Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chuong 1.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.42 KB, 16 trang )

z

VT LÝ

10
BÀI 1

I

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

KHÁI QUÁT MÔN VẬT LÝ

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ

1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Vật lý là các dạng vận
động của vật chất và năng lượng.
Nước ở cấp độ vi mô và vĩ mô
2. Mục tiêu của môn Vật Lý
Khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng
như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
Trong nhà trường phổ thông, môn Vật Lý nhằm giúp học sinh:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Vật Lý
+ Vận dụng được kiến thức kỹ năng, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề trong
học tập cũng như đời sống.

II ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LÍ ĐẾN 1 SỐ LĨNH VỰC
Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con
người. Dựa trên nền tảng vật lí, các cơng nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão.
Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ


năng vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén,… đã
thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.
Vật Lý có quan hệ với mọi ngành khoa học và thường được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên.
Ảnh hưởng của Vật Lý đến đời sống và kỹ thuật là vô cùng to lớn
1. Thông tin liên lạc
Ngày nay, khoảng cách địa lí khơng cịn là vấn đề quá
lớn của con người trong thông tin liên lạc, sự bùng nổ của
mạng lưới internet kết hợp sự phát triển vượt bậc của điện
thoại thông minh (smartphone) giúp con người có thể chia sẻ
1|Page


z

VT LÝ

10

thơng tin liên lạc (hình ảnh, giọng nói, tin tức...) một cách dễ dàng. Thế giới ngày này là một thế
giới “phẳng”.
2. Y tế
Hầu hết các phương pháp chuẩn đốn và chữa bệnh trong y học đều có cơ sở từ những kiến
thức Vật Lý như: chụp X – quang, chụp cộng
hưởng từ (MRI), siêu âm, nội soi, xạ trị...
3. Công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
được coi là bắt đầu thế kỉ XXI. Các nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được thay thế bởi những dây
chuyền sản xuất tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo, cơng nghệt vật liệu (nano), điện tốn đám
mây.


4. Nông nghiệp
Việc ứng dụng những thành tựu của Vật Lý vào nông nghiệp đã giúp cho người nông dân tiếp
cận với nhiều phương pháp mới, ít tốn lao động, cho năng suất cao.

Đèn Led được sử dụng trong cách tác nơng
nghiệp

Vườn dâu được trồng trong nhà kính

5. Nghiên cứu khoa học
Vật lý góp phần to lớn trong việc cải tiến các thiết bị nghiên cứu khoa học
nhiều ngành khác nhau như: kính hiển vi điện tử, nhiễu xạ tia X, máy quang
phổ….

2 |III
P a g ePHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ




z

VT LÝ

10
Phương pháp thực nghiệm: Dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả giúp kiểm chứng, hoàn
thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả này cần được giải thích bằng lí thuyết
Phương pháp lí thuyết: Dùng ngơn ngữ tốn học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả

mới. Kết quả mới cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm
Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
Sơ đồ mơ hình hóa phương pháp nghiên cứu khoa học

Q trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là q trình tìm
hiểu thế giới tự nhiên. Q trình này có tiến trình gồm các bước như sau:
– Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.
– Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
– Thiết kế, xây dựng mơ hình lí thuyết hoặc mơ hình thực nghiệm để kiểm chứng
giả thuyết.
– Tiến hành tính tốn theo mơ hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập
dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay
loại bỏ mơ hình, giả thuyết ban đầu.
– Rút ra kết luận.

3|Page

Bài tập ví dụ


z

VT LÝ

10

Ví dụ 1: Nối những từ, cụm từ tương ứng ở cột A với những từ, cụm từ tương ứng ở cột B
Cột A
1. Nông Nghiệp


Cột B
a) Sử dụng trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ vật liệu (nano), dây chuyền

2. Thông tin liên lạc
3. Nghiên cứu khoa học
4. Y tếuất

sản xuất tự động.
b) Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi, xạ trị…
c) Gia tăng năng
d) Kính hiển vi điện tử, máy quang phổ…

nhờ máy móc cơ khí tự
động hóa.

5. Cơng nghiệp

e) Internet, điện thoại thơng minh….

Ví dụ 2: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật Lý: cơ học,
ánh sáng, điện, từ ?

Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. vật chất và năng lượng.

