Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu khoa học " KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.67 KB, 5 trang )







Nghiên cứu khoa học

KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA
CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ
RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG
TRỒNG LUỒNG



1
KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG
DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG

Hoàng Văn Thắng
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Kết quả điều tra khả năng tái sinh của một số loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở
Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy có khoảng 12-22 loài cây gỗ lá rộng có khả
năng tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng 15-16 tuổi. Trong đó, khoảng 4-8 loài cây gỗ lá rộng có giá
trị kinh tế cao và đang được sử dụng trồng rừng ở Việt Nam. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ
dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc dao động trong khoảng từ 110-420 cây/ha, trong khi đó mật
độ cây tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng Luồng tại Cầu Hai là 74-919 cây/ha. Mật độ tái sinh
của các loài cây gỗ có giá trị kinh tế dao động trong khoảng từ 74-330 cây/ha. Mặc dù không chiếm


tỷ lệ cao trong tổ thành loài cây tái sinh, song các loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao lại có khả
năng sinh trưởng tương đối tốt. Chiều cao trung bình của các loài cây này đạt từ 1,1-5,7m. Đây là
các loài cây có sinh trưởng, phát triển tốt và có triển vọng trong việc trồng hỗn giao với Luồng.
Từ khóa: Cây gỗ lá rộng, tái sinh, rừng Luồng.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Luồng là một trong những loài cây đa tác dụng, đã và đang được người dân ở nhiều tỉnh phía Bắc
đưa vào trồng như là một loài cây trồng rừng chính. Luồng được trồng nhiều nhất ở các địa phương
như Thanh Hóa (69.037,16ha), Hòa Bình (14.121ha) và Cầu Hai - Phú Thọ (135ha). Mặc dù đã
được trồng từ lâu và với diện tích lớn, song hầu hết rừng trồng Luồng đã có là rừng thuần loài và
được kinh doanh liên tục trong nhiều luân kỳ. Đến nay nhiều diện tích rừng trồng Luồng thuần loài ở
các địa phương trên đã bộc lộ nhiều nhược điểm như dịch sâu bệnh phát triển mạnh, năng suất và
chất lượng rừng trồng giảm đi rõ rệt. Nhằm hạn chế những tồn tại trên và để kinh doanh rừng Luồng
được bền vững cần có những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp. Một trong những biện pháp đó
là xây dựng rừng trồng hỗn giao Luồng và cây gỗ lá rộng bản địa. Tuy nhiên, việc xác định các loài
cây gỗ lá rộng bản địa để trồng hỗn giao với Luồng trên thực tế vẫn chưa được quan tâm nghiên
cứu. Để có cơ sở cho việc lựa chọn loài cây gỗ lá rộng để trồng hỗn giao với Luồng thì việc điều tra
về khả năng tái sinh của các loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng là rất cần thiết.

MỤC TIÊU
Xác định được khả năng tái sinh của một số loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng Luồng làm cơ sở cho
việc chọn loài cây lá rộng bản địa trồng hỗn giao với Luồng.

NỘI DUNG
Điều tra khả năng tái sinh (xác định tổ thành loài cây, mật độ, tình hình sinh trưởng) của các loài cây
gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và Cầu Hai (Phú Thọ).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời để thu thập số liệu.
Lựa chọn các mô hình rừng trồng Luồng đã có thời gian kinh doanh dài (trên 15 năm) để lập các ô

tiêu chuẩn điều tra. Tại mỗi khu vực điều tra, chọn 3 mô hình rừng trồng Luồng khác nhau, với mỗi
mô hình lập 3 tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô là 500m
2
. Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, diện
tích mỗi ô dạng bản là 25m
2
(5mx5m), trong đó có 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa của ô tiêu chuẩn. Trong
mỗi ô dạng bản thu thập các chỉ tiêu về cây gỗ tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng gồm: thống kê các
loài cây gỗ tái sinh, số cây tái sinh của từng loài và đo chiều cao của từng cây gỗ tái sinh trong ô.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Rừng trồng Luồng ở các địa phương được trồng chủ yếu trên đối tượng đất rừng sau nương
rẫy hoặc đất còn mang tính chất của đất rừng. Sau một thời gian trồng, dưới tán rừng Luồng đã xuất
hiện một số loài cây gỗ lá rộng bản địa tái sinh. Tuy nhiên, tổ thành loài cũng như mật độ và chất
lượng cây tái sinh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện lập địa và thời gian kinh doanh rừng Luồng. Trong
đó, điều kiện lập địa là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tái sinh của các loài cây gỗ.
Tổng hợp kết quả điều tra khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn dưới tán rừng
Luồng tại Ngọc Lặc Thanh Hóa được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng (15 tuổi)
2
ở Ngọc Lặc – Thanh Hóa
TT
Loài cây
tái sinh
Hvn
(m)
Mật độ tái
sinh
(cây/ha)
Tỷ lệ tổ

