Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG THÔNG NHỰA (Pinus merkusii Jungh. & Vriese) KHÁNG SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus Walker) " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.76 KB, 12 trang )


89

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG THÔNG NHỰA
(Pinus merkusii Jungh. & Vriese) KHÁNG SÂU RÓM THÔNG
(Dendrolimus punctatus Walker)

Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) là một trong những loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với
Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.& Vriese) xét cả về mặt mức độ gây hại và tỉ lệ gây hại. Chúng không
những làm giảm năng suất và chất lượng gỗ, nhựa mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, hiện nay tại xã Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh có khoảng 3ha Thông nhựa khoảng 30 tuổi, từ khi
trồng đến nay chưa hề bị Sâu róm thông phá hại, mặc dù ngay bên cạnh là khu rừng thông cùng tuổi luôn bị
dịch SRT tàn phá hàng năm. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định cơ chế kháng SRT của lô rừng
này. Bước đầu đã xác định được 2 cơ chế kháng Sâu róm thông của Thông nhựa là cơ chế không ưa thích
và cơ chế kháng sinh từ đó làm cơ sở cho công tác chọn giống kháng sâu, bệnh hại.
Từ khóa: Thông nhựa, nhân giống, Sâu róm thông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổng diện tích rừng trồng ở Việt Nam cho đến năm 2008 là 2.770.182ha; trong đó diện tích rừng trồng
các loài thông chiếm khoảng 250.000ha (chủ yếu là Thông nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá và Thông
caribê). Cây thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao; ngoài gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa
thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng
tiêu dùng khác. Cây thông dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản dễ áp dụng, trồng một
lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Cây thông còn có giá trị đặc biệt trong cơ cấu cây
trồng vùng đồi do những đặc tính sinh thái đặc biệt thích ứng với điều kiện lập địa cằn cỗi. Chính vì vậy
thông được sử dụng nhiều để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong các chương trình trồng rừng ở nước ta.


Tuy nhiên, việc gây trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề sâu
bệnh hại, nguy cơ về sâu bệnh hại thông không chỉ xảy ra tại rừng trồng mà còn xuất hiện tại cả vườn ươm.
Riêng về sâu hại đã điều tra được 45 loài bao gồm các loài sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu đục nõn… trong đó
loài gây hại nguy hiểm nhất là Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) thuộc họ Ngài kén hay Ngài
khô lá (Lasiocampidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).
Khi dịch sâu róm thông xuất hiện, chúng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do làm giảm quá trình sinh
trưởng, giảm sản lượng nhựa,… mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường sinh thái.
Đã có rất nhiều các biện pháp được nghiên cứu và đưa ra áp dụng trong phòng trừ loài sâu róm thông này,
từ các biện pháp riêng lẻ như biện pháp vật lý, cơ giới, biện pháp hoá học, biện pháp sinh học cho đến áp
dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp nhưng đến hiện nay dịch sâu róm thông vẫn xuất hiện thường xuyên tại
một số địa điểm như: Sơn Động - Bắc Giang; Hà Trung - Thanh Hoá; Nghi Lộc, Nam Đàn - Nghệ An; Hương
Khê, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Quảng Trạch - Quảng Bình. Vì vậy cần phải có những phương pháp tiếp cận
mới trong việc phòng chống sâu róm thông nói riêng và sâu hại nói chung với phương châm hiệu quả, bền
vững và thân thiện hơn với môi trường…
Hiện nay, theo xu hướng chung để hướng tới xây dựng một môi trường sinh thái bền vững, rất nhiều nhà
khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu về việc phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp chọn giống kháng
sâu bệnh. Sử dụng giống chống chịu trong sản xuất đang là một trong những hướng đi của lâm nghiệp hiện
đại nhằm khắc phục những nhược điểm của các phương pháp phòng trừ sâu bệnh khác, điển hình như sự
lệ thuộc vào thuốc hóa học ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển.

90

Tính kháng sâu, bệnh hại đã được nhiều tác giả trên thế giới đề cập. Về cơ chế kháng sâu nói chung của
cây trồng, nhiều tác giả đã tổng kết và đưa ra 3 cơ chế kháng chính như sau:
 Cơ chế không ưa thích: Bao gồm những cây có những đặc điểm về hình dạng, độ cứng của lá, nõn;
cây có nhiều gai, lá có nhiều lông làm cho sâu không muốn tấn công.
 Cơ chế kháng sinh: Lá, nõn, thân hoặc rễ cây có chứa nhóm chất kháng làm cho sâu không thích
ăn, hoặc làm giảm tỷ lệ sống, sinh sản của sâu làm cho sâu không thể tồn tại và phát triển trên những cây
có chứa nhóm chất này.
 Cơ chế chống chịu: Cây có khả năng hồi phục nhanh sau khi bị sâu phá hại, sự phá hại của sâu đối