C. vật chất.


D. năng lượng.

Câu 2: Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?
A. E = mc 2 .

B. E = m.c.

C. m = m 2 c .

D. m = c.E.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng,
cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí gồm
4|Page


z

VT LÝ

10

A. phương pháp thực nghiệm.
B. phương pháp lí thuyết.
C. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho


nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
D. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho
nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.
Câu 5: Cho các dữ kiện sau: 1. Kiểm tra giả thuyết; 2. Xây dựng mơ hình (lý thuyết hoặc thực nghiệm); 3.
Rút ra kết luận; 4. Đề xuất vấn đề; 5. Quan sát hiện tượng, xác định đối tượng nghiên cứu. Sắp xếp lại
đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí.
A. 5 – 2 – 1 – 4 – 3.

B. 2 – 1 – 5 – 4 – 3.

C. 5 – 4 – 2 – 1 – 3.

D. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

Câu 6: Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
A. Thông tin liên lạc.

B. Y tế.

C. Công nghiêp.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Công nghệ cảm biến trong việc kiểm sốt chất lượng nơng sản là ứng dụng của vật lí vào
ngành nào?
A. Nơng nghiệp.

B. Y tế.


C. Giao thông vận tải.

D. Thông tin liên lạc.

Câu 8: Tìm hiểu thực tế nêu một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đốn, đo lường và chữa
bệnh.
A. Máy siêu âm.

B. Máy chụp X- quang.

C. Máy đo huyết áp.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực cơng nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ cơng nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây
chuyền, tự động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực nơng nghiệp?
A. chuyển đổi q trình canh tác truyền thống thành các phương pháp hiện đại với năng
suất vượt trội nhờ vào máy móc cơ khí tự động hóa.

5|Page


z

VT LÝ


10

B. tạo ra các giống cây trồng có đặc tính ưu Việt dựa vào đột biến bằng việc chiếu xạ cũng

ngày càng phổ biến.
C. công nghệ cảm biến không dây cũng giúp cho q trình kiểm sốt chất lượng nông sản
được thuận tiện và đạt hiệu quả cao.
D. Tất cả đều đúng.

6|Page


z

VT LÝ

10
BÀI 2
I

AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH VẬT LÝ

AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

1. Sử dụng các thiết bị thí nghiệm
Khi làm việc với các thiết bị thí nghiệm Vật Lý cần quan sát kĩ các kí hiệu và thông số trên
thiết bị để sử dụng một cách an tồn và đúng mục đích, u cầu kĩ thuật.
Một số kí hiệu trên các thiệt bị thí nghiệm
Kí Hiệu

DC hoặc dấu 
AC hoặc dấu ~

Mơ tả
Dịng điện một chiều
Dòng điện xoay chiều

Input (I)

Đầu vào

Dụng cụ đặt đứng

Output

Đầu ra

Tránh sáng năng mặt Trời

Bình kí nén áp suất cao

Dụng cụ dễ vỡ

Cảnh báo tia laser

II

Kí Hiệu
“+” hoặc màu đỏ
“  ” hoặc màu xanh


Mô Tả
Cực dương
Cực âm

Không được phép bỏ vào
thùng rác

Nhiệt độ cao

Lưu ý cẩn thận

Từ trường

Chất độc sức khỏe

Nơi nguy hiểm về điện

Nơi có chất phóng xạ

Chất dễ cháy

Cần đeo mặt nạ phòng độc

Cảnh báo vật sắc nhọn

Cấm lửa

MẤT AN TỒN TRONG SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ


7|Page


z

VT LÝ

10

Việc thực hiện sai thao tác khi thực hành thí nghiệm có thể dẫn đến nguy hiểm cho người

dùng, vi dụ: cắm phích điện vào ổ, rút phích điện, dây điện bị hở, chiếu tia laser, đung nước trên
đèn cồn….

III

QUY TẮC AN TỒN TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sử cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cầm hoặc tháo thiết bị điện.
Chỉ cắm dây cắm của thiết bị điện vào ổ khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với
hiệu điện thế của dụng cụ.
Phải bố trí dây điện gọn gàng, khơng bị vướng khi qua lại.
Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi khơng có
dụng cụ hỗ trợ.
Khơng để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
Giữ khoảng cách an tồn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật
bắn ra, tia laser.

Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàn các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào
đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đốn hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong
khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phịng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

8|Page


z

VT LÝ

10

A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng,

đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 3: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phịng thí nghiệm?
A. Khơng cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.

C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Khơng có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
Câu 4: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Biển báo ở hình bên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Câu 6: Biển báo ở hình bên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
Câu 7: Biển báo ở hình bên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
9|Page


z

VT LÝ

10


Câu 8: Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
A. nắm được thơng tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng
đồng.
C. quan tâm giữ gìn bảo vệ mơi trường.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Chỉ ra những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phịng thí
nghiệm?
A. Thực hiện các qui định của phịng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
B. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.
C. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Chỉ ra những việc làm không đúng trong việc thực hiện các quy tắc an tồn trong phịng
thí nghiệm?
A. Tự ý vào phịng thực hành tiến hành thí nghiệm khơng cần sự cho phép của thầy cơ
giáo.
B. Ngửi nếm các hóa chất.
C. Ăn uống, nơ nghịch trong phịng thí nghiệm.
D. Tất cả đều đúng.

10 | P a g e


z

VT LÝ

10


SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO

BÀI 3
I

PHÉP ĐO TRỰC TIẾP VÀ PHÉP ĐO GIÁN TIẾP

Phép đo trực tiếp: Đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cu đo, kết quả được đọc trực tiếp

trên dụng cu đo đó.
Phép đo gián tiếp: Đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua cơng thức liên hệ với các
đại lượng có thể đo trực tiếp.

II

SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO

1. Phân loại sai số: gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.
a) Sai số hệ thống
Các dụng cụ đo các đại lượng Vật Lý ln có sự sai lệch do
đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ gây ra. Sự sai lệch này gọi là
sai số hệ thống.
Sai số hệ thống có tính quy luật và lặp lại ở tất cả các lần đo.
Đối với một số dụng cụ, sai số hệ thống thường xác định bằng một nửa độ chia nhỏ nhất hoặc
bằng một độ chia nhỏ nhất.
Để khắc phục sai số hệ thống, người ta thường thao tác thí nghiệm đúng cách, lựa chọn thiết
bị phù hợp.
b) Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ
những yếu tố bên ngoài.

Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, người ta thường tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số
để lấy giá trị trung bình
Khi đo n lần cùng một đại lượng A, giá trị trung bình được tính là
A

A1  A2  ...  An
n

2. Các xác định sai số của phép đo: Sai số của phép đo có thể biểu diễn dưới dạng sai số

tuyệt đối và sai số tương đối.
a) Sai số tuyệt đối
11 | P a g e


z

VT LÝ

10

Được xác định bằng hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mơi lần đo.
Ai  A  Ai

Với Ai là giá trị đo lần thứ i
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính theo cơng thức
A 

A1  A2  ...  An
n


Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên
A A  Adc

b) Sai số tỉ đối (tương đối)
Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại
lượng đó.
A

A
.100%
A

Sai số tỉ đối cho biết mức độ chính xác của phép đo.
3. Cách xác định sai số phép đo gián tiếp
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng
Nếu X  Y  Z thì X Y  Z
Sai số tỉ đối của một tích hay một thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
Nếu A  X .

Y
thì  A  X   Y   Z
Z

Ym
Nếu A  X . k thì  A m. X  n. Y  k . Z
Z
n

4. Cách ghi kết quả đo

Kết quả đo đại lượng A được ghi dưới dạng một khoảng giá trị
A = A ± A

+ A : là sai số tuyệt đối thường được viết đến chữ số có nghĩa tới đơn vị của ĐCNN trên
dụng cụ đo.
+ Giá trị trung bình A được viết đến bậc thập phân tương ứng với A .

