Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI KHÁC LOÀI Ở TRÀM (MELALEUCA SPECIES) TRỒNG KHẢO NGHIỆM TRÊN VÙNG ĐẤT LẦY, NGẬP NƯỚC THEO MÙA TẠI GIA VIỄN - NINH BÌNH " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.51 KB, 7 trang )














Nghiên cứu khoa học

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU
LÁ CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI KHÁC
LOÀI Ở TRÀM (MELALEUCA
SPECIES) TRỒNG KHẢO NGHIỆM
TRÊN VÙNG ĐẤT LẦY, NGẬP NƯỚC
THEO MÙA TẠI GIA VIỄN - NINH
BÌNH

1
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU LÁ CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI KHÁC LOÀI Ở TRÀM
(MELALEUCA SPECIES) TRỒNG KHẢO NGHIỆM TRÊN VÙNG ĐẤT LẦY, NGẬP NƯỚC THEO
MÙA TẠI GIA VIỄN - NINH BÌNH

Hoàng Vũ Thơ
Trường Đại học Lâm nghiệp
Phạm Đức Tuấn


Cục Lâm nghiệp

TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá là nội dung không thể thiếu được đối với hầu hết các
nghiên cứu về lai giống cây rừng. Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp tràm lai F1 tại Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
cho thấy, các chỉ tiêu hình thái như chiều dài và chiều rộng lá, diện tích lá, dài cuống lá và chỉ số lá của tất cả
các tổ hợp tràm lai thể hiện tính trung gian là khá rõ giữa các loài bố mẹ. Các chỉ tiêu giải phẫu lá như số
lượng tế bào khí khổng/mm
2
, tổng số trung bình tế bào khí khổng/lá và kích thước tế bào khí khổng các tổ
hợp tràm lai thể hiện tính trung gian rất rõ rệt với các loài bố mẹ. Bên cạnh tính trung gian, các số tổ hợp
tràm lai cũng thể hiện ra tính ưu thế lai so với bố mẹ về một số tính trạng nghiên cứu. Ví dụ: với tổ hợp lai
V36Ca31, ưu thế lai thực về dài cuống lá đạt 22,22%, về chiều rộng lá đạt 10,34%, với tổ hợp lai L23V43,
ưu thế lai thực về dài cuống lá 25,00%, về chiều dài lá đạt 9,02%, về diện tích lá chỉ đạt 3,08%. Như vậy các
tổ hợp tràm lai không những thể hiện tính trung gian mà còn thể hiện ra tính ưu thế lai, song mức độ thể hiện
ưu thế lai ở các tính trạng nghiên cứu là khác nhau.
Từ khóa: Hình thái, giải phẫu lá tràm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây rừng có đời sống dài ngày, lâu ra hoa kết quả nên không thể tạo ra các dòng thuần làm cây bố
mẹ, do đó khi lai những bố mẹ không thuần khiết này (đặc biệt là lai khác loài) sẽ tạo ra con lai F1 có các
kiểu gen khác nhau, có đặc điểm hình thái giải phẫu và tính chất sinh lý sinh thái khác nhau ngay trong một
tổ hợp lai (Lê Đình Khả, 2006).
Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá của con lai F1 nhằm xác định sự khác biệt với bố
mẹ khi lai khác loài là cần thiết và quan trọng trong khảo nghiệm giống lai đối với cây rừng. Dưới đây là kết
quả nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá của một số tổ hợp lai khác loài ở tràm trồng khảo nghiệm trên
vùng đất lầy và ngập nước theo mùa tại chân núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Các mẫu thí nghiệm được lấy từ lá trưởng thành đã định hình ở độ cao 1/3 tầng tán phía ngọn, với
11công thức: V36; V36Ca31; Ca31; L54; V43L54; V43; L23; L23V43; L42; L42V43; V43L42, mỗi nghiệm

