Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI LỚP PHỦ THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.93 KB, 8 trang )













Nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU SỰ THAY
ĐỔI LỚP PHỦ THẢM
THỰC VẬT RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BẠCH
MÃ, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ






.

1
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI LỚP PHỦ THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH
MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Đặng Ngọc Quốc Hưng
Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế



TÓM TẮT
Lớp phủ thảm thực vật rừng giữ vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, xói mòn đất, và nó càng có vai trò to lớn trong các khu rừng đặc dụng là bảo tồn hệ sinh
thái mẫu chuẩn và các loài động thực vật quí hiếm. Sự thay đổi lớp phủ thảm thực rừng có thể làm
mất đi các hệ sinh thái mẫu chuẫn cũng như loài động thực vật quí hiếm do hoạt động của con người
hay do các hiện tượng tự nhiên gây nên. Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để giám sát,
đánh giá nhanh sự thay đổi lớp phủ thực vật rừng ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng ở huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế của vườn quốc gia Bạch Mã trong các năm 1989, 2001, 2004, 2007
và khả năng tiếp cận làm thay đổi các lớp thảm thực vật rừng của người dân địa phương, góp phần
giúp cho ban quản lý vườn quốc gia Bạch Mã có được các thông tin về biến động thảm thực rừng ở
khu vực diện tích mới mở rộng và làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn các khu rừng
này.
Từ khóa: Lớp phủ thảm thực vật rừng, Bạch Mã

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã được thành lập từ năm 1991, với mục tiêu bảo vệ các loài động
thực vật đặc trưng cho hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam, quản
lý bảo vệ và duy trì đa dạng các hệ sinh thái cần bảo tồn, bảo vệ nguồn gen động thực vật quí hiếm.
Phù hợp với chiến lược bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng của quốc gia, năm 2008, VQG
Bạch Mã được phép mở rộng diện tích nối liền với các khu rừng còn nguyên vẹn và có tính đa dạng
sinh học cao. Sau khi mở rộng diện tích từ 22.030ha lên 37.487 ha, VQG Bạch Mã được bao bọc
xung quanh bởi dân cư ở xung quanh vùng đệm khá đông, nên chịu một sức ép khá lớn vào nguồn tài
nguyên rừng, vì vậy lớp phủ thực vật rừng ngày càng có nguy cơ bị khai thác trái phép và suy thoái,
và là nguyên nhân gây nên thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.

Việc điều tra, theo dõi, đánh giá và phân tích sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng là một trong
những nhiệm vụ được ưu tiên ở những khu vực diện tích mới mở rộng của Vườn. Mặc dù hàng năm
đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng của các ngành chức năng, nhưng hầu hết
các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền thống.
Đây là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian, không đáp ứng được tính
thời sự và làm các báo cáo nhanh vì tình hình diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng luôn biến động.
Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS đáp ứng được nhu cầu này và có khả năng giúp giải
quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời gian ngắn. Áp dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu
sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng sẽ phần nào giúp cho Ban quản lý VQG Bạch Mã có được các
thông tin diễn biến nguồn tài nguyên rừng vùng diện tích mới mở rộng và làm cơ sở cho việc xây dựng
chiến lược bảo tồn thảm thực vật rừng ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng tại huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Địa bàn nghiên cứu: các khu rừng thuộc diện tích mới mở rộng của Vườn quốc gia Bạch Mã
nằm trên địa bàn hành chính của ba xã Thượng Lộ, Thượng Nhật và Thượng Long, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phủ thực vật rừng bằng phương pháp giải đoán ảnh viễn thám có
kiểm định để chiết xuất thông tin từ ảnh vệ tinh và xây dựng bản đồ lớp phủ thảm thực vật khu vực
nghiên cứu qua từng năm. Ảnh sử dụng cho phân loại ảnh số có kiểm định là ảnh Landsat các năm
1989, 2001, 2004, và năm 2007. Sử dụng phần mềm Erdas để giải đoán ảnh vệ tinh.
- Phân tích, đánh giá sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng giai đoạn từ năm 1989 – 2001,
2001– 2004, 2004 – 2007 bằng phương pháp chồng ghép, phân tích bằng phần mềm Arcview 3.2.
- Đánh giá khả năng tiếp cận làm thay đổi các lớp phủ thảm thực vật rừng do các hoạt động
của người dân địa phương dựa vào khoảng cách từ sông suối bằng phương pháp chồng ghép và tạo
vùng đệm khoảng cách (buffer) bằng phần mềm Arcview 3.2.




