Nghiên cứu khoa học
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỘ BỀN TỰ
NHIÊN CỦA 7 LOẠI GỖ RỪNG
TRỒNG ĐỐI VỚI HÀ HẠI GỖ
1
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA 7 LOẠI GỖ RỪNG
TRỒNG ĐỐI VỚI HÀ HẠI GỖ
Vũ Văn Thu
Phòng NC Bảo quản Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả khảo sát độ bền tự nhiên của 7 loài gỗ rừng trồng đối với Hà hại gỗ, cho thấy độ bền tự
nhiên của gỗ Bạch đàn trắng tốt hơn so với gỗ Mỡ, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông mã
vĩ, Bạch đàn Urophylla. Tuy nhiên, độ bền tự nhiên đó cũng chỉ tồn tại được 2 đến 4 tháng trong
môi trường nước biển nếu không bảo quản thích đáng .
Từ khoá: Độ bền tự nhiên, Hà hại gỗ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu hết các loại gỗ của ta đều bị Hà phá hoại rất nhanh chóng khi sử dụng ở nước biển. Qua
khảo sát của chúng tôi thấy mẫu được treo thả tự nhiên dưới mực nước biển không thể tồn tại sau
3 – 5 tháng (kể cả các loại gỗ quý hiếm như Trắc, Gụ, Xoay, Nghiến, Lim, Săng lẻ).
Với bờ biển nằm trải dọc từ Bắc vào Nam hơn 3000km, hàng năm các ngành kinh tế biển như
ngư nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, muối, xây dựng ven biển phải tiêu tốn và đòi hỏi hàng vạn
m
3
gỗ nhóm quý hiếm để làm phương tiện sản xuất như tàu thuyền, cửa cống, cọc đăng, đáy cầu
cảng…
Một mâu thuẫn đặt ra là rừng cung cấp gỗ ngày càng nghèo kiệt, nhu cầu sử dụng gỗ của các
ngành kinh tế biển ngày càng tăng cao. Hà lại nhiều và phá hoại gỗ không ngừng, biện pháp
phòng chống Hà vẫn là hun đốt thụ động từ cổ xưa. Để góp phần giải quyết mâu thuẫn ngày càng
trầm trọng này, chúng tôi nghĩ biện pháp đầu tiên là phải khảo sát độ bền tự nhiên của một số loại
gỗ đang được gây trồng phổ biến trong nước đối với Hà hại gỗ, từ đó làm cơ sở quan trọng cho
việc tác động bảo quản gỗ bằng thuốc hoá học để sao cho gỗ không còn là thức ăn thích hợp của
Hà, tạo điều kiện kéo dài thời gian sử dụng gỗ
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- 7 loài gỗ rừng trồng (Thông mã vỹ, Bạch đàn trắng, Bạch đàn urophylla, Mỡ, Keo lá tràm, Keo lai,
Keo tai tượng)
- Đối tượng khảo sát: Hà hại gỗ Teredo mami và Bankia saulii
Phương pháp nghiên cứu
- Số lượng mẫu trong 1 loại gỗ là 5 mẫu, ở độ ẩm thăng bằng, trước khi treo thả được bịt keo
epoxy ở 2 đầu dọc thớ, mặt mẫu còn lại là diện tích gỗ mà Hà hại gỗ sẽ xâm nhập
- Địa điểm thả mẫu: Vùng biển Cát Bà thuộc tỉnh Hải Phòng
- Cách đánh giá
Sau khi treo thả 7 loại gỗ rừng trồng trong môi trường nước biển, định kỳ 2 tháng kéo mẫu lên
dùng kính lúp cầm tay (X 20 lần) quan sát và đánh giá dựa theo tiêu chí sau:
2
Đánh giá
kết quả
Tiêu chí
0 Hà chưa xâm nhập mẫu gỗ.
- Hà bắt đầu xâm nhập (trên mẫu gỗ có một vài nốt đục của Hà).