với những cây này không gây ra những thiệt hại lớn.
Để có cơ sở khoa học trong việc chọn giống Thông nhựa kháng Sâu róm thông cần tìm hiểu cơ chế
kháng Sâu róm thông của Thông nhựa thông qua sự khác nhau về các nhóm chất hóa học chính có trong
cây kháng và cây mẫn cảm, sự khác biệt về mặt hình thái, giải phẫu lá. Đó là những thông tin quan trọng
phục vụ cho công tác chọn giống kháng sâu.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Điều tra phát hiện cá thể Thông nhựa có tính kháng SRT
- Điều tra theo tuyến: Tiến hành điều tra trên 5 tuyến, mỗi tuyến 6 km tại những khu vực đã, đang và sau
khi bị SRT hại, từ đó phát hiện những vùng bị SRT hại, vùng không bị hại và các cá thể không bị hại.
- Điều tra theo ô tiêu chuẩn: Vị trí và phân bố ô tiêu chuẩn phải đại diện cho khu vực điều tra về các nhân
tố điều tra như địa hình, hướng dốc, độ dốc, tuổi cây, mật độ cây, độ tàn che, thực bì… Điều tra tỷ lệ và mức
độ bị hại hiện tại và mức độ gây hại của SRT trong 5 ô tiêu chuẩn. Diện tích của ô tiêu chuẩn là 1.000m
2
(25
x 40m), ranh giới của ô được xác định bằng cọc mốc, cây điều tra trong ô được đánh dấu bằng sơn đỏ, cứ
cách một cây điều tra một cây, cách một hàng điều tra một hàng, điều tra SRT định kỳ trên các ô tiêu chuẩn
10 ngày một lần, trong thời gian 3 tháng.
o Phân cấp mức độ bị hại cho từng cây trong ôtc theo 5 cấp, với các chỉ tiêu như sau:
Cấp hại Chỉ tiêu phân cấp
0 Cây khỏe, tán lá không bị hại
1 1 - 25% tán lá bị hại
2 26 - 50% tán lá bị hại
3 51 - 75% tán lá bị hại
4 76 - 100% tán lá bị hại
Trên cơ sở kết quả phân cấp hại, tính toán các chỉ tiêu sau:
o Tỷ lệ cây bị hại được xác định theo công thức:
100% 
N
n

P
Trong đó: n: là số cây bị hại
N: là tổng số cây điều tra
o Mức độ gây hại bình quân của SRT trong ô tiêu chuẩn được tính theo công thức:
100
N
4
i
4
0i






i
n
R
Trong đó: R : mức độ gây hại bình quân của SRT
n
i
: là số cây thuộc cấp hại i.
N: là tổng số cây điều tra
R=0

Không bị hại
0<R≤25%

Hại nhẹ

25<R≤ 50

Hại trung bình
50<R≤75

Hại nặng
75<R

Hại rất nặng

91

Lựa chọn 15 cây có mức độ bị hại bằng 0 và có hình dáng đẹp, thân thẳng, cao, to trong các ô tiêu chuẩn
có chỉ số mức độ bị hại R≤25% để tiến hành nghiên cứu sự khác nhau về các nhóm chất chính có trong
thành phần lá cây và nuôi Sâu róm thông nhằm tìm ra cơ chế kháng Sâu róm thông của Thông nhựa.
- Xử lý số liệu: Kết quả điều tra được xử lý trên phần mềm SPSS.
2. Nghiên cứu phân tích sinh hóa mẫu lá của các cây kháng và cây mẫn cảm với SRT
- Phương pháp xác định định tính các lớp chất chính (không phải thành phần tinh dầu): Chiết các mẫu
riêng biệt bằng metanol trong máy siêu âm sau khi đã nghiền nhỏ mẫu thành bột. Đuổi dung môi dưới áp
suất thấp bằng máy cất quay chân không thu được các cặn dịch chiết metanol. Sau đó bổ sung nước cất
vào cặn dịch cô metanol và lắc đều cho tan hoàn toàn và chiết lần lượt bằng n-hexan, clorofoc, etyl axetat,
n-butanol và còn lại là dịch nước. Các cặn chiết metanol được tiến hành sắc ký với các hệ dung môi khác
nhau, theo hướng tăng dần độ phân cực của hệ dung môi. Sau khi các dịch chiết được triển khai bằng các
hệ dung môi khác nhau, các chất được nhận biết bằng nhiều phương pháp nhằm tránh bỏ sót chất.
- Phương pháp xác định định tính thành phần tinh dầu: Tinh dầu được chiết bằng phương pháp cất lôi
cuốn theo hơi nước, sau đó thành phần và hàm lượng tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc ký khí
- khối phổ (GC-MS) có sử dụng thư viện phổ khối NIST để nhận dạng các cấu tử.
3. Nuôi Sâu róm thông
- Nuôi cá thể Sâu róm thông tại thực địa bằng lá thông của các cây kháng và mẫn cảm với SRT.
- Nuôi cá thể Sâu róm thông trong phòng thí nghiệm bằng lá thông của các cây kháng và mẫn cảm với