thức lấy mẫu từ 15 cây, mỗi cây lấy 2 lá, tổng số 30 mẫu lá cho một nghiệm thức, tương ứng với tổng cộng
330 mẫu cho bộ toàn bộ thí nghiệm.
Các chỉ tiêu hình thái, giải phẫu lá được thực hiện riêng và tính theo từng công thức. Đo, đếm xác
định kích thước về chiều dài lá, chiều rộng lá, diện tích lá và dài cuống lá được thực hiện theo phương pháp
thông thường. Đo, đếm số lượng và kích thước tế bào khí khổng được thực hiện trên kính hiển vi Olympus có
độ phóng đại 20 lần, số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thường dùng trong nông lâm
nghiệp.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các chỉ tiêu hình thái lá ở một số tổ hợp tràm lai và bố mẹ
Trong 3 loài tràm tham gia thí nghiệm, lá của tràm cajuputi có độ dài lá và cuống lá đều ngắn, hay
còn gọi là tràm lá ngắn. Lá của tràm leucadendra mảnh và dài, vì thế còn gọi là tràm lá dài. Lá của tràm
viridiflora rộng bản nên còn gọi là tràm lá rộng. Để xác định hình thái lá của một số tổ hợp lai khác loài ở
tràm, thí nghiệm đã tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về chiều dài và chiều rộng lá; diện tích lá; độ dài cuống lá
và chỉ số lá (dài/rộng). Số liệu thu thập qua các lần đo đếm và tính toán được tổng hợp trong bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu hình thái lá của một số tổ hợp tràm lai và bố mẹ ở giai đoạn 3 tuổi

2
Các chỉ tiêu hình thái lá
Dài cuống lá
(cm)
Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)
Diện tích lá
(cm
2
)
Công
thức
X


V %
X

V %
X

V %
Chỉ số
(dài/rộng)
X

V %
V
36
0,9 20,8 11,4 12,4 2,9 14,2 4,0 24,2 20,8
V
36
Ca
31
1,1 15,1 10,0 7,5 3,2 12,1 3,2 23,0 16,5
Ca
31
0,5 31,6 7,2 10,4 2,3 13,0 3,1 12,4 26,8
V
43
1,2 13,3 14,1 9,6 2,5 18,8 5,8 24,9 22,4
V
43
L
54

1,2 13,8 14,3 13,2 2,1 17,3 6,7 21,1 26,9
L
54
1,1 23,1 12,9 12,3 2,6 16,6 5,2 24,5 19,1
L
23
1,0 14,4 14,4 10,8 2,4 11,0 6,0 25,9 19,7
L
23
V
43
1,5 13,8 15,7 9,8 2,3 9,0 6,9 26,7 15,1
V
43
1,2 13,3 14,1 9,6 2,5 18,8 5,8 24,9 22,4
L
42
0,9 12,8 12,6 13,3 1,9 11,4 6,8 17,0 19,3
L
42
V
43
1,4 13,5 12,5 14,4 2,5 16,6 5,0 22,0 28,5
V
43
L
42
1,5 14,4 14,3 8,1 2,0 9,8 7,2 19,8 12,0
V
43

1,2 13,3 14,1 9,6 2,5 18,8 5,8 24,9 22,4
Ghi chú: Ca - Melaleuca cajuputi ; L - Melaleuca leucadendra ; V - Melaleuca viridiflora
Số liệu bảng 1 cho thấy, lá của tràm viridiflora rộng bản, chỉ số lá 4,9. Lá của tràm leucadendra
mảnh dài, chỉ số lá 6,0. Lá của tràm cajuputi ngắn, chỉ số lá 3,1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lai tràm
cajuputi với tràm viridiflora con lai V
36
Ca
31
, có trị số chỉ số lá 3,2 mang tính trung gian về chỉ tiêu tương ứng
với bố (3,1) và mẹ chúng (4,0). Một chỉ tiêu hình thái khác là diện tích lá của tổ hợp lai V36Ca31 đạt
23,0cm
2
cũng mang tính trung gian khá rõ nét giữa hai loài bố mẹ, với các trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố
và mẹ là 12,4cm
2
và 24,2cm
2
. Một tổ hợp lai khác giữa tràm leucadendra với tràm viridiflora là L23V43, có
trị số về chiều rộng lá đạt 2,3cm, thể hiện tính trung gian là khá rõ so với chỉ tiêu tương ứng của bố (2,5cm)
và mẹ (2,4cm). Tính trung gian cũng được thể hiện khá rõ ở tổ hợp lai thuận nghịch về một số chỉ tiêu hình
thái lá. Ví dụ: tổ hợp lai thuận L42V43, trị số về chiều dài lá 12,5cm, trị số chiều rộng lá 2,5cm, trị số về diện
tích lá 22,0cm
2
, các trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố là 14,1cm; 2,5cm; 24,9cm
2
, và mẹ là 12,6cm; 1,9cm;
17,0cm
2
. Với tổ hợp lai nghịch V43L42, trị số về chiều rộng lá 2,0cm, diện tích lá 19,8cm
2

