Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY CỎ DÙNG LÀM THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO THÁI Ở XÃ THẠCH GIÁM, TƯƠNG DƯƠNG, NGHỆ AN " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.6 KB, 7 trang )















Nghiên cứu khoa học

NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ
DỤNG CÂY CỎ DÙNG LÀM
THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO THÁI Ở
XÃ THẠCH GIÁM, TƯƠNG
DƯƠNG, NGHỆ AN



















NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY CỎ
DÙNG LÀM THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO THÁI Ở XÃ THẠCH GIÁM, TƯƠNG DƯƠNG, NGHỆ
AN

Lữ Thị Ngân, Nguyễn Nghĩa Thìn,
Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN

TÓM TẮT

Kết quả đầu tiên chúng tôi đã điều tra được 231 loài cây thuốc được đồng bào Thái ở
huyện Tương Dương, Nghệ An sử dụng thuộc 192 chi 88 họ thực vật, chiếm 5,97% tổng
số loài thực vật làm thuốc của cả nước. Trong 12 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 23 loài, Cà phê (Rubiaceae) 13 loài, Đậu (Fabaceae) 10 loài, Dâu tằm
(Moraceae) 10, loài, và 7 chi giàu loài nhất chiếm 6,25% tổng số chi của hệ và chiếm
11,25 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 6 loài và chi Solanum có 5 loài.
Chúng thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo chiếm 31,16% tiếp đến là cây thân gỗ
chiếm 27,7% tổng số loài, cây bụi chiếm 23,8% và ít nhất là dây leo 17,31%. Nơi phân
bố: ở trên núi chiếm 46,75% tổng số loài, ở vườn nhà, bản làng, nương rẫy chiếm 42,86%, ở
trong các trảng cây bụi chiếm 19,48%, ở gần nước có số lượng loài ít nhất 14,72%.
Số loài có 1 bộ phận được dùng làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất 35,39%, 2 bộ phận chiếm
29,79%, 3 bộ phận trở lên chiếm 21,55% và 13,27% sử dụng cả cây. Trong đó lá, thân và

rễ được sử dụng nhiều nhất. Có 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân
tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất chiếm 23,81%, chữa bệnh ngoài
da - 22,08%, bệnh về thời tiết - 19,05%, bệnh về hô hấp - 15,15% và bồi bổ cơ thể -
13,85%
Từ khóa: Dân tộc Thái, Cây thuốc, Bệnh, Nghệ An.

MỞ ĐẦU
Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Thái Tương Dương - Nghệ An nói riêng đã có từ ngàn đời nay. Họ đã đúc kết thành kinh
nghiệm dân gian không chỉ về vật chất mà còn là nền văn minh truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và trở thành tài sản riêng của mỗi dân tộc. Thế nhưng do nhận thức, do sự ưu việt
của thuốc tây nên tài sản vô giá đó đang dần dần mất đi, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng như để góp phần bảo tồn nguồn tài
nguyên cây thuốc đó, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân
tộc, việc kiểm kê, bổ sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc là việc làm cần thiết
nhằm sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả trong tương lai. Cho nên chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở xã
Thạch Giám - Tương Dương - Nghệ An.

Địa điểm, phương pháp nghiên cứu
- Xã Thạch Giám nằm ở trung tâm huyện Tương Dương và hai bên bờ sông Lam.
Phía Đông giáp xã Tam Thái, phía Tây giáp Xã Xá Lượng, phía Nam giáp xã Tam Hợp, phía
Bắc giáp xã Yên Na.
Xã Thạch Giám có tổng diện tích 8.716,39ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là
64,00ha, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 3.205,25ha diện tích đất chưa sử dụng là
5.374,94ha. Dân số: 4030 người, bao gồm: dân tộc Thái có 3850 người, người Kinh có 136
người, dân tộc Khơ mú có 24 người và dân tộc Ơđu có 12 người.