2

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ thảm thực vật rừng của các năm 1989, 2001, 2004, 2007 từ
ảnh vệ tinh
Với ảnh Landsat năm 1989, 2001, 2004 và 2007, thực hiện quy trình giải đoán ảnh viễn thám,
chúng tôi xây dựng được bản đồ hiện trạng lớp phủ thảm thực vật rừng các năm trên. Sau khi giải
đoán trong phòng và đánh giá độ chính xác của công tác giải đoán, chúng tôi đi kiểm tra ở lấy mẫu ở
thực địa và đối chiếu với ảnh giải đoán trong phòng, qua kiểm tra độ chính xác toàn ảnh là 95,65%,
chứng tỏ các lớp phủ thảm thực vật rừng có sự phân biệt rõ ràng trên ảnh.


Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm
1989
Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm
2001

Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm
2004
Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật rừng năm
2007

Bảng 1. Diện tích các lớp phủ thảm thực vật rừng qua các năm
Diện tích (ha) Phần trăm diện tích (%)
Lớp phủ Năm
1989
Năm
2001
Năm
2004

Năm
2007
Năm
1989
Năm
2001
Năm
2004
Năm
2007
Rừng tự nhiên 9903,48

11058,49

10438,98

10387,68

70,60

78,84 74,42 74,06
Rừng phục hồi 2923,68

2217,05

1344,96

1802,03

20,85


15,81 9,59 12,84
Đất trống 1199,64

751,25

2242,85

1838,08

8,55 5,36 15,99 13,10
Tổng cộng 14026,79

14026,79

14026,79

14026,79

100 100 100 100
Diện tích rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu chiếm khá cao, năm 2001 có diện tích cao
nhất là 11.058,49ha, năm 1989 diện tích có thấp nhất là 9.903,48ha. Mặt khác, diện tích đất trống
chiếm tỉ lệ thấp nhất, luôn biến động từ 5,36% (751,25ha) đến 15,99% (2.242,85ha), diện tích rừng
suy giảm do các hoạt động khai thác gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng, đốt nương làm
rẫy các năm ở bảng trên diễn ra với mạnh nhất ở năm 2004, chứng tỏ công tác bảo vệ rừng chưa
được thực hiện tốt và ngăn chặn các vụ xâm hại làm suy giảm tài nguyên rừng. Diện tích rừng phục
hồi thay đổi không lớn lắm từ 9,59% đến 20,85%, trong khi đó diện tích đất trống càng tăng lên, thay
đổi từ 8,55% (năm 1989) lên đến 15,99% (năm 2004) và sau đó giảm xuống.

Phân tích, đánh giá sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng giai đoạn từ 1989 – 2001, 2001 –

2004, 2004 – 2007
Chồng ghép các bản đồ hiện trạng lớp phủ các thời kỳ bằng phần mềm Arcview với công cụ phân
tích không gian (Spatial Analyst) tạo ra các bản đồ thay đổi lớp phủ thực vật từng giai đoạn

3

Phân tích thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2001


Bảng 2. Ma trận thay đổi lớp phủ thực vật giai đoạn 1989–2001(Đ.vị: ha)
Rừng phục
hồi 1989
Đất trống 1989 Rừng tự nhiên
1989
Tổng năm 2001
Rừng phục hồi 2001 162,171 16,079 27,561 205,811
Đất trống 2001 18,736 47,928 2,938 69,602
Rừng tự nhiên 2001 90,317 47,073 888,572 1025,962
Tổng thay đổi 271,224 111,08 919,071 1301,375
Trong giai đoạn này, rừng tự nhiên không thay đổi có diện tích lớn nhất (888,572ha), kế đến
rừng phục hồi (162,17ha) và diện tích thay đổi thấp nhất là đất trống (47,928ha); diện tích rừng phục
hồi chuyển thành rừng tự nhiên lớn nhất là 90,317ha, đồng thời cũng có 27,561ha diện tích rừng tự
nhiên chuyển thành rừng phục hồi. Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang đất trống rất thấp 2,938ha và
rừng phục hồi chuyển sang đất trống là 18,736ha, chứng tỏ rừng được bảo vệ tốt.
Khả năng tái sinh rừng trên đất trống chuyển sang rừng tự nhiên (47,03ha) cao so với hơn diện
tích đất trống chuyển sang rừng phục hồi (16,079ha), rừng ở đây có khả năng tự tái sinh phục hồi
theo chiều hướng đi lên, phủ xanh lại đất trống.
Phân tích thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004