trong khi đó trị số
về chỉ tiêu tương ứng của bố là 1,9cm; 17,0cm
2
và mẹ là 2,5cm; 24,9cm
2
. Như vậy có thể thấy, các chỉ tiêu về
chiều dài và chiều rộng lá, về diện tích lá của con lai thể hiện rõ tính trung gian là khá rõ giữa hai loài bố mẹ.
Tính trung gian về hình thái lá giữa con lai F1 với bố mẹ như trên là phù hợp với nghiên cứu về hình
thái, giải phẫu lá của con lai F1 lai giữa Bạch đàn (E. urophylla) với Bạch đàn (E. camaldulensis) của
Nguyễn Việt Cường (2002), (xem bảng 2).
Bảng 2. Hình thái giải phẫu lá một số giống bạch đàn lai và bố mẹ giai đoạn 10 tháng tuổi
Các chỉ tiêu hình thái lá Số tế bào khí khổng/mm
2
Công
thức
Dài cuống
lá (cm)
Dài (cm)

Rộng
(cm)
Chỉ số (dài/rộng)
Diện
tích lá
(cm
2
)
Mặt trên Mặt dưới
U
29

1,3 9,5 6,0 1,7 39,2 0 409,4
U
29
E
1
0,7 12,1 2,8 4,4 21,5 118,2 434,0
E
1
U
29
0,7 11,1 2,3 4,9 16,3 101,9 449,1
E
1
0,7 10,3 0,9 12,1 6,6 193,7 400,6
(Nguồn: Nguyễn Việt Cường, 2002)
Nghiêm Quỳnh Chi (2003) khi nghiên cứu hình thái lá ở một số Keo lai và bố mẹ ở giai đoạn 4
tháng tuổi cũng có nhận xét: đặc trưng hình thái, giải phẫu lá của con lai F1 thể hiện tính trung gian với bố
mẹ chúng là khá rõ (xem bảng 3).
Bảng 3. Diện tích lá và số tế bào khí khổng/mm
2
của Keo lai và bố mẹ giai đoạn 4 tháng tuổi
Công thức Diện tích lá (cm
2
) Số lỗ khí mặt phải (cái/mm
2
)
Aa32 21,9 268,5
Aa32Am7 37,2 268,9
Am7Aa32 52,1 277,4
Am7 79,1 284,4

(Nguồn: Nghiêm Quỳnh Chi, 2003)
Bên cạnh tính trung gian, con lai F1 cũng thể hiện ra tính ưu thế lai so với bố mẹ. Ví dụ: tổ hợp lai
V36Ca31, ưu thế lai thực (so với bố mẹ tốt nhất) về dài cuống lá đạt 22,22%, về chiều rộng lá đạt 10,34%.

