên Bái hay Quảng Nam đều có khả năng sinh
trưởng trội hơn so với các xuất xứ khác.


V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Đã chọn được 79 cây trội, trong đó ở Văn Yên-Yên Bái có 23 cây, ở Trà Mi-Quảng Nam có 31 cây và ở
Trà Bồng-Quảng Ngãi có 25 cây. Các cây trội đều cao vượt các cây xung quanh từ 9,0-75,7% về đường
kính ngang ngực, từ 5,0-54,9% về chiều cao vút ngọn và từ 5,0-63,9% về chiều cao dưới cành. Hàm lượng
tinh dầu trong vỏ của các cây trội đều cao hơn và đạt từ 2,2-5,15%, hàm lượng aldehyd cinnamic đạt từ
89,90-98,10%.
- Khả năng giâm hom Quế từ các cây trội 10 tuổi trở lên là rất thấp, với hom chồi vượt mọc trên thân của
cây 7 tuổi cũng chỉ đạt ≈77%. Cây trội ở giai đoạn 7 tuổi chưa đảm bảo chắc chắn vì ở tuổi này chưa phải là
giai đoạn tuổi thành thục công nghệ để khai thác.
- Sử dụng phương pháp ghép nêm có triển vọng hơn các phương pháp ghép mắt, ghép áp và giâm hom.
Thời vụ ghép thích hợp nhất vào tháng 10. Đường kính gốc ghép thích hợp nhất từ 0,5-0,7cm. Vật liệu ghép
lấy từ cây 10-13 năm tuổi, tỷ lệ sống của cây ghép đạt từ 55,6-63,3%. Nếu vật liệu ghép lấy từ cây trên 13
năm tuổi thì tỷ lệ sống của cây ghép sẽ thấp dưới 50%.
- Sau 18 tháng khảo nghiệm ở Yên Bái, các xuất xứ Quế từ Bắc Trung Bộ trở ra đều có khả năng sinh
trưởng nhanh hơn các xuất xứ Nam Trung Bộ kể cả về đường kính gốc và chiều cao. Sau 24 tháng khảo

87

nghiệm ở Quảng Nam, các xuất xứ Yên Bái, Thanh Hoá và Quảng Nam sinh trưởng trội hơn các xuất xứ
Quảng Ninh, Nghệ An và Quảng Ngãi.
Tồn tại và kiến nghị
- Mới chỉ chọn cây trội được ở 3 địa điểm chính là Văn Yên-Yên Bái, Trà Mi-Quảng Nam và Trà Bồng-
Quảng Ngãi. Các cây trội nằm rải rác ở vùng sâu vùng xa khó khăn cho việc quản lý bảo vệ cũng như thu
thập vật liệu giống.
- Kết quả nghiên cứu về nhân giống vô tính còn nhiều hạn chế, tỷ lệ sống của cây ghép và cây giâm hom
còn thấp, nhất là vật liệu dùng để ghép và giâm hom lấy từ cây nhỏ tuổi tuy có tỷ lệ sống cao nhưng ý nghĩa
trong công tác cải thiện giống thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất.
- Thời gian theo dõi các khảo nghiệm xuất xứ còn hạn chế, chưa đủ thời gian để đưa ra những kết luận
chính xác.

- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Quế chưa ổn định.
- Đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu chọn giống, nhân giống ở mức độ cao hơn với thời gian theo dõi các
khảo nghiệm dài hơn thì mới có thể đưa ra được những giống có năng suất chất lượng cao như mong muốn
.

C©y tréi QuÕ ë Yªn B¸i

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Tất Lợi, 1985. Tinh dầu Việt Nam. NXB Y học Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn, 2006. Chọn và nhân giống Quế (C. cassia. Bl) Báo cáo tổng kết
đề tài giai đoạn 2002-2006. Bộ NN&PTNT. Hà Nội-2006.
Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 2003. Chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao. Tạp chí
NN&PTNT, số 10, 2003.
Đoàn Thanh Nga, 1996. Thử nghiệm một số biện pháp giâm hom cho A. mangium và Quế. Kết quả
nghiên cứu khoa học 1991-1995. NXB Nông nghiệp, 1996.
Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quảng Ninh, 1986. Thông báo KHKT Lâm nghiệp số 2-
1986, trang 13.
Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi. 1996. Xử lý thống kê, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong
nông lâm nghiệp trên máy vi tính. NXB Nông nghiệp, Hà Nội-1996.

RESEARCH ON SELECTION AND PROPAGATION OF QUE (Cinnamomum cassia BL) HAVING
HIGH PRODUCTIVITY OF OIL

88


Nguyen Huy Son
Non-timber Forest Products Research Centre
Forest Science Institute of Vietnam


SUMMARY
Que (Cinnamomum cassia BL) is a highly valuable economic species. Its oil is a valuable material for the
food and medicinal industries. Very few varieties of Que have been genetically selected for high production
values. Therefore, it is necessary to select and propagate varieties of Que that have a high oil content. This
research have selected 79 “plus trees” having higher growth parameters than neighboring trees. These
parameters range from 9.0-75.7% in diameter, 5.0-54.9% in height, and 5.0-63.9% in height to the first
branch. The oil content in the bark of the “plus trees” is 2.2-5.15%, and the content of aldehyd cinnamic is
from 89.9% to 98.1%. Wedge grafting shows more promise than bud grafting, approach grafting and cutting
cultivation. The most suitable time for grafting is November, with the grafting stump having a diameter of 0.5-
0.7cm. Grafting material should be taken from 10-13 year old trees. The survival rate of grafted trees is 55.6-
63.3%.
Keywords: Cinnamomum cassia BL, Propagation, Selection, Oil

×