Bảng 3. Ma trận thay đổi lớp phủ thực vật giai đoạn 2001-2004
Đơn vị: ha
Rừng phục
hồi 2001
Đất trống
2001
Rừng tự nhiên
2001
Tổng năm 2004
Rừng phục hồi 2004 88,629 8,2 28,082 124,911
Đất trống 2004 67,443 59,084 81,857 208,384
Rừng tự nhiên 2004 49,785 2,372 916,772 968,929
Tổng thay đổi 205,857 69,656 1026,711 1302,224
Cũng giống như giai đoạn 1989-2001, phần diện tích không thay đổi trong giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2004 là rừng tự nhiên vẫn chiếm diện tích lớn nhất (916,77ha), tiếp đến là rừng phục
hồi, diện tích đất trống không thay đổi thấp nhất (59,08ha).
Tình trạng mất rừng diễn ra mạnh hơn, bằng chứng là có 81,857ha rừng tự nhiên và 67,443ha
rừng bị tàn phá chuyển sang đất trống, chứng tỏ thời kỳ này tình trạng bảo vệ rừng không tốt, để
người dân vào khai thác rừng diễn mạnh, tập trung ở những vùng đất dọc theo các khe suối. Khả



4

năng chuyển từ đất trống sang các loại rừng rất nhỏ, chỉ có gần 10,57ha đất trống chuyển sang các
loại rừng khác, khả tái sinh, phát triển rừng rất từ trống rất thấp. Đồng thời khả năng chuyển qua trạng
thái từ rừng tự nhiên qua rừng phục hồi cũng thấp.

Phân tích thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007


Bảng 4. Ma trận thay đổi lớp phủ thực vật giai đoạn 2004-2007
Đơn vị: ha
Rừng phục
hồi năm 2004
Đất trống
năm 2004
Rừng tự nhiên
năm 2004
Tổng năm
2007
Rừng phục hồi năm 2007 99,54 51,261 16,462 167,266
Đất trống năm 2007 16,348 101,365 53,091 170,804
Rừng tự nhiên năm 2007 9,034 55,801 899,56 964,395
Tổng thay đổi 124,925 208,427 969,113 1302,465
Trong giai đoạn này, khả năng tái sinh rừng diễn ra mạnh, bằng chứng là có 107,06ha đất trống
chuyển sang trạng thái rừng phục hồi và rừng tự nhiên, với tỉ lệ diện tích đất trống chuyển sang diện
tích rừng tự nhiên, rừng phục hồi gần bằng nhau. Tình trạng khai thác rừng tự nhiên diễn ra ít hơn so
với giai đoạn năm 2001-2004 (mất 53,09ha rừng tự nhiên do bị khai thác trắng), nhưng nhìn vào hình
4, cho thấy có 53,09ha rừng tự nhiên bị mất ở mức độ trung bình do các hoạt động khai thác rừng là

chủ yếu. Đây là thời điểm vùng rừng này sắp chuyển giao cho Vườn, cho nên khả năng buông lỏng
công tác bảo vệ rừng để cho người dân vào chặt trộm các loài cây gỗ ở những vùng rừng núi cao.
Khả năng chuyển qua lại giữa trạng thái rừng tự nhiên và rừng phục hồi rất thấp, trong đó có 9,03ha
rừng phục hồi chuyển sang rừng tự nhiên và ngược lại có 16,46ha rừng tự nhiên chuyển sang rừng
phục hồi.
Qua việc phân tích sự thay đổi lớp phủ thực vật rừng giữa hai mốc thời gian, chúng ta có thể
nhìn thấy sự thay đổi toàn cảnh từ năm 1989 đến năm 2007 dựa trên bảng tổng hợp 11 và biểu đồ 2
thể hiện sự thay đổi dưới đây

Bảng 5. Diện tích các loại thảm thực vật qua các năm
Đơn vị: ha

Năm
Diện tích tăng, giảm
(+,-) giai đoạn


Lớp phủ
1989 2001 2004 2007 1989 -
2001
2001-
2004
2004 -
2007
Rừng tự nhiên 9903,48 11058,49 10438,98 10387,68 1.155,01

-619,5 -51,30
Rừng phục hồi 2923,68 2217,05 1344,96 1802,03 -706,63 -872,1 456,08
Đất trống 1199,64 751,25 2242,85 1838,08 -448,39 1.491,6 -404,77