3
Với tổ hợp L23V43, ưu thế lai thực về dài cuống lá đạt 25,00%, về chiều dài lá đạt 9,02%, nhưng về diện tích
lá chỉ đạt 3,08%. Từ kết quả nghiên cứu này có thể cho phép nhận xét sơ bộ rằng, các tổ hợp tràm lai không
những thể hiện tính trung gian mà còn thể hiện ra tính ưu thế lai về một số chỉ tiêu hình thái lá, tuy nhiên
mức độ thể hiện ra ưu thế lai ở các tính trạng nghiên cứu là khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng một cặp bố mẹ tham gia lai giống, nhưng khi đổi vị trí làm
bố và làm mẹ cho nhau, thì con lai được tạo ra có sự thay đổi khá rõ về một số chỉ tiêu hình thái lá. Ví dụ: khi
L42 làm mẹ, thì tổ hợp lai L42V43 có trị số về chiều rộng lá đạt 2,5cm tăng 31,6% so với mẹ, nhưng chỉ
tương đương với bố 2,5cm, còn trị số về diện tích lá (22,0cm
2
) chỉ tăng hơn mẹ 2,9%, nhưng lại kém 13,2%
so với bố. Khi L42 làm bố, thì con lai có trị số về chiều rộng lá 2,0cm xấp xỉ với mẹ là 1,9cm, nhưng lại chỉ
bằng 80% so với bố, trị số về diện tích lá (19,8cm
2
) lại chỉ bằng 90% trị số về chỉ tiêu này khi L42 làm mẹ
(22,0cm
2
). Một chỉ tiêu khác là dài cuống lá và chiều dài lá, khi L42 làm mẹ, thì con lai có trị số về dài cuống
lá đạt 1,4cm và có trị số về chiều dài lá đạt 12,5cm, thấp hơn 16,6% về dài cuống lá và thấp hơn 14,4% về
chiều dài lá so với khi L42 làm bố. Khi V43 làm mẹ thì con lai có trị số về chiều rộng lá đạt 2,0cm thấp hơn
25% so với bố, nhưng khi V43 làm bố thì con lai lại phát huy được ưu thế lai và đạt trị số 1,42% về chiều dài
lá, và đạt trị số 25,00% về chiều dài cuống lá, song lại hạn chế phát triển về chiều rộng và diện tích lá.
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu trên có thể cho phép nghĩ rằng, trong điều kiện tương tự, khi lai giữa
tràm leucadendra với tràm viridiflora, nếu muốn con lai có ưu thế lai cả về chiều dài lá và dài cuống lá thì tốt
nhất nên chọn V43 làm bố. Còn muốn con lai có ưu thế lai cả về chiều rộng lá và diện tích lá thì tốt nhất nên
chọn L42 làm mẹ. Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu này cho phép đi đến nhận xét rằng, việc lựa chọn cặp bố

mẹ thích hợp để lai giống có thể có ảnh hưởng đến kết quả trong lai giống có mục tiêu, hay nói cách khác,
muốn con lai có được ưu thế lai về một tính trạng nào đó thì việc chọn cây làm bố và cây làm mẹ có sẵn các
đặc tính tương ứng là hết sức cần thiết.
Các chỉ tiêu giải phẫu lá ở một số tổ hợp tràm lai và bố mẹ
Một biểu hiện khác về tính trung gian được xác định là rõ rệt hơn nhiều, đó là số lượng tế bào khí
khổng/mm
2
(SLTBKK) và kích thước tế bào khí khổng (KTTBKK) trên biểu bì lá. Khí khổng là một loại tế
bào biểu bì ở bề mặt lá hoặc các phần non của thân. Số lượng khí khổng thay đổi nhiều ít là tùy thuộc vào
loài thực vật, các giai đoạn phát triển khác nhau, vị trí của lá trên cây và điều kiện ngoại cảnh. Khí khổng có
vai trò quan trọng đối với cây xanh, đặc biệt là sự đóng mở của khí khổng có ý nghĩa quyết định cho sự thoát
hơi nước và trao đổi khí của cây, nhất là khí CO
2
được xem là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho quá trình
quang hợp để từ đó tạo ra sinh khối cho cây trồng. Do đó, nghiên cứu các đặc trưng về số lượng, kích thước
tế bào khí khổng là cần thiết và quan trọng đối với hầu hết các nghiên cứu về chọn tạo giống, nhất là khảo
nghiệm giống lai F1 đối với cây rừng. Kết quả đo đếm số lượng, kích thước tế bào khí khổng của môt số tràm
lai F1 và bố mẹ được tổng hợp trong bảng 4.
Bảng 4. Các chỉ tiêu giải phẫu lá của một số tổ hợp tràm lai và bố mẹ giai đoạn 3 tuổi
Kích thước tế bào khí khổng (m)
Số lượng tế bào khí
khổng/mm
2
biểu bì lá
Mặt trên lá Mặt dưới lá
Mặt trên Mặt dưới Chiều dài Chiều rộng Chiều dài Chiều rộng
Công
thức
X