SRT:
o Thí nghiệm đẻ trứng: Mỗi lồng nuôi cắm 2 cành của cây kháng SRT và 2 cành của cây mẫn cảm với
SRT, sau đó đặt 10 nhộng Sâu róm thông trong lồng để vũ hóa thành sâu trưởng thành và quan sát sự đẻ
trứng của sâu trưởng thành. Tổng số có 6 lồng nuôi.
o Thí nghiệm theo dõi sâu non: Mỗi lồng nuôi cắm 2 cành của cây kháng SRT và 2 cành của cây mẫn
cảm với SRT, trên mỗi cành thả đồng loạt 50 trứng Sâu róm thông, sau khi sâu nở đếm lại số sâu có trên
mỗi cành của từng lồng sau các khoảng thời gian 4, 8 và 24 giờ sau khi trứng nở.
4. So sánh một số đặc điểm giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT
- Mô tả đặc điểm hình thái cây: Màu sắc lá, độ cứng lá, chiều dài và chiều rộng lá.
- Mô tả đặc điểm giải phẫu lá: Từ mẫu lá thông cắt lát mỏng tại vị trí 1/3 phía đầu lá sau đó cho lên lam
kính và quan sát các chỉ tiêu giải phẫu lá. Đo đếm kích thước của lớp cutin, biểu bì, hạ bì và nhu mô đồng
hóa và so sánh giữa lá cây kháng với cây mẫn cảm với SRT. Sử dụng tiêu chuẩn t để so sánh sự khác biệt
về kích của lớp cutin, biểu bì, hạ bì và nhu mô đồng hóa giữa lá cây kháng với cây mẫn cảm với SRT.
- Mô tả một số đặc điểm khác: Góc phân cành, màu sắc vỏ, nhựa và độ nứt vỏ.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều tra, phát hiện cá thể thông có tính kháng SRT
Kết quả điều tra trong 5 ô tiêu chuẩn cho thấy, chỉ có 2 ô tiêu chuẩn có chỉ số bị hại R<25%, cụ thể là
những ô tiêu chuẩn 4 và 5. Ở những ô tiêu chuẩn này có 76% số cây trong ô tiêu chuẩn có cấp bị hại là 0,
tức là cây khỏe mạnh bình thường, không thấy sự xuất hiện của SRT.
2. Phân tích sinh hóa các mẫu lá của các cây kháng và mẫn cảm với SRT
2.1. Xác định định tính các lớp chất chính (không phải thành phần tinh dầu)
Định tính các lớp chất cho thấy: Về cơ bản, các mẫu cũng đều có thành phần hoá học khá giống nhau.
Lớp chất chính là các chất dầu (chất béo), sterol và tecpenoit. Nghiên cứu dải các chất từ phân cực đến
kém phân cực thì hầu như không có sự khác nhau giữa các mẫu lá cây kháng và cây mẫn cảm với SRT.
Như vậy, thành phần các hợp chất (không phải là tinh dầu) của các mẫu lá khá giống nhau và kết quả này
chưa đủ cơ sở để phân biệt được sự khác nhau giữa các hợp chất trong mẫu lá cây kháng và mẫu lá cây
mẫn cảm với SRT.

92


2.2. Xác định thành phần hoá học và hàm lượng của tinh dầu các mẫu lá bằng phương pháp sắc
ký khí ghép nối khối phổ
Kết quả phân tích cho thấy có một số hợp chất có xuất hiện trong mẫu lá của 3 cây mẫn cảm với SRT
nhưng lại không xuất hiện trong các mẫu lá của 15 cây kháng SRT, cụ thể là những hợp chất sau:

 1,4-Cyclohexadiene
 2-(1H)-Pyridinedicarboxylic acid
 2,3-Dehydro-1,8-cineole
 2,3-Dimethoxyphenethylamine
 2,4-Dichlorophenethylamine
 2,4-Hexanedione
 2,4,6-Trifluoronitrobenzene
 2,6-Pyridinedicarboxylic acid
 2,6-Pyridinediamine
 3,4-Dichlorophenethylamine
 3,5-Dimethylamphetamine
 3,6,6-Trimethylnorpinan-2-one
 3-Amino-s-triazole
 3-Heptadencen-5-yne
 4,4-Dimethyl-1-hexene
 4-Hydroxybenzofurazan
 5-Aminovaleric acid
 Alloaromadendrene oxide
 Aristolene epoxide
 Benzoic acid, butyl ester
 Benzoicacid, pentyl ester
 Bornyl chloride
 α-Ocimene
 Butanal, ethylhydrazone

 Cadala-1(10),3,8-triene
 Chrysanthenone
 Ethylene oxide
 Farnesol
 Hexanedioic acid
 Isolongifolene
 Isoaromadendrene epoxide
 Mentha-1,4,8-triene
 Methyl chavicol
 Neoalloocimene
 N,N-Dimethyl-dimethylphosphoric
 Trans-Z Bisabolene epoxide

Đồng thời, hàm lượng tổng số các hợp chất thuộc nhóm terpene giữa các mẫu lá của cây kháng và mẫn
cảm với SRT có sự khác nhau (Bảng 1).