Bài tập ví dụ
12 | P a g e


z

VT LÝ

10

Ví dụ 1: Quan sát các hình sau và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong
các trường hợp được nêu

Hướng dẫn giải
- Trường hợp a): Đặt bút không không dọc theo thước, đầu bút không trùng với vạch số 0.
- Trường hợp b): Đặt mắt sai cách, hướng nhìn khơng vng góc.
- Trường hợp c): Kim cân chưa được hiệu chỉnh về số 0
Ví dụ 2: Quan sát hình bên, hãy xác định sai số dụng cụ của
hai thước đo
Hướng dẫn giải
- Hình 1: Thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm => Sai số dụng cụ là 0,1 cm
- Hình 2: Thước có độ chia nhỏ nhất là 0,2 cm => Sai số dụng cụ là 0,2 cm
Ví dụ 3: Một bạn chuẩn bị thực hiện đo khối lượng của một túi trái cây

bằng cân như hình vẽ. Hãy chỉ ra những sai số bạn có thể mắc phải. Từ đó
nêu cách hạn chế các sai số đó.
Hướng dẫn giải
- Sai số hệ thống: cân chưa được hiệu chỉnh về vị trí 0
- Sai số ngẫu nhiên: do các yếu tố từ bên ngồi như gió, bụi hoặc đặt mắt nhìn không đúng
- Cách khắc phục:
+ Hiệu chỉnh kim cân về đúng vị trí vạch số 0
+ Khi đọc kết quả, mắt hướng vng góc với mặt cân.
Ví dụ 4: Cho bảng số liệu thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ.
Em hãy xác định sai số tuyệt đố ứng với từng lần đo, sai số tuyệt đối và sai số tương đối của
13 | P a g e


z

VT LÝ

10

phép đo. Biết sai số dụng cụ là 0,1 kg
Lần đo
1
2
3
4
Bài tập trắc nghiệm
Trung bình

m (Kg)
4,2

4,4
4,4
4,2
=?
Hướng dẫn giải

(kg)
=?

- Giá trị trung bình khối lượng của túi trái câu là:
m

m1  m2  m3  m4 4, 2  4, 4  4, 4  4, 2

4,3 kg
4
4

- Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo:
m1  m  m1  4,3  4, 2 0,1 kg
m2  m  m2  4,3  4, 4 0,1 kg
m3  m  m3  4,3  4, 4 0,1 kg
m4  m  m4  4,3  4, 2 0,1 kg

- Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:
m 

m1  m2  m3  m4 0,1  0,1  0,1  0,1

0,1 kg

4
4

- Sai số tuyệt đối của phép đo:
m m  mdc 0,1  0,1 0, 2 kg

- Sai số tương đối của phép đo:


m
0, 2
.100% 
.100% 4, 65%
m
4, 2

- Kết quả phép đó:

Bài tập trắc nghiệm

m m m 4,3 0, 2 kg

Câu 1: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dịng điện có đơn vị là Ampe.

B. Diện tích có đơn vị đo là mét vng.

C. Thể tích có đơn vị đo là mét khối.

D. Tất cả đều đúng.


Câu 2: Đơn vị nào sau đây thuộc hệ SI?
A. kilogam (kg).
14 | P a g e

B. giây (s).


z

VT LÝ

10

C. mét (m)

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
A. giây (s).

B. giờ (h).

C. phút (min).

D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min).

Câu 4: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
A. Phép đo trực tiếp.


B. Phép đo gián tiếp.

C. Phép đo đồ thị.

D. Phép đo thực nghiệm.

Câu 5: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
A. Mét, kilogam.

B. Newton, mol.

C. Paxcan, jun.

D. Candela, kenvin.

Câu 6: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ
bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo

1

2

3

Thời gian
35,20
36,15
35,75
Coi tốc độ đi khơng đổi trong suốt q trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?

A. 0,30 s

B. 0,31 s

C. 0,32 s

D. 0,33 s

Câu 7: Chọn câu đúng. Phép đo trực tiếp là:
A. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
B. phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng
cụ đo.
C. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng đo trực
tiếp.
D. cả A và B.
Câu 8: Chọn đáp án đúng?
A. Sai số hệ thống là sai số có tính qui luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo làm cho giá
trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định só với giá trị thực.
B. Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc
từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngồi, thường có ngun nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân
tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.

15 | P a g e


z

VT LÝ

10


C. Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo, ngồi ra sai số hệ thống cịn xuất phát

từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A.

x  x x.

B. x 

x1  x2  ...  xn
n

C. x 

x
x

D.

x  x.x.

Câu 10: Chọn đáp án đúng
A. Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng
tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
B. Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo, được xác định bằng tỉ số giữa
sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
C. Cơng thức sai số tương đối là x 

D. Tất cả đều đúng.

16 | P a g e

x
.100% .
x



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×