V
%
X

V %
Tổng số
trung bình
tế bào khí
khổng/lá
X

V
%
X

V
%
X

V
%
X

V %
V
36
323,1 14,0 342,6 17,0 3.222.448 28,0 10,1 28,6 11,6 27,4 11,3 28,4 12,7
V
36
Ca

31
300,5 13,4 334,4 10,9 2.915.137 26,6 10,6 25,0 15,1 26,7 10,9 25,2 15,5
Ca31 408,9 17,1 431,0 13,8 2.088.027 20,3 17,9 18,2 21,8 20,6 16,2 18,8 21,5
V
43
356,0 19,6 378,8 20,2 3.652.939 23,5 14,5 22,2 14,2 24,2 13,8 22,7 16,5
V
43
L
54
311,0 15,2 317,2 16,4 2.644.704 28,4 9,0 27,5 8,4 29,2 8,7 28,3 7,3
L
54
375,0 18,4 390,4 18,7 3.750.766 25,9 14,2 24,0 11,9 26,0 11,5 24,4 12,2
L
23
335,9 13,9 362,8 14,5 3.623.762 24,9 9,5 24,0 11,9 25,7 9,1 25,0 25,0
L
23
V
43
278,6 12,0 298,2 13,2 3.079.930 30,5 11,3 29,7 8,1 31,3 10,4 30,2 9,3
V
43
356,0 19,6 378,8 20,2 3.652.939 23,5 14,5 22,2 14,2 24,2 13,8 22,7 16,5
L
42
244,2 17,6 262,0 15,3 1.720.079 27,9 10,9 26,3 10,3 27,7 10,3 26,3 12,6
L
42

V
43
281,5 16,5 303,2 16,0 2.569.250 31,1 15,3 27,5 12,8 29,2 10,5 28,0 10,5
V
43
L
42
298,0 14,9 325,2 12,0 2.470.563 28,9 10,0 28,4 7,4 29,1 9,2 28,5 7,2
V
43
356,0 19,6 378,8 20,2 3.652.939 23,5 14,5 22,2 14,2 24,2 13,8 22,7 16,5

Số liệu bảng 4 cho thấy trong tất cả các tổ hợp tràm lai, SLTBKK trên biểu bì lá thể hiện tính trung
gian là rất rõ nét so với bố mẹ. Ví dụ: với tổ hợp lai thuận L42V43 có các trị số về SLTBKK ở vị trí mặt trên

4
và mặt dưới lá là 281,5 và 303,2 so với các trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố là 356,0 và 378,8 và của mẹ
chúng là 244,2 và 262,0. Với tổ hợp lai nghịch V43L42, có các trị số về SLTBKK ở vị trí mặt trên và mặt
dưới lá là 298,0 và 325,2 so với các trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố là 244,2 và 262,0 và mẹ chúng là
356,0 và 378,8. Như vậy có thể thấy rằng, tính trung gian về SLTBKK thể hiện là rất rõ giữa con lai F1 với
hai loài bố mẹ.
Một đại lượng mang tính tổng hợp hơn là tổng số trung bình tế bào khí khổng/lá (TSTBTBKK),
cũng thể hiện tính trung gian giữa tổ hợp lai với bố mẹ là rất rõ nét. Số liệu bảng trên cho thấy, với tổ hợp lai
thuận L42V43, trị số về TSTBTBKK đạt 2.569.250, trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố là 3.652.939 và mẹ
chúng là 1.720.079. Với tổ hợp lai nghịch V43L42, trị số về TSTBTBKK là 2.470.563, so với trị số về chỉ
tiêu tương ứng của bố mẹ cũng tuân theo qui luật tương tự. Một tổ hợp lai khác là V36Ca31, trị số về
TSTBTBKK đạt 2.915.137, trị số về chỉ tiêu tương ứng của bố là 2.088027 và mẹ là 3.222.448. Như vậy, từ
kết quả nghiên cứu này một lần nữa cho thấy, tính trung gian biểu hiện là khá rõ rệt giữa con lai F1 với hai
loài bố mẹ về một số chỉ tiêu hình thái, giải phẫu lá. Tuy nhiên, từ số liệu bảng 4 cho thấy, KTTBKK của các
tổ hợp tràm lai trong thí nghiệm đều tương đương và có xu hướng lớn hơn chút ít so với bố mẹ.