thành
(%)
Tỷ lệ tái
sinh chồi

(%)
Tỷ lệ tái
sinh hạt

(%)
1 Dẻ sao 1,7
332 11,6
0 100
2 Máu chó 1,2
288 10,1
2,6 97,4
3 Kháo 2,1
265 9,3
10,3 89,7
5 Ngát 2,2
265 9,3
12,0 80,0
6 Lim xanh 2,9
265 9,3
0 100
7 Thôi ba 2,7
420 14,7
9,6 90,4
8 Trâm tía 1,2
243 8,5

0 100
9 Côm tầng 2,8
310 10,9
12,3 87,7
10 Mán đỉa 1,4
243 8,5
17,5 82,5
11 Côm lá kèm 1,9
110 3,9
0 100
12 Đinh thối 1,1
111 3,9
10,0 94,0

Kết quả điều tra cho thấy số loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng tại Ngọc Lặc -
Thanh Hóa trong các ô tiêu chuẩn dao động trong khoảng từ 10-12 loài, trong đó có một số loài có
giá trị kinh tế như Lim xanh, Dẻ sao, Đinh thối, Kháo, … Mật độ cây tái sinh trung bình của các loài
cây gỗ là 260 cây/ha, trong đó Thôi ba là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 420 cây/ha, tương ứng
với hệ số tổ thành là 14,7% và Côm lá kèm là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất, đạt 110cây/ha,
tương ứng với hệ số tổ thành là 3,9%. Nguồn gốc tái sinh của các loài hầu hết là đều từ hạt, trong đó
Dẻ sao, Lim xanh, Trâm tía và Côm lá kèm là các loài có nguồn gốc tái sinh đều từ hạt (100%). Mán
đỉa là loài có tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất (17,5%). Nhìn chung các loài cây tái sinh đều có sinh trưởng
phát triển tốt, chiều cao trung bình của các loài cây tái sinh là 2m, trong đó Lim xanh là loài có chiều
cao trung bình cao nhất, đạt 2,9m và thấp nhất là Đinh thối có chiều cao trung bình là 1,1m. Như vậy
với chiều cao trung bình là 2m thì hầu hết các loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng tại Ngọc Lặc -
Thanh Hóa đều đã vượt qua được lớp cây bụi thảm tươi nên đều rất có triển vọng hình thành lớp
cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng.
Đối với các mô hình rừng trồng Luồng ở Cầu Hai - Phú Thọ, do được trồng trên đối tượng
đất còn mang tính chất đất rừng và hầu hết các mô hình đã được trồng trong thời gian dài (15-20
năm) nên dưới tán rừng trồng Luồng đã xuất hiện nhiều loài cây bản địa tái sinh, trong đó có một số

loài cây có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra tái sinh của các loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng
Luồng ở Cầu Hai - Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng (16 tuổi)
ở Cầu Hai – Phú Thọ
TT
Loài cây gỗ tái
sinh
Hvn
(m)
Mật độ tái
sinh
(cây/ha)
Tỷ lệ tổ
thành
(%)
Tỷ lệ tái
sinh chồi

(%)
Tỷ lệ tái
sinh hạt

(%)
1 Ba gạc 2,2 74 0,9 0 100
2 Bứa 1,4 257 3,1 28,6 71,4
3 Chẹo tía 2,6 257 3,1 14,3 85,7
4 Chò nâu 14 74 0,9 0 100
5 Dẻ 3,4 257 3,1 0 100
6 Giổi 5,7 74 0,9 0 100

7 Kháo 2,1 221 2,7 50 50
8 Khế rừng 1,6 37 0,4 0 100
9 Lim xanh 3,6 331 4.0 33,3 66,7
3
10 Mãi táp 2 110 1,3 33,3 66,7
11 Má đỉa 0,6 37 0,4 0 100
12 Máu chó 2,3 74 0,9 50 50
13 Nanh chuột 2,6 257 3,1 14,3 85,7
14 Ngát 2,4 294 3,6 50 50
15 Ràng ràng mít 1,7 919 11,1 52 48
16 Re gừng 1,3 37 0,4 0 100
17 Sồi phảng 1,1 74 0,9 0 100
18 Thau lĩnh 2 221 2,7 33,3 66,7
19 Thừng mực 1,7 221 2,7 33,3 66,7
20 Trám trắng 1,8 330 4,0 11,1 88,9
21 Trọng đũa 1,4 699 8,4 26,3 73,7
22 Vải rừng 3,8 74 0,9 0 100