Biểu đồ 1. Biểu diễn sự thay đổi diện
tích lớp phủ thảm thực vật rừng


0.00
2000.00
4000.00
6000.00
8000.00
10000.00
12000.00
Diện tích (ha)
1989 2001 2004 2007
Năm
Rừng phục hồi Đất trống Rừng tự nhiên

5

Qua bảng 5 và biểu đồ 1 biểu diễn sự thay đổi về diện tích các lớp phủ thực vật như sau:
Diện tích rừng tự nhiên chiếm số lượng lớn nhất trong các lớp phủ, có sự thay đổi nhưng không
lớn lắm, diện tích rừng tự nhiên giảm xuống diễn ra mạnh nhất vào giai đoạn từ năm 2001 đến năm
2004 có 619,5ha rừng tự nhiên chuyển sang các trạng thái khác. Trái ngược với giai đoạn từ năm
1989 đến năm 2001, diện tích rừng tự nhiên được phục hồi tăng lên đến 1.155,01ha, do trong giai
đoạn này với chính sách tái định canh định cư cho người dân tộc thiểu số sống trong rừng của nhà
nước, huyện Nam Đông đã di dời các hộ dân sống trong rừng về định canh định cư trong các thôn.
Giai đoạn từ năm 2004 đến 2007, diện tích rừng tự nhiên mất đi cũng tương đối ít hơn so với giai
đoạn từ năm 2001 đến 2004.
Bên cạnh đó, diện tích rừng phục hồi vẫn bị suy thoái, giảm xuống trong giai đoạn từ năm 1989

đến 2001 là 706,63ha và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004 là 872,1ha; giai đoạn từ năm 2004 –
2007 diện tích rừng phục hồi có khả năng phục hồi tăng lên đến 456,08ha
Diện tích đất trống giảm xuống trong hai giai đoạn từ năm 1989–2001 và từ năm 2004 – 2007
gần như nhau; giai đoạn 2001 – 2004 diện tích đất trống tăng lên khá mạnh do mất rừng tự nhiên và
rừng phục hồi. Giai đoạn này các hoạt động khai thác rừng lấy gỗ và phát nương làm rẫy diễn ra
mạnh nhất so với các giai đoạn khác.
Qua các hình 2, 3 và 4: bản đồ biểu diễn thay đổi lớp phủ thực vật rừng giai đoạn năm 1989-
2001, 2001-2004 và giai đoạn 2004-2007, chúng tôi nhận thấy diện tích rừng bị mất tập trung dọc
theo các con sông, suối. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu xã Phú Vinh, huyện
A Lưới về quy luật tác động vào tài nguyên rừng của Hồ Đắc Thái Hoàng và Lê Văn An (2009).
Vậy thực chất của biến động tài nguyên rừng được chia ra làm hai nhóm chính. Nhóm mất rừng
do tác động cận biên làm thay đổi diện tích rừng và đất rừng và nhóm suy giảm chất lượng rừng
Phân tích mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận rừng với thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng





Quan hệ giữa khả năng tiếp cận rừng với lớp phủ thực vật rừng giai đoạn 1989-2001, 2001-2004 và
giai đoạn 2004-2007

Bảng 8. Quan hệ giữa khả năng tiếp cận rừng với thay đổi lớp phủ thực vật rừng giai đoạn năm
1989 đến 2001, 2001-2004 vàn 2004-2007

Khả năng tiếp cận Rừng giảm Rừng tăng Tổng thay đổi
K/cách từ
sông suối
Tổng diện
tích tiếp
cận

Diện tích
(ha)
% Diện
tích
(ha)
% Diện tích
(ha)
%

6

200 m 2.813,774 154,38 5,49 229,77 8,17 384,14 13,65
400 m 5.091,723 196,89 3,87 387,75 7,62 584,64 11,48
Giai
đoạn
1989-
2001
600 m 7.072,378 216,54 3,06 513,50 7,26 730,04 10,32
200 m 2.813,774 484,49 17,22 80,52 2,86 565,01 20,08
400 m 5.091,723 846,30 16,62 97,83 1,92 944,13 18,54
Giai
đoạn
2001-
2004
600 m 7.072,378 1147,45 16,22 103,06 1,46 1250,51 17,68
200 m 2.813,774 242,08 8,60 341,64 12,14 583,72 20,74
400 m 5.091,723 400,26 7,86 574,67 11,29 974,93 19,15
Giai
đoạn
2004-