93

Bảng 1: Các hợp chất terpen có trong thành phần tinh dầu các mẫu lá Thông nhựa
Số hiệu mẫu Kh01

Kh02

Kh03

Kh04

Kh05

Kh06


Kh07

Kh08

Kh09

Kh10

Kh11

Kh12

Kh13

Kh14

Kh15

MC01

MC02

MC03

Thành phần Tỉ lệ (%) so với tổng số các hợp chất có trong lá Thông nhựa
4-Terpineol 0,61

0,81


0,68

0,66

0,54

0,56 0,62

0,35

0,45

0,35

0,46

0,61

0,58

0,26

1,59

α-Cadinene 0,17

0,05

0,03


0,04

0,05

0,14

0,04 0,06

0,05

0,37

0,11

0,08


α-Cubebene 0,03

0,03

0,06

0,27

0,05

0,05

0,02


0,05 0,05

0,03

0,06

0,27

0,02

0,03

0,05


α-Humulene 4,13

4,56

4,48

5,26

6,10

6,28

9,11


7,00

3,12 5,90

4,09

4,91

6,01

3,99

0,38

4,75

8,54

7,66

α-Muurolene 0,47

0,43

0,60

0,43

0,53


0,60

1,05

0,38

0,40 0,69

0,35

0,46

0,54

0,49

0,31

0,80

0,57

α-Phellandrene
0,09

0,07

0,10

0,04


0,09

0,04

0,11

0,11 0,03

0,18

0,08

0,06

0,10

0,13

0,08

0,03

α-Pinene
13,13

17,54

9,23


17,58

8,70

10,65

0,68

10,40

19,41 11,46

21,61

14,84

8,05

16,17

17,13

12,44

3,89

1,34

α-Terpinene 0,29


0,29

0,19

0,10

0,13

0,30 0,32

0,21

0,08

0,18

0,28

0,16

0,06

0,04

α-Terpineol 0,28

0,35

0,20


0,38

0,05

0,56

0,35 0,49

0,23

0,27

0,29

0,33

0,31

0,95

0,38

0,93

β-Cadinene 0,11

0,13


β-Caryophyllene 24,81


26,32

26,85

31,06

33,53

34,65

46,01

34,83

18,91 30,16

23,48

26,24

33,76

23,50

23,57

38,03

40,69


β-Cubebene 0,04

0,03

0,06

0,12

0,14

0,05

0,08

0,07

0,04 0,17

0,03

0,13

0,05

0,20

0,07

0,11



β-Myrcene
1,21

1,15

0,98

1,39

1,22

0,87

0,11

1,56 1,16

1,73

1,47

0,87

1,39

1,30

4,24


1,00

1,14

β-Phellandrene
0,18

0,21

0,16

3,36

β-Pinene
1,17

0,77

1,36

1,17

1,20

1,08

0,08

2,59


1,91 0,86

1,72

1,44

1,03

0,99

1,65

1,24

0,55

β-Terpinene 0,03

0,12

0,04


Camphene
0,19

0,20

0,12


0,22

0,14

0,13

0,05

0,27 0,14

0,33

0,21

8,13

0,18

0,21

0,23

0,07

0,06

δ-3-Carene
22,02


19,50

7,41

19,40

21,57

1,03

13,09

25,36 10,49

23,30

18,70

15,85

18,16

26,29

7,86

4,95

δ-Cadinene 1,14


0,96

0,60

0,96

1,19

1,63

0,43

0,63

1,27 1,66

1,05

1,25

1,43

1,26

0,83

0,66

1,95


1,63

γ-Cadinene 0,29

0,25

1,39

0,26

0,45

1,24

0,16

0,38 0,43

0,32

0,37

0,43

0,21

0,20

0,52


0,50

Germacrene-D 17,53

15,25

21,72

12,70

12,02

18,44

20,39

8,87

13,02 15,66

9,93

15,79

13,88

14,42

11,04


14,62

18,78

γ-Terpinene 0,54

0,53

0,39

0,20

0,24

0,41

0,17

0,52

0,44

0,19

0,35

0,54

0,32


0,15

0,12

Limonene 14,80

8,82

5,24

9,50

8,61


Sabinene 1,91

1,44

2,44

0,08

2,46

0,07

5,27

3,06 0,05


2,62

2,89

0,26

1,66

0,15

1,06

0,55

Tổng cộng 90,26

70,98

90,80

94,28

88,43

96,61

80,61

84,93


90,12 89,13

92,21

90,18

95,58

92,47