Đồng bào định cư ở đây đã lâu và thường du canh trong vùng. Sống bằng nghề làm
rẫy là chủ yếu, ngoài ra có làm lúa nước, đánh bắt cá sông, hái lượm lâm sản.
- Phương pháp kế thừa: tập hợp các tư liệu có sẵn ở địa phương nghiên cứu để xây
dựng
Phương pháp phỏng vấn: lập bảng và phát cho những Ông lang, bà mế đã có kinh
nghiệm sử dụng thuốc.
Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa cũng như xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm:
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) và Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007).
Phương pháp định tên, xây dựng danh lục và phương pháp đánh giá: Theo Nguyễn
Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đa dạng về phân loại
1. Lần đầu tiên chúng tôi đã thống kê được 231 loài thuộc 192 chi 88 họ thực vật,
chiếm 5,97% tổng số loài thực vật làm thuốc của cả nước. Sự đa dạng về số lượng các taxon
trong hệ thực vật làm thuốc ở đây là rất cao, tỷ lệ taxon thực vật làm thuốc so với cả nước là
9,02%.
Bảng 1. Đánh giá vị trí taxon của từng ngành so với toàn hệ
Loài Chi Họ Ngành
Số loài Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số họ Tỷ lệ %
Lycopodiophyta 1 0,43 1 0,52 1 1,14
Equisetophyta 1 0,43 1 0,52 1 1,14
Polypodiophyta 5 2,17 4 2,08 4 4,54
Magnoliophyta 224 96,97 186 96,87 82 93,18
Tổng 231 100 192 100 88 100
2. Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành hạt kín (Magnoliophyta) là đa dạng nhất
với 82 họ, 186 chi, 224 loài (tập trung chủ yếu ở lớp 2 lá mầm với 75 họ chiếm 85% tổng số
họ, 162 chi chiếm 86,5% tổng số chi và 199 loài chiếm 88,00% tổng số loài).
Để thấy rõ hơn sự đa dạng của các taxon thực vật trong ngành, chúng tôi chọn
ngành Hạt kín (Magnoliophyta) – là ngành có số lượng taxon thực vật nhiều nhất của khu hệ

để khảo sát. Trong ngành này chúng ta khảo sát cả hai lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và
Một lá mầm (Monocotyledoneae).
Bảng 2. Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành hạt kín
Họ Chi Loài Ngành và lớp
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
Magnoliophyta 82 100,00 186 100,00 224 100,00
Dicotyledoneae 69 84,14 161 86,55 198 88,39
Monocotyledoneae 13 15,86 25 13,45 26 11,61
Từ bảng 2 cho thấy phần lớn số lượng cây thuốc tập trung trong các họ thuộc lớp Hai lá
mầm: có 69 họ chiếm 84,14%, 161 chi chiếm 86,55% và 198 loài chiếm 88,39% tổng số


trong khi đó lớp Một lá mầm chỉ có 13 họ chiếm 15,86%, 25 chi chiếm 13,45%, 26 loài
chiếm 11,61% tổng số. Tuy số lượng họ, chi, loài có ít hơn nhưng thực vật thuộc lớp Một
lá mầm lại tập trung rất nhiều loài thực vật làm thuốc có giá trị, được người dân coi là
thuốc quí: Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland.), Hoàng tinh hoa trắng
(Disporopsis longifolia Craib), Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb.)…
3. Có 12 họ đa dạng nhất, trong đó Thầu dầu (Euphorbiaceae) 23 loài, Cà phê
(Rubiaceae) 13 loài, Đậu (Fabaceae) 10 loài, Dâu tằm (Moraceae) 10 loài, Cúc
(Asteraceae) 8 loài, Ráy (Araceae) 7 loài, Cà (Solanaceae) 7 loài, các họ 6 loài gồm
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae), Bông (Malvaceae) và Nho (Vitaceae).
4. Có 7 chi giàu loài nhất chiếm 6,25% tổng số chi của hệ và chiếm 11,25% tổng số loài
của cả hệ. Đó là: chi Ficus có 6 loài, chi Solanum có 5 loài, các chi Paederia,
Psychotria, Smilax, Desmodium, Ardisia đều có 3 loài.
Đa dạng về dạng sống
Việc nghiên cứu dạng sống một mặt để góp phần đánh giá về sự đa dạng của điều kiện
khí hậu cũng như sự tác động của con người đến hệ thực vật nói chung và hệ cây thuốc
nói riêng. Mặt khác việc nghiên cứu nó còn giúp cho việc bảo tồn, sử dụng và phát triển
bền vững. Qua quá trình nghiên cứu, căn cứ trên các tài liệu đã công bố và các kiểu
dạng sống của Raunkiear (1934) và được Thái Văn Trừng mô hình hóa, kết quả thu