+ Ít hơn 1/3 bề mặt mẫu gỗ bị Hà đục.
+ + Ít hơn 1/2 bề mặt mẫu gỗ bị Hà đục, hoặc toàn bộ mẫu gỗ bị Hà đục nhưng thưa.
+ + + Mẫu gỗ bị Hà đục dày đặc không còn một phần gỗ nào nguyên vẹn, có thể bóp
nát mẫu gỗ bằng tay. Mẫu bị huỷ.
+ Lần quan sát thứ nhất: kéo bộ mẫu lên lau rửa nhẹ, đánh dấu nốt Hà xâm nhập bằng sơn trên
diện tích mặt gỗ có Hà xâm nhập. Nhận định và đánh giá mức độ hại bằng ký hiệu.
+ Lần quan sát thứ 2: đánh giá những nốt Hà mới xâm nhập bằng mầu sơn khác trên tích mặt
gỗ có Hà xâm nhập, nhận định và đánh giá mẫu gỗ tại thời điểm quan sát theo ký hiệu. Các mẫu
gỗ đạt + + + quyết định huỷ, kết thúc.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Độ bền tự nhiên đối với gỗ là khả năng chống lại sự phá hoại của sinh vật và các yếu tố bất lợi
của môi trường đối với loại gỗ đó. Độ bền tự nhiên của gỗ phụ thuộc nhiều vào các chất tích luỹ
được trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cấu tạo của gỗ và hoàn cảnh môi trường sử dụng gỗ
đó. Độ bền tự nhiên của gỗ được đánh giá bằng khoảng thời gian từ khi chặt hạ đến khi gỗ bị các
yếu tố môi trường phá hoại không còn độ bền cơ học.
Để so sánh độ bền tự nhiên của 7 loại gỗ rừng trồng đối với Hà, chúng tôi lấy khoảng thời gian
treo thả mẫu gỗ dưới mực nước biển đến khi gỗ bị Hà phá huỷ không còn độ bền cơ học nữa để
tính.
Khoảng thời gian đó được coi là tuổi thọ của gỗ.
Từ phương pháp đánh giá độ bền tự nhiên của gỗ đối với Hà, kết quả thử độ bền tự nhiên của
7 loại gỗ thu được như sau:
Kết quả thử độ bền tự nhiên của 7 loại gỗ rừng trồng
Kết quả các lần quan sát Tên gỗ Ký hiệu
mẫu
7/2007 9/2007 11/2007 Ghi chú
1 + + + Mẫu huỷ
2 + + + +
3 + + + +
4 + + +
Keo lá tràm
5 + + + +
1 + + + +
2 + + +
3 + + + +
4 + + +
Keo tai tượng
5 + + + +
1 + + +
2 + + + + +
Keo lai
3 + + +
3
4 + + + + +
5 + + + + +
1 + + + + Mẫu huỷ
2 + + +
3 + + + + +
4 + + + + +
Mỡ
5 + + +
1 + + + + +
2 + + +
3 + + +
4 + + + +
Thông mã vĩ
5 + + + +
1 + + + +
2 + + + + +
3 + + +
4 + + + +
Bạch đàn Urô
5 + + + +
1 + + +
2 + + + +
3 + + + +
4 + + +
Bạch đàn trắng
5 + + +
Nhận xét:
Qua bảng kết quả trên cho thấy cả 7 loại gỗ rừng trồng sau 2 tháng treo thả mẫu ở vùng biển
Cát Bà – Hải Phòng đều bị Hà xâm nhập phá huỷ ở các mức độ khác nhau, nói cách khác chúng
đều là thức ăn thích hợp của Hà hại gỗ.