62,08

59,13

80,67

84,49


94

3. Kết quả nuôi sâu róm thông
3.1. Nuôi sâu tại hiện trường
Kết quả nuôi sâu ở địa điểm nghiên cứu cho thấy rằng: tỉ lệ sống cũng như thời gian hoàn thành vòng
đời và trọng lượng nhộng của SRT được nuôi bằng lá các cây mẫn cảm với SRT đều cao hơn so với những
lồng nuôi bằng lá các cây kháng SRT.
Ở hầu hết các lồng nuôi bằng lá của những cây kháng SRT toàn bộ sâu non đã chết ngay sau khi trứng
nở khoảng 4-5 ngày.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả nuôi Sâu róm thông tại hiện trường

Cây
Tỉ lệ (%) sâu phát triển
đến nhộng
Thời gian phát triển của
sâu non (ngày)
Trọng lượng nhộng
(gram)
Kháng 5,8 41,25 1,12
Mẫn cảm 51,1 48,91 1,33
3.2. Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm
3.2.1. Tập tính đẻ trứng của sâu trưởng thành
Để kiểm tra quá trình đẻ trứng của sâu trưởng thành trên lá của các cây kháng và mẫn cảm với SRT,
chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình đẻ trứng của sâu trưởng thành sau 5 ngày vũ hóa. Kết quả cho thấy:
 Không thấy xuất hiện trứng trên tất cả các lá của cây kháng, chỉ thấy xuất hiện trên lá của cây mẫn
cảm với SRT hoặc trên lưới của lồng nuôi.
 Quan sát thấy rằng có một số sâu trưởng thành đã đậu trên lá cây kháng nhưng không đẻ trứng,
sau đó chúng bay sang cây mẫn cảm với SRT hoặc lưới của lồng nuôi để đẻ trứng.
3.2.2. Thí nghiệm theo dõi sâu non
Bảng 3: Kết quả lựa chọn loại thức ăn của SRT
Ký hiệu
lồng
Mẫu cây
Số trứng
thả

(Quả)

Số trứng
nở


(Con)

Số sâu
sau 4h

(Con)

Số sâu
sau 8h

(Con)

Số sâu
sau 24h

(Con)

Kháng 100 88 22 1 1
Lồng 1
Mẫn cảm 100 95 134 161 167
Kháng 100 75 31 7 7
Lồng 2
Mẫn cảm 100 90 119 139 147
Kháng 100 90 32 4 3
Lồng 3
Mẫn cảm 100 89 128 150 154
Kháng 100 87 36 1 1
Lồng 4
Mẫn cảm 100 96 125 152 161
Kháng 100 85 38 11 3

Lồng 5
Mẫn cảm 100 90 119 151 155
Kháng 100 85 29 4 1
Lồng 6
Mẫn cảm 100 93 125 153 174
Từ kết quả ở Bảng 3 cho thấy sau khi trứng nở sâu non chỉ ở lá cây kháng SRT một thời gian rất ngắn,
sau đó sâu non tự tìm nguồn thức ăn thích hợp cho mình bằng cách di chuyển đến lá cây mẫn cảm với
SRT, còn những con sâu non không có khả năng di chuyển để tìm nguồn thức ăn sẽ chỉ tồn tại được trong
vài ngày khi chưa kết thúc tuổi 1.
4. So sánh một số đặc điểm giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT
4.1. So sánh đặc điểm hình thái và giải phẫu lá của cây kháng và cây mẫn cảm với SRT
4.1.1. Đặc điểm hình thái lá
Tiến hành so sánh một số đặc trưng của lá như màu sắc, kích thước và độ cứng của lá cho thấy lá của
những cây kháng SRT có màu xanh đậm hơn, cứng hơn lá của những cây mẫn cảm với SRT. Đồng thời,
kích thước lá cũng to hơn rất nhiều so với lá cây mẫn cảm, dài hơn đến 31% (32,47cm so với 22,27cm),
rộng hơn đến 33% (13,09mm so với 8,8mm).