được thể hiện qua bảng 3
Bảng 3. Dạng sống của các cây thuốc ở Thạch Giám
Dạng sống Cây thảo Cây gỗ Cây bụi Dây leo
Số lượng loài 72 64 55 40
Tỷ lệ % 31,16 27,70 23,80 17,31
Qua đó chúng ta thấy thực vật làm thuốc ở Thạch Giám rất đa dạng về dạng sống: nhiều
nhất là cây thân thảo có 72 loài chiếm 31,16% tiếp đến là cây thân gỗ có 64 loài chiếm
27,7%, cây bụi có số lượng 55 loài chiếm 23,8% và ít nhất là dây leo có 40 loài chiếm
17,31%.
Sự phân bố của các cây thuốc
Kết quả được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống
TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ % so với
tổng số loài
1 Sống ở núi (rừng sâu, rừng thứ sinh,
ven rừng)
108 46,75
2 Sống ở vườn (Vườn nhà, nương rẫy,
bản làng)
99 42,86
3 Sống ở đồi (Đồi núi, trảng cây bụi ) 45 19,48
4 Sống ở gần nước (khe suối, ruộng ) 34 14,72
Từ bảng 4 cho thấy: Môi trường sống của thực vật làm thuốc chủ yếu là ở núi có 108 loài
chiếm 46,75%, ở vườn nhà, bản làng, nương rẫy có 99 loài chiếm 42,86%, ở trảng cây bụi
trên đồi trọc có 45 loài chiếm 19,48% tổng số loài, ở gần nước có số lượng loài ít nhất có 34
loài chiếm 14,72% tổng số loài của khu hệ.
Đa dạng về các bộ phận sử dung (Bảng 5, 6)


Qua kết quả điều tra và thống kê chỉ ra ở bảng 5 cho thấy: Số loài có 1 bộ phận được dùng

làm thuốc cao nhất có 120 loài chiếm tỉ lệ 35,39%, sử dụng 2 bộ phận làm thuốc có 101 loài
chiếm 29,79%, sử dụng 3 bộ phận trở lên 73 loài chiếm 21,55% và có 45 loài chiếm 13,27%
sử dụng cả cây.
Bảng 5. Số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng
Số tt Số lượng sử
dụng
Số loài tham gia Tỷ lệ (%) so với tổng số
loài
1 1 bộ phận 90 38,96
2 2 bộ phận 62 26,84
3 ≥3 bộ phận 45 19,48
4 Cả cây 34 14,72
Tổng cộng 231 100,00
Lá, thân và rễ được sử dụng nhiều nhất. Lá với 123 loài chiếm 53,25%, rễ và củ 101 loài
chiếm 43,72%, thân cây 74 loài chiếm 32,03%, tiếp sau là vỏ, quả, hạt, hoa và ít nhất là dùng
nhựa cây làm thuốc chỉ có 7 loài chiếm 3,03 % tổng số loài.