Số liệu bảng 2 cho thấy sau 16 năm trồng, dưới tán rừng Luồng đã thấy xuất hiện 22 loài
cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phần lớn các loài cây gỗ tái sinh là loài ít có giá trị kinh tế, như Ba gạc
(0,9%), Hu bét (27,1%), Ràng ràng mít (11,1%), Trọng đũa (8,4%), Bứa (3,1%), Tuy nhiên, một
số loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổ thành loài cây tái sinh
như Lim xanh và Trám trắng (đều chiếm tỷ lệ 4,0%), Re gừng (0,4%), Chò nâu (0,9%), Sồi phảng
(0,9%), Kháo (2,7%). Mặc dù các loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế không chiếm tỷ lệ cao trong tổ
thành loài nhưng chúng đều rất có triển vọng. Chiều cao của các loài cây tái sinh có giá trị đạt được
tương đối tốt, Lim xanh cao trung bình là 3,6m; Giổi xanh 5,7m; Trám trắng 1,8m; Re gừng 1,3m và
Sồi phảng là 1,1m. Đây là những loài cây rất có triển vọng cho việc lựa chọn để trồng hỗn loài với
Luồng.
Như vậy, có thể thấy tổ thành loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng trồng tại Ngọc Lặc -
Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ phần lớn là các loài cây đã có phân bố tự nhiên trong khu vực. Do

vậy chúng đều có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa. Tuy nhiên, sự tồn tại và sinh trưởng
của chúng còn phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp chăm sóc, đặc biệt là việc điều chỉnh mật độ của
rừng Luồng để mở tán, tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi cho các loài cây gỗ tái sinh dưới tán
sinh trưởng, phát triển tốt.

KẾT LUẬN
 Dưới tán rừng trồng Luồng (15-16 tuổi) có từ 12-22 loài cây gỗ lá rộng tái sinh tự nhiên,
trong đó có từ 4-8 loài cây cho giá trị kinh tế cao. Đây là các loài có thể chọn để trồng rừng
hỗn giao với Luồng.
 Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa là 260 cây/ha và tại
Cầu Hai - Phú Thọ là 225 cây/ha.
 Các loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
và rất có triển vọng. Chiều cao trung bình của các loài cây tái sinh dưới tán rừng Luồng 15
tuổi tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa là 2m và dưới tán rừng Luồng 16 tuổi tại Cầu Hai - Phú Thọ là
2,8m.


TÀI IỆU THAM KHẢO

Chi Cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2008. Báo cáo về thực trạng rừng Luồng Thanh Hóa và đề
xuất một số giải pháp nhằm thực hiện kinh doanh rừng Luồng đạt hiệu quả cao và bền vững.
Nguyễn Trường Thành, 2002. Trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với cây lá rộng tại Phú
Thọ. Tạp chí NN&PTNT số 2.
Nguyễn Thị Nhung, 2004. Báo cáo kết quả thực hiện đề mục gây trồng thử nghiệm cây bản địa
dưới tán rừng trồng Luồng. Báo cáo tóm tắt.
Mai Xuân Phương, 2001. Tìm hiểu đặc điểm sinh học cây Luồng làm cơ sở đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật kinh doanh lâu dài tại Lâm trường Luồng Lanh Chánh - Thanh Hóa.


4

Regeneration of native broad-leaf species under THE CANOPY of Dendrocalamus
membranaceus Munro plantation
Hoang Van Thang
Silvicultural Techniques Research Division
Forest Science Institute of Vietnam

Summary
Results on an investigation into planting broad-leaf species under Dendrocalamus
membranaceus show that there are about 12-22 native broad-leaf species which can regenerate
under the canopy of a 15-16 year old Dendrocalamus membranaceus Munro plantation in Ngoc Lac -
Thanh Hoa and Cau Hai- Phu Tho Provinces. This include about 4-8 species of trees which have a
high economic value and are used in plantations in Vietnam. The density of native broad-leaf species
planted under the canopy of D.membranaceus Munro plantation at Ngoc Lac ranges from 110 to 420
trees/ha and at Cau Hai - Phu Tho from 74 - 919 trees/ha. The density of native broad-leaf species
which have an economic value ranges from 74 -330 trees/ha. Although not accounting for high rates
of regeneration tree species, they are able to grow relatively well. The average height of these tree
species is 1,1-5,7 m. These species have good growth and have the potential to be planted mixed
with D.membranaceus Munro

Key words: Regeneration, Native broad-leaf species, Plantation of Dendrocalamus membranaceus
Munro, Ngoc Lac- Thanh Hoa, Cau Hai - Phu Tho.


×