- Việc xâm nhập và phá hoại không đều trên 7 bộ mẫu gỗ có thể giả thích rằng các loài gỗ rừng
trồng đó có cấu tạo gỗ và các chất chứa trong ruột tế bào khác nhau. Trước sự xâm nhập và phá
hoại của Hà, các loại gỗ đã biểu hiện độ bền tự nhiên không giống nhau
- Đánh giá kết quả sau lần quan sát thứ nhất (sau 2 tháng) mẫu gỗ tiếp xúc với môi trường Hà, cả
7 loại gỗ đều bị Hà nhanh chóng tiếp cận, xâm nhập, với cột đánh giá lần 1 cũng dễ dàng nhận
thấy, các mẫu thí nghiệm của 3 loại gỗ rừng trồng: Mỡ, Thông mã vĩ, Keo lai có sức đề kháng rất
yếu với ấu trùng Hà. Trong 5 mẫu gỗ thí nghiệm, ngoài 2 mẫu huỷ hoàn toàn (+ + +), còn hầu hết
các mẫu khác ở mức bán huỷ (+ +).
- Mẫu gỗ của 4 loại Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng có sức chống chịu
với sự xâm nhập của Hà ở mức độ trung bình (+), hơn 3 loại gỗ Mỡ, Thông mã vĩ, Keo lai 1 cấp.
Việc đánh giá so sánh 4 loài gỗ rừng trồng này trong bảng đánh giá lần 1 rất khó vì biểu hiện của
chúng đều ở mức tương đương.
- Đến lần quan sát thứ hai (sau thả mẫu 4 tháng), nhìn vào bảng ta thấy các bộ mẫu gỗ Mỡ, Keo
tai tượng, Bạch đàn urô gần như bị huỷ hoàn toàn trước sự phá hoại của Hà. Còn lại bộ mẫu của
Bạch đàn trắng có kết quả tốt hơn, tuy nhiên cũng ở mức độ bán huỷ.
- Kết quả này cũng phù hợp với đánh giá của ngư dân ven biển miền Bắc và miền Trung trong quá
trình sử dụng gỗ rừng trồng làm cọc đăng, đáy
4
Tóm lại, kết quả thử độ bền tự nhiên của 7 loài gỗ rừng trồng cho thấy gỗ Bạch đàn trắng có độ
bền tự nhiên cao hơn hẳn 6 loại gỗ còn lại. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tác động bảo quản
gỗ sử dụng dưới nước biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Lâm,1980. Bước đầu chống Hà cho tàu thuyền đi biển. Một số kết quả nghiên cứu ứng
dụng khoa học - kỹ thuật công nghiệp rừng.
Bộ giao thông và bưu điện – Viện thí nghiệm vật liệu. Báo cáo sơ kết công tác nghiên cứu phòng
trừ con Hà phá hoại gỗ công trình dưới nước
Nguyễn Xuân Khu, Lê Văn Nông, Nguyễn Văn Thống,1976. Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ
trụ mỏ. Tài liệu tổng kết nghiên cứu khoa học. Viện Công nghiệp rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà
Nội.
Nguyễn Chí Thanh,1975. Bảo quản gỗ mau mục bằng phương pháp tẩm cây đứng Tài liệu tổng
kết nghiên cứu khoa học Viện Công nghiệp rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội.
THROUGH THE SURVEYS ON NATURAL DURABILITY OF SEVEN KINDS OF PLANTATION –
GROWN SAWN WOOD DAMAGED BY MARINE HA (TEREDO MAMI AND BANKIA SAULII)
Vu Van Thu
Forest Products Preservation Research Division
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
Throughout the surveys on natural durability of seven kinds of plantation-grown sawn wood
damaged by marine Ha (Teredo mami and Bankiasaulii), we observed that the natural durability of
Ecucalyptus camadulensis timber was best of the seven kinds of timber (Manglietia glauca, Acacia
hybrid, Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Pinus massoniana lamb, Ecucalyptus Urophylla).
Although natural durability of Ecucalyptus camadulensis timber was longest of the seven kind of
timber, it maintained availability for only 2 to 4 months. If Ecucalyptus camadulensis timber is not
preserved appropriately, it can not exist long in sea water environment.
Key words: Natural durability, Timber damage Ha Teredo mami and Bankia saulii