95

Bảng 4: Đặc điểm hình thái lá Thông nhựa cây kháng và mẫn cảm với SRT
Chỉ tiêu so sánh Cây kháng Cây mẫn cảm
Màu sắc Xanh đậm Xanh nhạt
Độ cứng của lá Cứng Mềm
Chiều dài TB (cm) 32,47 22,27
Chiều rộng TB (mm) 13,09 8,80


Hình 1: Hình thái lá cây kháng và cây mẫn cảm

Hình 2: Bột lá cây kháng và cây mẫn cảm

4.1.2. Đặc điểm giải phẫu lá
Tiến hành giải phẫu lá Thông nhựa kháng và mẫn cảm với SRT nhận thấy có sự khác biệt về mặt giải phẫu
lá, kết quả được trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5: So sánh đặc điểm giải phẫu lá cây Thông nhựa kháng và mẫn cảm với SRT
(dùng tiêu chuẩn t)
Loại lá Cây
Cutin
(µm)
Biểu bì
(µm)
Hạ bì
(µm)
Nhu mô
đồng hóa (µm)
Đường kính
gân lá (µm)
Kháng 15,60 30,75 40,30 137,73 616,68
Mẫn cảm 9,62 19,37 34,18 177,33 505,17
T (Stat) 14,26 8,70 15,78 17,96 11,06
Lá già
T (Critical) 2,16 2,16 2,16 2,16 2,16
Kháng 14,25 24,58 35,73 96,57 461,75
Mẫn cảm 9,20 15,75 29,53 149,98 418,53
T (Stat) 15,84 20,63 17,38 30,12 6,04
Lá bánh tẻ

T (Critical) 2,16 2,16 2,16 2,16 2,16
Kháng 13,35 22,67 29,44 92,53 434,99
Mẫn cảm 8,52 12,43 16,85 142,85 410,33
T (Stat) 14,89 30,87 9,18 26,52 4,67

Lá non
T (Critical) 2,16 2,16 2,16 2,16 2,16
Kết quả ở Bảng 5 cho thấy rằng ở tất cả các chỉ tiêu so sánh giữa cây kháng SRT và cây mẫn cảm với
SRT đều có sụ khác nhau rõ rệt (T (Stat) đều lớn hơn T (Cittical)). Cụ thể tầng cutin, tầng biểu bì, tầng hạ
bì và đường kính gân lá của cả 3 loại lá (lá già, lá bánh tẻ và lá non) cây kháng SRT có kích thước dầy
hơn so với cây mẫn cảm với SRT, nhưng tầng nhu mô đồng hóa của cây mẫn cảm với SRT lại lớn hơn so
với tầng nhu mô đồng hóa cây kháng SRT.

Cây kháng Cây mẫn cảm
Cây mẫn cảm Cây kháng

96


Hình 3: Mặt cắt ngang lá già cây kháng

Hình 4: Mặt cắt ngang lá già cây mẫn cảm

Hình 5: Mặt cắt ngang lá bánh tẻ cây kháng

Hình 6: Mặt cắt ngang lá bánh tẻ cây mẫn cảm

Hình 7: Mặt cắt ngang lá non cây kháng

Hình 8: Mặt cắt ngang lá non cây mẫn cảm

4.2. So sánh một số đặc điểm khác giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT
Qua quá trình điều tra mô tả cây Thông nhựa kháng và mẫn cảm với SRT tại hiện trường cho thấy có sự
khác nhau về một số đặc điểm khác giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT như: góc phân cành so với
thân chính, màu sắc và sản lượng nhựa. Kết quả được thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6: Một số đặc điểm khác giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT

Chỉ tiêu so sánh
Cây kháng Cây mẫn cảm
Góc phân cành Góc phân cành từ 35 - 60
o
so với
thân cây
Góc phân cành từ 80 - 90
o
so với
thân cây
Nhựa Màu trắng vàng lúc mới khai thác Màu trắng đục lúc mới khai thác
Sản lượng nhựa sau 6h (cm) 34,8 13,3


97


Hình 9: Góc phân cành cây kháng

Hình 10: Góc phân cành cây mẫn cảm

5. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng các cây trội tuyển chọn
5.1. Thí nghiệm chiết cành

Số cành chiết Số cành sống
Tỉ lệ sống
(%)
370 260 70.3


5.2. Thí nghiệm ghép cành
Tỉ lệ sống bằng phương pháp ghép áp cành cao hơn so với phương pháp ghép nêm (8,9% so với 4,9%).
Tuy nhiên, cả hai phương pháp ghép đều cho kết quả rất thấp, tỉ lệ sống không đạt như mong muốn, kết quả
được thể hiện ở bảng sau.

Ghép áp cành
Ghép nêm
Số cành ghép Số cành sống Tỉ lệ sống (%) Số cành ghép Số cành sống Tỉ lệ sống (%)
450

40

8,9

410

20

4,9


5.3. Thí nghiệm giâm hom
Kết quả giâm hom Thông nhựa bằng loại thuốc kích thích ra rễ IBA với 2 nồng độ khác nhau: 1% và
1,5% cho thấy thuốc IBA nồng độ 1% cho tỉ lệ sống cao hơn so với nồng độ 1,5% (5,3% so với 3,4%). Tuy
nhiên, với cả 2 nồng độ này thì tỉ lệ sống của cây hom vẫn rất thấp.
IBA (1%) IBA (1,5%)
Số hom
giâm
Số hom

sống
Tỉ lệ
sống
(%)
Số hom
giâm
Số hom
sống
Tỉ lệ
sống
(%)
600 32 5,3 500 17 3,4

IV. KẾT LUẬN
1. Qua kết quả nghiên cứu, so sánh đặc điểm giữa cây kháng và cây mẫn cảm với SRT, bước đầu có thể
kết luận về cơ chế kháng SRT của Thông nhựa:

98

Cơ chế không ưa thích:
- Sự khác biệt về đặc điểm hình thái và cấu tạo lá giữa mẫu lá các cây kháng và mẫn cảm: Lá của cây
kháng sâu có tầng cutin, tầng biểu bì và tầng hạ bì dầy, tầng nhu mô đồng hóa mỏng nên lá cây rất cứng và vì
thế sâu non không thích ăn.
- Khi tiến hành thí nghiệm nuôi sâu trong phòng thí nghiệm thì thấy rằng sâu trưởng thành không đẻ
trứng trên cây kháng và khi thả sâu non vào thì chỉ sau thời gian ngắn (vài giờ sau khi trứng nở), chúng di
chuyển sang cây mẫn cảm. Như vậy có thể nói rằng trong thành phần hóa học có trong lá Thông nhựa cây
kháng và mẫn cảm còn có một nhóm chất dễ bay hơi và đã có ảnh hưởng đến sâu trưởng thành cũng như
sâu non. Đây có thể là những chất thuộc nhóm xua đuổi ở những cây kháng, hoặc chất dẫn dụ ở những cây
mẫn cảm. Để xác định rõ đây là những chất gì cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa.
Cơ chế kháng sinh:

- Có sự khác biệt rõ rệt về thành phần tinh dầu có trong mẫu lá Thông nhựa. Một số chất chỉ thấy xuất
hiện trong các mẫu lá cây mẫn cảm với SRT, nhưng không thấy xuất hiện trong mẫu lá các cây kháng SRT.
- Hàm lượng một số thành phần lớp chất thuộc nhóm terpen có trong lá của những cây kháng SRT cao
hơn so với lá cây mẫn cảm với SRT.
2. Xác định được phương pháp nhân giống sinh dưỡng thích hợp đối với các cá thể Thông nhựa có khả
năng kháng SRT. Trong 3 phương pháp nhân giống sinh dưỡng đối với Thông nhựa, chỉ có phương pháp
chiết cành cho kết quả cao nhất (70%). Như vậy có thể áp dụng phương pháp này trong nhân giống sinh
dưỡng đối với Thông nhựa. Tuy nhiên cần tuân theo qui trình:
Chọn cành chiết: Chọn cành chiết là cành bánh tẻ, có đường kính gốc cành từ 1,5-2,0cm, lá trên cành
phát triển đạt kích thước tối đa, không sâu bệnh, dị tật.
Thời vụ chiết: Từ tháng 4 đến tháng 6, hoặc từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
Khoanh vỏ: Khoảng cách khoanh vỏ là 3cm. Dùng dao cắt hết lớp vỏ, cạo kỹ xung quanh và dùng cồn
90
o
lau sạch, sau 3 ngày lau cồn 1 lần, để sau khoảng 10 ngày mới bó bầu.
Lưu ý: Nếu bó bầu ngay sau khi cạo vỏ thì loại cành này sẽ rất khó ra rễ.
Nguyên liệu làm bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi
khô đập nhỏ (60%), rơm, rạ, sơ dừa khô chặt dài 1-3cm (30%), phân chuồng hoai (10%). Trộn đều hỗn hợp
trên và tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên
dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành
chiết đi xa. Khi chiết bôi thêm chất kích thích ra rễ IBA (1%).
Bó bầu: Dùng 100-150 gam hỗn hợp đất dẻo đắp vào gốc cành chiết với độ dài khoảng 10cm, dàn đều
đất bầu xung quanh cành và phủ chờm ra hai đầu nơi đã cạo vỏ rồi nắm lại. Dùng giấy bóng màu xanh, tạo
màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon
màu trắng. Dùng dây nilon quấn chặt, kín bầu chiết, buộc chặt hai đầu đảm bảo nước mưa không ngấm ướt
bầu và không bị khô khi thời tiết khô hanh.
Cắt cành chiết: Sau 4 đến 6 tháng khi bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục
ngả vàng (nhận biết qua lớp nilon) tiến hành cắt cành chiết đưa vào nuôi dưỡng tại vườn ươm.





TÀI LIỆU THAM KHẢO
Grijpma, P. ,1970. Immunity of Toona cilliata M. Roem. var. australis (F.v.M.) C.DC. and Khaya ivorensis
A. Chev. to attacks of Hypsipyla grandella (Zeller) in Turrialba, Costa Rica. Turrialba 20: 85-93.