Kết quả nghiên cứu về hình thái giải phẫu lá của các tổ hợp tràm lai thể hiện tính trung gian giữa các
loài bố mẹ là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường (1998). Nguồn số
liệu bảng 5 cho thấy, tất cả các tổ hợp lai đã tạo ra đều có hình thái lá và chỉ số lá, chiều dài cuống lá trung
gian giữa các loài bố mẹ. Tính trung gian thể hiện rõ hơn về số lỗ khí ở mặt trên của các tổ hợp lai UC, UE.
Lá Bạch đàn urô không có lỗ khí ở mặt trên, lá Bạch đàn caman và Bạch đàn liễu có lỗ khí ở mặt trên thì các
tổ hợp lai UE và UC đều có lỗ khí ở mặt trên với số lượng trung gian giữa hai loài bố mẹ (xem bảng 5).
Bảng 5. Các chỉ tiêu hình thái giải phẫu một số tổ hợp bạch đàn lai và bố mẹ ở giai đoạn 9 tháng tuổi
Hình thái lá Số lỗ khí/mm
2

Chiều dài
(cm)
Chiều rộng
(cm)
Chỉ số (dài/rộng)
Chiều dài
cuống lá (cm)
Mặt trên Mặt dưới
Công
thức
X

V %
X

V %
X

V %
X


V %
X

V
%
X

V %
U 10,9 10,9 5,2 12,4 2,1 15,3 1,3 19,8 0 0 150,0 7,4
UE 11,4 15,8 3,3 16,4 3,5 15,0 1,1 22,7 48,8 18,7 129,6 9,2
E 10,6 14,5 0,7 23,4 15,4 31,6 0,5 36,4 61,8 13,5 97,2 11,8
EC 15,1 11,1 2,2 21,7 7,3 26,2 1,3 23,1 63,0 4,8 83,4 16,6
C 16,2 7,7 4,7 12,5 3,5 11,3 2,0 15,8 65,2 11,4 116,0 7,7
UC 14,6 11,7 5,7 10,8 2,6 12,9 1,8 17,3 22,6 17,3 108,0 7,4
U 10,9 10,9 5,2 12,4 2,1 15,3 1,3 19,8 0 0 150,0 7,4
(Nguồn: Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 1998)
Về hệ số biến động (V%): là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của dãy trị số quan sát và
cũng là chỉ tiêu nói lên mức độ đồng đều của vật liệu thí nghiệm. Nếu vật liệu thí nghiệm càng đồng đều thì
hệ số biến động càng nhỏ, còn nếu vật liệu thí nghiệm càng có sự phân hóa thì hệ số biến động càng lớn. Kết
quả thí nghiệm cho thấy, trong tất cả các tổ hợp tràm lai tham gia thí nghiệm đều có hệ số biến động về các
chỉ tiêu hình thái giải phẫu lá có xu hướng nhỏ hơn so với bố mẹ. Ví dụ: tổ hợp lai V36Ca31, hệ số biến động
về dài cuống lá 15,1% nhỏ hơn rất nhiều trị số về chỉ tiêu tương tứng của bố (31,6%) và mẹ (20,8%). Với tổ
hợp lai L23V43, hệ số biến động về SLTBKK là 12,0% ở vị trí mặt trên lá, nhỏ hơn so với trị số về chỉ tiêu
tương ứng của bố (19,6%) và mẹ (13,9%). Ở vị trí mặt dưới lá của cùng tổ hợp lai trên có hệ số biến động về
chỉ tiêu tương ứng cũng theo qui luật tương tự. Với tổ hợp lai nghịch V43L42, hệ số biến động về SLTBKK
14,9% cũng nhỏ hơn nhiều so với trí số về chỉ tiêu tương ứng của bố (19,6% ) và mẹ (17,6%). Như vậy, tế
bào khí khổng với hệ số biến động về KTTBKK và SLTBKK nhỏ cho thấy một sự ổn định hơn của con lai
F1 so với bố mẹ.
Tóm lại, từ kết quả trên có thể đi đến nhận xét sơ bộ rằng, các tổ hợp tràm lai F1 so với bố mẹ