2007
600 m 7.072,378 522,79 7,39 775,46 10,96 1.298,25 18,36
Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy khả năng tiếp cận rừng của người dân với các khoảng cách
200m, 400m và 600m từ sông suối vào rừng qua các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1989 -2001: Kết quả ở bảng trên cho thấy khả năng mất rừng với các khoảng cách
200m, 400m và 600m từ sông suối vào rừng có chênh lệch nhau gần 4%, với mức độ biến động từ
3,06% đến 8,17%. Như vậy, khoảng cách càng xa với sông suối thì tỉ lệ mất rừng càng giảm. Chứng
tỏ người dân chỉ tác động mạnh ở khu vực gần sông suối.
Khi khoảng cách xa sông suối, khả năng phục hồi rừng tăng lên từ 7,26% đến 8,17% và ngược
với trường hợp mất rừng, diện tích rừng phục hồi càng tăng khi khoảng cách xa sông suối từ
229,77ha với khoảng cách 200m lên đến 513,5ha với khoảng cách 600m. So sánh tỉ lệ diện tích rừng
tăng lên giữa các khoảng với sông suối, tỉ lệ chệnh lệch không đáng kể trong giai đoạn từ năm 1989 -
2001. Rừng trong giai đoạn này rừng ít bị tác động và có khả năng phục hồi theo xu hướng đi lên.
+ Giai đoạn 2001 -2004: Trong giai đoạn này, tỷ lệ diện tích rừng giảm theo các khoảng tiếp
cận rừng từ sông suối thay đổi từ 17,21% (với khoảng cách 200m) xuống còn tỷ lệ 16,22% (với
khoảng cách 600m), chệnh lệch diện tích rừng giữa các khoảng cách gần như gấp đôi. Cũng giống
như giai đoạn trước, khoảng cách càng xa sông suối, tỉ lệ mất rừng càng giảm
Diện tích rừng tăng trong giai đoạn này thấp với các khoảng cách tiếp cận rừng từ sông suối.
Càng xa sông suối diện tích rừng phục hồi từ đất trống tăng lên với diện tích chênh lệch nhau nhỏ
hơn giai đoạn từ năm 1989 - 2001.
Tổng tỷ lệ thay đổi của diện tích rừng giảm và diện tích rừng tăng giảm từ 20,08% (với khoảng
cách 200m) xuống 17,68% (với khoảng cách 600m), Khả năng phục hồi rừng ở giai đoạn này chậm
và so sánh tỷ lệ rừng tăng và rừng giảm với cùng một khoảng cách tiếp cận, cho thấy tỷ lệ rừng giảm
cao gấp gần 7,5 lần so với tỷ lệ rừng tăng, chứng tỏ giai đoạn này rừng bị tác động mạnh làm suy
giảm rừng về mặt số lượng.
+ Giai đoạn 2004 -2007: tỷ lệ mất rừng nhỏ và gần bằng một nửa giai đoạn 2001 - 2004, tỷ lệ
rừng giảm cũng có xu hướng với khoảng cách xa sông suối càng nhỏ, cao nhất với khoảng cách
200m là 8,6%, rồi đến khoảng cách 400m là 7,86% và thấp nhất là khoảng cách 600m là 7,39%
Xu hướng diện tích rừng tăng đang tăng lên hơn so hẳn so với hai giai đoạn trước, trong đó tỷ
lệ rừng tăng cao gần như gấp đôi so với giai đoạn năm 1989 - 2001 và cao hơn gần gấp hai lần so

với giai đoạn năm 2001 - 2004. Rừng trong giai đoạn này phục hồi theo chiều hướng đi lên mạnh hơn
so với các giai đoạn khác.
Qua xem xét khả năng tiếp cận rừng ở các giai đoạn nêu trên, chúng tôi nhận thấy: Khả năng
tiếp cận rừng từ sông suối với các khoảng cách càng gần sông suối thì diện tích rừng bị mất tăng lên
và khoảng cách càng xa sông suối khả năng rừng phục hồi tăng lên