99

Grijpma, P. and Roberts S.C. ,1975 .Studies on the shootborer Hypsipyla grandella (Zeller) (Lep.,
Pyralidae). XXVII. Biological and chemical screening for the basis of resistance of Toona ciliata M.J. Roem.
var. australis. Turrialba 25(2): 152-159.
Koul & Isman, 1992. Screening of Costa Rican Trichilia species for biological activity against the larvae of
Spodoptera litura.
Kubo and Klocke, 1986. Antifeedant activities of terpenoids isolated from tropical Rutales.
Roberts, H., 1966. A survey of the important shoot bore, wood, flower and fruit boring insects of the
Meliaceae in Nigeria. Nigeria Forestry Information Bulletin (New series) 15: 1-38.
Hà Công Tuấn, Đỗ Thị Kha, Đoàn Hoài Nam, Đỗ Quang Tùng, 2006. Quản lý sâu bệnh hại rừng trồng.
Cẩm nang Lâm nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác.

INITIAL DETERMINING MECHANISM OF RESISTANCE IN Pinus merkusii Jungh. & Vriese TO
Dendrolimus punctatus Walker

Dao Ngoc Quang, Le Van Binh

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY
Dendrolimus punctatus Walker is the most damaging pest to Pinus merkusii Jungh. &Vriese in terms of
both level of attack per individual tree and percentage of trees attacked in a location. It causes not only
serious losses in yield in both wood and resin quality, but also has an effect on ecological environment.

About three hectare of 30 year old P. merkusii plantation in Son Loc commune, Can Loc district, Ha Tinh
province have not been attached by D. punctatus, while adjacent large area plantation of the same age are
heavily attached by D. punctatus every year. In order to determining the basis of pest and disease resistant
tree breeding, a research project was carried out on this P. merkusii plantation to find out the resistant
mechanism to D. punctatus the following programs were undertaken:
 Surveying the forest to discover individual resistant trees.
 Biochemical analysis of leaf samples of resistant and susceptible tree.
 Rearing larvae in laboratory.
 Rearing adults in laboratory.
 Comparison of some characteristics between resistant and susceptible tree.
Study results showed that initial determining 2 mechanisms in Pinus merkusii to Dendrolimus punctatus:
 Antixenosis
o Differences in morphological characteristics and construct of leaf sample of resistant and susceptible
tree: cutin and epidermal layers of the leaves of the resistant tree are deeper than leaves of the susceptible
tree; the hypodermis and parenchyma is thinner which the D. punctatus larvae don’t like.
o Differences in some other characteristics between resistant and susceptible tree was observed such
as branch angle distribution, resin color and production.
o When conducting rearing experiments in the laboratory, the adults do not lay eggs on the resistant
tree; and the larvae moved to susceptible tree after only a short time (several hours after hatching) to find
suitable food source. Such can be said that the chemical composition in the leaf of resistant and susceptible
tree has different volatiles which can affect both adults and larvae.
 Antibiosis

100

o There are clear differences in oil composition in leaf sample of resistant and susceptible tree. Some
substances appear only in the leaves of susceptible tree, but did not appear in the leaves of resistant tree.
o Content of component of group terpenes in the leaves of the resistant tree is higher than in the
leaves of the susceptible tree.
However, to determine the mechanism of resistance in Pinus merkusii to Dendrolimus punctatus needs

further research.
In the three methods of vegetative propagation for Pine merkusii, the air layering method showed the best
result (only 30% mortality). This method can be applied in vegetative propagation of Pine merkusii.process
using the following process:
 Selecting the pre-mature branch or stems with diameter from 1.5 to 2.0cm, with the leaves at a
maximum size, having no disease and not deformed.
 Make two parallel cuts 3cm apart with a sharp knife. Do not cut through the branch! Just cut deeply
enough so the outside bark peels off. Remove 3cm bark in length. Using a knife cut off the bark, carefully
shave around and using alcohol 90
0
to clean up three times for about 10 days until no more resin.
 Materials: Alluvial soil, dried mud pond (60% moisture), dried straw, dried coconut fiber with 1-3cm
long cut (30% moisture), completely decomposed muck (10% moisture). Mix all these components and water
to reach 75-80% moisture. Add a little rooting hormone (IBA 1%) to the wound to speed up the rooting
process. Wrap the wound with 100-150 grams of potting mix (about 10cm long) then cover it with plastic
wrap to form an airtight pouch. Tie the plastic bands around the ends of the plastic wrap
 After 4 to 6 months when the roots were fully developed, the root switch from white to yellow
(identified through the plastic), you need to cut the baby off of the mother plant below where your pouch.
Then plant your new plant in a pot using the appropriate potting mix.
Season: From April to June or from September to November each year
Keywords: Dendrolimus punctatus Walker, Pinus merkusii Jungh. & Vriese

×