không những thể hiện tính trung gian khá rõ, mà còn thể hiện ra tính ưu thế lai tuy nhiên với mức độ khác
nhau. Ngoài ra, quan sát thực tế cho thấy, các tế bào khí khổng của các tổ hợp tràm lai có số lượng, kích
thước và phân bố cũng tương đối đồng đều hơn so với bố mẹ.
KẾT LUẬN
Từ toàn bộ kế quả nghiên cứu trên có thể cho phép sơ bộ nhận xét rằng:
1. Các chỉ tiêu hình thái, giải phẫu lá của hầu hết các tổ hợp tràm lai đều thể hiện tính trung gian giữa
hai loài bố mẹ.

5
2. Con lai F1 trong thí nghiệm không những thể hiện tính trung gian so với bố mẹ khá rõ rệt mà còn
thể hiện ra tính ưu thế lai về một số tính trạng nghiên cứu tuy nhiên là với mức độ khác nhau .
3. Thay đổi vị trí làm bố và làm mẹ trong phép lai thuận nghịch thì con lai F1 được tạo ra cũng ít nhiều
có sự khác biệt về một số chỉ tiêu hình thái giải phẫu lá.
4. Tế bào khí khổng với số lượng, kích thước và phân bố tương đối đồng đều là một sự thể hiện dễ
nhận thấy ở một số tổ hợp Tràm lai so với bố mẹ ngay từ giai đoạn tuổi nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Đình Khả, 2006. Lai giống cây rừng (Hybridisation of forestry trees), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 1998 “ Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chống chịu của một số tổ
hợp lai khác loài ở bạch đàn”, Tạp chí Lâm nghiệp (3), tr. 41-45.
Nguyễn Việt Cường, 2002. Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Thị Bích Thủy, 2005. Khảo nghiệm một số loài và xuất xứ tràm (Melaleuca sp.) trên vùng đất
ngập phèn ở An Giang, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Nghiêm Quỳnh Chi, 2003. Nghiên cứu một số đặc điểm của giống lai nhân tạo giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) với Keo lá tràm (A. auriculiformis) làm cơ sở cho công tác chọn giống, Luận văn thạc
sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF THE LEAVES OF SOME
MELALEUCA SPECIES AND THEIR HYBRIDS

Hoang Vu Tho
Forestry University
Pham Duc Tuan
Forestry Department
SUMMARY
This study investigated the morphology and anatomy of the leaves of some
interspecies crossing combinations of Melaleucas which were grown for testing in 2004 on
swampy, seasonally flooding ground at Gia Vien county, Ninh Binh province.
The research aims at determining the difference between hybrids and their parents.
Three species involved in crossing were M. leucadendra, M.cajuputi and M. viridiflora.
Results show that morphological parameters of leaves such as length of leafstalk, length
and width of leaf, length/width index and leaf surface area of the hybrids are fairly
intermediate between that of their parents. The structural and anatomical parameters, such
as average number of stoma per mm
2
and average measurement of stoma are also
intermediate.
Additionally, the cross combinations also indicate their heterosis over their parents
as regards to some studied characters. For example, heterosis in V36Ca31 combination
indicates an increases of 22,22% in the length of leafstalk and of 10,34% in the width of
leaf. Heterosis in L23V43 combination increases 25,00%; 9,02% and 3,08% in the length
of leafstalk, the length of leaf and leaf surface area respectively. Thus the crossing
combinations indicate not only intermediate attitudes but also heterosis though these vary
across the studied characters.
Keywords: Morphology, Anatomy of the leave of some Melaleucas


Danh mục các từ viết tắt: SLTBKK: số lượng tế bào khí khổng/mm
2
; KTTBKK: kích thước tế bào khí khổng;

TSTBTBKK: tổng số trung bình tế bào khí khổng/lá.

6





×