Bảng 6. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc của các loài
Số loài Số tt Bộ phận
sử dụng
Số lượng Tỷ lệ % so với tổng
số loài
1 Lá 123 53,25
2 Rễ (củ) 101 43,72
3 Thân 74 32,03
4 Vỏ 48 20,78
5 Quả 46 19,91
6 Hạt 40 17,32
7 Hoa 20 8,66

8 Nhựa 7 3,03

Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị (Bảng 7)
Có 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu
hóa có nhiều loài cây nhất 55 loài chiếm 23,81%, chữa bệnh ngoài da có 51 loài chiếm
22,08%, bệnh về thời tiết có 44 loài chiếm 19,05%, bệnh về hô hấp có 35 loài chiếm
15,15% và bồi bổ cơ thể 32 loài chiếm 13,85% tổng số loài, đây cũng là những bệnh hay
gặp ở người dân Thạch Giám. Nhóm ít nhất là nhóm bệnh chữa cho gia súc chỉ có 2 loài
chiếm 4,76% tổng số loài.


Bảng 7. Sự đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị bằng cây thuốc dân tộc
TT Các nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ %
1 Bệnh về đường tiêu hoá (lỏng, tả, lỵ, rối loạn, ngộ độc)

55 23,81
2 Bệnh ngoài da (vết thương, ghẻ lở, mụn nhọt, nhiễm
trùng)
51 22,08
3 Bệnh về thời tiết (cảm cúm, đau đầu, sốt) 44 19,05
4 Bệnh về đường hô hấp (Ho, hen, phế quản, phổi) 35 15,15
5 Bồi dưỡng cơ thể, tăng sức khoẻ 32 13,85
6 Bệnh của phụ nữ (sinh đẻ, kinh nguyệt, dạ con) 29 12,55
7 Bệnh về xương (gẫy xương, bong gân, sai khớp ) 27 11,69
8 Bệnh về thận (tiết niệu, lợi tiểu, viêm thận) 25 10,82
9 Bệnh của trẻ em (Giun sán, còi xương) 19 8,23
10 Bệnh về mắt 17 7,36
11 Bệnh về đau răng 15 6,49
12 Động vật cắn (Rết, sên cắn). 13 5,63
13 Bệnh về thần kinh (Bại liệt, thần kinh). 13 5,63

14 Bệnh về gan (Gan, vàng da) 11 4,76
15 Bệnh của gia súc 2 0,87

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Nghĩa Thìn,1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã, 2001. Thực vật học dân tộc- Cây
thuốc đồng bào Thái - Con Cuông - Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Tập và cộng sự, 2006. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2005. Trong: Ngiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, Viện
Dược liệu. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam (quyển I, II, III). Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Văn Chi,1996. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội.

PRELIMINARY RESULTS OF INVESTIGATION OF MEDICINAL PLANTS USED BY THAI
MINORITY AT THE THACH GIAM COMMUNE, TUONG DUONG DISTRICT, NGHE AN
PROVINCE

Lữ Thị Ngân, Nguyễn Nghĩa Thìn


Faculty of Biology, College of Science, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam

SUMMARY

In this paper, traditional plants used by Thai minority people at the Thach Giam commune,
Tuong Duong district, Nghe An province were investigated, collected, identified and listed with
231 species, 192 genera, 88 families of 4 divisions of the higher plants. Of those, species of
the Angiosperms are dominant representing 93.16% of total, then the Polypodiophyta -

4.54%, the Lycopodiophyta - 1.14, and the Equisetophyta - 1.14%.
Their life-forms are diverse including Herbs -31.16%, Trees - 27.7%, Shrubs - 23.8%, and
Lianas - 17.31%. They live mainly in forest on mountains: 46.75%, then in gardens: 42.86%.
After an inventory, 15 groups of diseases were cured by the local people, of which 4 groups
used with the largest number of species: digestion, skin, fever and lung diseases. Parts of
plant species used by the Thai People is different: one part of plant used occupies 36.39% of
total species, two parts used - 29.79%, and 3 parts used 21.55%. Of these parts, leaves are
used the most common: 53.25%, then rhoots: 43.72% and stems: 32.03%. 39 remedies those
were used for curing 15 groups of diseases are also investigated and listed.

Key words: Thai minority, Medicinal plants, Diseases, Tuong Duong, Nghe An.



×