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, phân tích sự thay đổi lớp phủ thực vật rừng ở khu vực diện tích mới mở rộng
của Vườn quốc gia Bạch Mã tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi có một số kết luận
như sau:
- Phương pháp viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép đánh giá sự
thay đổi lớp phủ thực vật rừng ở những vùng núi cao, địa hình chia cắt bởi nhiều sông suối như có
khả năng xác định nhanh diện tích lớp phủ, giám sát, đánh giá thay đổi diện tích rừng trên phạm vi lớn
và lập báo cáo nhanh về biến động diện tích lớp phủ thảm thực vật rừng.
- Diện tích rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu chiếm một tỉ lệ lớn nhất trong các lớp phủ,
chỉ có năm 1989 diện tích rừng tự nhiên có tỉ lệ thấp nhất là 70,06% so với tổng diện tích khu vực
nghiên cứu. Biến động các lớp phủ diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn 2001 - 2004, có 619,5ha rừng tự
nhiên và 872,1ha rừng phục hồi bị mất đi chuyển sang diện tích đất trống 1.491,6ha. Biến động cuối
giai đoạn (năm 2004 - 2007) có xu hướng giảm xuống do giai đoạn này người dân thực sự tham gia

7

trồng rừng do thị trường tiêu thụ gỗ các loại cây keo và cao su tăng lên thu hút một lực lượng lao
động tham gia làm nghề rừng.
Xu hướng biến động của các lớp phủ thảm thực vật rừng diễn ra theo hai nhóm chính:
+ Nhóm mất rừng do những tác động cận biên làm thay đổi diện tích rừng và đất rừng: chuyển
từ rừng tự nhiên và rừng phục hồi sang đất trống
+ Nhóm làm suy giảm chất lượng rừng: chuyển từ diện tích rừng tự nhiên sang trạng thái phục
hồi.
Qua phân tích thay đổi lớp phủ thực vật rừng giai đoạn năm 1989 -2001, 2001 -2004 và giai

đoạn 2004-2007, chúng tôi nhận thấy diện tích rừng bị mất chủ yếu tập trung dọc theo các con sông,
suối. Khả năng tiếp cận rừng từ sông suối với khoảng cách 200m diện tích rừng bị mất nhiều nhất,
càng xa sông suối diện tích rừng bị mất càng giảm xuống. Người dân địa phương chỉ khai thác tác
động mạnh vào những khu rừng dọc theo sông suối là chủ yếu.
- Xúc tiến tái sinh rừng và trồng lại rừng bằng cây bản địa ở những nơi đất trống nhằm mục
đích phục hồi lại hệ sinh thái rừng đã bị tác động và làm đa dạng hóa thành phần các loài thực vật,
tránh tình trạng người dân vào xâm lấn canh tác ở các nương rẫy trong diện tích mới mở rộng của
Vườn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dương Văn Khảm, Bùi Đức Giang, Chu Minh Thu, Nguyễn Thị Huyền, 2006. Sử dụng tư liệu viễn
thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật lớp phủ và một số phân tích về thời vụ và
trạng thái sinh trưởng của cây lúa ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Viện khí tượng thủy
văn và trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Đắc Thái Hoàng and Lê Văn An, 2009. Ecological changes secsion forest cover changes: A case
study on changing land use and forest cover in Phu Vinh commune
Lê Hạ, 2008. Luận văn thạc sĩ “Phân tích biến động độ che phủ rừng huyện A Lưới và đề xuất giải
pháp phục hồi rừng”
Nguyễn Trường Sơn, 2008. Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát
hiện trạng tài nguyên rừng, thử nghiệm tại một khu vực cụ thể, Trung tâm Ggiám sát Tài nguyên và
Môi trường, Trung tâm Viễn thám Quốc gia.
Vũ Anh Tuân, Phạm Văn Cự, 2000. Land cover change detection by remote sensing in Quang Ngai,
Gia Lai and Daklak, TREES (tropical ecosystem environment observation by Satellite) report. Phase 2,
CIAS, Ha Noi.


RESEARCH ON FOREST VEGETATION COVER CHANGES IN BACH MA NATIONAL PARK

Dang Ngoc Quoc Hung

Bach Ma National Park, Thua Thien-Hue
SUMMARY
Forest vegetation cover plays an important role in regulating water resources, flood reduction, drought
and erosion control. In addition, it plays an important role in special-use forest through conservation of
ecological standard forms, and rare and valuable fauna and flora. Changes in forest vegetation cover
can be one reason for the loss of these values through either human or natural impacts. Geographic
Information System (GIS) and Remote Sensing technology was applied to monitor and evaluate
changes to forest vegetation cover in the new extended area of Bach Ma National Park at Nam Dong
district, Thua Thien Hue province in 1989, 2001, 2004 and 2007. Use of this technology helped the
Bach Ma National Park Management Board to gain information on vegetation changes in the new
extended area and will form a key contribution to developing a solution to conserving this area of
forest.

Keywords: Forest vegetation cover, Bach Ma

×